10+ Đoạn văn cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học (điểm cao)

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học - mẫu 1

Bài ca dao "Công lao như núi ngất trời [...] Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã để lại cho em những rung cảm sâu sắc về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Trước hết, các tác giả dân gian ví công cha như "núi ngất trời". Quả thực như vậy, công ơn dạy bảo, giáo dục, nuôi nấng ở cha to lớn như những ngọn núi hùng vĩ. Sóng đôi với tình cha bao la là nghĩa mẹ sâu nặng "như nước ở ngoài Biển Đông". Mẹ cũng giống như cha, đều sẵn sàng làm mọi việc để con cái được hạnh phúc, êm ấm. Họ dành tất thảy những gì tốt đẹp cho con mà không quản ngại khó khăn, vất cả. Vì thế, câu ca dao cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!" chính là lời nhắc nhở mỗi người phải biết ghi lòng tạc dạ những nhọc nhằn, lam lũ của mẹ cha. Nhờ việc sử dụng ngôn ngữ cô đọng, lời ca dao dạt dào cảm xúc và biện pháp so sánh "Công cha núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông", tác giả dân gian đã nhấn mạnh và khẳng định công lao lớn lao không thể cân đo, đong đếm ở cha mẹ. Mong rằng, qua bài ca dao này, mỗi người sẽ biết hiếu thảo, kính trọng, biết ơn đấng sinh thành của mình.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học - mẫu 2

Đọc bài ca dao "Công lao như núi ngất trời [...] Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi", em lại cảm thấy bồi hồi xúc động trước sự hi sinh cao cả của cha mẹ. Mượn hình ảnh "núi ngất trời", tác giả dân gian đã khẳng định và nhấn mạnh công lao to lớn ở cha. Cha là người chỉ bảo, dạy dỗ chúng ta biết bao kiến thức bổ ích. Mẹ cũng vậy, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được sống êm ấm, hạnh phúc. Vì thế, tình yêu thương của mẹ cũng rộng lớn, bao la như "nước ở ngoài Biển Đông". Như vậy, không gì có thể cân đo, đong đếm được công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Việc sử dụng biện pháp so sánh ngang bằng "Công cha núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước trong ở ngoài Biển Đông" cùng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc khiến bài ca dao giống như những câu hát da diết, sâu lắng. Từ đó, nhắc nhở mỗi người phải biết ghi nhớ công lao của cha mẹ. Đồng thời, phải luôn yêu thương, hiếu thảo, kính trọng đấng sinh thành - những người đã và đang tần tảo, chịu thương chịu khó làm mọi việc để nuôi nấng con cái.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học - mẫu 3

Bài ca dao "Anh em nào phải người xa [...] Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy" đã mang đến cho em những lời nhắn nhủ ý nghĩa về việc giữ gìn và xây dựng tình cảm anh em trong một nhà. Ngay từ câu thơ đầu, tác giả dân gian khẳng định và nhấn mạnh "Anh em nào phải người xa". Đúng vậy, anh chị em là những con người chung huyết thống, nguồn cội chứ không phải là kẻ xa lạ. Vì thế, anh em trong nhà phải biết yêu thương, che chở, bao bọc và gắn liền với nhau như "thể tay chân". Nếu một người gặp khó khăn thì những cá nhân khác cần cố gắng giúp đỡ. Để từ đó, anh em hòa thuận, đoàn kết; gia đình cũng trở nên êm ấm, hạnh phúc. Và hơn hết, bậc sinh thành - những người làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy vui sướng, tự hào khi thấy con cái hòa thuận. Nhờ thể thơ lục bát truyền thống và việc sử dụng thành công biện pháp so sánh "Yêu nhau như thể tay chân,", tác giả dân gian đã làm nổi bật giá trị nhân văn tốt đẹp về tình cảm gia đình cao quý, thiêng liêng. Mong rằng, qua bài ca dao này, mỗi người sẽ biết đoàn kết, yêu thương, hòa thuận với anh chị em trong nhà.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học - mẫu 4

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao trên gửi gắm bài học giá trị. Tác giả dân gian sử dụng biện pháp tu từ so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể cho tôi hiểu rõ hơn về công cha, nghĩa mẹ thật lớn lao, vĩ đại nhường nào. Câu cuối cùng nhắn gửi lời khuyên nhủ rằng “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Ở đây, chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Thế mới thấu hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của cha mẹ để từ đó biết trân trọng, hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng khiến tôi thấm thía về công lao của đáng sinh thành.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học - mẫu 5

Có rất nhiều bài ca dao viết về công lao của đấng sinh thành, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng với bài:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Hai câu đầu đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, lấy cái trừu tượng so sánh với cái cụ thể. “Công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Qua đó, tôi thấy được công ơn lớn lao, vĩ đại của cha mẹ dành cho con cái. Họ không chỉ cho sự sống mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người. Câu cuối cùng là lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Khi đọc bài cao dao này, tôi mới biết hết được chín chữ cù lao. Từ đó, tôi thêm trân trọng và biết ơn cha mẹ. Bài ca dao quả là giàu giá trị nhân văn sâu sắc.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học