Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy



Tổng hợp đoạn văn Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Bài giảng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - mẫu 1

   Hình ảnh Ngọc trai - giếng nước là chi tiết hư cấu nhằm an ủi lời nguyền của Mị Châu. Nàng không cam tâm phản bội cha nhưng vì còn ngây thơ, nhẹ dạ nên đã mắc lừa Trọng Thủy dẫn đến bi kịch tình yêu.

   Hình ảnh này không phải để ca ngợi mối tình thủy chung của Trọng Thủy. Trọng Thủy là một tên gián điệp nên cái chết của Trọng Thủy là vì nó, tự nó, cho nó.

   Bài học của thế hệ sau là cách xử lí mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa riêng và chung, giữa tình yêu và đất nước. Phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc hài hòa với tình yêu vợ chồng.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - mẫu 2

Hình ảnh “Ngọc trai – giếng nước” không phải là biểu tượng của mối tình chung thủy. Mị Châu trước khi chết đã nhận ra rằng mình bị Trọng Thủy lừa dối, lời khấn của nàng cho thấy điều đó:”Nếu một lòng trung hiếu mà bị lừa dối thì chết đi sẽ biến thành hạt châu ngọc…” sự nhẹ dạ của nàng phải trả giá bằng một sinh mạng nàng, người cha thân yêu và cả nước Au Lạc. Hôn nữa trứơc khi chết Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình nên không xin tha tội , chỉ xin “hóa thành châu ngọc để rửa mối nhục thù”. Lời khấn của nàng đã ứng nghiệm, cho nên châu ngọc ở đây chỉ có ý nghĩa minh oan. Hình ảnh ngọc trai giếng nước chắn chắn không phải là hình ảnh của mối tình chung thủy mà chỉ là chứng minh cho sự trong sạch của Mị Châu mà thôi.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - mẫu 3

Nhắc đến truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy người ta không quên cái kết cục bi kịch kia. Đó hoàn toàn là những cái chết để trả giá cho những việc làm của bản thân mình. Đặc biệt là cái chết của Mị Châu và Trọng Thủy. Một hình ảnh được người ta nhớ đến khi nhắc đến mối tình của hai người đó là ngọc trai và giếng nước. Có thể nói đó là một hình ảnh đắt mang nhiều giá trị ý nghĩa.

Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho Mị Châu. Nàng là một người con gái ngoan hiền nghe lời cha nhưng vì quá ngây thơ nhẹ dạ cả tin mà nàng đã trở thành kẻ phản đồ làm cho thành bị chiếm nước Âu Lạc bị mất. Người cha của cô thì phải xuống biển cùng với thần rùa Kim Quy. Trong cái xã hội người ta chuộng đất nước như thế việc cô vô tình trở thành kẻ phản đồ phản nước đã buộc cha cô tuốt gươm chém đầu cô không thương tiếc. Vì theo quan niệm của người xưa tuy "hổ dữ không ăn thịt con" nhưng một khi đã phản lại quốc gia thì thân đến đâu cũng phải nhận cái chết làm kết cục. Mị Châu chết mà không biết tại sao. Và có lẽ chính vì thế mà khi nàng chết nàng hóa thành ngọc trai để thể hiện tấm lòng trong trắng của mình. Viên ngọc ấy thể hiện sự trong sáng trong tình yêu cũng như trong tình cha con đất nước của Mị Châu. Nàng yêu rất thật, hiếu thảo chứ không hề có hai lòng.

Còn về phần giếng nước kia chính là tấm gương phản chiếu hội tụ tất cả những tội lỗi mà Trọng Thủy mắc phải. Suy cho cùng thì Trọng Thủy cũng vì hiếu với cha cho nên đã lừa dối nàng Mị Châu chứ trong thật tâm chàng cũng yêu thương nàng một cách rất thật lòng. Sau những gì mà Trọng Thủy đã làm cũng như chứng kiến cái chết của người vợ mình, người mà mình ngày đêm đầu ấp tay kề thương yêu hết mực Trọng Thủy như ý thức được cái chết kia chính là do bản thân mình gây ra vì thế cho nên anh đã vô cùng ân hận. Cái chết kia ám ảnh anh, khiến anh day dứt. giếng nước như phản chiếu mọi lỗi lầm ấy khiến cho anh nhìn vào đó mà lòng không yên chàng quyết định nhảy xuống đó tự tử. Phải chăng chàng đã dùng giếng nước kia để rửa sạch những tội lỗi của bản thân mình?

Theo như tương truyền thì khi người ta lấy nước giếng ấy rửa ngọc thì càng rửa càng sáng. Với quan niệm yêu nước thì cha ông ta sẽ không bao giờ sáng tạo nghệ thuật để ngợi ca những ai đưa họ đến bi kịch mất nước. Vậy nên ở đây ta hiểu rằng ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật kia nhằm để nói đến tình yêu sự tha thứ của Mị Châu và Trọng Thủy. Người chồng kia đã cảm thấy ăn năn và quyết định tìm đến cái chết để chuộc mọi lỗi lầm. Ngọc kia càng rửa càng sáng thể hiện sự tha thứ của Mị Châu dành cho chàng Thủy. Tình yêu của họ không được đẹp trên trần gian thì sẽ đẹp lúc chết đi. Cái đẹp ấy thể hiện ở tình cảm vợ chồng sắt son bền chặt yêu thương dù cho có ở thế giới bên kia.

Có thể nói hình ảnh kia thể hiện được tấm lòng bao dung của tác giả dành cho những con người mắc phải tội lỗi ấy. Nói một cách khách quan thì ở đây ta thấy trong tình hình chiến tranh của những vị vua thời xưa chính hai người con kia đã trở thành công cụ để cho cha mình thực hiện được mục đích cướp nước của mình. Hai người ấy chính vì thế mà tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng bị làm cho tan nát. Vậy nên sự chết đi hóa thành ngọc trai – giếng nước kia là một lời bênh vực của tác giả dành cho những người con ấy. Họ đâu có được quyền lợi gì trong chuyện ấy mà họ chỉ biết sống trọn tình trọn nghĩa với người thân của mình mà thôi. Mị Châu sống trọn tình với cha nhận lời cưới trọng Thủy. Nàng sống không lừa dối, không dấu diếm với Trọng Thủy. Còn chàng thì chàng sống trọn tình với cha mình.

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của mối tình Trọng Thủy Mị Châu. Cả hai người đều có lỗi nhưng cái lỗi ấy suy cho cùng cũng vì sự trung hiếu, vì tình cảm, sự ngây thơ dại khờ mà thôi. Thật tâm trong lòng họ đều không toan tính gì cả, lòng họ sáng như ngọc trai, trong như giếng nước kia vậy.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - mẫu 4

Sau khi đọc xong truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, ta không khỏi có nhiều suy nghĩ. Có thể nói đây là bài học lớn và sâu sắc cho tất cả mọi người về cách đối nhân xử thế, về cách nhìn người, đồng thời là các xử sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và dân tộc, giữa tình yêu và tình thân, phải biết cân nhắc lợi hại trong đó để tìm cách chu toàn, đừng vì một phút thiếu suy nghĩ mà ngàn năm phải ôm hận. Đọc truyện, nhân vật Mị Châu khiến người ta vừa trách lại vừa thương, suy xét cho cùng là một người phụ nữ nàng tận tâm, yêu thương chồng nhưng lại quên mất cả dân tộc đang đứng sau lưng, dẫn tới kết quả mà ai nấy đều xót xa.

Hình ảnh ngọc trai giếng nước ở cuối câu chuyện như một dấu tích nhằm an ủi cho nàng công chúa Mị Châu, nàng chết đi khi mang trong mình mối hận mất nước, mất cha cùng mối hận bị người mình thương yêu nhất phản bội, lợi dụng. Thử hỏi người phụ nữ nào có thể gánh hết những đớn đau và oan khuất cùng cực như vậy, cái chết bi thảm của nàng âu cũng là điều tất yếu, một phần để đền nợ nước, nợ cha vì sự ngây thơ cả tin của mình, một phần để kết thúc cuộc đời đắng cay. Trước khi chết, Mị Châu ôm trong mình mối hận lớn, nàng vì muốn giãi bày nỗi oan khuất phản quốc hại cha nên đã có lời nguyền đầy đau đớn xót xa: "Thiếp là phận gái nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù". Chuyện Trọng Thủy tự tử ở giếng nơi Mị Châu thường tắm, ấy là nỗi hối hận không nguôi của người chồng, đã dẫn đến cái chết của vợ, Trọng Thủy tự cảm thấy xấu hổ trước tấm lòng trong sạch, cao quý như trai ngọc của Mị Châu nên tự tìm cách giải thoát. Bởi sống là một nỗi đày đọa, nhục nhã vì thân là đàn ông lại đi lợi dụng phụ nữ để đạt được mục đích, ấy là hèn hạ, không đáng sống. Tích lấy ngọc trai ở vùng biển nơi Mị Châu chết rồi dùng nước giếng ở đây rửa, thì thấy trong sáng thêm, điều ấy đã chứng minh được phần nào nỗi oan của nàng Mị Châu, có thể hiểu tương đối rằng Trọng Thủy vì hối hận, nên vùi mình vào đáy giếng, hồn phách hòa vào nước để ngày sau rửa cho ngọc trai thêm phần sáng đẹp, minh chứng cho tấm lòng trung hiếu của Mị Châu.

Kết lại, dù là trong bất cứ chuyện gì con người ta cũng cần phải tỉnh táo, để suy xét thiệt hơn, tránh vì những cảm xúc cá nhân mà đưa đến những hậu quả không thể lường trước. Câu chuyện là một bài học sâu sắc và đáng giá về các xử lý các mối quan hệ trong cộng đồng, giữa cha con, vợ chồng, giữa tình yêu với đất nước, bên nào nặng nhẹ, mỗi người cần có sự suy tính kỹ càng.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - mẫu 5

Truyện An Dương Vương, Mị Châu Và Trọng Thủy là một câu chuyện có yếu tố lịch sử xen kẽ, đồng thời nó cũng là một câu chuyện đầy bi kịch về tình thân, tình yêu và nguyên nhân diệt vong của một đất nước. Cuối truyện sau cái chết của cả ba nhân vật chính ta thấy xuất hiện hình ảnh ngọc trai-giếng nước, đây là một hình ảnh có nhiều ý nghĩa cần phải suy nghĩ.

Về ngọc trai, thì theo như truyện sau khi phát hiện Mị Châu dẫn đường cho Trọng Thủy đuổi theo, An Dương Vương đã rút kiếm toan chém chết nàng, biết không thể thoát Mị Châu đã thốt ra một lời nguyền đầy đau đớn rằng: “Thiếp Là Phận Gái Nếu Có Lòng Phản Nghịch Mưu Hại Cha, Chết Đi Sẽ Biến Thành Cát Bụi. Nếu Một Lòng Trung Hiếu Mà Bị Người Lừa Dối Thì Chết Đi Sẽ Biến Thành Châu Ngọc Để Rửa Sạch Mối Nhục Thù”. Chỉ cần đọc lời nguyền, có thể thấy nàng Mị Châu đã đau khổ cùng cực đến độ nào. Thử hỏi nếu một người phụ nữ yếu đuối, phát hiện bản thân bị người chồng mình yêu thương hết mực lừa dối, đẩy mình vào đường phản nghịch, mất nước, lại còn liên lụy cả cha thì phải hận đến mức nào. Mị Châu chết, máu của nàng bị trai ăn rồi hóa thành ngọc trai quý hiếm, điều ấy là minh chứng rõ ràng nhất cho tấm lòng trung hiếu cùng nỗi oan ức thấu trời xanh của nàng.

Lại nói chuyện Trọng Thủy sau khi nhặt xác Mị Châu về chôn, rồi đâm đầu xuống giếng mà Mị Châu thường tắm để tự tử, nhiều người cảm thấy khó hiểu, bởi hắn đã giành được thứ mình muốn, sao phải vậy. Nhưng nếu suy xét thật kỹ thì có lẽ Trọng Thủy đã thấy ân hận sâu sắc về việc mình làm, hắn đã gián tiếp giết chết người vợ yêu thương hắn hết mực, thêm vào đó là nỗi nhục nhã vì lợi dụng một phụ nữ yếu đuối để đạt được mục đích, cuối cùng có lẽ Trọng Thủy cũng có tình cảm với Mị Châu, nên hắn mới đau khổ mà tìm chết như vậy. Âu cái chết của cả Trọng Thủy và Mị Châu là điều tất yếu, Trọng Thủy chết là để đền tội cho Mị Châu, là đáng lắm; còn Mị Châu chết để đền tội với đất nước, với cha An Dương Vương, bởi vì tính ngây thơ và cả tin của mình.

Chi tiết ngọc trai mò được ở chỗ Mị Châu chết đem về rửa tại giếng Trọng Thủy tự tử, là một chi tiết rất ý nghĩa, có giá trị nhân văn, nhằm để an ủi cho tấm lòng của nàng Mị Châu. Tấm lòng Mị Châu cao quý, thanh khiết tựa như ngọc trai quý giá, nước giếng ấy có hồn của Trọng Thủy rửa vào thì ngọc trai lại thêm sáng. Điều này càng chứng tỏ nỗi oan muôn đời của Mị Châu và Trọng Thủy đang phải đời đời rửa sạch oan khuất cho nàng Mị Châu.

Câu chuyện cũng là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho chúng ta, về cách đối nhân xử thế, cách cư xử trong gia đình sao cho phù hợp, cân nhắc giữa tình thân, tình vợ chồng, tình yêu và đất nước, xem bên nào quan trọng để đưa ra những quyết định chính xác. Tránh việc một phút sai lầm, hối hận trăm năm.

Ý nghĩa hình ảnh Ngọc trai, Giếng nước trong truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - mẫu 6

Trong câu chuyện về An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, chúng ta bắt gặp một kịch bản vừa mang đặc điểm lịch sử, vừa chứa đựng những yếu tố bi kịch về tình thân, tình yêu và sự diệt vong của một quốc gia. Kết thúc câu chuyện với sự mất mát của ba nhân vật chính, chúng ta chứng kiến hình ảnh quyến rũ của viên ngọc trai nổi lên từ giếng nước - một biểu tượng với nhiều ý nghĩa sâu sắc cần suy ngẫm.

Về viên ngọc trai, theo câu chuyện sau khi An Dương Vương phát hiện Mị Châu đã dẫn đường cho Trọng Thủy đuổi theo, ông ta đã rút kiếm và chém chết nàng. Nhận ra sự tuyệt vọng khi không thể thoát khỏi số phận, Mị Châu thốt lên một lời nguyền đau đớn: “Phận gái nếu phản nghịch, chết sẽ biến thành cát bụi. Trung hiếu bị lừa dối, chết sẽ trở thành châu ngọc, rửa sạch mối nhục thù”. Chỉ cần đọc lời nguyền, chúng ta cảm nhận được đau khổ tột cùng của Mị Châu. Điều này khiến người đọc đặt mình vào tình cảm của một phụ nữ yếu đuối, bị chồng lừa dối, mất mát không chỉ cá nhân mà còn liên quan đến cha mình.

Khi kể về Trọng Thủy, sau khi đưa xác Mị Châu về chôn, hắn ta tự tử bằng cách đâm đầu vào giếng nơi Mị Châu thường tắm. Nhiều người thấy khó hiểu vì đã đạt được điều mình muốn, tại sao lại như vậy? Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, có lẽ Trọng Thủy cảm thấy ân hận sâu sắc về những hành động của mình. Hắn giết người vợ mà mình yêu thương, và còn nhục nhã khi lợi dụng một phụ nữ yếu đuối để đạt được mục đích. Cuối cùng, Trọng Thủy có thể đã có tình cảm với Mị Châu, nên hắn mới đau khổ đến mức tìm đến cái chết. Sự chết của cả hai là điều tất yếu, đồng thời cũng là hình phạt cho Trọng Thủy và sự hy sinh của Mị Châu để chuộc tội cho đất nước và cha An Dương Vương.

Chi tiết về việc ngọc trai được mò ở nơi Mị Châu qua đời, sau đó rửa sạch tại giếng Trọng Thủy tự tử, mang đầy ý nghĩa nhân văn, nhằm an ủi tâm hồn của Mị Châu. Tâm hồn cao quý và trong sáng của Mị Châu giống như viên ngọc trai quý giá, khi nước giếng chứa hồn của Trọng Thủy rơi vào, ngọc trai lại tỏa sáng hơn. Điều này làm tăng thêm ý nghĩa của nỗi oan của Mị Châu và Trọng Thủy, mà họ phải rửa sạch qua từng thế hệ để đền tội cho Mị Châu.

Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế, quyết định trong gia đình, và sự cân nhắc giữa tình thân, tình vợ chồng, tình yêu và đất nước. Chúng ta cần xem xét một cách cân nhắc giữa những yếu tố này để đưa ra quyết định chính xác, tránh những sai lầm chỉ vì một phút giây không cân nhắc, mà phải hối hận trăm năm.

Tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một tác phẩm nổi bật trong chương trình ngữ văn lớp 10. Bài viết nổi bật về hình ảnh của ngọc trai và giếng nước không chỉ là một phần của văn bản, mà còn là một điểm nhấn ý nghĩa. Thầy cô và học sinh có thể tìm hiểu thêm với những bài viết khác như Cảm nhận về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, Tìm hiểu về các chi tiết xung quanh nhân vật Mị Châu, hoặc Kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy với một kết thúc khác biệt.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học