10+ Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi

Với đoạn văn nghị luận về cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống từ truyện Tuổi thơ tôi hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 1

  Trong xã hội thì việc ứng xử giữa con người với con người đóng một vai trò rất quan trọng.  Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Chính vì vậy cách ứng xử tốt giữa con người với nhau tạo nên một điều kì diệu giữa cuộc sống xô bồ này. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, không thô lỗ. Chính vì vậy họ có thể dễ dàng hoàn thiện được nhân cách bản thân. Cũng từ đó họ được những người xung quanh yêu quý và tôn trọng. Mối quan hệ giữa con người với con người cũng từ đó được gần nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Khi con người gần gũi nhau như vậy thì xã hội sẽ ngày càng phát triển văn minh. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, đáng chê trách. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Điều đó đã gây nên những tổn thương cho bạn bè. Tóm lại, cách ứng xử giữa con người với nhau rất quan trọng trong cuộc sống này. Vì vậy chúng ta nên rèn luyện bcho mình cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, hướng đến sự thành công trong cuộc sống. 

10+ Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 2

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Điều đó đã gây nên những tổn thương cho bạn bè.   Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 3

Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Điều đó đã gây nên những tổn thương cho bạn bè.

Hay một ví dụ thực tiễn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 4

Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách ứng xử. Việc học ứng xử văn hóa có thể xem là việc học cả đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ tới già, ai ai cũng đều cần phải học, và văn hóa ứng xử luôn luôn là trung tâm của xã hội hướng tới. Còn giới trẻ hiện nay việc ứng xử văn hóa được thể hiện như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hoàn cảnh giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, thể hiện cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều cần có cách ứng xử khéo léo. Trong giao tiếp với người thân trong gia đình thì lễ phép, trong ứng xử với bạn bè thì vui vẻ thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Trái ngược với những bạn trẻ có một cách văn hóa ứng xử tốt thì vẫn còn một bộ phận giới trẻ gây ảnh hưởng xấu tới hình tượng giới trẻ hiện nay. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 5

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách cư xử. Học ứng xử văn hóa có thể coi là học suốt đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ đến già, ai cũng có nhu cầu học hỏi, và văn hóa ứng xử luôn là trung tâm được xã hội hướng tới. Và cách ứng xử văn hóa của giới trẻ ngày nay được thể hiện như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi tình huống giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, có hành vi tốt, lành mạnh. Mọi tình huống đều cần xử lý khéo léo. Trong giao tiếp với người nhà thì lễ phép, đối với bạn bè thì vui vẻ, thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Ngược lại với những bạn trẻ có văn hóa tốt thì vẫn còn một bộ phận bạn trẻ có những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của giới trẻ hiện nay. Nhân vật “tôi” và một nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì con dế mà cư xử bất lịch sự với Lợi. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hàng ngày để trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 6

Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình. Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì? Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người. Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 7

Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng thể hiện và thiết lập mối quan hệ giữa con người với nhau được hình thành. Một người cư xử tốt luôn biết tuân thủ các lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhận, không để xảy ra những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ đó, họ dễ dàng nhận được sự yêu mến, tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử vô văn hóa. Nhân vật “tôi” và một nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì con dế mà cư xử bất lịch sự với Lợi. Điều đó gây thiệt hại cho bạn bè. Hay một ví dụ thực tế, tại đám tang của nghệ sĩ Minh Thuận, nhiều người đã gọi tên, xin chữ ký, xin chụp ảnh cùng những người nổi tiếng đến dự gây mất an ninh trật tự cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng. kính trọng người đã khuất. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện tác phong hàng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 8

Mỗi con người có những tính cách, màu sắc khác nhau và cách chúng ta thể hiện hành động ra bên ngoài phản ánh những tính cách đó. Lâu dần, những cách ứng xử giữa người với người trở thành văn hóa ứng xử trong cộng đồng. “Cách ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Nó nói lên suy nghĩ, tính cách, phẩm hạnh của chính mình giống như một tấm gương phản chiếu. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào. Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người. Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng ta đánh giá, nhận xét được người đó, từ những điều “chưa hài lòng” về cách ứng xử của họ, chúng ta có thể tự rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình. Mỗi hành động, cách ứng xử của người khác mang đến cho chúng ta những bài học khác nhau: hành động đẹp giúp chúng ta có thêm bài học, hành động chưa đẹp giúp ta rút kinh nghiệm. Một trong những tấm gương về nhân cách sáng rọi nhất không thể không nhắc đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Người tồn tại những đức tính, suy nghĩ vô cùng tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của Người từ những hành động nhỏ nhất, cách Người đối đãi với trẻ em, cụ già, chiến sĩ… Người vĩnh viễn là tấm gương sáng soi để nhiều thế hệ học tập và noi theo. Mỗi chúng ta hãy trau chuốt cho bản thân không chỉ có ngoại hình đẹp trước tấm gương ở nhà mà có cả một tâm hồn, một nhân cách đẹp đẽ để những người khác nhìn vào đó học tập. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập, vươn lên.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 9

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt của chính mình và những người xung quanh. Để trở thành một người có văn hóa, chúng ta phải học cách giao tiếp, chỉ về lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử vô cùng quan trọng với chúng tôi. Đối với gia đình, việc chúng ta tỏ lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ chính là thể hiện đạo đức của một người con ngoan ngoãn, biết nghe lời. Đối với nhà trường thì có sự đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một tiêu chuẩn đó là hạnh kiểm và học lực, khi đến trường chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình như thế nào sẽ được thầy cô đánh giá. giá là đúng. Đối với xã hội, thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người kính trọng, yêu mến. Nhân vật “tôi” và một nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì con dế mà cư xử bất lịch sự với Lợi. Điều đó gây thiệt hại cho bạn bè. Từ đó ta thấy được ứng xử là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non trong sáng nhất của thế hệ mới, chúng ta hãy không ngừng học tập cả kiến ​​thức trong sách vở lẫn kiến ​​thức trong thực tế. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí bạn để phần tốt đẹp trỗi dậy và tỏa sáng hơn. Cái đẹp và cái tốt luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình trở thành một người có văn hóa luôn được mọi người tôn trọng. Những điều tốt đẹp mà các bạn mang lại sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng tới một đất nước có văn hóa ứng xử tốt.

Đoạn văn về cách ứng xử của mỗi người từ truyện Tuổi thơ tôi – mẫu 10

Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Những cậu bé trong “Tuổi thơ tôi” đã đưa người đọc bật cười với những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Những cậu bé trong câu chuyện là những cậu bé nghịch ngợm với đủ trò chơi thôn quê, dân dã. Đám trẻ vì ghen tị với Lợi nên đã bày trò để Lợi không còn huênh hoang với “chiến binh bất bại” của mình. Sau khi làm cho chú dế thân yêu của Lợi chết oan, các cậu bé nghịch ngợm lại cảm thấy hối lỗi và ra sức chuộc lỗi bằng cách đến dự đám tang và chuẩn bị chu đáo cho chú dế một nơi an nghỉ rộng rãi. Có thể nói, những trò nghịch ngợm và tư duy trẻ con của các nhân vật trong truyện đã khiến chúng ta nhìn thấy chính bản thân mình của tuổi thơ và cũng khiến chúng ta suy ngẫm về tình bạn, về cách cư xử trong cuộc sống và tự nhủ mình sẽ sống tốt hơn từng ngày.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học