10+ Phân tích bài thơ Tự tình 1 (siêu hay, ngắn gọn)
Tổng hợp bài văn phân tích bài thơ Tự tình 1 của Hồ Xuân Hương hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Bài giảng: Tự tình - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Phân tích bài thơ Tự tình 1 - mẫu 1
Thi sĩ Xuân Diệu vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm. Nữ sĩ để lại khoảng 50 bài thơ Nôm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú Đường luật.
Chùm thơ "Tự tình" gồm có 3 bài; đây là bài thứ nhất:
"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom...
... Tài tử văn nhân ai đố tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!"
Mở đầu bài thơ, hai câu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyển ở nơi dòng sổng đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy "văng vẳng" trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy "văng vẳng" như thế. Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi "trông ra" màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:
"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông xa khắp mọi chèm ".
Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh "mổ thảm" và "chuông sầu" đối nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa 15 thì, trắc trở trong tình duyên. Vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mổ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc"; tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như "chuông sầu" chẳng đánh "cớ sao om". Nỗi oán hận, đạu buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian "khắp mọi chòm", như kéo dài] theo thời gian của những đêm dài. "Om" là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán:
"Mớ thảm không khua mà cũng cốc y,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?"
Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như 'Thân em vừa trắng lại vừa tròn" (Bánh trôi nước), "Hai hàng chân ngọc duỗi song song" (Đánh đu),... ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực này.
Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà "rầu rĩ' thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu:
"Trước nghe" đối với "sau giận", "tiếng" hô ứng với "duyên"; "rầu rĩ" là tâm trạng đối với "mõm mòm" là trạng thái. "Trước nghe nhưng tiếng..", là những tiếng gì? — Tiếng của miệng thế gian? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng "chuông sầu", tiếng "mõ thảm" đang "cốc", đang "om" trong lòng mình? Giữa canh khuya thao thức, càng nghe càng thêm "rầu rĩ", buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng "giận", càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tinh duyên của mình được ví với trái cây, không còn "má hây hây gió" (Xuân Diệu) nữa mà đã chín "mõm mồm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! Duyên "mõm mồm" là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên. Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng: "Giật mình mình lại thương mình xót xa" (Truyện Kiều).
Phẩn kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Như một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ vẫn "bướng bỉnh" trước bi kịch cô đơn của mình khi "duyên để mỏm mỏm" rồi:
'Tài tử văn nhân ai đó tú?
Thân này dâu đã chịu già tom!
Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đòi trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6 nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8 bà lại viết: Thân này đâu dã chịu già tom! "Già tom " nghĩa là rất già, già hản, khô quắt đi! ! Đó là một cách "nói cứng" thể hiện một thái độ "bướng bỉnh", một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương. Bài thơ "Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu" (Nhớ người cũ, viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Du - tước hầu) như một bóng quang âm soi tỏ một "mảnh tình riêng" của "Bà chúa thơ Nôm", giúp ta cảm nhận bài thơ "Tự tình" này:
"Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son cùng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương sều mấy,
Lâu nguyệt năm canh chiếc bóng chong".
Bài thơ "Tự tình " gieo vần "om", năm vần thơ, vần nào cũng hóc hiểm, tài tình: "bom-chòm-om-mòm-tom". Những vần thơ hóc hiểm ấy, một mặt thể hiện bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng - một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc tình yêu của người phụ nữ là nội dung đầy ám ảnh đối với mỗi chúng ta khi đọc bài thơ "Tự tình" này của Xuân Hương. "Tự tình" là tiếng than thân trách phận cho nỗi buồn cô đơn, về bi kịch tình yêu, là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ. Vì lẽ đó, "Tự tình" mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Phân tích bài thơ Tự tình 1 - mẫu 2
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, là nữ thi sĩ tài ba bậc nhất của văn học Trung Đại Việt Nam. Tình duyên của bà khá lận đận, hai đời chồng nhưng vẫn làm lẽ. Bà nổi tiếng là xinh đẹp, thông minh, sắc sảo, phóng túng, cá tính và tài ba. Bà đi rất nhiều nơi, giao thiệp rộng và gặp gỡ nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du. Bà sáng tác cả chữ nôm và chữ hán và đều có giá trị nội dung cao. Trong nền văn học Việt Nam thời bấy giờ, bà là hiện tượng rất độc đáo khi viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất văn học dân gian. Nổi bất trong các tác phẩm thơ của bà đều là tiếng nói thương cảm cho thân phận người phụ nữ, khẳng định đề cao cái đẹp và khát vọng hạnh phúc của họ. Một trong những bài thơ đặc sắc của bà phải kể đến Tự Tình I nằm trong chùm thơ Tự Tình của Bà. Bài thơ viết theo thể thơ Đường Luật và là nỗi thương mình trong sự cô đơn khi phải chịu cảnh làm lẽ, qua đó cũng thể hiện khát khao sống hạnh phúc, vượt lên hoàn cảnh
Phân tích tự tình 1 – Ngay mở đầu bài thơ là thời điểm canh khuya, thời gian về đêm con người thường sẽ rất cô đơn, nhìn ra được chính tình cảnh của mình, đối diện với chính mình Hồ Xuân Hương mới thấy mình thật đáng thương:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Không gian hiện lên là đêm khuya tĩnh lặng với tiếng gà gáy văng vẳng từ trên bom thuyền vang khắp xóm. Đêm càng tĩnh, tiếng gà càng vang nghe rất nhức nhối. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy tiêng gà tả màn đêm tĩnh mịch, u buồn. Canh khuya, khi mọi người chìm trong giấc ngủ say nồng thì nữ thi sĩ vẫn còn thức, vẫn còn đang nghĩ về cuộc đời mình. Trong đêm vắng, nỗi oán hận dường như bủa vây con người, tâm trí và cả không gian xung quanh. Nỗi oán hận khiến nàng không thể ngủ được và thao thức suốt canh trường.
Trong lòng thì ôm nỗi oán hận nỗi thương cảm cho cuộc đời làm lẽ của mình, trông ra ngoài thì màn đêm mù mịt tĩnh lặng cô đơn u buồn chỉ nghe tiếng gà gáy văng vẳng eo óc, gai góc khiến nỗi cô đơn càng cô đơn hơn.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Nỗi cô đơn u uất càng ngày càng lớn hơn khi sang câu 3,4 tác giả sử dụng hình ảnh Mõ – chuông; cốc – om. Đây là hai hình ảnh đối xứng với nhau khiến cho nỗi cô đơn buồn tủi càng kéo dài hơn. Mõ không khuya mà cũng có tiếng kêu, chuông không đánh mà cũng vẫn om. Có khác gì cuộc đời nàng, cô đơn lẻ loi với thân phận làm lẽ, tưởng được hạnh phúc ai ngờ lại “kẻ đắp chăn chung, kẻ lạnh lùng”. Nỗi oán hận, đau đớn như kéo dài khắp mọi chòm, khắp không gian, tê tái xót xa lại nghe văng vẳng tiếng chuông sầu, tiếng mõ om dù không ai khuya, ai đánh nhưng trong lòng của nàng lại luôn nghe thấy. Trong câu thơ, tác giả sử dụng nghệ thuật vì tình sinh cảnh, vì tình trong lòng mình mà sinh ra cảnh bên ngoài. Cảnh không có mà lòng vẫn có. Lòng buồn khiến cho cảnh cũng u uất buồn theo.
Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?” làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than “cớ sao?” , một tiếng thở dài ngao ngán.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Nếu tìm hiểu kĩ về Hồ Xuân Hương hẳn bạn sẽ biết Hồ Xuân Hương là phụ nữ đẹp, thông minh, sắc sảo. Cuộc đời một người phụ nữ thông minh như bà lẽ ra phải hạnh phúc, tìm được duyên như ý. Nhưng không tình duyên bà lận đận, cuộc đời làm lẽ, hồng nhan bạc mệnh. Trong một số bài thơ bà viết , đã từng có những bài thơ miêu tả gián tiếp chân dung bà như: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bánh trôi nước” hay “ Hai hàng chân ngọc duỗi song song – Đánh Đu”. Qua một số ý thơ bạn đọc hẳn hiểu được rằng bà đã từng rất đẹp, là một người phụ nữ khiến cho nhiều người mê mẩn. Vậy mà giờ đây, thân phận lẽ khiến cuộc đời bà chỉ còn nỗi u sầu, bà làm lẽ tới 2 lần thì còn gì sầu hơn?
Bài thơ tự tình chính là tự sự về nỗi buồn của bà, về duyên phận hẩm hiu. Trước đây vẫn nghe những tiếng rẫu rì, rì rầm? Đó là tiếng gì? Đó phải chẳng là những lời nhận xét không hay về cuộc đời bà, đó là miệng lưỡi thế gian? Hay đó là tiếng lòng rầu rĩ của bà là tiếng chuông sầu, tiếng mõ om , tiếng gà văng vẳng eo óc trong đêm khuya? Để rồi sau lại giận vì duyên để mõm mòm. Bà buồn, ba giận vì tình duyên lỡ làng, bà đã qua cái tuổi xuân thì, tình duyên đã quá chính, đã quá nẫu.
Hai câu thơ chính là tiếng thở dài ngao ngán, buồn tủi về cuộc đời của bà, về con đường tình duyên trắc trở. Bà khao khát hạnh phúc, nhưng dường như hạnh phúc không đến với bà. Bà tự biết mình đã qua tuổi xuân thì phơi phới, duyên đã quá nẫu. Một tiếng thở dài, than thân trách phận.
Câu thơ cũng là tự mình thức tỉnh, tự mình thương lấy thân phận mình, thương lấy những người đàn bà cùng luống tuổi, cùng cảnh ngộ, thì ra mình cũng đã toan về già, vẫn còn cô đơn lẻ bóng “Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều).
Những câu thơ trên là tự trách, là buồn tủi, là thương xót cho thân phận hẩm hiu, tình duyên bẽ bàng. Nhưng hai câu kết dường như lại đảo ngược lại với tâm trạng trên, nó là sự thách thức trước bi kịch cuộc đời:
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Phân tích tự tình 1 – Đúng với tính cách của Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ bướng bỉnh, cá tính, mạnh mẽ. Bà không chịu đầu hàng số phận, bà muốn vượt lên trên nghịch cảnh vẫn đi tìm cho mình một nam nhân trong đám tài tử văn nhân. Bà vẫn khao khát hạnh phúc và không chịu khuất phục trước sự sắp xếp của số phận. Đặc biệt câu thơ: “Thân này đầu đã chịu già tom” càng khẳng định sự bướng bỉnh trong thơ và tính cách của Hồ Xuân Hương.
Nếu câu thơ Sau giận vì duyên để mõm mòm cho thấy được sự tỉnh thức của bà về tuổi xuân, về tình duyên đã quá lứa lỡ thì mà cô đơn, thì sang câu Thân này đâu đã chịu già tom cho thấy sự biến chuyển về suy nghĩ, vượt lên nghịch cảnh, sự bướng bỉnh trong tín cách. Hay nói đúng hơn đây là bản lĩnh cứng cỏi của Hồ Xuân Hương trước cuộc đời, một người phụ nữ tuy tình duyên lận đận nhưng chưa bao giờ ngưng khát vọng, ngưng tìm hạnh phúc.
Với nghệ thuật gieo vần om vô cùng tài tình hiểm hóc: “bom-chòm-om-mòm-tom” cùng với tâm trạng oán, cái hận, giận, cái ngang bướng đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén của một tâm hồn ca tính, bướng bỉnh nhưng cũng rất trữ tình. Bà chính là một hiện tượng cá tính, độc đáo trong thơ ca thời trung đại, dám nói lên nỗi lòng mình, dám khao khát tìm hạnh phúc. Dù các nhà thơ như Nguyễn Du hay Đặng Trần Côn cũng có tiếng nói bênh vực phụ nữ nhưng nó chưa đủ mạnh đủ khát khao như Hồ Xuân Hương. Tiếng nói của bà chính là tiếng lòng phụ nữ, bà là phụ nữ bà hiểu khao khát nó mãnh liệt thế nào và toàn tâm toàn ý cho hạnh phúc của người phụ nữ.
Phân tích bài thơ Tự tình 1 - mẫu 3
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong thời kì trung đại. Những tác phẩm của bà thể hiện tinh thần nữ quyền sâu sắc và bài thơ chùm thơ Tự tình là một trong những dân chứng tiêu biểu. Và đây là bài Tự tình 1
"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”
Trước hết ta tìm hiểu nhan đề của bài thơ Tự tình. Tự tình ở đây là tình cảm tự bộc lộ ra, đó chính là tâm trạng bộc bạch của chính người trong cuộc, đó là lời của tâm hồn, lời của con tim khao khát hạnh phúc cháy bỏng, đó là tiếng nói phẫn uất đau đớn xót xa
Mở đầu bài thơ, hai câu đề khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. Thời gian được thể hiện qua câu "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” với âm thanh văng vẳng trống canh dồn. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi đi của thời gian
Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy "văng vẳng" trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy "văng vẳng" như thế. Cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Trong đêm khuya thì hình ảnh cô đơn lẻ loi càng được thể hiện rõ và nó trở thành một hình tượng thơ thể hiện được hình tượng người phụ nữ buồn tủi, những lời tâm sự thủ thỉ từ trong đáy lòng
Hình tượng thơ ở đây đã mang một âm hưởng nhẹ nhàng và nó tác động đến cảm xúc của người nghe khi hình tượng tiếng gà gáy văng vẳng trên bom, trong đêm khuya đó mọi người vẫn nghe thấy tiếng gà văn vẳng gáy nó mang những âm thanh về một cuộc chiến đấu và những nỗi hiu quạnh trong tâm hồn con người
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Đằng sau cái tiếng gà gáy sáng văng vẳng áy ẩn sau một tâm trạng xót xa, buồn bã, cô đơn. Lúc này con người đã tình giấc đối diện với chính mình. Tiếng gà như một âm thanh chát chúa dội vào tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khiến cho bà cất lên những lời đầy oán hận Hai câu thực nhà thơ đã diễn tả nỗi uất ức xót xa như chìm sâu vào trong tâm hồn nhà thơ đầy bất hạnh:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu không đánh cớ sao om.
Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã mượn hình ảnh khách quan nhằm lột tả niềm đau đớn xót xa bế tắc của mình. Chuông sầu, mõ thảm là những thứ gợi lên cảm giác buồn đau cô đơn lạc lõng. Đó là tiếng của sự vật nhưng cũng là tiếng nói của nỗi lòng, tiếng của sự bất hạnh giữa dòng đời. Tiếng chuông chùa không ngân lên vang vọng thành hơi mà vọng lại một tiếng nghe thật ảm đạm làm sao. Tiếng” om “ được sử dụng rất đắt thể hiện rõ sự bế tắc xót xa trước cuộc đời đen bạc, bất công.
Bốn câu thơ đầu ta đã hiểu rõ được sự phẫn uất bất hạnh xót xa bế tắc trong cuộc đời của nữ sĩ tài hoa. Sự bất hạnh đó phần nào được lí giải ở hai câu luận của bài:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ
Sau giận vì chuyên để mõm mòm.
Hai tiếng thêm rầu rĩ nói lên sự chua cay chát chúa đó. Từ chuyện nhân thế chuyển về chuyển riêng tư sau giận vì cái duyên mõm mòm cũng không phải tại mình mà duyên phận cứ nổi nênh, bạc bẽo: Cảnh quá lứa lỡ thì chua chát biết bao. Qua sáu câu thơ trên phần nào ta đã thấy được sự bất hạnh trong cuộc đời, nỗi chua cay thất vọng chán thường, ta hiểu được phần nào nguyên nhân gây nên những bất hạnh xót xa đó. Tất cả những cái đó ta có cảm tưởng như Xuân Hương không đứng vững nổi trước sóng gió xô đẩy của cuộc đời. Nhưng không, Hồ Xuân Hương vẫn hiên nang thách thức với một tư thế vô cùng ngạo nghễ.
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.
Đó mới đúng là với bản chất thực sự của Hồ Xuân Hương, mới đúng là con người luôn luôn đấu tranh cho mọi bất công ngang trái ở đời. Dám yêu, dám hận. dám hiên ngang đối diện với dư luận, với những ngang trái, bất công.
Đọc bài thơ, ta cảm nhận sự bất hạnh cay đắng cho thân phận nữ sĩ nhưng cũng cảm phục trân trọng sự đấu tranh cho quyền được sống hạnh phúc chính đàng của con người. Bài thơ Tự tình này chính là nét tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình của Xuân Hương.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ chịu nhiều đau khổ về đường tình duyên vì vậy bà rất phẫn uất trước những hình ảnh của người phụ nữ khi phải chịu nhiều đau đớn và tủi hổ. Nhưng bà lại rất nổi bật với phong cách văn chương và cá tính cá nhân riêng biệt. Những bài thơ viết về phụ nữ của bà đều rất hay và đáng quý.
Phân tích bài thơ Tự tình 1 - mẫu 4
Hồ Xuân Hương có ba bài thơ Tự tình. Những bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thuộc dòng thơ trữ tình thuần khiết, cũng dữ dội nhưng không có yếu tố trào lộng, dục và tục. Sau những hành vi bỡn cợt, châm biếm, sau những tiếng cười phá phách, nữ sĩ đa tình này lại trở về với cõi lòng tịch mịch của chính mình. Ngay cả trong những dòng tâm tư sầu thảm, oán hờn này, chúng ta cũng nhận ra tài hoa và bản lĩnh của một người đàn bà tuyệt vời.
TỰ TÌNH (I)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông xa khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom
Mở đầu bài thơ là một âm thanh xao xác:
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông xa khắp mọi chòm”
Tác giả lựa âm “om” (khổ vận) thật là độc đáo. Âm “om” tượng hình, âm thanh phát ra trong một cái vòm (Vòm trời thì dưới mắt Xuân Hương cũng là một cái vòm thôi) luẩn quẩn không thoát ra được, thật hợp với tâm trạng ấm ức, tấm tức của nhân vật trữ tình. Cái không gian nghệ thuật ở đây cũng thật là đặc biệt và tiềm ẩn không ít bí mật. Nữ sĩ đang ở đâu mà nghe “tiếng gà văng vẳng gáy trên bom”? “Trên bom” là ở đâu? Nhiều nhà nghiên cứu có nói là từ “bom” không hiểu rõ. “Văn học 11” (Ban KHXH) chú giải là “phía sau một con thuyền nơi người dân chài thường nuôi gà nhốt trong bu”. Như vậy là ở đây có một con thuyền trong đêm tối, cũng có thể lắm vì trong nhiều bài thơ viết về thân phận của nữ sĩ thường có hình ảnh con thuyền, ngay trong bài Tự tình (III) cũng có con thuyền:
“Chiếc bánh buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”
Thân phận của Xuân Hương như con thuyền lênh đênh trong bóng tối. “Tiếng gà văng vẳng” tàn canh làm thức dậy nỗi đau đớn xót xa đến nỗi âm thanh lan tỏa đến đâu thì “oán hận” tràn ra ngùn ngụt đến đó. Đây không còn là nỗi “oán hận” của một cá nhân mà là nỗi oán hờn của những kiếp hồng nhan bất hạnh trong xã hội bấy giờ.
Tiếng gà đã thức dậy nỗi đau của kiếp hồng nhan, rồi nỗi đau, nỗi thảm sầu nhiễm vào từng âm thanh của buổi tàn canh bất kể tiếng kim hay tiếng mộc:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om”
Sự kết hợp từ ngữ của Xuân Hương biến hóa lạ lùng, mõ thì mõ thảm, chuông thì chuông sầu. tác giả đã nội tâm hóa âm thanh của ngoại cảnh, khiến cho người nghe tưởng đấy là tiếng lòng của nữ sĩ. Chính tiếng gà đã thức dậy nỗi đau thương khắc khoải, chính tiếng gà tàn canh đã làm giật mình kẻ hồng nhan, làm khua lên nỗi thảm thành âm thanh khô khốc: “cốc”, đã đánh lên tiếng sầu não ruột, tối tăm: “om”. Một hòa âm thảm sầu của ngoại cảnh và lòng người đã tấu lên trong buổi tàn canh. Nhưng lắng nghe thật kĩ, ta nhận ra hòa âm thảm sầu ấy dội lên thật mạnh mẽ với những thanh trắc (tiếng, hận, thảm, cớ…) với những động từ (gáy, khua, đánh). Thành ra hòa âm thảm sầu bi mà không lụy, nỗi buồn của một sức sóng mãnh liệt. Tiếng lòng ấy như có sự cựa quậy cưỡng lại sự phũ phàng của người đời, sự nghiệt ngã của duyên kiếp.
Chuyển sang hai câu luận, tác giả trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của mình:
“Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên dể mõm mòm”
Không đặc sắc như hai câu thực, nhưng hai câu luận cũng bộc lộ được tâm trạng thật của nữ sĩ, một nỗi buồn tàn duyên rất con người, rất đàn bà. Chữ nghĩa hình tượng cũng tài hoa. Cái trừu tượng (duyên) đã trở thành cái cụ thể (để mõm mòm). Trong cái khó (khổ vận) của vần, Hồ Xuân Hương vẫn khám phá được hình tượng xác đáng, đầy cảm xúc. Nói về sự “toan về già”, về sự “hết duyên” có gì hay hơn hình ảnh “mõm mòm” như trái chín rục, chín úng. Mà quả thật, đường tình duyên, hôn nhân của Hồ Xuân Hương cũng quá hẩm hiu. Lấy chồng muộn mà cả hai đời chồng đều làm lẽ và sớm trở thành góa bụa.
Nhưng Xuân Hương vẫn không chịu “hạ mình”, vẫn hướng đến những “đối tượng” mà nữ sĩ có thể đồng cảm được, kêu gọi, thách thức:
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”
Tứ thơ chuyển thật bất ngờ. Mà cũng chỉ có Xuân Hương mới đủ sức mạnh tinh thần để gượng dậy trong nỗi buồn tê tái như thế. Nữ sĩ hướng đến “tài tử văn nhân” (hướng đến chứ không phải là hướng lên vì thật khí có tài tử văn nhân nào trên Hồ Xuân Hương) là hướng đến những gì tốt đẹp của chính tâm hồn nữ sĩ. Xuân Hương chỉ đồng cảm với các bậc “tài tử văn nhân”, các bậc tao nhân mặc khách chứ không phải vì chín “mõm mòm” mà rụng vào tay bất cứ kẻ nào. Có một nỗi khát vọng trong lời kêu gọi vô vọng đó. Nữ sĩ kêu lên một tiếng càng làm tăng lên vẻ tịch mịch của cõi lòng như tiếng gà buổi tàn canh càng tăng thêm vẻ vắng lặng của không gian. Nhưng rồi Hồ Xuân Hương vẫn lộ ra bản lĩnh của mình, bản lĩnh của một người phụ nữ ý thức sâu sắc về cá nhân, về quyền sống, sẵn sàng thách đố lại với duyên phận.
“Thân này đâu đã chịu già tom”
Vần om là một vần tối. Với Hồ Xuân Hương, bóng tối không ngoài sự cô độc, hẩm hiu, góa bụa, già nua. Xuân Hương đã cưỡng lại bằng một tinh thần mãnh liệt. Tưởng chừng đằng sau vần om (tom) đầy bóng tối đó là một nụ cười, tre trung, tinh nghịch, thách đố lại với định mệnh oan nghiệt.
Ba bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương đều hay, mỗi bài hay một vẻ. Bài Tự tình (I), trong khuôn khổ chật hẹp của thơ Đường, lại gieo vần hóc hiểm vậy mà nữ sĩ họ Hồ vẫn hồn nhiên bộc bạch tình cảm chân thành, nồng nhiệt. Lời thơ nôm thuần Việt, không điển cố, ngoại cảnh và nội tâm hòa quyện trong hình ảnh và nhạc điệu. Ấn tượng sâu đậm của Tự tình (I) là bài thơ đã thể hiện được bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ tài hoa có sức sống mãnh liệt không chịu khuất phục trước số phận hẩm hiu, nghiệt ngã. Giá trị nhân văn của bài thơ thật là cao cả!
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương (Bài văn mẫu 1)
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự tình 2 (Bài văn mẫu 2)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều