5+ Giới thiệu các loài chim ở quê em lớp 5 (điểm cao)
Đề bài: Viết bài văn giới thiệu các loài chim ở quê em.
Em sinh ra ở một làng quê nhỏ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khác với các bạn nhỏ ở thành phố, tuổi thơ của em được tiếp xúc với nhiều loài chim sống gần gũi với con người: Chim sẻ, chào mào, chìa vôi,...
Mỗi sáng thức dậy bình minh đón em bằng tiếng chim hót líu lo trong vườn. “Cạch! Cạch! Cạch!”, chiếc mỏ xinh của chú chim sẻ đập trên ô cửa kính trước phòng. Chú có chiếc mỏ nhỏ xinh xắn màu đen. Bộ móng vàng màu nâu bám chặt trên cành cây. Chim sẻ chuyên bắt sâu trong vườn, giúp cho luống rau xanh của bà lúc nào cũng mơn mởn. Cứ chiều tàn là đàn chim sẻ lại cất tiếng gọi nhau í ới để tìm về tổ. Chúng bay thành từng đàn, từng đàn trên bầu trời trông thật đẹp.
Trên cây bưởi góc vườn, một đôi chào mào đang mớm mồi cho lũ chim non. Chiếc tổ được đôi vợ chồng nhà chào mào làm bằng rơm và cành cây khô. Chào mào bố có chiếc mào đỏ và hai má trắng, toàn thân màu nâu đỏ. Đặc biệt dưới đuôi có một vệt lông dài màu đỏ trông rất nổi bật. Chào mào mẹ nhỏ hơn một chút, chị chăm sóc những đứa con non nớt rất chu đáo và đầy tình yêu thương. Chúng ăn trái cây và côn trùng nhỏ, lúc nào cũng có thể nhìn thấy chúng hót véo von trên những cành cây.
Còn có cả chú chích chòe đang lẻ bóng hót lanh lảnh trên cành cây. Chích chòe có màu lông đen, đuôi dài và tiếng hót rất hay. Chúng thường ăn sâu bọ trong vườn. Mẹ em bảo chích chòe là ca sĩ trong các loài chim. Mỗi khi rét về, sẽ có vài chú chìa vôi nhảy nhót trên nóc bể đựng nước. Vào mùa xuân, ngoài đồng lúa trổ đòng đòng, từng đàn sáo đen bay len lỏi vào đồng ruộng ăn châu chấu, sâu bọ. Chúng sống theo đàn và đẻ vào tháng ba, tháng tư. Nhỏ bé nhất trong vườn là chú chim sâu. Chú có chiếc mỏ màu vàng nhạt, lông màu xám và đen đậm ở phần cánh. Đây là loài chim rất có ích với con người.
Em rất yêu thích các loài chim vì chúng góp phần làm vui tươi xóm làng. Mỗi sáng thức dậy, tiếng hót của chúng đã trở thành một âm thanh không thể thiếu của làng quê.
Đến thăm vườn thú Hà Nội. em thường đến ngắm nghía đàn công. Các cô, các chú ở đây đã nuôi và cho sinh sản được nhiều con công đẹp.
Công thuộc họ trĩ, rực rỡ. mượt mà. duyên dáng ớ bộ lông. Đỉnh đầu con nào cũng có mào lông nhỏ màu tím than như chóp mũ triều thiên của vương hâu xưa. Đầu, mặt, cổ, cánh màu lục óng ánh. Công đực có bộ lông đuôi thường dài tới 1,5 mét màu lục ánh đồng, mồi lông có sao ngũ sắc ở mút. Lúc công đực múa. lông đuôi xoè ra như một chiếc quạt lụa rộng lớn lấp lánh, rực rờ. Đuôi của công mái thướt tha, có con dài tới 1 mét; lông màu xin hon và không có “hoa vãn” làm gương trang hoàng ở mút đuôi như công đực.
Công thường sống thành đàn từ 3-7 con trong các khu rừng, kiếm ăn ở những bãi trống trong rừng hoặc ven suối. Thức ăn của chúng là hạt cây, quả cây, hạt cỏ dại, côn trùng các loài và giun đất. Mùa sinh sản của công kéo dài từ tháng ba đến tháng tám. Công đực xoè đuôi múa. Công cái cất tiếng kêu "tố hộ” râm ran. Lúc ấy, khu rừng trỏ' nên rộn ràng kì lạ.
Nhìn đàn công nhởn nhơ đi lại trong chuồng lưới lớn, em thay dàn công thật hiền lành, đáng yêu.
Trong vương quốc của các loài chim, sơn ca được người ta yêu quý mà đặt cho danh hiệu "danh ca" của rừng xanh bởi tiếng hót của đặc biệt, không trộn lẫn của chúng. Và đó cũng là loài chim quen thuộc ở quê hương em.
Buổi sáng đẹp trời, khi ông mặt trời vừa mới thức dậy và nhô mình lên khỏi lũy tre làng, vạn vật như bừng tỉnh giấc sau một đêm dài ngủ ngon. Không khí trong lành và mát rượi. Làn sương mỏng quấn quít trong không gian lưu luyến như chẳng muốn rời. Bốn bề tĩnh lặng và bỗng từ đâu vang lên từng hồi từng hồi thứ âm thanh trong trẻo cao vút. A, thì ra là chú chim sơn ca đang cất cao tiếng hót của mình như một bản nhạc chào ngày mới của riêng chú.
Sơn ca là loài chim nhỏ, con trưởng thành cũng chỉ bằng hai bàn tay người lớn úp lại. Màu lông của chúng rất đơn giản, sắc lông chỉ từ vàng nhạt đến nâu đậm. Chú chim sơn ca đậu trước sân nhà khoác lên mình bộ lông màu nâu sẫm có những đốm đen điểm xuyết trên đầu cánh như trang sức mà thiên nhiên dành tặng cho chú. Cái đầu của chú ta nhỏ, tròn như quả trứng. Phía trên đầu có một chùm lông, dựng thẳng đên như một chiếc vương miện. Đôi mắt chú nhỏ, đen như hạt đỗ. Cái mỏ bé xíu màu vàng cứ chuyển động liên tục. Chân của chú nhỏ, ngón chân sau khá dài. Cái đuôi chú khá dài, cong và hơi chúi xuống đất để giữ thăng bằng khi di chuyển. Đặc biệt, điểm nổi bật của sơn ca là chỉ đi chứ không nhảy giống họa mi, vành khuyên hay chích chòe. Khi bay chúng thường bay vút lên cao rồi từ từ hạ cánh, vừa hạ cánh vừa hót từng hồi. Tiếng hót của sơn ca rất hay, trong và cao. Có lẽ đó cũng là lý do sơn ca được người yêu chim trân trọng và nâng niu.
Ông và bố em thường thức dậy từ sớm tin mơ rồi pha một ấm chè đặc rồi ngồi nhâm nhi trước sân nhà rồi lắng nghe tiếng hót của chim sơn ca. Đó là sở thích đặc biệt của ông và bố. Ông và bố nói với em rằng đây chính là quãng thời gian thảnh thơi, thoải mái nhất trong ngày của hai người. Hai người thường ngồi im lặng, nhấp một ngụm trà rồi nhắm mắt lại lim dim. Lúc ấy, em thấy khuôn mặt của ông và bố như giãn ra, hạnh phúc lắm. Thì ra, những thú vui bình dị, những con vật gần gũi, những thứ âm thanh quen thuộc của làng quê lại ấm áp và khiến cho người ta thương nhớ và hạnh phúc đến thế.
Tiếng chim sơn ca trong trẻo và nhưng buổi sáng ngồi cùng ông với bố trước sân nhà có lẽ sẽ là những kỉ niệm tuổi thơ mà em không bao giờ quên trong suốt cuộc đời này. Vì chỉ cần nghe tiếng chim sơn ca, em như được nhìn thấy hình ảnh của ông với mái tóc bạc trắng cầm cốc nước chè thong thả uống và khuôn mặt với nụ cười hiền hậu của bố....
Quê em ở miền đồng bằng sông Hồng nên có rất nhiều loại chim, sống gần với người, như chào mào, chích chòe, chìa vôi, sáo đen…
Mỗi loại có một dáng vẻ riêng. Chào mào thì sống từng đôi, trên đầu có mào lông màu nâu, thân nó toàn màu nâu đổ, hai cánh có vài vệt lông trắng, đặc biệt ở đuôi có đám lông đỏ gạch. Nó ăn hoa quả và các thứ củ, không ăn thóc gạo. Tiếng hót của nó không hay nhưng rất vui tai.
Chìa vôi thì nhỏ như chim sẻ, nhưng có bộ lông rất đẹp. Ởnông thôn người ta nghiệm thấy khi nào chìa vôi đậu trên tường, nóc bể đựng nước hay nhảy nhót dưới sân là trời sắp có đợt rét mới. Nó cũng là loài chim sống lẻ, ít đậu trên cành cây mà nhảy nhót trên đường đi, cống ra vào…
Riêng loài sáo đen thì sống theo đàn vào mùa xuân, sống đôi vào mùa hè, đẻ trứng vào tháng ba, tháng tư. Khi ngoài đồng ruộng săm sắp nước và lúa đến thì con gái là đàn sáo hàng trăm con bay đến len lỏi vào bụi lúa kiếm mồi. Sáo không ăn thóc, lúa mà chỉ ăn sâu bọ, hoa quả như quả thị, quả na, quả đa…
Em rất quý các loài chim và không làm hại chúng bao giờ!
Xem thêm những bài văn mẫu lớp 5 hay khác:
- 30+ Tả cảnh gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi
- 30+ Tả cảnh con bò mẹ và bò con quấn quít bên nhau
- Tả cái đồng hồ báo thức
- Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích
- Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em có dịp quan sát
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều