10+ Cảm nhận về truyện Cây khế (điểm cao)
Đoạn văn cảm nhận về truyện cổ tích Cây khế hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.
Đoạn văn cảm nhận về truyện Cây khế - mẫu 1
Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe thì truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Truyện Cây khế xoay quanh hai nhân vật anh và em, cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng, người anh chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em mảnh vườn và cây khế. Người em vẫn chăm chỉ làm lụng và không hề oán giận người anh. Nhờ tấm lòng thảo thơm, nhân hậu mà người em được chim thần trả vàng và có cuộc sống sung túc. Người anh vì tham lam độc ác mà nhận lấy cái chết. Qua đó, người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này. Tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm máu mủ, anh em. Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc cho mỗi con người, nhằm khuyên răn chúng ta sống đẹp hơn từng ngày.
Đoạn văn cảm nhận về truyện Cây khế - mẫu 2
Qua câu truyện Cây khế, ta thấy được sự tham lam và ích kỷ của người anh đối với chính em ruột của mình. Anh em là phải đùm bọc giúp đỡ yêu thương lẫn nhau nhưng người anh lại không làm như vậy. Còn người em vì quá hiền lành, chịu đựng nên đã chấp nhận mọi yêu cầu của anh mình. Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình. Người em vốn thật thà nên kể hết cho người anh tham lam nghe về câu chuyện cho ăn khế trả vàng. Bản tính quá tham lam nên khi nghe đến ăn khế trả vàng thì người anh vô cùng mừng rỡ muốn được giàu có nên đã đổi nhà lấy cây khế để mong được đi theo chim đến hòn đảo vàng bạc, nhưng người anh không ngờ rằng chính vì bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả người anh nhận lấy không phải vì chim đã nghiêng cánh hất xuống mà vì lòng tham, chim đã cố gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả. Hình ảnh con chim để lại bài học là phải biết giữ lời hứa, chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang theo đựng vàng bạc nhắn nhủ ta phải biết sống cho đúng đắn, đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt. Qua câu truyện trên nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng đừng vì lòng tham mà đánh mất đi bản thân của mình hay vì lòng tham mà bị rơi xuống vực thẳm như người anh, tham lam khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa hơn. Bên cạnh đó hãy nhớ làm việc thiện, sống hiền lành đức độ chắc chắn sẽ gặp được nhiều điều may mắn và tốt đẹp trong cuộc sống. Truyện ăn khế trả vàng là một câu truyện rất hay, một câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau.
Đoạn văn cảm nhận về truyện Cây khế - mẫu 3
Lòng tham của con người là vô tận. Và lòng tham có thể giết chết tình bạn, tình anh em, họ hàng…thậm chí lòng tham có thể giết chết chính chúng ta. Thế nên, dân gian ta từ xa xưa đã rút ra nhiều bài học quý báu để lại cho đời sau với những câu chuyện vô cùng ý nghĩa về lòng tham, trong đó có truyện cổ tích “Cây khế”. Cây khế xoay quanh câu chuyện về hai anh em ruột. Sau khi bố mẹ đột ngột qua đời, do lời xúi giục của vợ mà người anh cả chiếm hết tài sản chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế. Và câu chuyện trở nên hấp dẫn với chính cây khế, người anh chia cho người em. Một chú chim lạ, to lớn đã đến ăn những quả khế chín mọng khiến vợ chồng người xem xót xa, chạy ra xua đuổi. Nhưng thay vì bỏ đi, chú chim đã mang đến cho đôi vợ chồng nghèo, tốt bụng món quà với lời hứa, “ăn một quả trả cục vàng”. Và thực tế, chú chim không chỉ trả một cục vàng mà còn cả bao tải ba gang vàng cho vợ chồng người em. Đọc đến đây, độc giả, nhất là những đôc giả nhỏ tuổi không khỏi vui mừng hạnh phúc, bởi trải qua bao khó khăn, thiệt thòi, sự chèn ép của vợ chồng người anh, hai vợ chồng người em đã gặp may mắn với chính lòng tốt, và sự giản dị của mình. Họ được trả công và sứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như câu chuyện dừng ở đó thì thật bình thường. Vợ chồng người anh sau khi biết được vì sao người em từ nghèo khó bỗng chốc giàu sang đã quyết định đổi gia tài của mình chỉ để lấy cây khế. Nhưng thay vì may túi ba gang tay, vợ chồng người anh đã may cái túi to đến chín gang tay. Và họ đã chết bởi chính lòng tham của mình, khi vàng quá nặng, chú chim không thể chở nổi đã hất cả vợ chồng người anh lẫn vàng bạc xuống biển sâu. Đến đây, không chỉ vui khi vợ chồng người em được hạnh phúc với cuộc sống đầy đủ, sung túc mà còn hả hê trước hậu quả mà người anh phải gánh chịu. Như vậy, với truyện “Cây khế”, người em đại diện cho những người hiền lành, thật thà, chịu thương, chịu khó, biết chia sẻ, nhường nhịn. Còn người anh đại diện cho những kẻ tham lam, bủn xỉn, ích kỷ thậm chí là độc ác. Như bất kỳ một câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn trong dân gian, truyện cây khế không dài và diễn biến câu chuyện không phức tạp, nhưng qua câu chuyện, qua mối quan hệ giữa hai anh em cho chúng ta những bài học ý nghĩa ở đời. Trước hết, đó là bài học về tình anh em máu mủ ruột già. Trong bất cứ trường hợp nào, anh em phải biết yêu thương lẫn nhau và đừng như người anh trong câu chuyện, thật ích kỷ, hẹp hòi chỉ nghĩ đến bản thân mình mà đẩy mọi khó khăn khăn về cho người em. Sự tham tham của lòng người khiến cho người anh bất chấp tình anh em mà không chia gia tài bố mẹ để lại, để rồi, trong khi người anh được sống sung sướng thì người em phải sống hoàn cảnh khó khăn. Nếu như, người anh bớt đi sự hẹp hòi ích kỷ của mình, thì tình anh em của họ sẽ bền chặt biết bao, họ sẽ trở thành chỗ dựa cho nhau. Bài học thứ hai đó là sự cần cù, chăm chỉ, siêng năng sẽ được đáp trả xứng đáng. Người em trong câu chuyện cây khế là một ví dụ điển hình. Dù không được người anh chia sẻ của cả nhưng bằng sự cần cù, chịu thương, chịu khó của mình mà người em vẫn có một cuộc sống, dù không đủ đầy về vật chất nhưng không thiếu về tinh thần. Phần thưởng mà chú chim mang đến với họ dù thật bất ngờ và nhuốm màu “cổ tích” nhưng đó là món quà xứng đáng cho sự thật thà, chăm chỉ. Cuộc sống hiện thực cũng vậy, sự chăm chỉ, siêng năng sẽ luôn nhận được sự chia sẻ của mọi người. Nhưng có lẽ bài học sinh động nhất, chân thực nhất và ý nghĩa nhất mà “Cây khế” mang lại cho chúng ta chính là bài học về lòng tham. Nếu như chúng ta bị lòng tham làm mờ mắt thì sẽ gây ra biết bao hậu họa. Lòng tham sẽ giết chết tình anh, khiến cho tình anh em trở nên xa cách, thậm chí thù hằn như những người xa lạ. Và lòng tham có thể giết chết chính chúng ta như nhân vật người anh trong câu chuyện này. Những người nông dân khi sáng tác truyện “Cây khế” thật hài hước khi lấy chi tiết túi “ba gang” và túi “chín gang” tay để đo lòng tham con người. Người em biết mình, biết ta, sự thật thà từ tính cách mà nghe theo đúng lời chỉ dẫn của chú chim. Còn người anh, do bị lòng tham làm mờ mắt mà không cam tâm may túi 3 gang mà may cái túi những chín gang tay để đựng vàng. Và hậu quả, vàng thì chẳng nhận được mà người cũng chết theo. Cảm nhận đến đây, ta không thể không nhớ tới những câu tục ngữ, ca giao mà dân gian ta đã răn dạy, như:
“Tham vàng bỏ đống gạch dầy
Vàng thì ăn hết, gạch xây nên thành
Tham vàng bỏ ngãi anh ơi
Vàng thì ăn hết ngãi tôi vẫn còn
Người sao một hẹn thì nên
Tham vì nết chẳng hết chi người”
Truyện “cây khế” dù được những người nông dân lao động sáng tác từ xa xưa nhưng cho đến nay nó vẫn mang tính thời sự, vẫn là bài học ý nghĩa cho mỗi chúng ta.
Đoạn văn cảm nhận về truyện Cây khế - mẫu 4
Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người. Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì. Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy. Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau? Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo. Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt. Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp. Câu chuyện cây khế là câu chuyện rất hay, một câu chuyện về bài học về đến ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền gặp lành đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là phải giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ
Đoạn văn cảm nhận về truyện Cây khế - mẫu 5
Trong kho tàng văn học Việt Nam, có vô vàn những thể loại văn xuất sắc, mang ấn tượng, trải qua thời kỳ lâu dài nhưng truyện cổ tích vẫn giữ được giá trị và sức hấp dẫn mãnh liệt, nó nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ để chúng lớn lên mang những bài học đạo đức hành trang cho cả cuộc đời. Với những ngôn từ đơn giản, nhưng đầy sức hấp dẫn diệu kì, truyện cổ tích cây khế vì thế mà đã in đậm trong lòng mỗi người khi nhớ về. Câu truyện được tác giả dân gian tâm huyết viết nên bằng cốt truyện đầy sâu sắc. Tình huống truyện xuất phát từ chính những mối quan hệ tưởng chừng như quá quen thuộc trong một gia đình là anh em trai, sống hòa thuận với nhau, nhưng khi cha mẹ qua đời đã để lại cho hai người con một chút ít tài sản của họ dự phòng từ bao nhiêu năm cũng như dặn dò những lời tận đáy lòng rằng hai người bao giờ cũng phải đùm bọc, sống hòa thuận với nhau. Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như hai người nghe theo lời như ý nguyện của bố mẹ, và biết tiết chế, giữ cân bằng sự ham muốn, biết suy nghĩ cho người khác của cả hai. Khi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Cũng một phần do hoàn cảnh của người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Người em vốn là người mang bản tính thật thà và tốt bụng, chàng trai ấy đã thương cho hoàn cảnh anh chị làm lụng vất vả, còn mình một thân một mình hoàn toàn có thể tự lo được không cần nhờ nữa vì gây phiền phức, chàng đã nhanh chóng chấp nhận không mảy may nghi ngờ, so đo gì. Chăm chỉ cỡ nào vẫn bị anh chị cả ghẻ lạnh, khinh rẻ, không hề có sự cảm thông, giúp đỡ, thấy sự tình ngày một tệ hơn, chàng bất lực, đành ở riêng. Cây khế ngày nào được chăm sóc, qua ngày tháng đã nhanh cho ra những lứa quả ngon, ngọt, anh thường chọn quả to ngon để cúng giỗ cha mẹ mỗi dịp lễ, và để ăn. Ngày nọ, một con chim phượng hoàng đã bị thu hút bởi cây khế, nó xà xuống ăn quả, anh chàng thấy vậy ra sức đuổi đánh chim. Nhưng vì đây là một con chim thần nên nó đã cầu xin tha thứ và nói vang vọng:
“Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng”
Con chim ấy biết giữ lời, mấy ngày sau đến như đã hẹn chở người em ra đảo lấy vàng, cho thấy được tinh cách của một con vật, nó còn hơn hẳn con người anh sống phụ bạc. Người em thật thà đem câu chuyện mình được bởi con chim thần mà giàu lên trông thấy, nói cho người anh, ông ta vẫn lợi dụng em mình và còn hòng chiếm đoạt lợi ích, khai thác từ con chim người anh đã dàn dựng sự đổi chác địa vị, để mong muốn giàu có hơn, háo hức với dự định của mình từ lâu, sáng sớm hôm sau người anh đã leo lên mình con chim vượt biển, đến nơi hắn bị mê hoặc, nhét đầy túi vàng khắp người. Điều ấy đã đưa đến cái chết đáng giá cho nhân vật ở cuối câu truyện. Đó là cảnh báo của con chim thần đã đúng, vì con người quá cố chấp không chịu nghe, nên đã tự rước họa vào thân, vĩnh viễn bỏ xác mình nằm lại nơi biển khơi. Nhân dân ta vốn là người nhân hậu, nhưng trước những sự việc như thế này, trời đất không dung tha. Họ nêu lên hết suy nghĩ của mình trong câu chuyện. Dường như sử dụng nhiều những hình ảnh mang tính chất thần kỳ đậm tính cổ tích cũng chính là nói lên ý nghĩa của một cuộc sống đúng mực ai ai cũng đều mơ tới- là hình ảnh con chim thần biểu thị cho sự công lý, sự biết giữ lời, sống có tình nghĩa ở người xưa, là hinh ảnh chiếc túi ba gang mà chim dặn mang đi cũng nói lên rằng cái gì trong cuộc sống cũng cần phải sống đúng có chừng mực, đừng để lòng tham che mờ mắt, nhận được kết quả đắt giá. Câu chuyện cây khế quả thực rất hay, câu chuyện một lần nữa dạy cho ta những bài học đầy tính thiết thực về cách đối nhân xử thế nhất là đối với anh em trong nhà phải đùm bọc, che chở cho nhau dù cho có khó khăn hoạn nạn thế nào, qua đây ta còn hiều thêm về một ví dụ lòng biết ơn đáp nghĩa vốn đã thấm vào dòng máu Việt bao đời, ta cần phát huy thêm truyền thống đó, đừng bao giờ nuôi dưỡng một tâm hồn tham lam sẽ dễ đánh mất chính mình và đôi khi phải trả giá rất đắt, hay đôi khi chỉ khiến ta tin rằng trên đời vẫn còn sự “ở hiền thì sẽ gặp lành”, không ngừng làm những việc thiện, có ích cho xã hội sẽ nhận lại những việc phước báo về sau này. Hẳn vậy mà những câu truyện cổ tích vẫn chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc, nhớ có nó để nuôi dưỡng tâm hồn, để nhận sự giáo dục thông qua sách truyện cũng là một cách rất tốt đặc biệt cần thiết cho thế hệ trẻ. Truyện cổ tích cây khế sẽ mãi ở đó, tồn tại mãi với thời gian để làm phong phú thêm giá trị cho nguồn văn học Việt bất tận.
Đoạn văn cảm nhận về truyện Cây khế - mẫu 6
Truyện Cây khế là một truyện cổ tích giàu ý nghĩa và rất nhân văn của dân tộc ta. Câu chuyện được kể không chỉ để giải trí, mà còn để dạy cho cá bạn nhỏ về những bài học đạo đức. Qua hai hình ảnh đối lập của người anh và người em trong câu chuyện, chúng ta vỡ ra được nhiều điều. Người anh tham lam, lười biếng lại còn độc ác, thì dù có âm mưu thủ đoạn đến mức nào cũng sẽ trắng tay, mất hết tất cả kể cả tính mạng. Còn người em hiền lành, lương thiện, chăm chỉ làm việc và trung thực thì rồi sẽ gặp được điều tốt lành. Qua đó, ông cha ta gửi gắm bài học phải sống lương thiện, trung thực, không dối dan, lừa gạt. Đặc biệt là phải chăm chỉ làm việc, học tập. Như thế thì mới có thành quả được. Ngoài ra, câu chuyện còn được gửi gắm những ước mơ của cha ông ta về một thế giới công bằng. Người ở hiền sẽ được báo đáp, còn kẻ ác độc thì sẽ nhận quả báo. Với lối kể chuyện mộc mạc, giản dị, hầu như không có chi tiết kì ảo nào ngoài chú chim thần. Câu chuyện Cây khế đã trở thành một câu chuyện rất gần gũi với chúng ta. Hình ảnh người anh, người em như vậy chúng ta có thể gặp ở xung quanh mình. Từ đó, tính giáo dục của câu chuyện cũng dễ tiếp cận người đọc hơn.
Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:
Qua văn bản Vua chích chòe, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về thói kiêu ngạo
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề Ai cũng có cái riêng của mình
Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:
- Mục lục Văn biểu cảm, kể chuyện tóm tắt, kể chuyện diễn cảm
- Mục lục Văn kể chuyện đời thường
- Mục lục Văn kể chuyện tưởng tượng
- Mục lục Văn miêu tả
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều