Top 10 Bài văn kể lại một truyện cổ tích (điểm cao)
Tổng hợp các Bài văn kể lại một truyện cổ tích hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Bài văn kể lại một truyện cổ tích - mẫu 1
Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta, em rất thích các câu chuyện về những nhân vật có tài trí hơn người. Trong đó, em thích nhất là câu chuyện Em bé thông minh.
Câu chuyện bắt đầu tại một làng nọ, có hai cha con tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc. Đặc biệt là người con trai, không chỉ ngoan ngoãn mà còn vô cùng thông minh. Một hôm, khi hai cha con đang cày ruộng thì gặp sứ giả đến hỏi chuyện. Thì ra, ông ấy được nhà vua phía đi tìm kiếm người những người hiền tài để xây dựng đất nước. Trước câu đố hóc búa của sứ giả, rằng con trâu kia một ngày có thể cày được mấy đường. Thì cậu bé đã dễ dàng hóa giải khi thách đố ngược lại ông ta rằng hãy nói xem ngựa của sứ giả một ngày đi được bao nhiêu bước. Sự tài trí đó của cậu bé đã khiến cậu nhanh chóng được nhà vua chú ý đến. Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa yên tâm nên tiếp tục thử tài cậu. Lần thứ nhất, vua đưa cho làng cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng gạo nếp, yêu cầu sau một năm giao nộp chín con trâu. Tuy nhiên, cậu bé đã lên kinh, đố ngược lại nhà vua, rằng hãy làm cho cha cậu sinh em bé. Còn số trâu và gạo nếp kia, cậu đã cùng ca rlangf đem ra ăn uống no say rồi. Sự thông minh, nhanh nhạy của cậu làm vua rất thích thú. Tuy nhiên, ngài vẫn quyết định thử tài cậu thêm lần nữa. Lần này, nhà vua đã yêu cầu cậu bé mổ một con chim sẻ để làm ra ba mâm cỗ. Nhưng yêu cầu này chẳng làm khó được cậu. Ngay lập tức, cậu bé đem ra một chiếc kim khâu và nhắn nhủ, nhờ nhà vua mài nó thành một con dao để mổ thịt chim. Đến lần này, thì nhà vua hoàn toàn thán phục trước trí tuệ cao siêu của cậu.
Đúng thời gian đó, có sứ giả của nước láng giềng sang thăm. Mục đích là tra tim xem nước ta có người tài hay không, để tiến hành xâm lược. Hắn đưa ra một câu hỏi vô cùng hóc búa để thực hiện mục đích. Cả triều trình cùng nhau căng não nhưng không ai biết cách nào để đưa sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc cả. ẤY vậy mà, ngay khi vừa nghe câu đố, em bé đã đưa ra được câu trả lời ngay. Biết vậy, tên sứ giả vội trở về nước bẩm tấu, rằng không nên tấn công nước ta vì nước ta có người rất tài giỏi. Sau lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, và thường xuyên được nhà vua mời sang hỏi về chuyện nước nhà.
Sau khi đọc câu chuyện Em bé thông minh, em rất khâm phục trí tuệ cao siêu, vốn hiểu biết sâu rộng của cậu bé nhỏ tuổi. Và lấy đó làm động lực để cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn nữa.
Bài văn kể lại một truyện cổ tích - mẫu 2
Sáng nay, lúc ở thư viện em đã được đọc câu chuyện cổ tích Em bé thông minh rất hay và thú vị.
Câu chuyện lấy bối cảnh nước ta vào thời xa xưa, khi nhà vua rất trọng hiền tài. Ngài đã ra lệnh cho sứ giả đi khắp cả nước tìm người tài về giúp mình việc nước. Khi đi đến một làng nọ, sứ giả đã gặp được một cậu bé - nhân vật chính trong câu chuyện. Tất cả, cậu đã vượt qua bốn lần thử thách để chứng minh trí thông minh của mình.
Lần thứ nhất, cậu bé đã đố ngược lại sứ giả rằng “Con ngựa của ông một ngày đi được mấy đường?”, để đối lại câu hỏi khó nhằn “Con trâu kia một ngày cày được mấy đường?” của ông. Lần thứ hai, câu vượt qua thử thách của nhà vua. Khi ngài ban cho ba con trâu đực và ba thúng xôi nếp, yêu cầu phải đẻ thành chín con. Cậu đã mời cả làng thịt trâu, đồ xôi ăn uống no say. Rồi lên kinh thành, giả vờ yêu cầu vua bắt cha mình phải sinh em cho. Khi nhà vua khó xử vì không thể yêu cầu đàn ông sinh con được, thì cậu hỏi ngược lại rằng vậy sao ngài yêu cầu nuôi trâu đực để sinh ra nghé con. Sự thông minh ấy của cậu khiến vua phải kinh ngạc. Nhưng chưa chắc lắm, vua lại thử cậu lần thứ ba. Yêu cầu làm thịt con chim sẻ để làm ba mâm cỗ. Cậu liền nhanh trí đưa một cây kim nhờ nhà vua cho rèn thành con dao để xẻ thịt chim. Lần này, vua thực sự tin rằng cậu bé là người tài. Ngay sau đó, sứ giả nước láng giềng mang sang một câu hỏi khó, rằng phải xỏ sợi dây qua đường ruột ốc. Cả triều đình đều bó tay, mà cậu bé vừa nghe đã giải được, còn hát thành một bài nhạc. Vậy là, cả triều đình đều khâm phục tài năng của cậu. Nên nhà vua đã phong cậu làm trạng nguyên.
Qua câu chuyện, em được biết thêm những câu đố dân gian thú vị. Và hiểu được ý nghĩa, sự quý trọng của người xưa đối với kiến thức, kinh nghiệm dân gian.
Bài văn kể lại một truyện cổ tích - mẫu 3
Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.
Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.
Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.
Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.
Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.
Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.
Bài văn kể lại một truyện cổ tích - mẫu 4
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có ca gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lây dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
Ò... ó... o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Bài văn kể lại một truyện cổ tích - mẫu 5
Trong những truyền thuyết mà em đã được học, em thích nhất là truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy. Không chỉ bởi đây là một câu chuyện thú vị, mà còn bởi vì nó nhắc đến một truyền thống tốt đẹp vẫn được nhân dân ta lưu giữ từ ngàn đời nay.
Nhân vật chính của truyền thuyết đó là hoàng từ Lang Liêu. Chàng là con trai thứ mười tám của Vua Hùng. Tuy là hoàng tử, nhưng do mẹ mất sớm lại không được vua cha quan tâm. Nên từ nhỏ chàng không được sống trong nhung lụa như những hoàng tử khác. Trái lại, chàng sống gần gũi với thiên nhiên, với những người nông dân. Trong nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ người hầu hay của cải, vàng bạc vô cùng ít ỏi. Vậy nên, khi nghe tin vua cha muốn tìm người nối ngôi, thông qua thử thách tìm ra món ngon nhất để thờ Tiên Vương. Thì chàng đã chẳng dám nghĩ đến việc chiến thắng. Bởi các hoàng tử khác ra lệnh cho quân lính đi khắp nơi tìm sơn hào hải vị còn chàng thì chẳng có gì.
Khi chàng đang trong tận cùng của sự chán nản, thì trong một lần ngủ say, chàng đã gặp được sự chỉ dẫn của thần. Thần dạy cho chàng biết được, thứ lương thực quý giá nhất trên đời này chính là hạt gạo chứ không phải món nào khác. Rồi chỉ cho chàng cách nấu món bánh từ gạo nếp sao cho thơm ngon nhất. Nghe theo lời dạy của thần, sáng hôm sau, khi vừa thức dậy, chàng ngay lập tức bắt tay vào nấu bánh. Đầu tiên, chàng vào trong kho, tìm kiếm từng hạt gạo nếp, sao cho hạt nào cũng thật trắng trẻo, tròn đầy. Rồi đem đi vo thật sạch, không chút bụi bẩn nào. Sau đó chọn miếng thịt lợn thật tươi ngon, cùng với đỗ xanh làm nhân. Bên ngoài dùng lá dong gói lại, bọc thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ, quyện hết vào nhau. Sau đó, để thêm phong phú, vẫn là những hạt gạo nếp được lựa chọn kĩ càng ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn nặn thành hình tròn đầy đặn như mặt trăng.
Đến ngày lễ Tiên vương, hai món bánh của Lang Liêu được vua cha và các viên quan hết lời khen ngợi vì không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa. Sau một hồi ngẫm nghĩ, vua Hùng nhận xét “Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”. Nói rồi, ngài đưa ra quyết định “Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”.
Sau khi lên ngôi vua, Lang Liêu trở thành một vị vua yêu dân như con được người người kính trọng. Hai món bánh của chàng cũng trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về. Đến tận bây giờ, Tết năm nào, em cũng được cùng bố ngồi bên bếp lửa nấu nồi bánh chưng. Đó là niềm vui mà khó câu chữ nào có thể tả xiết.
Bài văn kể lại một truyện cổ tích - mẫu 6
Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống được tất cả người dân yêu mến và mong chờ. Và bánh chưng, bánh giầy là hai món ăn đặc trưng, không thể thiếu vào ngày Tết. Để giải thích về ý nghĩa, nguồn gốc của hai loại bánh này, ông cha ta thường kể cho con cháu mình nghe về truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.
Truyền thuyết lấy bối cảnh vào thời vua Hùng Vương, khi vị vua đang cai trị đã đến tuổi già yêu, muốn truyền ngôi cho con cái của mình. Theo ông, người làm vua cần phải kế thừa được tài đức, lý tưởng của ông chứ không nhất thiết phải làm con trưởng. Điều đó gây nên một trận xôn xao trong các hoàng tử. Cuối cùng nhà vua ra chỉ rằng: Vào ngày lễ tiên vương, ai làm ra được một món ăn vừa ngon, lại ý nghĩa, được lòng tất cả mọi người thì sẽ được nối ngôi. Chiếu chỉ vừa ra, tất cả các hoàng tử đều ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm, sơn hào hải vị từ khắp nơi. Chỉ mong làm hài lòng vua cha.
Trong lúc ấy, chỉ có người con trai thứ mười tám của ngài - hoàng tử Lang Liêu là chẳng làm gì cả. Bởi chàng có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ chẳng có gì cả. Vậy nên, chàng tự bỏ mình ra khỏi cuộc đua dành ngôi báu. Một hôm trong khi nằm mơ, chàng được một vị thần báo mộng, chỉ cho cách làm món bánh ngon, giàu ý nghĩa từ gạo nếp. Nghe theo lời dạy của thần, Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ tiên vương, món bánh của Lang Liêu trở thành món bánh vua cha ưng ý nhất. Các cận thần cũng trầm trồ khen ngon. Đã thế món bánh còn rất giàu ý nghĩa, tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời. Vì vậy, thuận lí thành chương, Lang Liêu được vua Hùng chọn trở thành người kế vị. Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết, nhân dân ta lại đem gạo nếp ra làm bánh chưng, bánh giầy để đặt lên mâm thờ tổ tiên.
Tục lệ ấy đến bây giờ vẫn còn được giữ. Bởi món bánh ấy không chỉ ngon mà còn giàu ý nghĩa nữa. Nếu thiếu đi bánh chưng thì nghĩa là cái Tết ấy chẳng còn trọn vẹn nữa rồi.
Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:
- Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
- Mục lục Văn kể chuyện đời thường
- Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
- Mục lục Văn miêu tả
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều