30+ Phân tích truyện Thánh Gióng (điểm cao)



Tổng hợp các bài văn Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Bài giảng: Thánh Gióng - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 1

   Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.

   Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân của con người phi thường này.

   Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

   Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

   Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.

Dàn ý Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết (khái niệm truyền thuyết, đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu về truyền thuyết “Sự tích Thánh Gióng” (tóm tắt văn bản, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Sự ra đời của Thánh Gióng

- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai

- Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô

- Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

- Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin được đi đánh giặc

- Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược

→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

- Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:

   + Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

   + Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi

   + Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giăc, cứu nước

→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân

3. Gióng cùng nhân dân đánh thắng giặc Ân và bay về trời

- Gióng vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt

- Gióng ra trận đánh giặc:

   + Mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa

   + Thúc ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác

   + Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc

   + Kết quả: giặc chết như rạ, giẫm đạp lên nhau chạy trốn

→ Dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt

→ Ngợi ca lòng yêu nước, sức mạnh chống ngoại xâm của nhân dân ta

- Gióng bay về trời: một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay lên trời

→ Thánh Gióng về với cõi bất tử. Qua đó, cho thấy thái độ ngợi ca, tôn trọng của nhân dân đối với những người anh hùng

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng

- Lập đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng, hàng năm làng mở hội to lắm

- Dấu tích còn để lại đến ngày nay: những bụi tre đằng ngà ở huyện Ba Vì, những ao hồ liên tiếp, làng Cháy…

→ Niềm tin của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

   + Nghệ thuật: sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho văn bản

- Cảm nhận của bản thân về truyền thuyết “Sự tích Thánh Gióng”

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 2

Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Tác phẩm đã ca ngợi người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm - Thánh Gióng, cũng như thể hiện niềm tin và khát vọng của nhân dân về sức mạnh đoàn kết của dân tộc.

Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu về không gian, thời gian và nhân vật: “Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con”. Từ đó dẫn đến sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng: “Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy”. Với việc xây dựng sự ra đời kì lạ, tác giả dân gian muốn dự báo về một cuộc đời phi thường của Thánh Gióng.

Quả thật, sự sinh trưởng của Thánh Gióng cũng hết sức khác thường. Trong hoàn cảnh đất nước có giặc Ân xâm lược, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Cậu bé làng Gióng lúc bấy giờ vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, Góng nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Tiếng nói được cất lên đầu tiên của Gióng đã bộc lộ được tinh thần yêu nước, ý chí của một người anh hùng.

Từ lúc gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, bởi vì ai cũng mong cậu đánh giặc cứu nước. Chi tiết này đã thể hiện được sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân. Khi quân giặc đến gần bờ cõi, Gióng vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Người anh hùng trong quan niệm của nhân dân ta phải là người có ngoại hình, sức mạnh phi thường. Thánh Gióng mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên ngựa và thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ và chạy trốn. Đúng với sự ra đời kì lạ đã dự báo trước về cuộc đời của một con người phi thường, chàng Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Ở đây, Thánh Gióng đã được bất tử hóa. Điều này đã thể hiện lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Cuối truyện, tác giả dân gian còn kể về những dấu tích còn lưu lại. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hay hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… Những chi tiết này muốn thể hiện niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc. Tác phẩm đã xây dựng nhiều chi tiết kì ảo, từ đó góp phần thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.

Có thể khẳng định rằng, Thánh Gióng chính là một trong những truyền thuyết đặc sắc và giá trị, cần được lưu truyền đến muốn đời.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 3

Thánh Gióng là một truyền thuyết hay khi viết về truyền thống đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Trong nhiêu năm, nhân dân ta đã phải chịu áp bức, bóc lột của kẻ thù xâm lược. Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, sức mạnh chiến đấu kiên cường của nhân dân ta. Thánh Gióng sinh ra một cách kỳ diệu, người mẹ ra đồng đặt chân lên một vết chân to, mang thai mười hai tháng sau mới sinh ra Thánh Gióng - một cậu bé đẹp trai, nhưng đã lên ba mà vẫn không thể nói, cười, đặt đâu ngồi đó.

Và cậu bé đó chỉ lên tiếng khi nghe tin sứ giả đang tìm kiếm ai đó để đánh giặc cứu nước. Sau tiếng nói đó, Gióng ăn mấy cũng không no. Nhân dân còn góp công nuôi lớn Thánh Gióng. Từ đó, chúng ta thấy được Gióng lớn lên chính là nhờ công sức của nhân dân. Khi có kẻ thù, nhân dân ta đoàn kết, giúp chống quân xâm lược, hơn nữa, sự trưởng thành của anh hùng Thánh Gióng cũng cho thấy sự trưởng thành của Gióng đến từ nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng

Khi giặc kéo đến nơi, cậu bé ngày nào bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Sự thay đổi của Thánh Gióng làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu rỗi dân tộc và anh hùng. Người anh hùng cần phải có tầm vóc rất lớn. Chỉ có hình dạng cao lớn đó mới có thể đảm nhận trách nhiệm tại thời điểm đó.

Với sức mạnh phi thường, Gióng đã đánh bại lớp lớp kẻ thù khác. Khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng không chùn bước, nhổ những bụi tre dọc đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi họ bị đánh bại hoàn toàn. Để tạo ra phép màu, không chỉ vũ khí hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh bại quân xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc và để lại ngọn giáo của mình một mình và bay trở lại thiên đàng. Người anh hùng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu đất nước, không màng danh vọng, đã trở lại thế giới cổ tích.

Như vậy, Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp tượng trưng cho lòng yêu nước và sức mạnh nổi dậy của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 4

Truyền thuyết Thánh Gióng là một truyền thuyết vô cùng nổi tiếng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Đây là một truyền thuyết được xếp vào loại hay nhất diễn tả lòng yêu nước của nhân dân. Tình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt. Tình cảm đó được nảy nở từ lâu đời, từ rất xa xưa. Dân ta yêu nước nên khi có giặc xâm lược, ai cũng muốn chống giặc để cứu nước. Mà khi đứng lên bảo vệ đất nước, ai cũng cảm thấy mình như lớn lên, mạnh thêm. Và khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, con người lại trở về cuộc sống những ngày trước đó. Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân ta, là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử đất nước.

Câu chuyện diễn biến theo những sự kiện chính như: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng; Thánh Gióng nhận đi đánh giặc và lớn vụt lên thật kì lạ; Thánh Gióng đánh giặc và khi dẹp xong giặc thì bay lên trời cũng rất kì lạ; Dấu tích còn lại đến giờ.

Nhân dân ta vốn quan niệm rằng người anh hùng phải là người có ngoại hình, tài năng phi thường. Bởi vậy mà nhân vật Thánh Gióng được sinh ra một cách kì lạ. Mẹ Gióng có thai do “ướm chân mình vào vết bàn chân không lộ”. Mẹ Gióng mang thai không phải là chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác mà là mười hai tháng. Đến khi sinh ra, cậu bé Gióng đã lên ba tuổi rồi mà vẫn chưa biết nói biết cười, ai đặt đâu thì ngồi đấy.

Thực ra Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng chi nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước. Ngay sau khi sứ giả ra về, Gióng bỗng thay đổi. Dân gian truyền tụng rằng ăn thì “bảy nong cơm với ba nong cà”; uống thì “uống một hơi, nước cạn đi khúc sông”. Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân, được nuôi dưỡng bằng chính nhân dân.

Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, Gióng mới “vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Dân gian kể rằng: “Ngựa của Gióng phun ra lửa, thiêu cháy bao quân giặc; ngọn roi của Gióng làm quân giặc chết như ngả rạ. Ai cũng theo Gióng đi đánh giặc - từ quan đến dân, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc”. Cây tre quê hương lúc đó cũng lập công cùng con người. Gióng đã đánh giặc bằng sức mạnh kì diệu của sắt, bằng tất cả những gì mà quê hương đất nước ban cho.

Giặc tan, đến chân núi Sóc, Gióng trút bỏ bộ áo giáp sắt rồi “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”, biến mất. Từ đó, nhân dân muốn gửi gắm mong muôn bất tử hóa người anh hùng.

Đoạn cuối truyện giới thiệu về những dấu tích còn lại. Ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.

Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Từ đó, nhân dân ta cũng gửi gắm nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 5

Truyện Thánh Gióng đã ca ngợi truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Điều đó không chỉ thể hiện lòng yêu nước, sự đoàn kết của dân tộc ta.

Truyện kể về sự ra đời, cũng như công lao đánh đuổi giặc Ân cứu nước của Thánh Gióng. Câu chuyện bắt đầu bằng lời giới thiệu: “Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con”. Từ đó, tác giả dân gian bắt đầu gợi mở về sự ra đời kì lạ của Gióng. Một hôm, bà lão đi ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà lão mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Có thể thấy rằng sự ra đời không giống với bất kỳ đứa trẻ bình thường nào, trái với quy luật của tự nhiên. Điều đó như một lời báo hiệu cuộc đời phi thường của cậu bé làng Gióng.

Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, Góng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này. Câu nói đầu tiên là câu nói với lòng mong muốn xin đi đánh giặc cứu nước cứu dân. Câu nói mang tấm lòng yêu nước của một cậu bé mới ba tuổi nhưng đã có trách nhiệm với đất nước nhân dân.

Để rồi kể từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi: “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Có thể thấy rằng, sức mạnh của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng lớn lên trong vòng tay chăm sóc nuôi nấng của nhân dân.

Khi quân giặc đến gần bờ cõi, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thánh Gióng đánh tan quân giặc, rồi trở về với cõi bất tử: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.

Ở cuối truyện, tác giả dân gian còn kể về những dấu tích còn lưu lại. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hay hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy… Điều đó muốn thể hiện niềm tin bất diệt của nhân dân vào sức mạnh thần kì của dân tộc. Tác phẩm đã xây dựng nhiều chi tiết kì ảo, từ đó góp phần thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.

Như vậy, Thánh Gióng chính là một trong những truyền thuyết hay, để lại nhiều bài học giá trị cho thế hệ sau.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 6

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời các Vua Hùng và được nhân dân ta truyền tụng từ đời này qua đời khác đến tận bây giờ.

Đây là một truyền thuyết vào loại hay nhất diễn tả lòng yêu nước của dân tộc ta. Tình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt chúng ta. Tình cảm đó được nảy nở từ lâu đời, từ rất xa xưa. Dân ta yêu nước nên khi có giặc xâm lược, ai cũng muốn chống giặc để cứu nước. Mà khi đứng lên bảo vệ đất nước, ai cũng cảm thấy mình như lớn lên, mạnh thêm. Và khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, con người lại trở về cuộc sống những ngày trước đó. Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân ta, là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Câu chuyện diễn biến theo mấy bước chính như sau: Thánh Gióng sinh ra thật kì lạ; Thánh Gióng nhận đi đánh giặc và lớn vụt lên thật kì lạ; Thánh Gióng đánh giặc và khi dẹp xong giặc thì bay lên trời cũng rất kì lạ; Dấu tích còn lại đến giờ.

Ngày xưa, nhân dân ta quan niệm rằng, anh hùng phải là người phi thường, có tài như thần thánh, là người do Trời sai xuống giúp đỡ... Do đó dân gian tưởng tượng ra chuyện Gióng được sinh ra một cách kì lạ: mẹ Gióng có thai do "ướm chân mình vào vết bàn chân không lộ", mẹ Gióng mang thai không phải là chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác mà là mười hai tháng; Gióng ba tuổi nhưng không biết nói, không biết cười, không biết đi... Quả là rất phi thường, rất bí ẩn.

Thực ra Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng chi nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớn thật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.

Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến nhà, Gióng mới "vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Dân gian kể rằng: ngựa của Gióng phun ra lửa, thiêu cháy bao quân giặc; ngọn roi của Gióng làm quân giặc chết như ngả rạ, ai cũng theo Gióng đi đánh giặc - từ quan đến dân, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc. Cây tre quê hương lúc đó cũng lập công cùng con người. Gióng đã đánh giặc bằng sức mạnh kì diệu của sắt, bằng tất cả những gì mà quê hương đất nước ban cho.

Giặc tan, đến chân núi Sóc, Gióng trút bỏ bộ áo giáp sắt rồi "cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời", biến mất. Thật là kì lạ và cũng là cao cả: Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.

Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng: những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.

Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Nhân vật Thánh Gióng không phải là một người anh hùng bằng xương bằng thịt. Đó là một hình tượng nghệ thuật do nhân dân ta tưởng tượng ra, là sự kết tinh của truyền thống vừa dựng nước vừa đấu tranh giữ nước từ thời các Vua Hùng. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một sức mạnh phi thường để có thể chống trả mọi kẻ thù xâm lược, đồng thời cũng nói lên tình cảm yêu quý, trân trọng của nhân dân đối với những người con anh hùng đã có công với dân với nước.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 7

Nhân dân ta, dân tộc ta luôn tự hào về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bất khuất kiên cường của mình. Cùng với niềm tự hào ấy, chủ đề này đi vào văn học và mang đến cho độc giả nhiều bông hoa đẹp. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của người Việt cổ. Thánh Gióng có nhiều chi tiết nghệ thuật hay và đẹp chứng tỏ tài năng sáng tạo của tập thể nhân dân ở nhiều nơi, nhiều thời. Câu chuyện đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ truyền thống anh hùng dân tộc qua các thời đại cho đến ngay hôm nay.

Nhân vật chính của truyện – Thánh Gióng, có một sự ra đời thật kì lạ. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão dù đã già nhưng chưa có được mụn con nào. Vợ chồng ông cảm thấy rất buồn lòng. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, trông thấy một vết chân to, đành ướm thử. Kì lạ thay, từ sau lần ướm chân đó, bà có mang. Và kì lạ hơn nữa, bà thụ thai đến 12 tháng mới sinh con. Bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Nhưng cậu bé ấy cũng là một cậu bé kì lạ khi hằng ngày không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy. Xuất thân của Gióng bình dị nhưng khác thường, kì lạ.

Gióng cứ thế lớn lên, không nói, không cười làm cho ông bà lão vô cùng lo lắng, phiền lòng. Thế mà chỉ khi nghe tiếng sứ giả kêu gọi mọi người đánh giặc cứu nước thì đột nhiên Gióng lại cất tiếng nói. Chả là lúc bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vì thế giặc mạnh nên nhà vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi. Khi đó, Gióng đã bảo với mẹ rằng: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Khi sứ giả vào, cậu bé đã bảo với sứ giả về tâu với nhà vua “sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này“. Cả mẹ và sứ giả đều ngạc nhiên vô cùng. Như vậy, lời nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc, tiếng nói yêu nước. Điều này chứng tỏ rằng, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả mọi người đều phải đáp ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, kể cả là một đứa bé ba tuổi chưa biết nói biết cười đi chăng nữa.

Sau khi gặp sứ giả, Gióng ăn nhiều, nuôi không xuể, cả làng đều góp gạo giúp mẹ Gióng nuôi cậu. Từ đó, cậu lớn nhanh như thổi, trở thành một tráng sĩ cường tráng. Gióng là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm. Thể hiện sức sống mãnh liệt của dân tộc mỗi khi gặp khó khăn và tinh tương thần tương ái trong lúc khó khăn. Chi tiết bà con góp gạo nuôi Gióng chứng tỏ Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, được nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị, Gióng là con của nhân dân. Nhân dân cũng là những người rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh để ra trận giết giặc.

Chẳng bao lâu sau, nhà vua đã chuẩn bị xong cho Gióng các vật dụng mà cậu bé yêu cầu. Cậu bé vươn vai vùng dậy, bỗng nhiên biến thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Gióng cưỡi ngựa sắt, lao đi đánh giặc. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. Lúc roi sắt gãy, Gióng đã nhanh trí nhổ rặng tre cạnh đường mà quật vào giặc. Tinh thần đánh giặc của cậu bé thật kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, xụng thẳng vào giặc mà đánh. Vì vậy, giặc nhanh chóng tan rã.

Sau khi diệt xong giặc Ân, Gióng nhanh chóng bay về trời. Đây là sự ra đi thật kì lạ mà cùng thật cao quí, chứng tỏ Gióng không màng danh lợi, đồng thời cho chúng ta thấy thái độ của nhân dân ta đối với người anh hùng đánh giặc cứu nước. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh của người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên, bất tử. Bay lên trời Gióng là non nước, là đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang.

Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 8

Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Và trong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôn gắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của ông cha.

Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi của dân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, về nhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánh giặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân của con người phi thường này.

Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, không chỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáo một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu nước không màng danh lợi, phần thưởng, trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó là dẹp quân xâm lược để mang lại bình yên cho nhân dân, cho đất nước. Điều đó càng đậm tô hơn nữa phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, Gióng về trời cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi trường tồn cùng đất nước, dân tộc.

Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 9

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé.

Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đặt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước.

Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. "Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời" - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình.

Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng - trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào.

Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư, lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 10

Khi nhắc đến nhân vật Thánh Gióng, mỗi người chúng ta đều có suy nghĩ thầm cảm phục, ấn tượng, lạ kỳ nhưng cũng đầy gần gũi vì sản phẩm do trí tưởng tượng của nhân dân ta với biết bao tâm tư gửi gắm, vậy nên dễ hiểu khi tác phẩm Thánh Gióng đã là một truyền thuyết tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam.

Nhân vật đi vào lòng người- Thánh gióng chính là hình tượng một anh hùng chống giặc ngoại xâm, mang sức mạnh phi thường, kì diệu và sức mạnh siêu nhiên đã quét sạch hết lũ giặc ra khỏi bờ cõi nước ta, sau đó đã tạm biệt trần gian cưỡi ngựa bay về trời.. Ông còn có một tên gọi khác là Phù Đổng Thiên Vương – sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Ông là đại diện cho sự bất khuất, kiên cường, tinh thần chống giặc ngoại xâm của thế hệ trẻ, ông để lại cho đời bao điều ý nghĩa bất tử với thời gian.

Câu chuyện được bắt đầu theo lời kể của người viết, đầy chi tiết và cảm xúc, mang màu sắc kỳ lạ dễ khiến chúng ta liên tưởng tới truyện Sọ Dừa, và bao nhân vật ra đời và lớn lên tương tự trong những câu truyện cổ tích và truyền thuyết khác. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức hay giúp đỡ mọi người, trớ trêu thay hai ông bà tuổi đã cao mà vẫn không có lấy một mụn con.

Sự kỳ diệu đã gõ cửa, đến một ngày bà lão ra đồng trông thấy một vết chân rất to, bà tò mò liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai. Mười hai tháng sau bà sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Bà đặt tên con mình là Gióng, sự tích về thánh gióng là từ đây, kì ảo và huyền bí. Câu truyện vẫn tiếp tục được kể cuốn hút ta theo câu truyện tưởng chừng như vô vọng vì của đứa con trai của bà lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Nhưng dường như đã được sắp xếp, chỉ đến khi cần kích hoạt đúng thời điểm mọi thứ sẽ bùng nổ. Năm ấy, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cầm đầu là Ân Vương, nổi tiếng độc ác, dữ tợn, hắn đi đến đâu là cho quân đánh chém giết người đốt nhà đến đấy.

Nhà vua đã bao lần cho quân vây đánh nhưng không được, bất an về quốc gia, vua bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Trược sự ngạc nhiên, vui mừng khôn xiết của người mẹ, chuyện lạ chưa từng xảy ra là cậu bé đã cất tiếng nói buổi đầu, cậu mạnh dạn nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Người Mẹ thấy lắm bất ngờ, nghe con nhắc mời sứ giả thì đã nhanh chóng cản lại, sợ con mình một phút liều mà phải trả giá đắt: “Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được”, ai trong chúng ta cũng tin rằng một đứa trẻ lên ba bình thường chưa thể làm được điều đó huống chi là một đứa bé không biết làm chuyện gì mà lại dám đi đánh giặc là điều khó có thể tưởng tượng được. Với giọng cương quyết, ông vẫn dứt khoát, thuyết phục mẹ mời bằng được sứ giả vào. Sứ giả vào, ông đã vô cùng tức giận khi trước mặt mình là một đứa bé mà chẳng có một tráng sĩ như ông vẫn tưởng tượng, vội quay đi, nhưng Thánh Gióng đã dõng dạc đề cập vấn đề luôn mà không hề vòng vo: “đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Tác giả dân gian dường như không quá chú trọng vào miêu tả miêu tả cậu bé này lớn lên như cách miêu tả thông thường mà muốn nhấn mạnh vào sự phát triển vĩ đại trở thành một người anh hùng, người có tầm vóc làm được những điều phi thường, ngay lập tức từ một đứa bé ba tuổi, nhân vật của chúng ta đã thay đổi nhanh nhẹn, linh hoạt, biết giúp đỡ mẹ mình. Cậu lúc này trở nên ăn uống khỏe, lớn nhanh như thổi có khi cả làng phải góp gạo lại mới đủ để cậu bớt đói, ăn đến nỗi áo vừa mặc xong sau ăn đã bục chỉ, ai ai cũng muốn chàng giúp dân diệt giặc, cứu nước. Thực sự thần kỳ, khi giặc đã kéo vào thành lũy nước ta, Thánh Gióng chỉ cần vươn vai đã xuất hiện một tráng sĩ lực lưỡng, cùng với ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến kịp thời.

Chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Bắt đầu cuộc chiến, ta dễ thấy phần thắng nghiêng về chàng trai kia vì khí thế quật cường, mạnh mẽ. Mỗi vật dụng đều được chàng tận dụng triệt để, với vị thế trên yên ngựa, ngựa thét ra lửa cháy rụi một vùng trời, một mình Gióng đã chiến đấu lấy roi sắt đập vào quân giặc, đến nỗi khi roi sắt ấy gẫy, Gióng nhanh trí nhổ rặng cây tre bên đường và tiếp tục chiến đấu không lùi bước, quân giặc sợ quá chạy toán loạn, giặc chết chất thành núi. Gióng thúc ngụa đuổi chúng đến chân núi Sóc Sơn. Hình tượng ấy toát lên vẻ đẹp của người con có hiếu, người anh hùng cao cả vĩ đại được dân gian thể hiện trong Gióng, ngay sau khi diệt Giặc, không trở lại, không vinh dự để hân hoan về lĩnh thưởng trước sự tung hô của mọi người như người thường vẫn làm chàng chỉ quay đầu về ngôi làng, dập đầu lạy mẹ ba cái, tạ ơn công sinh thành rồi cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

Thánh Gióng chính là một biểu tượng sánh vai với các nhân vật có tầm vóc như Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh…Ở ông vừa thể hiện công sức giúp đỡ của đất trời cũng đại diện cho tinh thần và sức mạnh của người Việt ta trong việc chống ngoại xâm giữ gìn đất nước. Là khát vọng bảo vệ, gìn giữ nền hòa bình muôn đời với lòng yêu nước, khả năng, sức mạnh của người dân thì không gì là không thể. Dù bây giờ trong thời bình, nhưng chúng ta một thế hệ trẻ của đất nước, vẫn phải cố gắng tiếp bước, giữ gìn,phát huy hết mình để góp phần giúp đất nước ta ngày một lớn mạnh, vững bền.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 11

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời các Vua Hùng và được nhân dân ta truyền tụng từ đời này qua đời khác đến tận bây giờ.

Đây là một truyền thuyết vào loại hay nhất diễn tả lòng yêu nước của dân tộc ta. Tình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt chúng ta. Tình cảm đó được nảy nở từ lâu đời, từ rất xa xưa. Dân ta yêu nước nên khi có giặc xâm lược, ai cũng muốn chống giặc để cứu nước. Mà khi đứng lên bảo vệ đất nước, ai cũng cảm thấy mình như lớn lên, mạnh thêm. Và khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, con người lại trở về cuộc sống những ngày trước đó. Thánh Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân ta, là hình tượng người anh hùng đánh giặc giữ nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Câu chuyện diễn biến theo mấy bước chính như sau: Thánh Gióng sinh ra thật kì lạ; Thánh Gióng nhận đi đánh giặc và lớn vụt lên thật kì lạ; Thánh Gióng đánh giặc và khi dẹp xong giặc thì bay lên trời cũng rất kì lạ; Dấu tích còn lại đến giờ.

Ngày xưa, nhân dân ta quan niệm rằng, anh hùng phải là người phi thường, có tài như thần thánh, là người do Trời sai xuống giúp đỡ... Do đó dân gian tưởng tượng ra chuyện Gióng được sinh ra một cách kì lạ: mẹ Gióng có thai do "ướm chân mình vào vết bàn chân không lộ", mẹ Gióng mang thai không phải là chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác mà là mười hai tháng; Gióng ba tuổi nhưng không biết nói, không biết cười, không biết đi... Quả là rất phi thường, rất bí ẩn.

Thực ra Gióng không phải là đứa trẻ tật nguyền. Ba năm không nói năng chi nhưng lời nói đầu tiên của Gióng là lời nói yêu nước; còn đang nằm ngửa mà đòi có áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc! Trong khi chờ đợi thì lớn nhanh như thổi: "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ". Dân gian truyền tụng rằng: ăn thì "bảy nong cơm với ba nong cà"; uống thì "uống một hơi, nước cạn đi khúc sông". Vậy là Gióng cũng được nuôi dưỡng bằng cơm, gạo, những thứ vẫn nuôi sống con người. Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng là con em của nhân dân. Gióng ăn nhiều, ăn khoẻ phi thường như vậy là để cho mau lớn. Phải lớn nhanh thì mới kịp đi cứu nước được chứ. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớn

thật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.

Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến nhà, Gióng mới "vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Dân gian kể rằng: ngựa của Gióng phun ra lửa, thiêu cháy bao quân giặc; ngọn roi của Gióng làm quân giặc chết như ngả rạ, ai cũng theo Gióng đi đánh giặc - từ quan đến dân, từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Roi sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc. Cây tre quê hương lúc đó cũng lập công cùng con người. Gióng đã đánh giặc bằng sức mạnh kì diệu của sắt, bằng tất cả những gì mà quê hương đất nước ban cho.

Giặc tan, đến chân núi Sóc, Gióng trút bỏ bộ áo giáp sắt rồi "cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời", biến mất. Thật là kì lạ và cũng là cao cả: Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.

Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.

Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử. Nhân vật Thánh Gióng không phải là một người anh hùng bằng xương bằng thịt. Đó là một hình tượng nghệ thuật do nhân dân ta tưởng tượng ra, là sự kết tinh của truyền thống vừa dựng nước vừa đấu tranh giữ nước từ thời các Vua Hùng. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một sức mạnh phi thường để có thể chống trả mọi kẻ thù xâm lược, đồng thời cũng nói lên tình cảm yêu quý, trân trọng của nhân dân đối với những người con anh hùng đã có công với dân với nước.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 12

Trong thế giới của những câu chuyện truyền thuyết li kì, hấp dẫn, “Thánh Gióng” là một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Truyền thuyết này đã xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ dân tộc, trở thành bức tượng đài bất hủ về người anh hùng chống xâm lược.

Câu chuyện kể về giai đoạn đời vua Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng già lương thiện nhưng chưa có con. Sau một buổi đi làm đồng, ướm chân mình lên vết chân to, người vợ đột nhiên mang thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Nhưng rồi khi nghe tiếng loa của sứ giả tìm người chống lại giặc Ân xâm lược, cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi giết giặc cùng yêu cầu về sự chuẩn bị áo giáp sắt và ngựa sắt. Cũng từ lúc đó, cậu bé lớn nhanh như thổi và nhân dân đều vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé. Rồi khi giặc ồ ạt kéo đến, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ và ra trận giết giặc. Vì giặc quá đông nên roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc. Giặc tan, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt và bay thẳng về trời. Kể từ đó, tráng sĩ được vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương”, nhân dân biết ơn và lập đền thờ, đến tháng tư hàng năm đều mở hội để tỏ lòng tôn kính.

Như vậy, truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca về người anh hùng chống giặc ngoại xâm, đại diện cho tinh thần yêu nước của toàn thể nhân dân. Tuy nhiên tác giả dân gian đã xây dựng Gióng không mang màu sắc chủ nghĩa anh hùng cá nhân mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và hào khí, tinh thần dân tộc. Cả làng vui lòng góp gạo để nuôi lớn cậu bé cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng chống lại giặc ngoại xâm. Đó là sức mạnh của sự kết hợp sức mạnh cá nhân và sức mạnh cộng đồng. Gióng được nuôi lớn không chỉ bằng của cải mà còn bằng tinh thần yêu nước của cả dân làng. Sự lớn mạnh của Thánh Gióng cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc cùng ý thức về tinh thần chống giặc ngoại xâm của cả cộng đồng. Đó cũng chính là sự thật lịch sử mà tác giả dân gian muốn phản ánh. Việc yêu cầu và sử dụng vũ khí là áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt của Gióng phản ánh thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ.

Hành trang của nhân vật Thánh Gióng luôn gắn liền với yếu tố thần kì. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Cuộc đời và chiến công của Thánh Gióng gắn với nhiều nét thần kì: sự ra đời kì lạ và ba tuổi vẫn không biết nói biết cười nhưng tiếng nói đầu tiên là giết giặc ngoại xâm, sau khi giết giặc thì bay thẳng về trời. Từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân, những yếu tố này không chỉ tăng sức hấp dẫn của câu chuyện mà còn đóng vai trò tô đậm cuộc đời của người anh hùng. Trước hết, mô- típ sự ra đời thần kì dự báo về chiến tích vẻ vang của nhân vật. Tiếng nói đầu tiên cất lên cho thấy tinh thần chống giặc ngoại xâm mãnh liệt, và sự hóa thân thể hiện rằng nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng để họ sống mãi cùng non sông đất nước.

Như vậy, về nội dung, truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng người anh hùng gắn với những chi tiết thần kì vô cùng đặc sắc. Chính vì thế đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công chống lại giặc ngoại xâm.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 13

Kho tàng văn học dân gian có nhiều truyền thuyết nổi tiếng. Một trong số đó, chúng ta cần phải kể đến Thánh Gióng.

Nội dung của truyền thuyết kể về người anh hùng Thánh Gióng. Phần mở đầu cũng sử dụng mô típ quen thuộc trong truyền thuyết là nêu ra thời gian, không gian xảy ra câu chuyện: “Đời Vua Hùng thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn nổi tiếng là sống phúc đức nhưng vẫn chưa có một mụn con”. Tiếp đến, cuộc đời của Thánh Gióng được kể lại theo trình tự thời gian từ khi ra đời, trưởng thành đến khi ra đi.

Sự ra đời của Thánh Gióng được kể với yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Một hôm, bà ra đồng trông thấy một bàn chân to, liền ướm thử vào để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai, sau mười hai tháng thì sinh ra một câu bé. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy. Sự ra đời độc đáo từ chính cách mang thai, đến quá trình trưởng thành của cậu bé trái ngược với quy luật thông thường của tự nhiên.

Nhân vật Thánh Gióng đã được đặt vào hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm để nổi bật lên vẻ đẹp anh hùng. Khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Cậu bé nghe tiếng của sứ giả thì liền cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cất lên đã thể hiện được tinh thần yêu nước. Khi sứ giả vào, Gióng yêu cầu sứ giả về nói với nhà vua chuẩn bị “một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một tấm áo giáp sắt” với lời hứa sẽ phá tan lũ giặc này.

Từ khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Hai vợ chồng làm bao nhiêu không đủ, phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Cả làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé, ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Gióng lớn lên trong vòng tay của nhân dân, đại diện cho sức mạnh của nhân dân. Với chi tiết này, tác giả dân gian muốn gửi gắm rằng người anh hùng chính là người đại diện cho sức mạnh của nhân dân.

Giặc kéo đến, chàng Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Hình ảnh của Gióng lúc này cho thấy quan điểm của nhân dân về người anh hùng, đó là phải có ngoại hình, sức mạnh phi thường. Sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng “một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Ở đây, Thánh Gióng đã được tác giả dân gian bất tử hóa.

Phần cuối truyện, người đọc biết thêm một số thông tin. Tác giả dân gian còn kể về những dấu tích còn lưu lại. Nhà vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ở quê nhà, nay là làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hay hình ảnh những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun mới vàng óng như thế, những vết chân ngựa thành những ao hồ liên tiếp, ngựa thét ra lửa thiêu cháy một làng gọi là làng Cháy…

Truyền thuyết Thánh Gióng chính là một trong những truyền thuyết hay, để lại nhiều bài học giá trị cho thế hệ sau.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 14

Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, đề tài chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc là một chủ đề phổ biến. Trong chủ đề đó, không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tác phẩm là một phần của kho tàng truyền thuyết về thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. 

Thông qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng ngay từ khi bắt đầu xây dựng đất nước, đất nước chúng ta đã phải đối mặt với cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm phương Bắc. Truyện nói về công cuộc bảo vệ tổ quốc, đồng thời nhìn thấy lòng yêu nước nhiệt huyết và quyết tâm chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm.

Hình ảnh Thánh Gióng là biểu tượng của tinh thần yêu nước, sức mạnh chiến đấu kiên cường và nổi loạn của dân tộc ta. Thánh Gióng sinh ra một cách kỳ diệu, người mẹ ra đồng đặt chân lên một vết chân to, mang thai 12 tháng sau mới sinh ra Thánh Gióng - một cậu bé đẹp trai, nhưng đã lên ba mà vẫn không thể nói, cười, đặt đâu ngồi đó. 

 Và cậu bé đó chỉ lên tiếng khi nghe tin sứ giả đang tìm kiếm ai đó để đánh giặc cứu nước. Những lời đầu tiên của cậu là yêu cầu của ông để đi đến chiến tranh để cứu đất nước, điều này cho thấy ý thức công dân của người con trai phi thường này.

Sau tiếng nói bất ngờ đó, Thánh Gióng không ngừng ăn, quần áo của anh chưa mặc đã sứt chỉ. Trước sự kỳ lạ của Gióng, dân làng đã mang gạo đến nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết của đất nước chúng ta. Khi có kẻ thù, nhân dân ta đoàn kết, giúp chống quân xâm lược, hơn nữa, sự trưởng thành của anh hùng Thánh Gióng cũng cho thấy sự trưởng thành của Gióng đến từ nhân dân và được nhân dân nuôi dưỡng.

Gióng lên ngựa nhanh như gió, khi kẻ thù đến chân núi Trâu, cậu bé ba tuổi dang vai ra để trở thành một người đàn ông hùng vĩ, cao lớn. Sự phát triển của Thánh Gióng làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu rỗi dân tộc và anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn lên nhanh chóng để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải có tầm vóc rất lớn. Chỉ có hình dạng cao lớn đó mới có thể đảm nhận trách nhiệm tại thời điểm đó.

Với sức mạnh phi thường, Gióng đã đánh bại lớp lớp kẻ thù khác, khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng không chùn bước, nhổ những bụi tre dọc đường để tiếp tục chiến đấu với kẻ thù cho đến khi họ bị đánh bại hoàn toàn. Để tạo ra phép màu, không chỉ vũ khí hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là vũ khí thô sơ nhất (bụi tre). Sau khi đánh bại quân xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc và để lại ngọn giáo của mình một mình và bay trở lại thiên đàng. Người anh hùng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ cứu đất nước, không màng danh vọng, đã trở lại thế giới cổ tích. 

Gióng đến trái đất chỉ với một mục đích duy nhất: đánh đuổi quân xâm lược để mang lại hòa bình cho nhân dân và đất nước. Điều đó càng làm sâu sắc thêm phẩm chất anh hùng của Thánh Gióng. Đồng thời, chi tiết này cũng cho thấy sự bất tử của Gióng trong lòng mọi người, sự trở về thiên đàng của Gióng cũng là về cõi vô biên, bất tử mãi mãi với đất nước và dân tộc.

Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kì ảo với hình ảnh của một anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp tượng trưng cho lòng yêu nước và sức mạnh nổi dậy của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Thánh Gióng là một hình ảnh bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 15

Truyền thuyết Thánh Gióng là truyền thuyết được xem là tác phẩm hay nhất về chủ đề yêu nước của dân tộc ta. Tình yêu nước được nảy nở từ xa xưa, nhờ đó nhân dân ta đã chiến thắng bao nhiêu kẻ thù xam lăng. Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu cho nhân dân, là hình tượng của người anh hùng đánh giặc giữ nước trong lịch sử dân tộc. Sau này, hình ảnh người anh hùng xuất hiện nhiều hơn ngay trong chính bối cảnh các triều đại lịch sử mà không còn là truyền thuyết. Nhưng hình tượng Thánh Gióng đã bắt đầu cho truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc ta.

Không chỉ truyền tải tư tưởng, tình cảm về lòng yêu nước, truyền thuyết Thánh Gióng còn thể hiện sự sáng tạo và liên tưởng phù hợp của nhân dân ta trong sáng tác các câu chuyện dân gian gửi gắm niềm tin và ước mơ. Thánh Gióng ra đời theo cái cách rất kỳ lạ. Đó là mẹ Gióng có thai là do ướm chân vào vết bàn chân khổng lồ trên đồng. Bà mang thai trong mười hai tháng mà không phải chín tháng mười ngày như mọi phụ nữ khác. Thế rồi khi lên ba, cậu bé không biết nói, không biết cười và cũng không biết đi. Sự ra đời của Thánh Gióng xuất phát từ quan niệm xa xưa của nhân dân, là anh hùng phi thường, có tài như thánh thần là người mà Trời sai xuống để giúp đỡ dân làng, bởi vậy các tác giả dân gian đã tưởng tượng ra cách ra đời kì lạ của Gióng.

Gióng đã ra đời theo một cách kì lạ, vì vậy dù ba tuổi không nói cười không có nghĩa Gióng là đứa trẻ bất hạnh tật nguyền. Chi tiết này mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Bởi suốt ba năm chưa từng phát ra tiếng nói, nhưng lời đầu tiên của Gióng là sự thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống giặc, giữ gìn quê hương.

Mặc dù còn nằm ngửa đã đòi áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt để đánh giặc. Và khi chờ đợi giặc tới, Gióng đã lớn nhanh như thổi. “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”. Nhưng dù là những chi tiết tưởng tượng, hình tượng Thánh Gióng vẫn gần gũi với nhân dân, khi Gióng được nuôi dưỡng bằng cơm góp lại từ dân làng. Điều này nhằm nói rằng, Gióng cũng sống bằng cơm, thứ nuôi sống con người, và Gióng là con em của nhân dân.

Việc Gióng lớn nhanh, lớn phi thường bởi giặc đã ở bờ cõi, đất nước sắp bị xâm lăng. Lúc này, việc cấp bách hơn cả là cứu nước, vì vậy Gióng phải lớn thật nhanh chóng. Và việc Gióng lớn lên nhờ sự gom góp nuôi dưỡng của cả dân làng chính là sự gửi gắm về sức mạnh cộng động. Hình tượng Thánh Gióng trở thành đại diện cho sức mạnh của toàn dân. Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách nên càng thôi thúc Gióng phải lớn thật nhanh. Mà Gióng lớn không chỉ do sự nỗ lực của mình mà còn nhờ sự chăm bẵm của toàn dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng. Gióng tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân.

Giặc đã đến và khi sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho Gióng, cậu bé đến 3 tuổi vẫn còn nằm ngửa bỗng “vùng dậy, vươn vai một cái bồng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Dân gian kể rằng, trong trận đánh với trăm ngàn quân giặc, ngựa của Gióng phun ra lửa thiêu cháy giặc, roi sắt của Gióng thì làm quân giặc chết như ngả rạ. Tất cả dân làng theo Gióng đi đánh giặc, từ già trẻ, từ đàn ông đàn đến đàn bà. Roi sắt gãy, Gióng nhổ trẻ bên đường làm gậy. Và hình ảnh cây tre thân thuộc của nhân dân ta lúc này giúp con người bảo vệ đất nước. Bởi vậy, Gióng cùng nhân dân đã thắng kẻ xâm lăng không chỉ bằng sức mạnh kì diệu của ngựa sắt, roi sắt mà bằng những gì gần gũi mà quê hương ban cho.

Khi giặc đã tan, Gióng đến chân núi sóc và trút bỏ bộ áo giáp sắt, sau đó “cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”, biến mất. Chi tiết kết thúc này của câu chuyện là sự hợp lý hóa cho sự ra đời kì lạ của Gióng. Bởi Gióng là bậc thánh thần, nên khi đã giúp được nhân dân, cứu được người, Gióng phải bay về trời là lẽ đương nhiên. Vua Hùng phong Gióng là “Phù Đổng Thiên Vương” với ý nghĩa rằng, Gióng là người nhà Trời. Và đó cũng là những sáng tạo, cách gửi gắm ý nghĩa, tư tưởng vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.

Ngày nay, ở Sóc Sơn (huyện ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Hằng năm, ngày Hội Gióng đều diễn ra như là sự tưởng nhớ công ơn của nhân dân đối với Thánh Gióng. Ở đó, nhân dân biểu diễn mô phỏng cho cách đánh giặc, cho chiến công của Gióng cùng nhân dân xưa kia. Và nhân dân tin rằng, những bụi tre Gióng nhổ bên đường, những vất chân ngựa đã lún thành ao hồ là có thật. Điều này là minh chứng cho lòng yêu nước của nhân dân ta đã có từ ngàn xưa.

Thánh Gióng là một truyền thuyết lịch sử và nhân vật Thánh Gióng thực tế không phải là một anh hùng bằng xương bằng thịt. Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật nhân dân đã sáng tạo tưởng tượng ra. Hình ảnh này truyền tải truyền thống vừa dựng nước vừa đấu tranh chống kẻ xâm lăng, giữ nước có từ thời các vua Hùng.

Truyền thuyết Thánh Gióng cũng là sự thể hiện ước mơ của nhân dân về một anh hùng có sức mạnh phi thường có thể chống trả mọi kẻ thù xâm lược. Đồng thời, tác phẩm này cũng truyền tải thông điệp về tỉnh cảm trân quý và biết ơn những con người anh hùng dũng cảm đã có công với dân với nước. Đặc biệt, đáng tự hào hơn, khi đến nay truyền thuyết Thánh Gióng vẫn là tác phẩm tiêu biểu để giáo dục các thế hệ về lòng yêu nước, về tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước.

Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng - mẫu 16

Truyền thuyết là một thể loại văn học tự sự dân gian, thường lấy các sự kiện, nhân vật lịch sử có công với đất nước làm trung tâm và có xu hướng lí tưởng hóa nhằm thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân đối với với họ. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có nhiều tác phẩm có chủ đề về đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Và “Thánh Gióng” là một truyền thuyết điển hình.

Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những tác phẩm về thời đại Hùng Vương. Qua truyện kể này, các thế hệ sau thấy được lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta phải đối mặt với nạn giặc xâm lược ngay từ buổi đầu. Đồng thời, cũng qua phẩm ta thấy được lòng yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

Thánh Gióng là hình tượng văn học với nhiều yếu tố thần kì, nhằm thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đồng thời thông qua Thánh Gióng, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về một người anh hùng có khả năng chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Trong quan niệm của người xưa, người anh hùng là người có sức mạnh phi thường, là người mà ông trời sai xuống để giúp đời, giúp người. Vì vậy, Thánh Gióng là một nhân vật kỳ lạ, suốt cả quá trình sinh ra và lớn lên. Ban đầu, cách mẹ Gióng mang thai đã khác thường. Đó là một ngày nọ ra đồng, bà thấy một vết chân rất to trên mặt đất, tò mò ướm thử. Không ngờ rằng về nhà bà mang thai. Nhưng không mang thai chín tháng mười ngày như quy luật sinh đẻ của con người, mẹ Gióng mang thai mười hai tháng. Qua đó, ta càng thêm khẳng định, sự mang thai kì lạ này là sự tưởng tượng của người xưa về một con người có sức mạnh như thần thánh.

Thêm một điều kỳ lạ, là Gióng đã lên ba tuổi nhưng không biết nói, không cười và cúng chẳng biết đi. Mẹ đặt đâu thì Gióng nằm đấy. Chi tiết kì ảo này đã tạo thêm sức hút cho câu chuyện. Nhưng bỗng một ngày, khi có tiếng loa rao của sứ giả, thì Gióng cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của một cậu bé lại là thể hiện ý muốn đi đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên về lòng yêu nước, mong ước đầu tiên là muốn đánh giặc cứu nước ấy chính là điều mà nhân ta muốn gửi gắm qua hình tượng chàng Gióng. Bởi là một người anh hùng, phẩm chất cao đẹp là ý thức trách nhiệm với nước, với dân.

Lúc này Gióng vẫn còn chưa biết đi, nhưng nằm ngửa trên chõng tre mà đòi ngựa sắt, soi sắt để đánh đuổi giặc thù. Và dù mới lên ba, khi giặc tới Gióng vươn vai một cái đã trở thành tráng sĩ dũng mãnh, mạnh mẽ nhảy lên mình ngựa, cứ thế một mình phi ngựa ra thẳng chiến trường. Như vậy, khi cần có sức lực, có tầm vóc để đánh giặc cứu nước thì Gióng liền lớn nhanh như thôi, ăn bao nhiêu cũng không no, quần áo không kịp may để vừa người mặc.

Trong truyền thuyết có nói “Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông.” Đây là một cách nói cường điệu, nhằm làm nổi bật sự phi thường, thần thánh cho nhân vật mà dân gian yêu mến, gửi gắm niềm tin, ước mơ. Vì vậy, mẹ Gióng không nuôi nổi Gióng thì đã có bà con dân làng gom góp gạo thóc nuôi cậu, bởi ai cũng mong Gióng lớn nhanh để đi đuổi giặc cứu nước.

Gióng đã trở thành con của tất cả mọi người, của nhân dân. Điều này mang một hàm nghĩa cao đẹp, đó là một người đơn độc thì không thể nào cứu nước. Toàn dân phải đồng lòng, góp sức thì mới có thể chiến thắc giặc thù. Và như vậy, Gióng được nuôi dưỡng lớn lên trong lòng nhân dân, được nhân dân đặt niềm tin, ngưỡng vọng. Sức mạnh của chàng dũng sĩ Gióng chính là sự gom góp của gạo cơm và tình thương của dân làng, của quê hương.

Vì sao Gióng đã lên ba mà chưa biết nói, chưa biết đi, nhưng chỉ có tiếng gọi ra trận đánh giặc cứu nước là Gióng bắt đầu nói. Câu nói đầu tiên là đáp lại lời kêu gọi cứu nước của sứ giả. Chi tiết này được tác giả dân gian dụng công xây dựng nhằm biểu đạt ý nghĩa rằng, chính việc cứu nước cấp bách, lớn lao đã trở thành sức mạnh làm cho Gióng biết nói rồi vụt lớn. Bởi nếu không lớn lên, Gióng không thể cứu nước. Điều này cũng có nghĩa, để cứu lấy nước, dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.

Hình ảnh vươn vai của Gióng thực sự là một tượng đài bất hủ về hào khí, sức mạnh, sự trưởng thành và niềm tự hào dân tộc. Chúng ta là một dân tộc độc lập, khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn, chúng ta cần biết vương lên mạnh mẽ, trở thành một tầm vóc phi thường có thể tự thay đổi vận mệnh, khẳng định vị thế của mình. Chàng Gióng vươn vai một cái liền lớn nhanh như thổi chính là biểu tượng về sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Có thể nói, Thánh Gióng chính là nhân vật đại diện cho toàn dân. Những người dân chân chất, lặng lẽ lao động, sinh sống như hình ảnh Gióng lên ba không nói, không cười. Nhưng một khi nước nhà gặp gian nan, thì nhân dân luôn tự nguyện đứng lên chống giặc cứu nước. Và Gióng cũng vậy, chỉ cần nghe lời kêu gọi, cậu bé lên ba đã đáp lời trong lần mở miệng đầu tiên.

Khi giặc đã đến chân núi Trâu, mệnh nước đã lâm nguy, Gióng như chỉ chờ sứ giả mang đến nào ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để vươn lên và trở thành một tráng sĩ oai phong, đáng tự hào. Đây là chi tiết được tác giả dân gian kế thừa hình tượng người anh hùng trong truyện cổ, nghĩa là phải khổng lồ, phải có sức mạnh như thần thánh. Như ta từng thấy Sơn Tinh cũng được hư cấu là một nhân vật khổng lồ. Và hành động vươn vai của Gióng đã thể hiện cho sự phi thường ấy. Vẻ oai phong của chàng dũng sĩ ngồi trên mình ngựa, ngựa thì phun lửa, cùng tiến ra chiến trường và hình ảnh Gióng quật giặc chết như rạ, soi sắt gãy chàng Gióng liền nhổ tre bên đườn tiếp tục đánh thể hiện rõ niềm tự hào về cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân.

Với sức mạnh phi thường ấy, chàng Gióng đã đánh tan giặc Ân. Sau đó Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi sóc, chàng tráng sĩ cũng cởi bỏ lại áo sắp rồi cả người và ngựa bay lên trời. Gióng ra đời một cách kì lạ thì ra đi cũng mang yếu tố kì ảo. Bởi nhân dân muốn giữ lại và lưu truyền về người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng không trở về để nhận bổng lộc của vua mà biến vào cõi hư không. Đuổi giặc cứu nước, cứu dân nhưng không màng phú quý, danh lợi. Và dù Gióng đã bay về trời, nhưng Gióng sẽ được khắc nhớ mãi trong lòng dân, hình ảnh, chiến công của Gióng còn lại mãi với dân tộc, với non sông. Gióng đã về trời, nhưng được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và được nhân dân tôn là Thánh. Đền thờ Thánh Gióng được lập ở quê hương của chàng để nhân dân muôn đời ghi nhớ công ơn.

Trong truyền thuyết dân gian Thánh Gióng, Gióng là biểu tượng về người anh hùng có sức mạnh phi thường, đánh giặc cứu nước. Và Gióng cũng là hình tượng anh hùng đầu tiên đứng lên đánh giặc, đại diện tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Sự ra đời thần kì của Gióng chính là biểu hiện cho sức mạnh của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước. Chính vì vậy, có thể khẳng định, Thánh Gióng là hình tượng với vẻ đẹp rực sáng sẽ còn được nhắc với muôn đời con cháu.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học