Top 4 phân tích, bình giảng bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ (hay, ngắn gọn)
Phần dưới tổng hợp trên 9 bài văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm Chiều xuân của Anh Thơ hay nhất giúp các sĩ tử học tốt môn Văn lớp 11 và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Văn.
Dàn ý Phân tích bài thơ Chiều xuân
1. Mở bài
- Bài thơ "Chiều xuân" trích trong tập thơ "Bức tranh quê" là một thi phẩm đầy yên bình và dịu ngọt vị xuân quê nhà.
2. Thân bài
- Làn mưa bụi bay bay "êm êm" trong cơn gió nhẹ.
- Con đò dường như cũng mệt mỏi, đành cho phép bản thân "biếng lười" đôi chút, thả mình dưới dòng nước mênh mang, mặc kệ sông kia có bồng bềnh sóng nhỏ.
- Quán tranh những ngày sớm mai vốn đông vui thì khi ngày gần tàn lại đầy im ắng, lặng lẽ, cô đơn.
- Cánh hoa xoan tím rụng "tơi bời" theo làn gió xuân nhẹ nhàng, sắc tím nhạt màu của cánh hoa càng làm tăng thêm vẻ hoang hoải nơi cảnh vật.
- Triền đê xanh biếc cỏ non cùng đàn sáo mổ vu vơ gợi khung cảnh đầy thanh bình, êm ái
- Những cánh cò trắng trốn mình nơi những vạt lúa xanh, "chốc chốc" bay ra tận hưởng khí trời xuân tuyệt diệu.
- Hình ảnh cô nàng yếm thắm cần mẫn với công việc đầy đẹp đẽ, nên thơ.
3. Kết bài
- Chiều xuân của Anh Thơ là một bản nhạc đầy thương yêu và tự hào dành cho quê hương mà thi sĩ gửi đến cho chúng ta, bồi đắp và nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi người những tình cảm đẹp đẽ cho cảnh vật bình dị của làng quê Việt.
Phân tích bài thơ Chiều xuân
Anh Thơ (1921-2005) quê ở Bắc Giang, từ nhỏ bà đã tìm đến văn thơ để giải thoát và tự khẳng định mình. Tháng 8 năm 1945 Anh Thơ hăng hái tham gia cách mạng, nhiệt tình phục vụ kháng chiến và xây dựng đất nước bằng sáng tác thơ ca bà từng là ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam, bà đã để lại nhiều tập thơ có ý nghĩa tinh thần và nghệ thuật sâu sắc. Trong đó có bài “chiều xuân” Anh Thơ đã miêu tả một bức tranh quê chiều xuân thanh bình, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của mình.
Quê hương đất nước là mảng đề tài quen thuộc của giới văn nghệ sĩ, đã có nhiều tác phẩm tuyệt vời ra đời, Anh Thơ là một trong số những nhà văn đó đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha qua những vần thơ mộc mạc, chân thành nhưng sâu lắng. Cảnh quê hương thanh bình yên ả của một quê hương giàu đẹp được thi nhân đón nhận bằng cả tâm hồn. Trải rộng bài thơ trích trong tập thơ “bức tranh quê” xuất bản năm 1941.
Anh thơ đã chọn thể thơ 8 chữ, gieo vần giãn cách, mỗi khổ có 4 câu là một bức tranh quê êm đềm, thư thái như tâm hồn người phụ nữ :
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời .”
Nhịp thơ 3/5 chậm rãi, khoan thai với những hình ảnh quen thuộc trong ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam vẫn là bến nước, con sông, con đò, quán nước nhưng có lẽ không phải bên sông có đông người lên xuống mà là một bến vắng, con đò cũng không phải là con đò nối nhíp cầu hai cảng mà là con đò biếng lười, hờ hững để mặt dòng sông trôi xuôi và quán tranh im lìm, vắng lặng trong một chiều mưa xuân . Tất cả cảnh vật như rơi vào tình trạng im ắng tuyệt đối, tất cả như đang mong mỏi một cái gì đó đến từ nơi xa thẳm. Nếu như không có sự chuyển động của nước sông trôi và “chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” thì người đọc tưởng như mình đang đối diện với bức tranh xuân tĩnh vật, bức tranh xuân tuyệt đẹp, thật êm ả nhưng cũng thật buồn , chất chứa tâm trạng buồn não nề của chủ thế tôi đang cô đơn, khao khát đợi chờ, hỏi thăm. Khổ thơ như chứa đựng được nỗi niềm của thi nhân.
Ở khổ thứ 2, từ cái nhìn bao quát tác giả đi gần vào với con người và thiên nhiên
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa .”
Cảnh chiều xuân được mở rộng hơn sau những ngày băng giá, xuân về cỏ non trở nên tốt tươi hơn “cỏ non tràn biếc cỏ”, điệp từ “cỏ” được lặp lại 2 lần đã khắc họa được cảnh vật thân quen ở nông thôn, cỏ non xanh mơn mởn, sức sống bừng lên mạnh mẽ qua cụm từ “tràn biếc cỏ” trên nền hình ảnh cỏ xuân ấy, chiều xuân hiện ra thật sinh động:“Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ” cùng với đàn bò đang gặm cỏ để ăn và cao hơn một chút là: “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió”, cảnh vật có động nhưng thật nhẹ nhàng vì đàn sáo đen sà xuống nhưng chỉ mổ một cách vu vơ, vài ba cánh bướm thì lại không bay mà để mặc trôi trước gió, mấy chú trâu bò kia lại cúi thong thả ăn mưa, cách miêu tả của Anh Thơ đã làm cho vật đã tĩnh nay càng thêm tĩnh, càng trở nên mơ hồ, huyền hoặc hơn.
Tác giả lại đi vào chỉ tiết hơn ở cánh trong đồng, được Anh Thơ thể hiện trong khổ 3 của bài thơ:
“Trong đồng hoa lúa xanh dờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa .”
Thi nhân tiếp tục khắc họa thêm hình ảnh chiều xuân với “đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng” , có những chú cò con thỉnh thoảng lại tung vụt bay lên giữa mảnh ruộng sắp ra hoa, trên khung cảnh chiều xuân ấy lại có sự xuất hiện thêm bóng dáng của thiếu nữ đang cúi cuốc cào, tưởng chừng như cô gái đang chăm chỉ với công việc, nhưng không tập trung vào công việc của mình nhiều lắm, chỉ cần tiếng cất cánh của đàn chim con” thôi mà cô gái cũng phải giật mình, cái “giật mình” thật đáng suy nghĩ, nàng yếu thắm kia thả hồn về nơi đâu trong tuổi dậy thì mơ mộng với nỗi buồn vu vơ, nàng ngẩn ngơ trước cảnh vật đang rạo rực vào xuân.
Cả bài thơ chỉ vỏn vẹn có 3 khổ thơ, mỗi khổ là một bức tranh xuân hợp lại, tạo nên cảnh xuân buổi chiều êm ả, bình yên và tĩnh lặng. Qua thủ pháp lấy động tả tĩnh cảnh sắc tươi tắn, con người mộng mơ, với sự quan sát tinh tế của người con gái phải yêu quê hương tha thiết thì ngòi bút của nhà văn Anh Thơ mới dựng lên được một cảnh chiều mưa xuân đẹp đến như thế.
Bình giảng bài thơ Chiều xuân
Anh Thơ (1921-2005) quê ở Bắc Giang, từ nhỏ bà đã tìm đến văn thơ để giải thoát và tự khẳng định mình. Tháng 8 năm 1945 Anh Thơ hăng hái tham gia cách mạng, nhiệt tình phục vụ kháng chiến và xây dựng đất nước bằng sáng tác thơ ca bà từng là ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam, bà đã để lại nhiều tập thơ có ý nghĩa tinh thần và nghệ thuật sâu sắc. Trong đó có bài “chiều xuân” Anh Thơ đã miêu tả một bức tranh quê chiều xuân thanh bình, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của mình.
Quê hương đất nước là mảng đề tài quen thuộc của giới văn nghệ sĩ, đã có nhiều tác phẩm tuyệt vời ra đời, Anh Thơ là một trong số những nhà văn đó đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thiết tha qua những vần thơ mộc mạc, chân thành nhưng sâu lắng. Cảnh quê hương thanh bình yên ả của một quê hương giàu đẹp được thi nhân đón nhận bằng cả tâm hồn. Trải rộng bài thơ trích trong tập thơ “bức tranh quê” xuất bản năm 1941.
Anh thơ đã chọn thể thơ 8 chữ, gieo vần giãn cách, mỗi khổ có 4 câu là một bức tranh quê êm đềm, thư thái như tâm hồn người phụ nữ :
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời .”
Nhịp thơ 3/5 chậm rãi, khoan thai với những hình ảnh quen thuộc trong ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam vẫn là bến nước, con sông, con đò, quán nước nhưng có lẽ không phải bên sông có đông người lên xuống mà là một bến vắng, con đò cũng không phải là con đò nối nhịp cầu hai cảng mà là con đò biếng lười, hờ hững để mặt dòng sông trôi xuôi và quán tranh im lìm, vắng lặng trong một chiều mưa xuân . Tất cả cảnh vật như rơi vào tình trạng im ắng tuyệt đối, tất cả như đang mong mỏi một cái gì đó đến từ nơi xa thẳm. Nếu như không có sự chuyển động của nước sông trôi và “chòm xoan hoa tím rụng tơi bời” thì người đọc tưởng như mình đang đối diện với bức tranh xuân tĩnh vật, bức tranh xuân tuyệt đẹp, thật êm ả nhưng cũng thật buồn , chất chứa tâm trạng buồn não nề của chủ thể tôi đang cô đơn, khao khát đợi chờ, hỏi thăm. Khổ thơ như chứa đựng được nỗi niềm của thi nhân.
Ở khổ thứ 2, từ cái nhìn bao quát tác giả đi gần vào với con người và thiên nhiên
“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa .”
Cảnh chiều xuân được mở rộng hơn sau những ngày băng giá, xuân về cỏ non trở nên tốt tươi hơn “cỏ non tràn biếc cỏ”, điệp từ “cỏ” được lặp lại 2 lần đã khắc họa được cảnh vật thân quen ở nông thôn, cỏ non xanh mơn mởn, sức sống bừng lên mạnh mẽ qua cụm từ “tràn biếc cỏ” trên nền hình ảnh cỏ xuân ấy, chiều xuân hiện ra thật sinh động:“Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ” cùng với đàn bò đang gặm cỏ để ăn và cao hơn một chút là: “Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió”, cảnh vật có động nhưng thật nhẹ nhàng vì đàn sáo đen sà xuống nhưng chỉ mổ một cách vu vơ, vài ba cánh bướm thì lại không bay mà để mặc trôi trước gió, mấy chú trâu bò kia lại cúi thong thả ăn mưa, cách miêu tả của Anh Thơ đã làm cho vật đã tĩnh nay càng thêm tĩnh, càng trở nên mơ hồ, huyền hoặc hơn. Tác giả lại đi vào chỉ tiết hơn ở cánh trong đồng, được Anh Thơ thể hiện trong khổ 3 của bài thơ:
“Trong đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa .”
Thi nhân tiếp tục khắc họa thêm hình ảnh chiều xuân với “đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng” , có những chú cò con thỉnh thoảng lại tung vụt bay lên giữa mảnh ruộng sắp ra hoa, trên khung cảnh chiều xuân ấy lại có sự xuất hiện thêm bóng dáng của thiếu nữ đang cúi cuốc cào, tưởng chừng như cô gái đang chăm chỉ với công việc, nhưng không tập trung vào công việc của mình nhiều lắm, chỉ cần tiếng cất cánh của đàn chim con” thôi mà cô gái cũng phải giật mình, cái “giật mình” thật đáng suy nghĩ, nàng yếu thắm kia thả hồn về nơi đâu trong tuổi dậy thì mơ mộng với nỗi buồn vu vơ, nàng ngẩn ngơ trước cảnh vật đang rạo rực vào xuân.
Cả bài thơ chỉ vỏn vẹn có 3 khổ thơ, mỗi khổ là một bức tranh xuân hợp lại, tạo nên cảnh xuân buổi chiều êm ả, bình yên và tĩnh lặng. Qua thủ pháp lấy động tả tĩnh cảnh sắc tươi tắn, con người mộng mơ, với sự quan sát tinh tế của người con gái phải yêu quê hương tha thiết thì ngòi bút của nhà văn Anh Thơ mới dựng lên được một cảnh chiều mưa xuân đẹp đến như thế.
Tổng hợp các bài văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm Chiều xuân hay khác:
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 11 khác:
- Văn mẫu: Tôi yêu em (Pu-Skin)
- Văn mẫu: Bài thơ số 28 (Ta-go)
- Văn mẫu: Người trong bao (Sê-khốp)
- Văn mẫu: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô)
- Văn mẫu: Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều