20+ Phân tích nhân vật Đăm Săn (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp bài văn Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 1
- Dàn ý Phân tích nhân vật Đăm Săn
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 2
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 3
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 4
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 5
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 6
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 7
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 8
- Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 9
- Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây (mẫu khác)
20+ Phân tích nhân vật Đăm Săn (hay, ngắn gọn)
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 1
Nhận định về sử thi Đăm Săn, nhà nghiên cứ Nhi-cu-lin nhận xét: “Sử thi Đăm Săn là câu chuyện thơ về cuộc đời của người dũng sĩ và những chiến công của chàng. Những người diễn xướng không chỉ ca ngợi thủ lĩnh của bộ lạc là Đăm Săn mà cất lời ca ngợi tất cả những người của cộng đồng – tất cả người làng”. Đây là nhận định hoàn toàn xác đáng, ngắn gọn để thấy được vẻ đẹp phẩm chất, ngoại hình của người anh hùng Đăm Săn.
Trước hết, Đăm Săn mang vẻ đẹp hình thể khỏe mạnh cường tráng. Vẻ đẹp hình thể của chàng không được miêu tả từ đầu đoạn trích, mà chủ yếu tập trung ở cuối đoạn trích, khi ăn mừng chiến thắng trở về. Hình thể cường tráng, vạm vỡ: “Bắp chân chàng to bằng cây xà nàng, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Đoạn văn ngắn nhưng tác giả sử dụng hàng loạt biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại trùng điệp, liên tiếp nhau để làm nổi bật vẻ đẹp hình thể của Đăm Săn. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng và ngợi ca vẻ đẹp của chàng, đồng thời cũng là sự khẳng định vẻ đẹp sức mạnh của cộng đồng.
Không chỉ đẹp về ngoại hình, Đăm Săn còn hội tụ đầy đủ trong mình phẩm chất anh hùng, phẩm chất đó được thể hiện rõ trong trận chiến với Mtao Mxây. Mtao Mxây cướp vợ Đăm Săn trong khi chàng đang đi làm nương cùng bà con trên rẫy. Khi trở về buôn, Đăm Săn dẫn mọi người đến buôn làng của Mtao Mxây để khiêu chiến. Trước thái độ ngạo mạn, khiêu khích của Mtao Mxây: “Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà”, Đăm Săn càng tỏ ra kiên quyết, mạnh mẽ hơn: “Xuống ngay, diêng! Xuống, diêng”. Thái độ của chàng vô cùng dứt khoát, dồn kẻ thù vào cuộc giao đấu, chàng quyết sống chết với Mtao Mxây một trận để phân chia thắng bại. Đăm Săn và Mtao Mxây trải qua hai hiệp đấu. Mỗi hiệp chàng lại hiện lên với một vẻ đẹp khác nhau. Hiệp thứ nhất, chàng múa những đường khiên vô cùng đẹp mắt: “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây”. Thủ pháp phóng đại đã cho thấy sức mạnh, vẻ đẹp phi thường của Đăm Săn. Càng về sau sức mạnh của Mtao Mxây càng yếu, hắn yêu cầu Hơ Nhị ném cho mình thêm miếng trầu để gia tăng sức mạnh, nhưng Đăm Săn đã nhanh chóng đoạt được miếng trầu, khiến cho sức mạnh của chàng tăng lên gấp bội. Sự xuất hiện của miếng trầu và người vợ có ý nghĩa đặc biệt với Đăm Săn. Hơ Nhị là vợ chính thức của chàng, bởi vậy, miếng trầu ném ra Đăm Săn bắt được chính là tình yêu tiếp sức cho chàng, để Đăm Săn phóng giáo trúng đùi Mtao Mxây. Nhưng áo giáp của Mtao Mxây không thủng, khiến cho Đăm Săn thấm mệt, chàng vừa chạy vừa ngủ và nằm mơ thấy ông Trời. Trong giấc mơ ông Trời đã chỉ ra lí do vì sao chàng chưa chiến thắng được Mtao Mxây và đưa ra giải pháp cho chàng. Ông Trời là nhân vật trở thủ thứ hai giúp đỡ cho chàng, chi tiết này cho thấy cuộc chiến đấu của Đăm Săn là chính nghĩa bởi vậy nên không chỉ nhận được sự ủng hộ của con người mà còn nhận được sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên. Đăm Săn choàng tỉnh và tiếp tục chiến đấu với Mtao Mxây. Cuối cùng chàng đã giành được thắng lợi vẻ vảng, khiến cho Mtao Mxây phải sợ hãi rúc vào chuồng lợn xin hàng. Cuộc chiến với Mtao Mxây càng cho ta thấy rõ sự anh dũng, sức mạnh phi thường của chàng Đăm Săn.
Không chỉ là một anh hùng, Mtao Mxây còn là người có lòng nhân hậu và đức khoan dung. Trong đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm ta thấy rằng không có chi tiết nào nói về việc Đăm Săn đi cướp bóc của buôn làng khác. Chàng đến buôn làng của Mtao Mxây mục đích là để đòi lại vợ. Sau khi giết chết Mtao Mxây, dân làng không còn ai đứng đầu, họ cần một tù trưởng để dẫn dắt, cần một cộng đồng để chung sống. Bởi vậy, Đăm Săn mới ra lời ướm hỏi và kêu gọi họ: “Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không?”. Chàng còn gõ vào mạch, vào phên từng nhà trong làng. Những cử chỉ hành động đó cũng đủ cho thấy sự chân thành của chàng. Đáp lại sự chân thành đó, dân làng: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”. “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”. Không khí trở về tấp nập, nhộn nhịp, buôn làng của Đăm Săn càng trở nên vững mạnh, giàu có và thịnh vượng hơn.
Ngoài ra, cũng cần thấy rằng Đăm Săn còn là người trọng tình nghĩa, ghi nhớ công ơn tổ tiên và những người đã ngã xuống. Mặc dù đoạn trích không miêu tả cảnh đổ máu, nhưng chắc chắn rằng trong trận đấu đó đã có rất nhiều người ngã xuống. Bởi vậy lễ cúng người mất và thần linh để tưởng nhớ và biết ơn những người đã hi sinh vì nghĩa lớn đã được tổ chức. Lễ vật dùng cúng thần, tổ tiên vô cùng long trọng và hậu hĩnh để cầu sức khỏe, bình yên và sự thịnh vượng. Sau đó lễ ăn mừng chiến thắng cũng diễn ra hết sức long trọng, tưng bừng: tiếng cồng chiêng vang lên khắp nơi, người đến từ bốn phương, chật ních. Ai cũng được đón tiếp long trọng, ăn uống no say thỏa thích.
Xây dựng nhân vật Đăm Săn tác giả dân gian đã sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, phóng đại để làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh phi thường của chàng. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật hết sức linh hoạt, giàu kịch tính, những câu yêu cầu, mệnh lệnh, lời kêu gọi tạo nên không khí hùng tráng cho toàn bộ thiên truyện.
Qua đoạn trích ta có thể thấy Đăm Săn là một người anh hùng, hội tụ những phẩm chất đẹp đẽ nhất: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, chiến đấu không chỉ để cứu vợ mà còn nhằm mục đích cao cả hơn đó là làm cho cuộc sống của mọi người được ấm no, hạnh phúc. Ta có thể thấy Đăm Săn là hội tụ vẻ đẹp, tài năng, sức mạnh và ý chí của cộng đồng, dân tộc.
Phân tích nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
I. Mở bài
- Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây
- Khái quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.
II. Thân bài
1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây
- Trong cảnh khiêu chiến:
+ Đăm Săn gọi, khiêu khích để Mtao Mxây xuống chiến đấu.
+ Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao Mxây xuống.
⇒ Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt. Đối lập với sự hèn nhát của Mtao Mxây.
- Trong trận đấu:
+ Đăm Săn múa khiên, một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô.
+ Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây.
+ Ăn được miếng trầu của Hơ Nhị, múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt... Nhưng đâm không thủng Mtao Mxây.
+ Chi tiết miếng trầu biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho thấy Đăm Săn chiến đấu có sử ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
+ Được ông trời chỉ giúp, đâm chết được kẻ thù, cắt đầu đem bêu ngoài đường. Ông trời đại diện cho thần linh chỗ dựa tinh thần của cộng đồng thị tộc cũng giúp đỡ và đứng về phía Đăm Săn.
⇒ Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.
⇒ Chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc,
2. Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng
- Đăm Săn trong cảnh trở về:
+ Đăm Săn với dân làng có ba cuộc đối đáp, là lời thuyết phục của Đăm Săn và lời chấp thuận đi theo của dân làng.
+ Ba cuộc đối đáp gặp nhau ở tiếng nói đồng lòng “không đi sao được” và có sự tăng tiến.
=> Đăm Săn trở thành người anh hùng giàu có, chiến đấu để thỏa khát vọng của cộng đồng.
=> Sự yêu mến, ngưỡng mộ, thán phục của dân làng về tài năng và phẩm chất của Đăm Săn, quyết tâm một lòng đi theo.
- Cảnh ăn mừng chiến thắng:
+ Ngoại hình: Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang
+ Sức mạnh: Sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy gầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc,...
+ Phẩm chất: Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”
=> Đăm Săn hiện lên như một một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng.
=> Thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, sùng kính của nhân dân đối với người anh hùng của cộng đồng
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Cách kể và tả hấp dẫn
- Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.
- Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.
- Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.
III. Kết bài
- Khái quát về các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Mở rộng: Bên cạnh anh hùng Đăm Săn còn có rất nhiều hình tượng người anh hùng đại diện cho cộng đồng được khắc họa như Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na),..
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 2
Cuộc chiến này bắt đầu vì Mtao Mxây đã đánh cắp Hơ Nhị - người vợ của Đăm Săn. Với người dân Ê-đê theo phong tục truyền thống, việc bị kẻ thù cướp đi người vợ là một sự nhục nhã cho cả cộng đồng. "Thắng lợi trước Mtao Mxây" là lần thứ hai Đăm Săn phải đối mặt với đối thủ để chứng minh sức mạnh của mình. Anh ta phải đương đầu với kẻ thù tàn bạo và có sức mạnh đáng kinh ngạc. Chuỗi hình ảnh so sánh trong đoạn trích nhấn mạnh sự tương phản giữa Đăm Săn và kẻ thù, từ đó tôn vinh lòng dũng cảm của anh ta và sự thảm hại của Mtao Mxây. Điều này làm nổi bật nét đặc biệt trong nghệ thuật của đoạn trích này, vinh danh vẻ đẹp của anh hùng Đăm Săn.
Vẻ đẹp của Đăm Săn đã được phô diễn ngay từ khi anh ta bước vào lãnh thổ của Mtao Mxây. Tù trưởng Sát, hung bạo và tự phụ, không thể không sợ hãi trước sự hiện diện của Đăm Săn. Hình ảnh của Đăm Săn cùng các đồng minh của anh hiện lên trước mắt kẻ thù với sự dũng mãnh, với khói màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp" cùng tư thế hùng hồn, "Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường". Hình ảnh so sánh đặc trưng này đã làm nổi bật sự phi thường của người anh hùng, tư thế đó còn kết hợp với hành động thần thánh "chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào", bộc lộ sức mạnh vô song của Đăm Săn. Trong trận chiến với Đăm Săn, dù Mtao Mxây cũng có dũng mãnh nhưng vẫn tỏ ra sợ hãi trước Đăm Săn. Lời nói của hắn cho thấy sự nhát gan "đừng đâm ta khi ta đang xuống nhé". Trả lời lại, Đăm Săn đã thể hiện sự khinh bỉ đối thủ bằng tư thế thanh lịch của mình: "Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng ko thèm đâm nữa là!
Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là cuộc đấu trí của hai tù trưởng dũng mãnh. Trong sử thi, phẩm chất anh hùng được thể hiện qua việc chiến thắng bằng sức mạnh và can đảm. Trận đấu sinh tử này không dung thân cho kẻ nào nhát gan. Trong tình cảm tôn vinh anh hùng của cả buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành động của Đăm Săn đều vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự mánh khóe khi tiếng khiên của hắn vang lên "tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như tiếng mướp đập vào nhau", nhưng Đăm Săn đã đánh tan sự lảng tránh đó bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi tôn vinh sức mạnh của Đăm Săn như ngang bằng sức mạnh của thiên nhiên: "Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh... nghiêng ngả". Lần múa khiên thứ hai của anh ta còn đáng sợ hơn, mang trong đó sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh của Đăm Săn còn được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của vợ, Hơ Nhị, khi nàng ném trầu và thuốc để gia tăng sức lực cho anh ta.
Đăm Săn không đứng một mình trong cuộc chiến này để bảo vệ danh dự. Anh ta đã có sự giúp đỡ của những tù trưởng đồng minh mạnh mẽ, giúp anh giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, anh còn nhận được sự trợ giúp từ thần linh. Người anh hùng trong sử thi luôn có mối liên hệ với siêu nhiên. Thần linh đã giúp Đăm Săn làm rơi giáp sắt của Mtao Mxây. Khi không còn được bảo vệ bởi giáp sắt, kẻ địch trở nên thảm hại và nhát gan. Đăm Săn đánh bại kẻ thù trong sự xin lỗi nhục nhã từ Mtao Mxây. Anh đã khôi phục danh dự, giành lại người vợ và công lý. Chiến thắng được tôn vinh và Đăm Săn sở hữu tất cả tài sản, vùng đất cùng tôi tớ của Mtao Mxây. Hình ảnh trong sử thi được miêu tả với quy mô tráng lệ: mọi người tự nguyện theo Đăm Săn, đông như bầy cà tông, dày đặc như bầy thiêu thân, đông đúc như kiến mối. Anh ta có thêm quyền lực, nhiều tài sản và trở thành biểu tượng của sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Sau chiến thắng oai hùng, bộ tộc của Đăm Săn đã tổ chức một buổi tiệc mừng chiến thắng hoành tráng. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức lan tỏa khắp nơi, vì nó mang đến sự vinh quang của chiến thắng hùng vĩ, cũng như để tôn vinh những người xứng đáng: " Hãy đi lấy rượu bắt trâu! ... Rượu bảy ché, trâu bảy con ... ko còn ai bì kịp". Trong cuộc vui náo nhiệt ấy, không ai nổi bật bằng người anh hùng Đăm Săn - tù trưởng mạnh mẽ, không ai sánh bằng. Ngay cả trong bầu không khí bình yên của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn tỏa sáng từ diện mạo cho đến hành động: tóc dài quyến rũ trải dài... chẳng bao giờ đủ no. Hơn nữa, ngôn ngữ tráng lệ của sử thi so sánh anh hùng với sức mạnh thần linh: "Oai linh đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây". Hình ảnh của Đăm Săn sau chiến công này được phóng đại và trở thành điệu nhạc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng xuất sắc của cộng đồng: "Và người ta bàn tán không ngừng... trong lòng mẹ". Vẻ đẹp ấy chỉ có thể hiện diện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới mang đến những vẻ đẹp độc đáo như vậy.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 3
Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác sử thi Đăm Săn, bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn “Chiến thắng Mtao Mxây”, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.
Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. Chiến thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ, chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn, Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.
Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng Sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: “Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe. Đáp lại Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là”.
Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát hơn. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài mùa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lạch cạch như tiếng những quả mướp khô, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiển rít vù vù như giông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trâu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.
Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát khi lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát, ông Trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với quy mô hoành tráng: mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiến đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một tiệc ăn mừng chiến thắng thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bời chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lấy bảy chung rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiến để cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, để ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trống vang lừng khiên vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mải nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trổ sắc bén. Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ, vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.
Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước, lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật, đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp: một đi không trở lại.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 4
Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây đã cướp Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. “Chiến thắng Mtao Mxây” là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung hãn và cũng có sức mạnh phi thường ko kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.
Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Mtao Mxây hung bạo, du kiêu căng ngạo mạn nhưng cũng phải e dè sự hiện diện của Đăm Săn. Hình ảnh Đăm Săn cùng những người bạn đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với “khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp” cùng khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng, Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức “chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào" hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù Mtao Mxây cũng rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp sợ trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đường hoàng của mình: “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng ko thèm đâm nữa là!”.
Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc đối đầu giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện sự khoác lác khi lời nói của hắn được chứng minh bằng “tiếng khiên lộc cộc, lộp cộp như tiếng mướp đập vào nhau”, còn Đăm Săn đã dập tắt khí nhuệ của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh áy ngang sức mạnh của tự nhiên: “Một bước nhảy, chàng qua mấy đồi tranh... nghiêng ngả”. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt lên Mtao Mxây. Sức mạnh của Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực chàng tăng lên gấp bội.
Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn giáp sát, hắn thật thảm hại và hèn nhát. Đăm Săn kết liễu kẻ thù trong sự cầu xin một cách nhục nhã của Mtao Mxây. Đòi lại danh dự, giành lại được vợ, chính nghĩa đã thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng việc Đăm Săn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây. Hình ảnh trong sử thi được mô tả với quy mô hoành tráng: mọi người tình nguyện theo Đăm Săn “đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến mối”. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một tiệc mừng chiến thắng thật kỳ vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: “Hãy đi lấy rượu bắt trâu! ... Rượu bảy ché, trâu bảy con ... không còn ai bì kịp”. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình cho đến hành động: “mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống ... không bao giờ thấy no”. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: “Oai linh đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây”. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: “Và người ta bàn tán không ngừng... trong lòng mẹ”. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi người anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến như thế.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 5
Đến với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, người đọc sẽ thấy được hình ảnh Đăm Săn - một con người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.
Đăm Săn trong cuộc chiến đấu với Mtao Mxây hiện lên là một võ sĩ dũng cảm, tài năng và có sức mạnh phi thường lấn át cả kẻ thù. Nghe tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn tức tốc trở về, đem quan đến đánh Mtao Mxây để cứu vợ. Đăm Săn đã khiêu chiến với Mtao Mxây vì hắn cướp vợ của chàng là Hơ Nhị. Điều này chứng tỏ Đăm Săn là một người coi trọng danh dự cá nhân cũng như danh dự cộng đồng. Khi Đăm Săn đem quân đến, Mtao Mxay luôn tìm cách phòng thủ. Để dụ hắn ra chiến đấu, Đăm Săn liên tiếp đe dọa: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiện của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang… ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi”. Nhưng Mtao Mxây lại tìm cách khiêu khích: “Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, vì thực ra hắn đang sợ hãi: “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Trước lời đe dọa của Đăm Săn, hắn buộc phải ra chiến đấu.
Liên tiếp ba hiệp đấu diễn ra, hành động của cả hai nhân vật đều được khắc họa rõ nét. Trong hiệp đấu thứ nhất, Mtao Mxây “múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”. Còn Đăm Săn thì thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiên Đăm Săn không hề nhúc nhích. Lúc Đăm Săn múa “Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”. Sự đối lập trong hành động của hai nhân vật đã cho thấy sự yếu đuối của Mtao Mxây và sự khỏe mạnh của Đăm Săn. Hiệp đấu thứ hai trở nên gay cấn hơn khi Đăm Săn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp, “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc…”. Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thủng đầu vì bộ áo giáp trên người hắn. Hình ảnh “miếng trầu” cũng giống như một phần thưởng nhỏ của Hơ Nhị để tiếp thêm sức mạnh cho chàng. Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Ông Trời, Đăm Săn tìm ra kế sách để đánh bại Mtao Mxây. Chàng đã giành chiến thắng và cứu được vợ mình. Ông trời chính là đại diện của công lý, cũng là đại diện của sức mạnh trí tuệ. Chàng đã chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc. Nên chiến thắng là điều tất yếu.
Sau khi kết thúc trận chiến, Đăm Săn kêu gọi binh lính, đầy tớ của Mtao Mxây đi theo mình cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh hơn. Lời kêu gọi vô cùng chân thành và tha thiết: “Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa, hãy đi bắt ngựa. Ai giữ voi, hãy đi bắt voi. Ai giữ trâu, hãy đi lùa trâu về”. Lời kêu gọi ấy đã nhận được sự đồng thuận của dân làng, họ đều cùng chung một mục đích: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”. Họ đã về cùng với Đăm Săn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”.
Khung cảnh ăn mừng chiến thắng kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng khắp nơi kéo về. Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả từ ngoại hình đến hành động. Chàng “Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang…”. Xung quanh mọi người đều tung hô, khen ngợi chiến công của Đăm Săn. Điều đó thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, tô sùng đối với người anh hùng của buôn làng.
Như vậy, hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện lên trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” vô cùng chân thực và sinh động. Chàng chính là đại diện cho vẻ đẹp cũng như sức mạnh của cộng đồng người Ê-đê.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 6
Qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp đại diện cho sức mạnh cộng đồng của người dân Ê-đê.
Đầu tiên là đẹp ngoại hình được miêu tả ở cuối đoạn trích. Hình thể của chàng hiện lên đầy cường tráng, vạm vỡ: “Bắp chân chàng to bằng cây xà nàng, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy dầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”. Chỉ vài nét phác họa thôi, nhưng người đọc đã hình dung ra được sự khỏe mạnh, cường tráng của một vị tù trưởng.
Không chỉ vậy, đó còn là vẻ đẹp tài năng thể hiện qua cuộc chiến đấu với Mtao Mxây. Đăm Săn nghe tin vợ bị bắt bởi Mtao Mxây vô cùng giận dữ, đem quân đến nhà Mtao Mxây quyết tâm đòi lại vợ cho bằng được. Khi bước vào trận chiến, vì là người khiêu chiến nên Đăm Săn tỏ ra là một người thông minh, có khí phách và dũng cảm: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang… ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hun cái nhà của nhà ngươi”. Còn Mtao Mxây thì tìm cách khiêu khích: “Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, nhưng thực chất là vô cùng sợ hãi: “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. Trước liên tiếp những lời đe dọa của Đăm Săn, Mtao Mxây không còn cách nào khác là phải bước vào cuộc chiến.
Cuộc chiến đấu của hai tù trưởng diễn ra qua ba hiệp đấu - con số thường thấy trong mỗi trận chiến. Qua đó khẳng định chiến thắng cuối cùng của Đăm Săn là vô cùng xứng đáng. Trong hiệp đấu thứ nhất, Mtao Mxây “múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ”. Còn Đăm Săn thì thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiên Đăm Săn không hề nhúc nhích. Lúc Đăm Săn múa “Một lần xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xốc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”. Sự đối lập trong hành động của hai nhân vật đã cho thấy sự yếu đuối của Mtao Mxây và sự khỏe mạnh của Đăm Săn. Hiệp đấu thứ hai trở nên gay cấn hơn khi Đăm Săn trở nên mạnh mẽ hơn nhờ đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp, “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc…”. Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thủng đầu vì bộ áo giáp trên người hắn. Hình ảnh “miếng trầu” cũng giống như một phần thưởng nhỏ của Hơ Nhị để tiếp thêm sức mạnh cho chàng. Cuối cùng, nhờ sự giúp sức của Ông Trời, Đăm Săn tìm ra kế sách để đánh bại Mtao Mxây. Chàng đã giành chiến thắng và cứu được vợ mình. Ông trời chính là đại diện của công lý, cũng là đại diện của sức mạnh trí tuệ cũng đứng về phía Đăm Săn - một con người có tinh thần chính nghĩa và uy tín với cộng đồng.
Sau khi kết thúc trận chiến, Đăm Săn đã có những hành động thật đẹp. Chàng kêu gọi binh lính, đầy tớ của Mtao Mxây đi theo mình cùng nhau xây dựng một cộng đồng lớn mạnh hơn. Lời kêu gọi vô cùng chân thành và tha thiết: “Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa, hãy đi bắt ngựa. Ai giữ voi, hãy đi bắt voi. Ai giữ trâu, hãy đi lùa trâu về”. Lời kêu gọi ấy đã nhận được sự đồng thuận của dân làng, họ đều cùng chung một mục đích: “Không đi sao được, làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cỏ hoang, người giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”. Họ đã về cùng với Đăm Săn: “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước”. Khi trở về, tất cả cùng nhau mở tiệc ăn mừng chiến thắng - cuộc vui kéo dài suốt mùa khô, tù trưởng khắp nơi đều kéo về. Điều ấy càng cho thấy sự lớn mạnh, phát triển của buôn làng dưới sự quản lý của tù trưởng Đăm Săn. Qua đó, cũng thấy được Đăm Săn là một người trượng nghĩa và giàu tình yêu thương.
Qua phân tích trên, có thể thấy được vẻ đẹp toàn diện của người anh hùng Đăm Săn: không chỉ đến từ ngoại hình mà còn từ trí tuệ, phẩm chất.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 7
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nằm trong chương 34 của bộ sử thi Đăm Săn. Qua đoạn trích, ta không chỉ thấy được sức mạnh cộng đồng, con người Tây Nguyên mà còn cảm nhận được vẻ đẹp uy nghi, hùng tráng của người anh hùng sử thi. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật người tù trưởng Đăm Săn với chiến công lẫy lừng.
Sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trước hết được thể hiện qua cuộc đấu với Mtao Mxây. Cuộc đấu xảy ra khi Đăm Săn nghe tin vợ mình bị bắt, đó là ngòi nổ Mtao Mxây gây ra, Đăm Săn chủ động tới trước chân cầu thang của hắn để thách đấu. Vẻ uy nghi cùng những lời lẽ bản lĩnh, thách thức của chàng khiến Mtao Mxây phải sợ hãi, phân vân " Xuống, giếng! Xuống, giếng!....hun cái nhà của người cho mà xem". Mtao Mxây đành chấp nhận bước xuống trong nỗi lo sợ bị Đăm Săn đâm lén, nhưng đời nào một anh hùng lại làm chuyện tiểu nhân, chỉ có kẻ bỉ ổi mới chực chờ người khác không để ý mà ra tay hành động "Sao ta lại đâm ngươi ta cũng không thèm đâm nữa là". Rõ ràng trong lời nói của Đăm Săn đã thể hiện rõ khí chất của một bậc anh hùng, mạnh mẽ, dứt khoát và quyết liệt. Khác với một Mtao Mxây hèn nhát, tiểu nhân, thích khích bác người khác mà thiếu bản lĩnh. Khi hắn bước xuống với xiêm áo lộng lẫy tựa vị thần, vũ khí sắc bén với gươm óng ánh cầu vồng trong cái dáng vẻ tần ngần do dự, bước đi mà chẳng dám thì cũng là lúc mà hình ảnh Đăm Săn được nổi bật hơn.
Bước vào trận chiến, Đăm Săn nhường cho hắn múa khiên trước, vậy mà hắn tìm cách để ép chàng mua trước bằng lời lẽ hiếu thắng, khoe khoang :" người mới là người múa trước đã gãy mất cánh". Sau cùng hắn vẫn múa trước với những đường múa chán nản, " kêu lạch xạch như quả mướp khô", Đăm Săn vẫn đừng im nhìn hắn mua một cách khinh bỉ. Vậy mà hắn vẫn không thôi khoe khoang những vẻ vang của mình, còn Đăm Săn cứ việc múa những đường gươm đầy điêu luyện, thể hiện một tài năng xuất chúng của mình " Đăm Săn rụng khiên khiên múa vun vút qua phía tây".
Sự đối lập giữa màn đấu kiếm đã cho thấy một Đăm Săn đầy hùng dũng trong chiến trận, một kẻ khó lòng ai có thể vượt qua. Nhìn thấy sức mạnh ấy của chàng, Mtao Mxây phải vội cầu cứu Hơ Nhị nhưng miếng trầu nàng trao lại bị Đăm Săn chụp được, lúc này sức mạnh và sinh lực của chàng càng tăng lên gấp bội. Rồi tiếp tục là những trận múa, những đòn đánh đuổi mạnh mẽ , thần tốc vào kẻ địch " Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng". Được sự trợ giúp của ông Trời, Đăm Săn liền dùng chày mòn ném vào vành tai địch, truy đuổi đến cùng , hắn phải van xin cầu phúc, nhưng sự kiện quyết của Đăm Săn đã giết chết hắn, đầu Mtao Mxây bị đem bêu khắp đường.
Chiến thắng Mtao Mxây không chỉ là chiến thắng cá nhân mà còn là chiến công của cộng đồng. Bởi vậy mà khi Đăm Săn kêu gọi mọi người đi cùng đều được nhân dân tin tưởng đi theo "Ơ ngân chim sẻ, ơ vạn chim ngói....chúng ta về nào!". Với những người vô tội, chàng không hề một chút mảy may trách móc, trái lại muốn họ cùng mình xây dựng một cộng đồng giàu mạnh, thịnh vượng hơn. Đó là vẻ đẹp của một tấm lòng lơn, tấm lòng rộng lượng vì nhân dân.
Không chỉ mang vẻ đẹp về tài năng, phẩm chất, ở Đăm Săn còn có cả vẻ đẹp về ngoại hình. Trong bữa tiệc thiết đãi mừng năm mới, Đăm Săn uy nghi và to lớn như một tướng lĩnh thư thái, một dũng tướng hào hùng "Chàng nằm trên võng....ở dưới đất là một cái nông hoa", " Ngực quấn chéo một tấm mền Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ". Đánh tiếng Đăm Săn vang dội khắp mọi miền, đến cả vạn vật sông núi cũng phải kính trọng, nể phục. Cộng đồng trong tay Đăm Săn ngày một phát triển, giàu có chính là nhờ phúc phần và tài năng của vị tù trưởng anh minh.
Đăm Săn qua đoạn trích hiện lên là một người anh hùng đầy đẹp đẽ, một tù trưởng trách nhiệm, bản lĩnh. Hình ảnh Đăm Săn giúp em thêm tự hào hơn về lịch sử dân tộc, tin tưởng vào sức mạnh của chính nghĩa và cố gắng hoàn thiện, xây dựng bản thân mỗi ngày cả về trí tuệ và thể chất, xứng đáng là một " tù trưởng" của xã hội mới hôm nay, xây dựng và cống hiến cho đất nước giàu mạnh.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 8
Sử thi là một thể loại văn học độc đáo, Việt Nam ta đã sưu tầm được khá nhiều bộ sử thi có giá trị từ các dân tộc thiểu số như Mường, Thái và các dân tộc anh em ở Tây Nguyên. Song song với văn hóa cồng chiêng thì sử thi cũng là một di sản văn hóa phi vật thể mang tầm thế giới, cần được bảo tồn và phát huy hơn nữa. Chiến thắng Mtao Mxây là một đoạn trích ngắn trong bộ sử thi khá nổi tiếng Đăm Săn của đồng bào Tây Nguyên, kể về một trong những chiến công lẫy lừng của người anh hùng Đăm Săn.
Sử thi là một thể loại văn học có dung lượng rất đồ sộ, từ vài nghìn câu tới hàng vạn câu, tái hiện được những nội dung mang tầm vóc lớn lao. Thuộc loại hình tự sự dân gian. Khi xây dựng nhân vật hình tượng của sử thi thì thường là nhân vật có tầm vóc phi thường, có nhiều chiến công kỳ tích, hào hùng, là niềm tự hào cho cả dân tộc. Sử thi có thể được kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, giọng điệu tráng lệ. Có hai loại là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng.
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây nằm trong chương 34 của sử thi Đăm Săn, kể về một trong những chiến công nổi bật nhất của Đăm Săn trong cuộc chiến với tù trưởng trưởng Sắt Mtao Mxây, để giành lại vợ, đồng thời mở rộng lãnh thổ, đất đai. Hình tượng người anh hùng Đăm Săn được xây dựng một cách đẹp đẽ và hùng tráng.
Đầu tiên hình tượng nhân vật Đăm Săn hiện lên trong trận chiến đấu với Mtao Mxây. Trước khi cuộc chiến bắt đầu, Đăm Săn sau khi nghe tin vợ mình là Hơ Nhị bị bắt đi đã rất tức giận. Chàng đã đến tận chân cầu thang của nhà Mtao Mxây, để gọi kẻ thù ra khiêu chiến, để trả thù. Nhưng ngược lại với sự dũng cảm, thiện chiến của Đăm Săn thì Mtao Mxây lại sợ hãi, nhút nhát trước sự hùng hổ của Đăm Săn mà không dám bước xuống để đối mặt, chỉ đến khi bị Đăm Săn dọa phá nhà thì hắn mới dám xuống. Mtao Mxây bước xuống với phục trang lộng lẫy, bệ vệ nhưng dáng điệu lại tần ngần, do dự không có khí thế của một vị anh hùng.
Đăm Săn đã có những lời khiêu chiến "Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy", với kẻ thù nhưng không được đáp ứng, thậm chí còn bị trêu tức "Tay ta đang còn bận ôm vợ hai của chúng ta ở trên nhà này cơ mà". Vì lẽ đó Đăm Săn càng nổi giận hơn, lời của chàng trở nên giục giã và mang tính đe dọa, đòi bổ đôi sàn hiên, cầu thang, đốt nhà Mtao Mxây. Mtao Mxây sợ hãi đành phải xuống, nhưng không quên nhắc nhở Đăm Săn không được làm hại mình. Thấy vậy Đăm Săn đã khẳng khái khẳng định sẽ không làm trò đánh lén, kèm theo đó là trạng thái khinh bỉ dành cho sự nhút nhát của Mtao Mxây. Đăm Săn ngầm so sánh kẻ thù với những con lợn nái, con trâu của nhà hắn mà chàng không thèm đâm, không thèm để vào mắt. Qua những lời thoại và hành động thẳng thắn như vậy, ta có thể thấy được Đăm Săn là một con người đàng hoàng, luôn trong thế chủ động, mang trong mình tinh thần thượng võ của một người anh hùng. Còn Mtao Mxây thì lại là kẻ yếu đuối nhát gan, chỉ biết làm trò lén lút, châm chọc, ghen ăn tức ở, ỷ mạnh ăn hiếp phụ nữ, không xứng là một đấng nam nhi.
Trước lời khiêu khích, thách đấu của Đăm Săn, Mtao Mxây buộc phải chấp nhận thách đấu, tại cuộc chiến ta lại càng hiểu rõ về con người của chàng Đăm Săn. Cuộc chiến gồm có 4 hiệp, trong hiệp 1 Đăm Săn đã yêu cầu Mtao Mxây múa khiên trước nhưng Mtao Mxây lại tìm mọi cách để đùn đẩy, tự nhận mình còn non yếu, không dám múa trước. Tuy nhiên cuối cùng hắn vẫn phải múa trước, còn Đăm Săn đứng yên không nhúc nhích. Trong đôi mắt của Đăm Săn, Mtao Mxây múa khiên lạch xạch như một quả mướp khô, thậm chí chàng còn có chút khinh bỉ, hài hước hỏi: "Miếng múa ấy ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, ơ diêng?" . Tuy nhiên Mtao Mxây không hề biết xấu hổ, lại còn khoe khoang những chiến tích chẳng biết có thật hay không của mình. Còn Đăm Săn lại rất khiêm tốn, thật thà, không khoe khoang gì cả.
Trong hiệp 2 đến lượt Đăm Săn rung khiên múa, chàng múa vừa khỏe, vừa đẹp, vừa dũng mãnh, lại nhanh nhẹn phóng qua đồi tranh, đồi lồ ô, khiến cho Mtao Mxây phải chật vật khó khăn bước cao bước thấp đuổi theo từ bãi này tới bãi kia, đầy thảm hại. Sự kém cỏi của Mtao Mxây càng thể hiện khi hắn phản đòn mà chẳng chém nổi kheo chân của Đăm Săn thay vào đó là cắm phập vào cái chão cột trâu. Đăm Săn lại càng thêm coi thường hắn, mà hỏi chế giễu: "Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn kheo chân ta ngươi dành làm gì?", nhân vật Mtao Mxây lại càng trở nên hài hước hơn.
Trong hiệp ba vì cay cú Mtao Mxây yêu cầu Hơ Nhị ném trầu cho ăn nhưng trớ trêu hắn lại chẳng bắt trúng mà bị Đăm Săn nhanh tay chụp được, chàng ăn rồi thì sinh lực tăng lên bội phần. Lúc này đây Đăm Săn nhường cho Mtao Mxây chạy trước để chàng đuổi. Chàng múa khiên, "múa trên cao gió như bão", "múa dưới thấp gió như lốc", múa đến mức đồi tranh bật rễ, núi phải nứt vỡ, điều đó càng khẳng định cái tài năng và sức mạnh phi thường của người anh hùng Đăm Săn. Rồi thì chàng nhanh nhẹn ra những đòn tấn công mạnh mẽ, trực diện vào đùi, vào người Mtao Mxây nhưng do hắn mặc giáp sắt nên không hề hấn gì. Một chi tiết rất ấn tượng đó là khi đã thấm mệt Đăm Săn đã thấm mệt, chàng vừa chạy vừa ngủ, rồi mộng thấy ông, được ông trời chỉ cho cách bại Mtao Mxây. Chi tiết này đã minh chứng cho quan điểm ở hiền gặp lành, người tài giỏi chính trực chắc chắn được thần phật giúp đỡ để đánh bại cái ác. Kết thúc trận chiến, khi Mtao Mxây đã đại bại, Đăm Săn truy sát đến tận cùng, không để cho tên này sống sót dù hắn đã van xin được nộp cống phẩm để thoát chết. Nhưng Đăm Săn đã quyết tiệt chặt đầu Mtao Mxây, phòng trừ hậu họa về sau.
Hình tượng của Đăm Săn còn hiện lên trong cảnh dẫn nô lệ về sau chiến thắng. Thông thường sau khi giết thủ lĩnh, thì tôi tớ của kể đó chắc chắn cũng bị tàn sát để diệt trừ hậu họa, tránh rắc rối về sau này. Nhưng ở Đăm Săn lại khác, ở chàng toát lên chí khí của người anh hùng dũng mãnh cũng lại độ lượng, không lạm sát người vô tội mà tìm cách quy hàng họ. Đây cũng là lối ứng xử đầy cao đẹp của người anh hùng thời bấy giờ. Sau khi dẫn nô lệ về, Đăm Săn lại cho mở tiệc mừng, mổ trâu mổ bò, tiếng chiêng trống rầm rộ. Bạn bè khách khứa nhiều vô kể, chàng hiếu khách, trò chuyện không biết mệt. Điều ấy càng thể hiện cái danh tiếng và chí khí tốt đẹp của người anh hùng Đăm Săn đã vang danh khắp chốn. Chàng là hiện thân của phe chính nghĩa, đem lại cuộc sống no đủ cho dân của buôn làng mình, đem lại cho dân làng cảnh trù phú giàu có mà trước đây chưa từng ai làm được bao giờ.
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trích trong sử thi Đăm Săn đã cho chúng ta một cách nhìn ấn tượng và mới lạ về hình tượng người anh hùng Đăm Săn trong công cuộc chiến đấu với kẻ thù để giành lại vợ, đồng thời cũng thể hiện được được cái bản lĩnh mạnh mẽ, chính nghĩa của Đăm Săn đã đem lại bình yên cho buôn làng, đem lại nhiều của cải, đem lại sự giàu có và trù phú. Đồng thời cách cư xử và tính cách của chàng xứng đáng là một tù trưởng thống lĩnh cả một buôn làng hùng mạnh. Đoạn trích còn giáo dục cho con người quan điểm chính luôn chiến thắng tà, người tốt sẽ luôn được thần phật giúp đỡ.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 9
Người anh hùng sử thi là trọng tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng. Tầm vóc lẫn chiến công của chàng trùm lên toàn bộ chiến công, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Ê-đê. Trong quan niệm của người dân tộc Ê-đê, cuộc chiến từng đóng vai trò là “bà đỡ lịch sử” khiến cho cộng đồng ngày càng phát triển, ngày càng có cuộc sống ấm no, thịnh vượng. Trong sự phát triển ấy, người anh hùng có vị trí hết sức lớn lao tầm cỡ. Sau mỗi chiến công của người anh hùng là một lễ ăn mừng hoành tráng của cộng đồng để suy tôn, ca ngợi cũng như thể hiện niềm vui về sự no đủ, đông đúc mỗi ngày.
Sau chiến thắng oanh liệt trước tù trưởng Mtao-Mxây, Đăm Săn đã trở thành người anh hùng giàu có, hùng mạnh nhất. Tôi tớ theo về “đặc như bầy cà tông”, của cải đưa về “nhiều như ong đi chuyển nước”. Tràn ngập trong niềm vui, Đăm Săn đã cho toàn bộ tộc ăn mừng chiến thắng. Tiếng tuyên bố mở hội dõng dạc vang vọng của chàng khiến cho khắp rừng núi âm vang trong không khí háo hức. Cả cộng đồng người Ê-đê và người Ê-ga được tái hiện sinh động đầy sức sống. Và sừng sững trong xã hội ấy, là nét đẹp vừa hoành tráng, vừa lãng mạn của người anh hùng Đăm Săn.
Nét đẹp được ghi nhận trước tiệc của Đăm Săn trong lễ ăn mừng chính là nét đẹp về ngoại hình và sức mạnh. Chàng được miêu tả với vẻ đẹp và sức mạnh của một vị thần. Người Ê-đê, Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước. "Mình quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như chim, bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức tràng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy, chàng nằm sấp thì gãy dầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc". Bằng nghệ thuật miêu tả, so sánh gần gũi, cụ thể với nhiều chi tiết hết sức sinh động, kết hợp với nghệ thuật trì hoãn sử thi và cách nói phóng đại sử thi, người dân Tây Nguyên đã biến người anh hùng của họ thành một vị thần với tất cả sức mạnh hội tụ từ núi rừng, vũ trụ. Sức mạnh của chàng được so sánh với những gì mạnh nhất, đẹp nhất của thiên nhiên.
Vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ, trải qua bao cuộc chiến, Đăm Săn đã lớn lên và trở thành chiến thần. Chàng có tất cả vẻ đẹp cũng như sức mạnh của thần linh qua trí tưởng tượng bay bổng kì diệu và lòng mến yêu vô hạn của người Tây Nguyên. Không chỉ có sức mạnh dũng mãnh chàng còn có vẻ đẹp lãng mạn: “Chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang mũ hoa, chàng ăn không biết no, uống không biết say, trò chuyện không biết chán”. Toát lên từ câu chữ một chàng Đăm Săn hòa đồng vui vẻ. Không hề phân biệt địa vị cao thấp giàu hèn. Đăm Săn là biểu tượng cho hài hoà giữa cái đẹp dữ dội của núi rừng, vũ trụ với cái đẹp êm ả lãng mạn của tâm hồn người Tây Nguyên. Cái đẹp ấy vừa có sự cao cả, kì vĩ của người anh hùng lại vừa có nét kì diệu, đậm đà bản sắc Tây Nguyên.
Không chỉ hiện lên với vẻ đẹp của sức mạnh và hình thể, Đăm Săn còn hiện lên trong lễ ăn mừng, ở vẻ đẹp của lòng tôn kính tổ tiên, thần linh, lòng hiếu khách, một tâm hồn thuỷ chung, phóng khoáng rộng rãi. Sau chiến thắng, Đăm Săn không quên sai tôi tớ làm lễ cảm tạ tổ tiên và thần linh đã giúp cho chàng chiến thắng, đã giúp bộ tộc của chàng ngày một vững mạnh giàu có. "Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu, rượu năm ché, trâu bảy con để dâng thần, rượu bảy chém, lợn thiến bảy con cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Cách Đăm Săn sai tôi tớ sắm đồ lễ cúng tế chứng tỏ lòng thành kính sâu sắc với thần linh, tổ tiên của chàng. Nó cũng chính là tiếng nói tín ngưỡng của cả cộng đồng dân tộc Ê-đê.
Sau khi làm lễ tạ khấn thần linh, tổ tiên Đăm Săn đã mời tất cả anh em, bạn bè, tôi tớ ăn uống: “Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta, chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng năm mới…”. Tiếng mời chào sang sảng như chính tấm lòng hào hiệp của chàng Đăm Săn. Chàng đã thiết đãi bạn bè, dân làng bằng những vật chất đầy đủ sang trọng, bằng niềm vui thân ái, khiến cho “cả một vùng nhão ra như nước” vui tới mức “lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng, ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu inh ỏi suốt ngày đêm”. Bạn bè của chàng đông đúc: “Các cô gái đi lại vú đụng vú, các chàng trai đi lại ngực đụng ngực”. Không khí ăn mừng như thế này bây giờ mới có. Bởi bây giờ người Ê-đê mới có người thủ lĩnh anh hùng dũng cảm, hào hiệp đến thế. Đó chính là niềm tự hào sâu sắc của người dân Ê-đê về vị tù trưởng Đăm Săn.
Cách xây dựng hình tượng đẹp đẽ lớn lao của người anh hùng trong không khí đông vui nhộn nhịp, lớn mạnh của cộng đồng là một đặc điểm nổi bật của sử thi Tây Nguyên. Người anh hùng sử thi được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua người anh hùng ta thấy được sự phát triển, ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê-đê – một biểu hiện quan trọng của ý thức dân tộc.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 10
Trong quá trình lao động sản xuất nhân dân ta đã sáng tác được ra những câu chuyện những tác phẩm tuyệt vời kể về cuộc đời, số phận chiến công của các tù trưởng anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, …được đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng lớn đối với người đọc.Truyện Đăm Săn là một tác phẩm như thế và đây cũng là một trong những tác phẩm sử thi của dân tộc Ê đê Tây Nguyên và là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng dân tộc Việt Nam. Tác phẩm nói về người tù trưởng mang tên Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc Ê đê trong buổi đầu lịch sử. Đoạn trích "Chiến thắng Mtao-Mxây" đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Đam San có vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, lời nói, hành động đến nhân cách và lí tưởng sống.
Sử thi là thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần nhịp, hình tượng hào hùng hoành tráng, kể về những biến cố trọng đại của cộng đồng, lưu truyền bằng phương thức hát –kể khan.Sử thi có hai loại là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi Đam San là sử thi anh hùng tiêu biểu nhất của các dân tộc Tây Nguyên.Tác phẩm đã tái dựng lại đời sống đầy biến động của cộng đồng người Ê đê cổ đại qua hàng loạt những chiến công của người anh hùng Đăm Săn : đánh thắng các tù trưởng Sắt, Kền Kền, mở mang buôn làng, chặt cây Smuk, bắt ông Trời phải làm theo mình, chinh phục nữ thần mặt trời. Đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây ( SGK Ngữ văn 10 ) nằm ở giữa tác phẩm, kể về chiến công Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Sắt cứu vợ, bảo vệ thành công sự ấm no, hòa bình của buôn làng. Trong Đoạn trích, Đam San đã tỏ rõ mình là người anh hùng qua việc khiêu chiến, giao chiến trong bốn hiệp, chiến thắng Mtao-Mxây, thuyết phục tôi tớ Mtao-Mxây theo mình và ăn mừng chiến thắng.
Trước hết, Đam san là người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mỹ theo quan niệm của người Ê đê cổ đại.Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những mĩ từ trang trọng, giọng điệu sùng kính, thái độ ngưỡng mộ, tự hào. Đam San có giọng nói hào sảng, vang động khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị lễ vật cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng trong khắp buôn.Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khỏe đẹp, đậm chất tự nhiên Tây Nguyên.Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa ; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre.Trang phục của chàng oai nghiêm, thể hiện sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quấn chéo một tấm mền chiến, khoác tấm áo chiến, có đủ gươm giáo. Chàng nhiều của cải, sung túc, có chiêng đồng, voi bầy, lá nhiều, bạn bè như nêm như xếp, các tù trưởng khác khiêng lễ vật đến kết thân, cả thần linh cũng biết tiếng tăm của chàng. Chàng là niềm tự hào của cả bộ tộc.Vẻ đẹp của chàng hoang dã, gần tự nhiên.Sự giàu có, phồn vinh của chàng cũng là sự hùng mạnh của buôn làng.
Trong cuộc giao chiến, tài năng, phẩm chất anh hùng của Đam San thể hiện rõ nhất trong cuộc giao chiến với Mtao-Mxây, trong tư thế đối lập hoàn toàn với kẻ thù. Đam San chiến đấu với Mtao M xây nhằm mục đích chính đáng là cứu vợ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng, bảo vệ giữ gìn sự bình yên, phồn thịnh của buôn làng, đều là lẽ đúng, đứng ở bên chính nghĩa.
Khi giao chiến, Đăm Săn được miêu tả trong thế so sánh với Mtao M xây.Tác giả dân gian thường miêu tả Mtao M xây trước để làm nền tôn vinh tài năng, sức mạnh của Đam San. Cuộc chiến diễn ra trong bốn hiệp.Hiệp 1, Đam San Đam San nhường kẻ thù múa khiên trước ; hiệp 2 : cả hai cùng múa khiên, Mtao M xây chém trượt Đam San ; hiệp 3 Đăm Săn đớp được miếng trầu của vợ, đam trúng Mtao M xây nhưng hắn không chết ; hiệp 4 : ông Trời mách nước Đăm Săn giết được kẻ thù .Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của mơ-tao Mơ-xây. Đam San chủ động tự tin khiêu chiến, đến tận chân cầu thang nhà Mtao M xây thách đấu mặc dù kẻ thù có lợi thế đất nhà, giàu có, được trang bị vũ khí tinh xảo, có bề ngoài uy nghi đáng sợ.Tù trưởng Sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khói màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực "Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường".
Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đam Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả mơ-tao Mơ-xây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đam Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát "đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé". Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đàng hoàng của mình: "Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống! Ngay con heo nái nhà mày tao cũng có thèm chém đâu!".
Trong cuộc giao chiến, bất cứ lúc nào Đăm Săn cũng tỏ ra chủ động, tự tin, bình tĩnh, dũng mãnh, chiến đấu kiên cường, hành động kiên quyết. Chàng múa khiên rất khỏe, đẹp, nhanh : một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô, vun vút qua phía đông, phía tây ; múa khiên như gió bão gió lốc, khiến chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi, khiến ba lần quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Nghệ thuật cường điệu đã cho thấy sức mạnh và tài năng phi thường của Đăm Săn.
Đam Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quý.Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Sang hiệp thứ hai hắn đã đuối sức và cầu của Hơ Nhị ném cho hắn một miếng trầu nhưng cô đã không ném cho hắn mà ngược lại là dành cho chồng. Nhận được miếng trầu từ tay vợ sức mạnh của Đăm Săn càng tăng lên gấp bội chàng múa khiên như gió bão như lốc "núi ba lần rạn nứt ba đồi tranh bật rễ" cây giáo thần của Đăm Săn nhằm vào đùi, vào người Mtao-Mxây mà phóng tới, mà đâm vào nhưng không thủng. Trận chiến đã lên đến đỉnh điểm khiến Đăm Săn thấm mệt. Bước sang hiệp giao đấu thứ hai, Đăm Săn vừa chạy, vừa mộng thấy ông trời, rồi được ông trời chỉ dẫn. Sáng tạo nên chi tiết kì ảo thú vị này, tác giả dân gian đã huyền thoại hóa người anh hùng sử thi để ca ngợi của chàng.
Việc Đăm Săn được ông trời giúp đỡ không hạ thấp tài năng của chàng mà trái lại càng tăng thêm thanh thế uy danh của Đăm Săn. Nó chứng tỏ cuộc chiến của chàng là cuộc chiến chính nghĩa nên được thần linh trợ giúp. Tuy nhiên, ông trời cũng chỉ là người mách nước còn quyết định vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hành động trực tiếp của Đăm Săn. Bừng tỉnh sau lời "cố vấn" của ông trời, Đăm Săn càng nhanh nhẹn, quyết liệt và dứt khoát. Nhanh như chớp chàng "chộp ngay...kẻ địch" khiến cho "cái giáp của Mtao-Mxây...loảng xoảng". Hắn thảm bại, chạy trốn cầu xin Đăm Săn nhưng Đăm Săn không hề khoan nhượng. Chàng kể tội, kết án kẻ thù rồi "đâm phập...ngoài đường". Hành động đó của chàng không hề thể hiện Đăm Săn là một kẻ dã man ,khát máu, nó là lối hành xử quen thuộc, thường thấy ở các thủ lĩnh anh hùng thời cổ đại khi kẻ thù xúc phạm tới danh dự, điều thiêng liêng, cao quý nhất của họ.
Trái hẳn với Đam San, Mtao-Mxây rất kém cỏi, hèn nhát.Lúc đầu hắn huênh hoang tự nhận mình là học trò của thần Rồng là tướng chuyên đi xé nát đất thiên hạ nhưng khi giao chiến thì hắn múa khiên lạch xạch như quả mướp khô, được nhường đánh trước thì đâm trượt Đam San, khi yếu thế thì chạy trốn quanh chuồng lợn, chuồng trâu, khi bị thua thì cầu xin giữ lại tính mạng. Trong đoạn giao chiến, Đăm Săn hiện lên là người anh hùng tài giỏi, quả cảm, giàu tinh thần thượng võ, Đam San chính là kết tinh sức mạnh ,vẻ đẹp, y chí, khát vọng của cả cộng đồng .Ngôn ngữ tả hành động chiến đấu của Đăm Săn giàu nhịp điệu, hình ảnh, chất thơ, sử dụng nhiều phép so sánh cường điệu, liệt kê trùng điệp dày đặc.
Sau khi chiến thắng, Đăm Săn không tiến hành giết chóc đẫm máu mà thuyết phục, kêu gọi tôi tớ của Mtao m xây theo chàng.Thái độ kêu gọi của chàng rất nhiệt thành, tận tình, vồn vã, thuyết phục ba lần, chàng trực tiếp đến gõ cửa từng nhà để kêu gọi. Lời kêu gọi thể hiện l tưởng anh hùng của Đam San : thống nhất các buôn làng, khát vọng hòa bình, phồn vinh, giàu mạnh, thống nhất lợi ích cá nhân chàng và lợi ích của cả buôn làng.Đáp lại lời kêu gọi của Đam San, tôi tớ của Mtao M-xây nô nức đem theo của cải về với chàng.Điều đó thể hiện uy tín của Đam San với cộng đồng, khát vọng hòa bình, giàu mạnh của chàng phù hợp với nguyện vọng chung của dân làng cũng như người Ê đê cổ đại.
Kết thúc trận đấu chàng về bản tổ chức ăn mừng. Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài "kéo dài hết mùa khô" và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê- đê Tây Nguyên. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đăm Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: "Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây".
Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: "Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đam Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trổ sắc bén…Đam Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ". Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế! Và lần ăn mừng bấy giờ cũng là khúc khải hoàn ca của bộ tộc Đăm Săn cho ta thấy sự phát triển, giàu có, hùng mạnh của bộ tộc Đăm Săn sau khi chàng giành chiến thắng. tô đậm và khắc sâu ý nghĩa thời đại của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng.
Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh giàu nhạc điệu cùng phép so sánh và cường điệu độc đáo, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, chất thơ, nhạc điệu, lời kể hấp dẫn qua chiến công của Đăm Săn tác phẩm đề cao hình tượng oai phong dũng mãnh đề cao tài năng đề cao hạnh phúc gia đình tha thiết với cuộc sống phồn vinh bình yên của cộng đồng của người anh hùng Đăm Săn qua đó làm nổi bật phẩm chất khát vọng cao đẹp của người xưa.
Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-Đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp "một đi không trở lại".
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 11
Văn học dân gian Việt Nam, bên cạnh những bài ca dao trữ tình sâu lắng, bên cạnh những làn điệu chèo mượt mà làm mê đắm lòng người... còn có những áng sử thi hào hùng thể hiện sức mạnh và trí tưởng tượng tuyệt vời của con người. Người anh hùng Đăm Săn trong sử thi Đăm Săn qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây đã để lại trong lòng người đọc lòng yêu mến, khâm phục xen lẫn niềm tự hào về vẻ đẹp của sức mạnh thể chất, trí tuệ và tâm hồn cha ông tiên tổ của mình.
Đăm Săn là một tù trưởng giàu có và đầy sức mạnh. Bị Mtao Mxây cướp mất vợ, lòng tự trọng của một người con núi rừng, lòng tự trọng của một người tù trưởng đã cho chàng sức mạnh để đến nhà Mtao Mxây thách chiến. Trong cuộc chiến gay cấn và khốc liệt ấy, lòng dũng cảm, sự mưu trí và sức mạnh thể chất phi thường của người anh hùng Đăm Săn khiến bất cứ ai cũng cảm thấy khâm phục.Mtao Mxây cũng là một tù trưởng giàu có và mạnh mẽ. Chính Đăm Săn cũng cũng thừa nhận Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp và trông hắn dữ tợn như một vị thần. Với một tù trưởng như vậy, giao chiến với hắn ngoài chiến trường đã là một khó khăn, giao chiến tại nhà của hắn lại là một thử thách lớn hơn. Nhưng Đăm Săn đã dám “vào hang cọp” để đòi lại người vợ, đòi lại danh dự của mình. Chàng đến nhà Mtao Mxây thách thức “ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, rồi hết lời khinh bỉ, mỉa mai cốt dụ hắn ra khỏi nhà để giao chiến. Sự can đảm đó thật hiếm có.
Con người chàng cũng thượng võ vô cùng. Kẻ thù không dám xuống thang bởi lẽ hắn sợ chàng đâm khi đang đi xuống. Khi Mtao Mxây đi xuống thang chính là lúc hắn sơ hở nhiều nhất. Những kẻ cơ hội, hèn hạ thường lợi dụng lúc ấy để tấn công kẻ thù (bản thân Mtao Mxây có lẽ cũng là một kẻ như vậy, nếu không tại sao hắn nghĩ đến việc Đăm Săn sẽ làm như vậy với hắn). Nhưng Đăm Săn thì khác. Chàng nói: “đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là, đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng ta cũng không thèm đâm nữa là”. Tinh thần ấy chỉ có thể có ở một tâm hồn cao thượng và một sức mạnh vững vàng.
Bước vào trận chiến, người đọc lại càng thêm khâm phục tài năng và sức mạnh của vị tù trưởng đầu đội khăn kép, vai mang túi da này. Trong khi Mtao Mxây múa khiên lạch xạch như quả mướp, hắn lại được cậu, được bác, được Thần Rồng dạy múa khiên đánh võ thì Đăm Săn tự học tất cả. Vậy mà chàng đã tự rèn cho mình một sức mạnh và tài năng làm trời long núi lở. Đăm Săn múa khiên một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh... vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vun vút... Chàng không chỉ mạnh mẽ về thể chất mà còn nhanh trí vô cùng. Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu, hắn chưa kịp đớp lấy Đăm Săn đã nhanh hơn đón được từ đó sức mạnh của chàng tăng lên gấp bội. Người anh hùng toàn tài toàn trí không khỏi khiến lòng ta trầm trồ thán phục.
Sự tài giỏi, trí lực của Đăm Săn không chỉ được người người yêu mến. Con người ấy còn được thần linh hết lòng giúp đỡ. Sự thần thánh hoá chi tiết Đăm Săn được Trời giúp diệt Mtao Mxây cũng chỉ là một cách để bày tỏ lòng yêu mến con người phi phàm này.Giết chết Mtao Mxây, Đăm Săn không giết chóc thêm ai. Chàng thể hiện sự đôn hậu, nhân ái trong tiếng gọi tôi tớ kẻ thù về với mình. Kẻ mạnh thường khiến người khác phải sợ nhưng ở đây, trong đoạn trích này, sức mạnh của Đăm Săn lại được yêu mến. Bởi ở Đăm Săn không chỉ có sức mạnh của thể chất mà còn ánh lên vẻ đẹp của sức mạnh trong tâm hồn.
Ở những người anh hùng ngoài chiến trận, sa trường thường toát lên vẻ gân guốc, khô khan và cứng nhắc. Nhưng đến với Đăm Săn ta không khỏi ngạc nhiên, thích thú với vẻ ngoài vừa mạnh mẽ vừa đẹp đẽ của chàng. Mình chàng quấn tấm mền chiến, khoác áo chiến. Chân chàng bắp bằng xà ngang, đùi bằng ống bễ. Mắt chàng sáng long lanh - ánh sáng của trí tuệ, của sức mạnh, của lòng dũng cảm. Và có một chi tiết rất ấn tượng tóc (chàng) thả dài trên sàn, hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa'. Bên cạnh cái đẹp của sự gan góc, can trường ở Đăm Săn vẫn có những nét thật mềm mại, đáng mến.
Yêu mến, khâm phục vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn khiến ta thấy tự hào, trân trọng hơn về cha ông, về quá khứ của tổ tiên người Ê đê. Hình ảnh của những Đăm Săn, Xinh Nhã... đã đứng dậy một thời kì xa xưa âm vang tiếng cồng chiêng, vang vọng tiếng voi gầm... và vang dội tiếng những con người anh hùng đi mở đất cho cộng đồng, dân tộc.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 12
Sử thi "Đăm Săn" không chỉ là một câu chuyện anh hùng đơn thuần mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sôi động và sâu sắc, mang đậm giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc. Tác phẩm này không chỉ đánh bại giới hạn về không gian và thời gian mà còn đưa người đọc vào một thế giới đầy màu sắc và đầy ý nghĩa.
Đặc biệt, nhà nghiên cứu Nhi-cu-lin đã nhìn nhận sự thiết thực và linh hoạt trong việc vẽ nên nhân vật Đăm Săn. Chàng không chỉ là hình mẫu của sức mạnh vượt trội mà còn là biểu hiện của lòng dũng cảm, lòng trung hiếu và lòng nhân ái. Bằng cách thể hiện những trăn trở, nỗi lo lắng và quyết tâm phi thường, Đăm Săn không chỉ là anh hùng trong truyền thống mà còn là biểu tượng của lòng trung hiếu và lòng nhân ái. Hành động của chàng trong việc đòi lại vợ và lãnh đạo cộng đồng sau chiến thắng cũng là minh chứng cho lòng trung hiếu và lòng nhân ái của một người lãnh đạo đích thực.
Ngôn ngữ và lối diễn đạt của tác giả càng làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn. Câu văn sôi động, hình ảnh sinh động và diễn biến tình huống hấp dẫn đã tạo nên một không gian văn học độc đáo, đầy sức hút. Sự xuất hiện của những yếu tố siêu nhiên như sự giúp đỡ của ông Trời càng làm tăng thêm sự kỳ diệu và phép màu cho câu chuyện.
Nhìn nhận về sử thi "Đăm Săn", chúng ta không chỉ nhìn thấy một câu chuyện anh hùng hấp dẫn mà còn bắt gặp được những giá trị văn hóa sâu sắc, những phẩm chất đạo đức cao đẹp và lòng trung hiếu, lòng nhân ái đầy ý nghĩa. Đây không chỉ là một tác phẩm văn học nổi tiếng của dân tộc mà còn là tài sản vô song, là nguồn cảm hứng bất tận cho độc giả trẻ và là niềm tự hào của văn học Việt Nam. Sử thi "Đăm Săn" là một bức tranh sáng tạo, đầy màu sắc và ý nghĩa, vẽ nên hình ảnh của một người anh hùng không chỉ trong quá khứ mà còn là nguồn động viên cho tương lai.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 13
Trong cuộc chiến đấu cam go và khốc liệt với Mtao Mxây, Đăm Săn không chỉ là người giữ vững danh dự cá nhân và hạnh phúc gia đình mà còn là biểu tượng của sức mạnh, lòng dũng cảm và lòng trung hiếu của cả một thị tộc. Hành động của Đăm Săn trong việc đánh bại Mtao Mxây không chỉ là cuộc đấu tranh của một người đàn ông mạnh mẽ, mà còn là sự hi sinh và lòng trung hiếu với người thân và cộng đồng.
Khi nhận tin vợ mình bị bắt, Đăm Săn không do dự, không lưỡng lự, mà ngay lập tức rời xa công việc, quay về để bảo vệ gia đình và vùng đất của mình. Sự đoàn kết và lòng trung hiếu của chàng được thể hiện qua việc chống lại Mtao Mxây, không chỉ vì lòng tự trọng cá nhân mà còn vì lòng trung hiếu và tình yêu thương với vợ con. Mỗi đòn đánh, mỗi chiêu thuật của Đăm Săn đều phản ánh sự tinh thông và sự dũng mãnh của một chiến binh thực thụ.
Không chỉ là cuộc đối đầu giữa hai võ sĩ, mà đó còn là sự đối đầu giữa lòng trung hiếu và lòng ích kỷ. Mtao Mxây, dù đã có vợ, nhưng không coi trọng gia đình và cộng đồng, chỉ biết tìm kiếm quyền lực và tham vọng cá nhân. Ngược lại, Đăm Săn không chỉ chiến đấu để bảo vệ vợ và danh dự cá nhân, mà còn để bảo vệ cộng đồng và hạnh phúc của mọi người xung quanh.
Trận đấu không chỉ là cuộc chiến giữa hai con người mà còn là cuộc chiến giữa lòng trung hiếu và lòng độc ác, giữa sự hy sinh và lòng ích kỷ. Thắng lợi của Đăm Săn không chỉ là chiến thắng về thể chất, mà còn là chiến thắng của lòng nhân ái và lòng trung hiếu, là sự kiên định của lòng người trước bất kỳ khó khăn nào.
Đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" không chỉ là một trang trong sử thi, mà còn là bức tranh sống động về lòng trung hiếu, lòng dũng cảm và lòng nhân ái. Đó không chỉ là chiến thắng của Đăm Săn, mà còn là chiến thắng của lòng trung hiếu và lòng nhân ái trước sự tàn ác và ích kỷ. Đó chính là sức mạnh lớn lao và vẻ đẹp vĩnh cửu của lòng nhân ái và lòng trung hiếu, vẻ đẹp mà bất kỳ cuộc chiến nào cũng không thể làm mờ đi.
Phân tích nhân vật Đăm Săn - mẫu 14
Trận chiến này bắt nguồn từ việc Mtao Mxây táo bạo cướp đi Hơ Nhị - vợ của Đăm Săn. Với người Ê-đê, theo truyền thống mẫu hệ, việc bị mất vợ là một sự xúc phạm lớn đối với cộng đồng. "Cuộc đấu với Mtao Mxây" là lần thứ hai Đăm Săn phải đối mặt với kẻ thù để chứng tỏ sức mạnh của mình. Trong cuộc chiến này, Đăm Săn phải đối mặt với Mtao Mxây, một đối thủ hung bạo, không kém phần mạnh mẽ. Đoạn trích thể hiện sự tương phản giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, nổi bật vẻ hào hùng của Đăm Săn và sự thất thế của Mtao Mxây. Điều này thể hiện qua nhiều so sánh trong văn bản, nhấn mạnh vào sự dũng mãnh và phi thường của Đăm Săn.
Vẻ đẹp của Đăm Săn đã rõ ràng ngay khi anh bước vào lãnh địa của Mtao Mxây. Mtao Mxây tỏ ra hung bạo, kiêu căng, và tự phụ, nhưng anh ta không thể kháng cự sự hiện diện của Đăm Săn. Hình ảnh của Đăm Săn và các đồng minh của anh ta trong mắt kẻ thù xuất sắc, với "khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn tuyệt đẹp." Anh ta có một tư thế hừng hực, khiến cho "gươm anh sáng như mặt trời. Thân mình ẩn trong trần như một quả dưa, sẵn sàng như con sóc. Mắt anh ta sáng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với người bình thường." Những mô tả này tạo nên hình ảnh mạnh mẽ và khí thế của Đăm Săn.
Khi bước vào cuộc chiến với Mtao Mxây, mặc dù Mtao Mxây có sức mạnh không kém, Đăm Săn vẫn tỏ ra tương phản và khả năng đối mặt của anh ta được thể hiện qua tư thế hoàn hảo: "Anh ta chặt ống tre thành ba khúc, và đập đổ hàng rào." Đây là sự biểu hiện của sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây là một trận đấu giữa hai tù trưởng mạnh mẽ và dũng mãnh. Sự anh hùng của Đăm Săn trong sử thi không chỉ dựa vào sự chiến thắng bằng sức mạnh, mà còn ẩn chứa trong sự can đảm của anh ta. Cuộc đối đầu này là một cuộc chiến sống còn, không dành cho những kẻ hèn nhát. Trong sự tôn vinh của cộng đồng đối với Đăm Săn, mọi cử chỉ, ngôn ngữ và hành động của anh ta đều tạo nên một hình tượng nổi bật, vượt trội hơn so với kẻ thù. Chúng ta thấy sự cạnh tranh trong việc múa khiên, Mtao Mxây thể hiện sự khiếp sợ khi bị Đăm Săn đánh bại. Đám đông chứng kiến cuộc đấu này không thể nào quên, chứng tỏ tình hào hùng của anh hùng và vẻ đẹp trong nghệ thuật sử thi.
Cuối cùng, chiến thắng của Đăm Săn được tôn vinh bằng một cuộc lễ mừng hoành tráng. Cuộc kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hấp dẫn như một, vì anh ta mang lại niềm tự hào về chiến thắng và vinh quang, đồng thời tôn vinh cả xã hội: "Hãy đi lấy rượu và bắt trâu!... Rượu bảy lít, trâu bảy con... không ai có thể so sánh được." Đặc biệt, người anh hùng Đăm Săn nổi bật trong đám đông vui mừng, với vẻ ngoại hình và hành động đặc biệt: "Tóc dài thả xuống như một chiếc khăn, uống rượu không bao giờ say, không bao giờ đầy." Cuối cùng, ngôn ngữ của sử thi so sánh sức mạnh của Đăm Săn với sức mạnh thiêng liêng: "Oai linh đến tận thần núi phía Đông và thần núi phía Tây." Điều này làm nổi bật sự phi thường và tôn nghiêm của anh ta, và đồng thời đánh dấu một phần trong hành trình của một người anh hùng.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều