10+ Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (điểm cao)
Từ câu chuyện về món quà của Đa-ni nhận được, viết đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 1)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 2)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 3)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 4)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 5)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 6)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 7)
- Suy nghĩ về cách cho và nhận quà (mẫu 8)
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 1
Trong truyện ngắn “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên tình huống của người cho và nhận quà và qua đó gửi gắm nêu ra một nhận định tựa như một chân lý xác đáng "Cho đi...là còn mãi". Đó là một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ trong xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận được những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Như cô bé Đa-ni trong câu chuyện, chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 2
Qua tác phẩm “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên tình huống của người cho và nhận quà và qua đó gửi gắm nêu ra một nhận định tựa như một chân lý xác đáng "Cho đi...là còn mãi". Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Khi “cho” chúng ta không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã nhận được cho mình niềm vui, hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều những con người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi báo đáp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ những việc nhỏ nhặt nhất, vì lúc cho đi là lúc ta nhận lại.
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 3
Như cô bé Đa-ni trong câu chuyện “Lẵng quả thông”, dù chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Nếu bạn muốn có một cuộc đời đầy ý nghĩa, hài lòng với bản thân và có được sự thăng hoa trong tâm hồn, bạn phải biết chia sẻ - biết cho đi, đồng thời cũng phải biết lĩnh hội – biết đón nhận. Thật vậy, sự sẻ chia, sự đón nhận - mật mã của mọi tình yêu thương. “Cho đi” là san sẻ, là trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem đến cho những người xung quanh. “Nhận lại” là đón nhận những món quà vật chất hay tinh thần mà người khác đem đến cho mình. “Cho – nhận” chính là hai khái niệm tưởng chừng như trái ngược nhưng luôn song hành với nhau. Quả thế, đời sống sẽ thối mục nếu ta chỉ lo giữ cho mình nó sẽ nảy nở thêm nếu ta biết chia sẻ cho mọi người. Khi cho đi, thứ mà ta nhận lại chính là niềm hạnh phúc vì đôi môi có hé mở mới nhận lại nụ cười. Chính vì lẽ ấy, sự sẻ chia và đón nhận chắc chắn là đôi cánh đưa ta đến gần hơn với mọi người, đôi cánh “cho - nhận” có thể ôm ấp lấy những tâm hồn nguội lạnh. Bên cạnh những con người biết dung hòa giữa mối quan hệ cho nhận, thì còn đó những con người chỉ biết giữ cho riêng mình, chỉ biết vun vén cho cái tôi cá nhân nhỏ nhen thì tình yêu, hạnh phúc sẽ không bao giờ ghé thăm đến những kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống đáng yêu dường nào! Luôn tâm niệm: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới ngập tràn vui sướng”.
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 4
Văn bản “Lẵng quả thông”, đã gửi gắm thông điệp "Cho đi...là còn mãi". Trong cuộc sống ắt hẳn ai cũng cần "cho" và "nhận" dù là những điều bình dị nhất. "Cho" và "nhận" là mối quan hệ khăng khít giúp chúng ta hiểu được giá trị của cuộc sống và con người khi ta biết trao đi và nhận lại đúng lúc, đúng chỗ. "Cho" là chia sẻ, giúp đỡ xuất phát từ chính trái tim của mình. "Nhận" là được đáp lại những gì mà mình đã cho đi. "Cho" không phải là chỉ chia sẻ bằng tiền bạc, vật chất mà đôi khi còn là những lời nói động viên, giúp đỡ để người nhận cảm thấy được hạnh phúc, trân trọng. Lời cảm ơn, hành động chân thành để thể hiện thành ý khi nhận cũng khiến người "cho" cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, cho đi không có nghĩa là sẽ được nhận lại bởi "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Điều đó đã được chứng minh qua Vị lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều những anh hùng đã cống hiến cả cuộc đời để bảo vệ cho dân tộc bình yên… Thật đáng phê phán khi ngày nay vẫn còn một số ít người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân mà quên đi những giá trị của việc "cho" và "nhận". Thế giới thật tuyệt vời khi mỗi người đều biết được giá trị "cho" và "nhận". Đó chính là yếu tố quan trọng để làm nên giá trị tốt đẹp của cuộc sống bởi "sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, Em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi..."
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 5
Như cô bé Đa-ni trong câu chuyện “Lẵng quả thông”, dù chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng từng đó đủ khiến tâm hồn cô hạnh phúc và tràn ngập năng lượng tích cực. Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 6
Thông qua tác phẩm “Lẵng quả thông”, tác giả đã vẽ nên hoàn cảnh của người cho và người nhận quà, qua đó gửi gắm một câu nói như một chân lý có giá trị “Cho đi… là mãi mãi”. Giữa cuộc sống bộn bề, chúng ta rất cần sự yêu thương và sẻ chia. Trao yêu thương để nhận lại yêu thương là quy luật của cuộc sống. Cuộc sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì “Cho đi nhiều nhất là khi ta nhận được nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như những khái niệm đơn giản, nhưng hiểu và làm được thì không hề đơn giản. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia và kết nối giữa con người với nhau. Khi ta “cho đi” không mong “nhận lại”, không mong người khác trả ơn cho ta là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem lại niềm vui cho người khác nghĩa là ta đã nhận được niềm vui, sung sướng. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống theo lối sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình. Họ không quan tâm đến bất cứ điều gì, họ cũng không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh mình, từ những điều nhỏ nhất, bởi khi cho đi chính là nhận lại.
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 7
Giống như cô bé Đa-ni trong câu chuyện “Lẵng quả thông”, dù chỉ là một bản nhạc, không có giá trị cao sang hay vật chất nhưng cũng đủ khiến tâm hồn cô bé vui vẻ và tràn đầy năng lượng tích cực. Con người muốn hướng thiện cần rèn luyện nhiều đức tính, một trong số đó là học cách cho đi, yêu thương người khác để nhận lại những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng của mình và sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt đẹp hơn. Và điều ta nhận lại được là sự thoải mái, an tâm khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ trân trọng, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng như đối lập nhưng lại song hành với nhau, trở thành bài học quý giá cho con người, khuyên con người biết yêu thương, chia sẻ với người khác. Cuộc sống con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho riêng mình, không biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tách mình ra khỏi xã hội thì theo thời gian, chúng ta sẽ chết dần chết mòn, tâm hồn ủ rũ. Yêu thương, cho và nhận giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ nhận được sự đền đáp xứng đáng: đó là sự thanh thản, thoải mái khi thấy người khác tốt hơn, được mọi người xung quanh kính trọng, yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ đáp trả. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người ích kỷ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ nghĩ đến mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình ra khỏi xã hội và ngày càng trở nên thất bại. Mỗi chúng ta đều có quyền lựa chọn cách sống, hãy sống bằng sự chân thành, yêu thương, trao đi yêu thương để nhận lại những điều tốt đẹp nhất.
Đoạn văn suy nghĩ về cách cho và nhận quà – mẫu 8
Văn bản “Lẵng quả thông” đã gửi đi thông điệp “Cho đi… là mãi mãi”. Trong cuộc sống, ai cũng cần “cho” và “nhận” ngay cả những điều bình dị nhất. “Cho” và “nhận” là mối quan hệ khăng khít giúp ta hiểu được giá trị của cuộc sống và con người khi biết cho và nhận đúng lúc, đúng chỗ. “Cho” là chia sẻ, giúp đỡ từ chính tấm lòng của mình. “Nhận” là nhận lại những gì bạn đã cho đi. “Cho đi” không chỉ là sự chia sẻ bằng tiền bạc, vật chất mà đôi khi đó còn là một lời động viên, giúp đỡ để người nhận cảm thấy hạnh phúc và được trân trọng. Lời cảm ơn, những hành động chân thành thể hiện sự chân thành khi nhận cũng khiến “người tặng” cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, cho đi không có nghĩa là nhận lại bởi “Sống là cho và chỉ nhận cho riêng mình”. Điều đó đã được chứng minh qua Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết bao anh hùng đã cống hiến cả cuộc đời mình để bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc… Điều đáng nói là hiện nay vẫn còn không ít những con người ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của “sự cho đi” và "nhận lại”. Thế giới thật tuyệt vời khi mỗi người đều biết giá trị của “cho” và “nhận”. Đó chính là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sống tốt đẹp bởi “sống ở đời cần phải có tấm lòng. Để làm gì em biết không? Gió cuốn đi, gió cuốn đi…”
Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật cậu bé Bum trong Con muốn làm một cái cây
Cảm nhận về tình cảm của nhân vật tôi trong văn bản Và tôi nhớ khói
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:
- Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
- Mục lục Văn kể chuyện đời thường
- Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
- Mục lục Văn miêu tả
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều