10+ Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới (ngắn gọn)



Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới lớp 6 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài tóm tắt hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài tóm tắt Lợn cưới, áo mới hay hơn.

10+ Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới (ngắn gọn)

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 1

   Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

   - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

   - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 2

Có hai anh chàng có tính hay khoe của gặp nhau. Một anh đang đi hỏi tìm lợn mất cố gắng khoe đó là con “lợn cưới”, anh còn lại cũng hí hửng khoe “áo mới” trong câu trả lời của mình.

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 3

Một ngày nọ, có hai người có tính hay khoe của gặp nhau. Một người thì có chiếc áo mới, còn người kia thì có con “ lợn cưới”. Anh có chiếc áo mới đứng ở ngoài cửa đợi người đi qua khen mình mã mãi không thấy ai hỏi thì tức tối lắm. Bỗng anh có con lợn cưới đi qua và hỏi có thấy có con “ lợn cưới” không. Anh này nhân cơ hội liền lấy tay khoe vat áo và bảo không thấy có con lợn nào chạy qua cả.

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 4

Truyện kể về hai anh chàng có tính hay khoe. Anh đi tìm lợn khoe ngay cả lúc việc nhà rất bận và bối rối. Còn anh có áo mới đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều đợi có ai đi qua người ta khen. Khi gặp được anh đi tìm lợn, anh có áo mới giơ vạt áo ra khoe ngay và không cần biết người khác đang hỏi gì mình.

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 5

Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa 2 anh chàng có tính khoe khoang. Một anh chàng có chiếc áo mới, để khoe chiếc áo mới anh ta đứng đợi cả ngày, vừa may gặp được người cho anh ta khoe nhưng người này cũng có tính khoe khoang đang muốn khoe con lợn cưới của nhà mình. Tiếng cười được bật ra qua đối thoại hài hước giữa 2 anh chàng.
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 6

Có 1 anh chàng có chiếc áo mới, muốn khoe với mọi người nên anh ta đứng trước cổng nhà mình từ sáng đến chiều nhưng không gặp ai. Vừa lúc ấy có một người đi qua, anh ta bèn khoe chiếc áo mới, cái hài hước nằm ở chỗ người được anh ta khoe cũng là người nổi tiếng hay khoe khoang. Tiện đây anh ta cũng khoe luôn con lợn cưới nhà mình.

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 7

Có một anh chàng tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta vừa may được một chiếc áo mới, anh ta liền đứng suốt từ sáng cho đến chiều. Thế nhưng, anh ta chẳng khoe được với ai. Lúc đó, xuất hiện một tên cũng rất hay khoe. Tên đó mong muốn được khoe con lợn cưới. Họ đã có một cuối đối đáp với mục đích muốn khoe như sau:

- "Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!"

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 8

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.

Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may - cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì - liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

Khi đi tìm lợn, lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? Hoặc nói rõ con lợn ấy là lợn gì, to hay nhỏ, trắng hay đen, thì anh ta lại hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Câu hỏi thừa từ cưới, vì từ cưới không phải là từ thích hợp để chỉ đặc điểm của con lợn bị sổng và cũng không phải là thông tin cần thiết đối với người được hỏi. Người được hỏi không cần biết con lợn ấy được dùng vào việc gì (đám cưới hay đám tang). Thế nhưng nó lại rất quan trọng đối với anh đi tìm lợn vì nó là cái cớ để anh ta khoe con lợn của mình. Thành ra câu hỏi của anh ta vừa có mục đích tìm lợn, vừa có mục đích khoe của, nhưng để khoe của là chính.

Anh có áo mới cũng thích khoe đến mức may được cái áo, không đợi ngày lễ, ngày Tết hay đi chơi mới mặc mà đem ra mặc ngay. Tính thích khoe của đã biến anh ta thành trẻ con. (Già được bát canh, trẻ được manh áo mới). Nhưng trẻ con thích khoe áo mới thì đó là lẽ thường tình bởi chúng rất ngây thơ, trong sáng; còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới với mục đích là để khoe của.

Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, ta có thể thấy hai anh chàng khoe khoang đều gặp đúng đối thủ, đúng là "vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn". Người đàn ông chạy đi tìm lợn hỏi với giọng điệu vô cùng hồ hởi, câu trả lời anh ta mong muốn nhận được nhất lúc này là sự hỏi thăm về con lợn cưới. Nhưng, đối thủ của anh ta lại không phải là người bình thường, anh ta trả lời nhưng cũng không giống với câu trả lời mà người đàn ông tìm lợn muốn nghe: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!". Nghe qua, câu trả lời đáp ứng được câu hỏi nhưng ai cũng có thể phát hiện ra mục đích của anh chàng kia cũng không phải trả lời mà là khoe về chiếc áo của mình.

Câu chuyện cười "Lợn cưới áo mới" đã thông qua việc xây dựng hình ảnh hai anh chàng khoe khoang, khoác lác, các tác giả dân gian đã trực tiếp chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang một cách thái quá, lố bịch. Đây là một tính xấu của con người trong xã hội, cần được sửa chữa và chấn chỉnh. Đây cũng là một bài học cho những người đời sau nhận thức và rút kinh nghiệm.

Kể tóm tắt Lợn cưới, áo mới - mẫu 9

Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ.

Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.

Đáng lý ra trong tình huống nguy cấp này anh ta phải tập trung chuyện tìm được chú lợn của mình nhưng do tính hay khoe của nên đi đâu gặp ai anh ta cũng trình bày vô cùng dài dòng về con lợn cưới. Mục đích là muốn khoe với mọi người rằng mình sắp cưới vợ và có lợn cưới.

Nhưng vỏ quýt dày cho móng tay nhọn. Anh chàng này gặp đúng đối thủ có anh này cũng mắc tính hay khoe của. Nhân tiện anh ta mới mua được chiếc áo mới nên hãnh diện đi khắp đầu làng cuối xóm để khoe. Nhưng ai cũng tránh anh ta như tránh tà vì biết tính anh hay khoe của nên không muốn tiếp chuyện.

Nhân dịp gặp được anh mất lợn cưới. Khi anh chàng mất lợn cưới trình bày về việc con lợn cưới của mình bị sổng chuồng thì anh chàng có chiếc áo mới nhân tiện cũng khoe luôn bằng một câu nói bất hủ chẳng ăn nhập gì vào câu chuyện của anh chàng mất lợn cưới rằng "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này không có con lợn nào chạy qua".

Lời lẽ và cử chỉ của nhân vật chỉ hướng đến mục đích khoe của, khoe của một cách vô duyên và quá lộ liễu. Cách khoe của này không ngờ lại gây cười cho người trong thiên hạ. Và cũng chính cuộc đối đầu không phân rõ thắng bại giữa người khoe "áo mới" và người khoe "lợn cưới" đã khiến cho người đọc không kìm nổi tiếng cười. Thông thường người ta khoe tiền bạc, của cải, học vấn... nhưng đằng này hai anh chàng này lại khoe những thứ quá tầm thường, nhỏ nhặt, không đáng để "khoe". Sự khoe khang lộ liễu này đã dẫn đến tiếng cười cho người đọc.

Truyện cười "Lợn cưới áo mới" mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học