Top 60 Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương (hay nhất)



Tổng hợp trên 60 bài văn Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Dàn ý Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương

Dàn ý - mẫu 1

I. Mở bài

- Trương Sinh giới thiệu về bản thân mình (tên, gia cảnh, tính cách)

- Trương Sinh dẫn dắt vào câu chuyện (Có một câu chuyện làm tôi ân hận suốt đời, dù có chết tôi cũng không tha thứ cho bản thân).

II. Thân bài

1. Quá trình kết hôn và chung sống với Vũ Nương

- Vợ tôi là Vũ Nương, xinh đẹp, đảm đang, khéo léo

- Chúng tôi chung sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc, háo hức chờ đón đứa con đầu lòng.

- Đang trong thời gian mặn nồng, hạnh phúc, chiến tranh phi nghĩa xảy đến, tôi phải từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi chiến đấu.

- Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.

2. Thời gian xa nhà (Được nghe những người hàng xóm kể lại)

- Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản

- Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh

- Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó

- Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.

- Tôi thầm tự hào và biết ơn vợ, tự nhủ với lòng sẽ yêu thương và trân trọng nàng suốt đời

3. Trương Sinh trở về và nghi oan cho vợ.

- Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng.

- Tôi định bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến

- Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.

4. Vũ Nương thanh minh, được giải oan và sự hối hận của chàng Trương.

- Trước cơn thịnh nộ của tôi, Vũ Nương hết lời giải thích, thanh minh, nàng hỏi tôi chuyện kia nhưng tôi cố tình không nói, tôi vẫn mắng nhiếc thậm tệ và đuổi đi mặc cho hàng xóm can ngăn

- Sau đó, vợ tôi tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang tự tử để chứng minh lòng thành. Dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.

- Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.

- Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.

- Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.

- Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.

- Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình.

III. Kết bài

- Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Vợ chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu

- Trương Sinh tự hứa với lòng sẽ ở vậy, chăm con thật tốt, bù đắp sai lầm.

Dàn ý - mẫu 2

1. Mở bài

- Dẫn dắt vào câu chuyện hai hơn mươi năm trước của chính mình.

- Bi kịch khiến cho gia đình tan vỡ.

2. Thân bài

a. Quá trình kết hôn và chung sống cùng vợ:

- Tôi sinh ra là con nhà phú hào, được nuông chiều. Tính cách có phần ghen tuông thái quá.

- Vũ Nương là con của một người làng bên, tôi biết đến nhờ nhan sắc và tính nết dịu hiền của nàng nên tìm mọi cách rước nàng về làm vợ.

- Nàng luôn khéo léo cư xử, dù tôi không thực tin tưởng nàng, nhưng nàng chưa từng làm điều gì khiến cho vợ chồng bất hòa.

- Chung sống được một thời gian thì triều đình có tin gọi đi lính Chiêm. Tôi vốn ít chữ nghĩa nên bị gọi đi.

- Lúc ra đi, mẹ tôi khóc mà dặn dò tôi, còn Vũ Nương thì rót rượu dặn dò tôi bình an trở về.

b. Thời gian tôi xa nhà và trở về:

- Đi lính ba năm, trải qua sinh tử đôi lần thì thế giặc tan ra, tôi được trở về quê hương.

- Khi đó, Vũ Nương đã sinh cho tôi một đứa con trai, đặt tên là Đản.

- Thế nhưng, niềm vui chẳng trọn khi mẹ già vì mong tin tôi mà đã mất.

- Mọi việc ở nhà Vũ Nương đều chu toàn, tôi thực sự vẫn coi đó là bổn phận của nàng.

c. Nghi oan cho Vũ Nương

- Tôi dẫn con ra thăm mộ mẹ, nhưng nó khóc lóc nhất quyết không theo tôi và còn hỏi tôi cũng là cha nó sao.

- Tôi sinh lòng nghi ngờ, gặng hỏi đứa con nhỏ thì nó ngây thơ bảo đêm nào cũng có một người cha đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế nó.

- Nghe vậy, tôi đinh ninh trong lòng rằng vợ mình đã thất tiết, thế nên, với bản tính của mình, tôi đã không tiếc lời mắng nhiếc nàng thậm tệ mặc cho nàng thanh minh, hàng xóm nói giúp, tôi vẫn đánh đuổi nàng đi.

d. Cái chết của Vũ Nương, sự hối hận muộn màng của tôi:

- Những lời mắng nhiếc của tôi đã khiến Vũ Nương vô cùng đau khổ, nàng chỉ nói lại với tôi một lời rồi tắm rửa sạch sẽ, chạy ra bến Hoàng Giang mà trầm mình xuống đó.

- Tôi tuy lòng vẫn đau đáu sự nghi kị với nàng nhưng trong lòng cũng có chút ân hận nên đã tìm vớt xác nàng mà chẳng thấy.

- Thế rồi một đêm không ngủ được, ngồi cùng con trai bên chiếc đèn, bỗng nhiên nó trỏ lên cái bóng của tôi trên vách tường mà nói "Cha Đản lại đến kìa". Giờ thì tôi mới hiểu được Vũ Nương, mới hiểu cho nỗi oan thấu trời kia của nàng khi bị tôi nghi oan. Thế nhưng sự đã rồi, không còn có thể cứu vãn được nữa.

- Ngày qua tháng lại, một hôm có một kẻ tự xưng Phan Lang đến tìm gặp tôi.

- Hắn kể rằng hắn được Linh Phi của Nam Hải Long Vương cứu sống khi bị đắm thuyền và đã gặp được vợ tôi ở dưới đó. Vợ tôi đã nhờ hắn nói với tôi rằng hãy lập đàn giải oan cho nàng.

- Dựa vào lời của Vũ Nương căn dặn, tôi lập đàn giải oan ba ngày ròng rã bên bến Hoàng Giang, cuối cùng đến ngày thứ ba, nàng cũng trở về.

- Nàng đứng ở giữa kiệu hoa, võng lọng rực rỡ giữa sông, nói với tôi lời từ biệt rồi biến mất.

- Tôi ân hận, dằn vặt bởi sự ghen tuông của mình đã khiến tôi đánh mất một người vợ dịu dàng, đảm đang như Vũ Nương.

3. Kết bài

- Nỗi ân hận dày vò tôi, hai mươi năm qua, tôi sống trong cô độc để nuôi lớn bé Đản.

- Giờ đây nó đã lớn khôn, chuẩn bị thành gia lập thất, hi vọng Vũ Nương ở nơi chốn xa xôi cũng nhìn thấu mà bằng lòng tha thứ cho kẻ như tôi.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 1

Bóng nàng ẩn hiện trên sông, nói lời tạ từ tôi và con, rồi nàng biến mất…. Tôi tha thiết gọi tên nàng để níu kéo nhưng nàng đã vĩnh viễn biến mất, vĩnh viễn rời xa cha con tôi. Tất cả cũng chỉ tại tính ghen tuông mù quáng, mà giờ tôi đã mất người vợ thảo hiền, nết na.

Tôi vốn quê ở Nam Xương, nhà giàu có nhưng tôi lại ham chơi hơn ham học, nên vừa ngoài hai mươi, mẹ tôi đã kén vợ cho tôi. Nàng tên Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, lại thêm phần tư dung tốt đẹp. Tôi hài lòng về vợ mình lắm, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp, thùy mị như vậy sẽ nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên Vũ Nương cũng hết sức giữ gìn, bởi vậy gia đình tôi luôn được êm đềm, yên ấm. Bởi vậy, tôi càng yêu nàng hơn.

Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc chẳng được bao lâu, chiến tranh xảy ra, tôi đứng đầu trong danh sách đi lính. Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Những năm tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh nhanh kết thúc để tôi được trở về bên gia đình.

Ba năm chiến tranh qua đi, tôi về nhà lòng đầy hứng khởi, mong nhớ. Nhưng ngày tôi về lại ấp xuống biết bao tai họa. Mẹ tôi vì thương nhớ tôi quá nhiều mà sinh bệnh nên đã mất. Tôi bế đứa con nhỏ hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản khóc lớn, không chịu đi cùng tôi, tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên, sững sờ, tim bỗng nhói đau, máu ghen trong người nổi lên, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Thằng bé hồn nhiên đáp lại:

- Đêm nào cũng có một người đến, mẹ ngồi người đó cũng ngồi, mẹ đi người đó cũng đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đản cả.

Đến giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, vợ tôi thảo hiền, nết na chỉ là cái vỏ bề ngoài. Tôi đi lính đã lập tức thất tiết với tôi. Tôi nổi giận đùng đùng, về nhà đánh đuổi vợ tôi đi. Nàng tha thiết van xin:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Nhưng những lời nàng đối với tối lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phát đi và dùng những lời lẽ đay nghiến, trì triết để đuổi nàng đi. Giá lúc ấy tôi bình tĩnh hơn, nói rõ nguyên do cho nàng giải thích thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh li tán như ngày hôm nay.

Uất ức vì không được giãi bày, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và tìm đến bến sông Hoàng Giang để tự vẫn nhằm minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ sự tình nhưng biết vợ tự vẫn cũng hết sức đau lòng, tôi ra bến sông để vớt xác nhằm chôn cất nàng chu đáo nhưng không tài nào tìm thấy, tôi và con đành trở về nhà.

Cuộc sống một mình gà trống nuôi con quả chẳng dễ dàng, đêm ấy tôi thắp đèn bỗng bé Đản reo lớn:

- Cha Đản lại đến kìa. Chính là người cha vẫn đến cùng mẹ đó.

Bấy giờ tôi mới biết mình đã nghi oan cho vợ. Trong những ngày xa tôi, vì thương nhớ và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đản được nhận tình yêu đủ đầy của cha và mẹ mà nàng đã trỏ bóng mình bảo cha Đản. Tôi lại ghen tuông mù quáng, nghe lời đứa trẻ ngây thơ, không tìm hiểu rõ nguồn cơn nên đã gây nên cái chết oan nghiệt cho nàng. Tôi ân hận lắm.

Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua. Bỗng một hôm Phan Lang người cùng làng tôi mang chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng đến và nói lời Vũ Nương nhắn gửi, bảo tôi lập đàn giải oan trên sông, đốt cây đăng chiếu xuống nước để Vũ Nương trở về. Tôi nghe xong bán tín bán nghi, nhưng nhìn chiếc hoa đúng là của vợ tôi thật. Tôi đành lập một đàn giải oan trên sông, Vũ Nương trở về thật, nhìn thấy tôi nàng đã nói:

- Thiếp cảm tạ tấm lòng chàng, ơn đức Linh Phi cứu mạng thiếp đã hứa sẽ ở đó cùng Linh Phi, sông chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về nhân gian được nữa.

Tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi nàng, Vũ Nương đã biến mất…

Nàng trở về chẳng hề trách cứ, oán thán tôi một lời. Điều ấy càng làm tôi đau đớn, day dứt hơn. Chỉ một phút nóng nảy, chỉ vì tính ghen tuông tôi đã cướp đi tình yêu thương của mẹ mà bé Đản vốn được hưởng, và tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình, mất người vợ thảo hiền, dịu dàng. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ, và mãi mãi không quên nàng…

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 2

Tôi tên là Trương Sinh, con một nhà hào phú giàu có ở Nam Xương. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc học hành nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng cuộc sum vầy chẳng được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc, và tôi nằm trong số người phải đi tòng quân. Lúc đó, vợ tôi còn đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của vợ rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi đau đớn vô cùng. Cảnh nhà heo hút càng sầu thảm làm sao. Tôi bế con trai tôi - nó tên Đản ra thăm mộ mẹ. Đứa con xa lạ với người cha mới gặp cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đản lại ngây thơ hỏi lại tôi:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thêm thì thằng bé nói:

– Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà khi ở chiến trường nguy hiểm kia tôi lại không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

Về đến nhà, cơn ghen mù quáng khiến tôi không nhịn được, tôi la um lên cho hả giận. Chẳng màng vợ hết lời thanh minh, hàng xóm hết lòng khuyên giải, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

– Cha Đản lại đến kia kìa!

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên vách nhà. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Nhưng mà trời ơi! Tôi đã làm gì thế này. Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng đã muộn mất rồi.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 3

Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những gì mình đã làm gây ra khiến vợ tôi khiến nàng chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm luôn vò xé nỗi lòng mỗi khi đêm về. Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện sai lầm này, để ai đó đừng bước vào vết xe đổ của tôi.

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp tuy nhà nghèo có nhưng đẹp cả người đẹp nết, nàng tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng. Bất ngờ, chiến tranh xảy ra, triều đình bắt lính đi tòng quân. Do xưa nay chẳng màng học hành nên tôi có tên trong danh sách. Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:

- Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:

– Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.

Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.

Ở chiến trường hơn một năm trời, may mắn được trở về đoàn tụ với gia đình. Nhưng sét đánh ngang tai, mẹ tôi vì quá nhớ thương con mà ốm đau biền biệt, cuối cùng cụ đã qua đời. Tôi đau xót biết bao, định bế con trai - bé Đản mới hơn một tuổi ra thăm mộ. Nhưng con từ lúc đẻ chưa gặp mặt, xa lạ nằng nặc không chịu đi. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ: “Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi”. Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống.

Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi, Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, chẳng lẽ hơn một năm xa cách, nàng lại trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Ghen tuông mù quáng khiến tôi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : “Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp…”.

Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương nàng tần tạo, chăm sóc mẹ chồng con thơ chu đáo, ma chay cho mẹ làm tương tự thân sinh của chính mình nên ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng. Nhưng tôi không nghe ai hết. Lúc đó tôi chẳng quan tâm lời ai nói, tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy đã không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :

– Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Tôi đã không biết, nàng lại đi tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 4

Tôi là Trương Sinh, con một nhà hào phú nức tiếng giàu có trong vùng. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc dùi mài kinh sử nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái ở Nam Xương, nhà nghèo nhưng nổi tiếng khắp nơi về nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, chẳng bao lâu sau, đất nước có chiến tranh, tôi bị sung vào lính. Khi đó, Vũ Nương – vợ tôi đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của Vũ Nương rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi vô cùng đau xót, tiếc thương. Đứa con trai – tên Đản – lúc ấy đã biết nói. Cảnh nhà heo hút, sầu thảm. Tôi bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con chưa bén hơi cha cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đản ngây thơ hỏi lại tôi:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thằng bé, đứa con nói:

– Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà, ở nơi bom rơi đạn lạc, tôi đã quên cả mình để không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vợ tôi đã hết lời thanh minh, hàng xóm đã hết lời khuyên giải, nhưng mặc, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

– Cha Đản lại đến kia kìa!

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi…

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 5

Nếu có ai hỏi rằng trong cuộc đời của tôi, điều gì làm tôi hối hận nhất thì tôi sẽ cúi đầu mà trả lời rằng việc tôi hối hận nhất là hiểu nhầm người vợ của tôi và khiến cô ấy phải chết. Tôi là Trương Sinh, sinh ra trong một hoàn cảnh đất nước có chiến tranh tôi phải tòng quân đi lính như biết bao chàng trai khác. Trước khi đi lính mẹ tôi cưới cho tôi một người con gái rất xinh đẹp lại nết na. Đó là người vợ của tôi sau này. Trong khoảng thời gian chưa ra trận tôi và cô ấy đã có với nhau một mầm sống.

Tôi ở chiến trận trải qua biết bao nhiêu gian khổ, đã có biết bao nhiêu người ngã xuống. Tôi từng chứng kiến biết bao nhiêu cái chết thương tâm, chết không nhắm mắt. Mỗi lúc như thế nghĩ về gia đình tôi lại có động lực để vượt qua tất cả để trở về với họ. Ngày tôi trở về tôi được tin mẹ tôi đã mất vì quá thương nhớ tôi. Tôi là người con duy nhất mà mẹ tôi có, cha mất sớm mẹ nuôi bằng chính sức lực của mình không có ai giúp đỡ. Mẹ xót tôi nơi chiến trận, nghĩ mà tôi không kìm được nước mắt.

Dẫu sao giờ đây ông trời đã bù đắp cho tôi bằng một cậu con trai vô cùng dễ thương, một người vợ ngày đêm chung thủy đợi tôi về. Những tưởng hạnh phúc, thế nhưng đứa bé không gọi tôi là cha, nó không nhận tôi. Nó nói ba nó thường đến lúc khuya. Tôi tức giận lắm, hóa ra vợ tôi không chung thủy như tôi nghĩ. Trong cơn nóng giận tôi đã đánh cô ấy và đuổi ra khỏi nhà. Đêm đến tôi bế đứa con, bỗng nhiên nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tường mà nói rằng đó là ba nó. Người tôi như điêu đứng, tôi hiểu ra sự tình, tôi chạy đi tìm vợ mình nhưng không thấy. Rồi nghe tin cô ấy đã tự sát, nhảy xuống sông.

Mấy ngày sau tôi nhận được lời nhắn của cô ấy, tôi hối hận vô cùng nhưng đã quá muộn. Tôi chẳng biết làm cách nào liền lập đền giải oan cho cô ấy trên con sông mà cô tự tử. Đó chính là câu chuyện mà cho hết cuộc đời này nó vẫn cứ ám ảnh tôi, một sự ám ảnh tội lỗi.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 6

Tôi nhớ mãi khi bóng dáng làng mờ nhạt trên sông, rồi từ từ biến mất. Tôi tha thiết gọi tên nàng nhưng không có hồi đáp, nàng cứ vậy mà biến mất, vĩnh viễn rời xa cha con tôi. Tất cả cũng chỉ vì tôi ghen tuông mù quáng, mà giờ tôi đã mất người vợ thảo hiền.

Tôi vốn quê ở Nam Xương, gia cảnh giàu có nhưng vì ham chơi mà bỏ bê học hành, nên vừa ngoài hai mươi, mẹ tôi đã kén vợ cho tôi. Nàng tên Vũ Nương, người con gái thùy mị nết na, lại thêm phần tư dung tốt đẹp. Tôi vô cùng hài lòng về vợ của mình, nhưng tính tôi lại hay ghen, sợ vợ mình xinh đẹp như vậy sẽ có nhiều người theo đuổi nên tôi vẫn hết sức phòng ngừa. Biết tôi tính như vậy nên nàng hết sức giữ gìn, luôn chăm lo suy nghĩ cho gia đình. Tôi cảm thấy thật mĩ mãn và càng ngày càng yêu nàng hơn.

Nhưng cuộc sống vợ chồng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì chiến tranh xảy ra, tôi được gọi trong danh sách đi lính. Lúc này mới hối hận làm sao, nếu khi xưa tôi chăm chỉ học hành thì có thể bây giờ tôi chẳng phải xa mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

Ngày đưa tiễn tôi lên đường cả mẹ và nàng đều khóc hết nước mắt, không cầu tôi dành công danh, chỉ cần có thể mạnh khỏe, bình an trở về. Những ngày tháng ở chiến trường tôi nhớ gia đình tha thiết, nhớ mẹ già ở nhà mong ngóng, nhờ người vợ hiền thục. Tôi chỉ mong chiến tranh nhanh chóng kết thúc để được trở về đoàn tụ bên gia đình.

Thời gian nhanh chóng qua đi, chiến tranh kết thúc, tôi về nhà lòng đầy hứng khởi, mong nhớ. Nhưng ngày tôi về thì mới hay tin, mẹ vì thương nhớ tôi quá nhiều mà sinh bệnh nên đã mất. Tôi bế đứa con nhỏ hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản khóc lớn, không chịu đi cùng tôi, tôi dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc! Bà mất lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi ngạc nhiên nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên, sững sờ, tim bỗng nhói đau, máu ghen trong người nổi lên, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Thằng bé lại hồn nhiên đáp lại:

- Đêm nào cũng có một người đến, mẹ ngồi người đó cũng ngồi, mẹ đi người đó cũng đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đản cả.

Đến giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, tôi đi lính lâu ngày, vợ tôi thảo hiền, nết na chỉ là cái vỏ bề ngoài. Tôi đi lính đã lập tức thất tiết với tôi. Tôi nổi giận đùng đùng, về nhà đánh đuổi vợ tôi đi. Nàng tha thiết van xin:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Nhưng những lời nàng đối với tối lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phát đi và dùng những lời lẽ đay nghiến, trì triết để đuổi nàng đi. Giá lúc ấy tôi bình tĩnh hơn, nói rõ nguyên do cho nàng giải thích thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh li tán như ngày hôm nay.

Uất ức vì không được giãi bày, Vũ Nương đã tắm gội chay sạch và tìm đến bến sông Hoàng Giang để tự vẫn nhằm minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ sự tình nhưng biết vợ tự vẫn cũng hết sức đau lòng, tôi ra bến sông để vớt xác nhằm chôn cất nàng chu đáo nhưng không tài nào tìm thấy, tôi và con đành trở về nhà.

Cuộc sống một mình gà trống nuôi con quả chẳng dễ dàng, đêm ấy tôi thắp đèn bỗng bé Đản reo lớn:

- Cha Đản lại đến kìa. Chính là người cha vẫn đến cùng mẹ đó.

Bấy giờ tôi mới biết mình đã nghi oan cho vợ. Trong những ngày xa tôi, vì thương nhớ và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đản được nhận tình yêu đủ đầy của cha và mẹ mà nàng đã trỏ bóng mình bảo cha Đản. Tôi lại ghen tuông mù quáng, nghe lời đứa trẻ ngây thơ, không tìm hiểu rõ nguồn cơn nên đã gây nên cái chết oan nghiệt cho nàng. Tôi ân hận lắm.

Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua. Bỗng một hôm Phan Lang người cùng làng tôi mang chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng đến và nói lời Vũ Nương nhắn gửi, bảo tôi lập đàn giải oan trên sông, đốt cây đang chiếu xuống nước để Vũ Nương trở về. Tôi nghe xong bán tín bán nghi, nhưng nhìn chiếc hoa đúng là của vợ tôi thật. Tôi đành lập một đàn giải oan trên sông, Vũ Nương trở về thật, nhìn thấy tôi nàng đã nói:

- Thiếp cảm tạ tấm lòng chàng, ơn đức Linh Phi cứu mạng thiếp đã hứa sẽ ở đó cùng Linh Phi, sông chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về nhân gian được nữa.

Tôi còn chưa kịp nói lời xin lỗi nàng, Vũ Nương đã biến mất.

Khi thấy nàng trở về mà không một lời trách cứ, oán thán càng làm tôi đau đớn, day dứt hơn. Chỉ một phút nóng nảy, chỉ vì tính ghen tuông tôi đã cướp đi tình yêu thương của mẹ mà bé Đản vốn được hưởng, và tôi đã đánh mất hạnh phúc của chính mình, mất người vợ thảo hiền, dịu dàng. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ, và mãi mãi không quên nàng…

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 7

Tôi tên là Trương Sinh, quê ở Nam Xương. Vợ tôi là Vũ Thị Thiết, một người con gái tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Hai vợ chồng cùng mẹ tôi sống rất vui vẻ, hạnh phúc, hòa thuận bên nhau và đứa con đầu lòng của chúng tôi cũng sắp chào đời. Không may thay, chiến tranh xảy ra ngay khi ấy, binh lửa loạn lạc của cuộc nội chiến kéo dài và tôi bị gọi đi tòng quân. Khi nhận được lệnh, tôi chia tay với mẹ và vợ trong niềm xót xa, bâng khuâng và bồi hồi. Trước khi chia tay, mẹ tôi dặn dò kỹ càng:

- Con đi ra nơi binh mạc như thế thì phải biết giữ mình cho tốt. Đừng vì một chút công danh, lợi lộc mà để bản thân bị thương. Con phải nhớ như thế thì mẹ mới bớt được phần lo lắng.
Tôi vâng lời mẹ dặn dò, nhận chén rượu tiễn biệt từ Vũ Nương. Nàng giãi bày với tôi:
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ… Chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ chồng lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa. Trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù tin trông mỏi mòn cũng không có lấy một cánh hồng bay bổng.

Nàng vừa dứt lời thì nước mắt tôi ứa ra. Tạm biệt mọi người trong gia đình, tôi lên đường ra trận. Tôi đi được ít hôm thì vợ tôi sinh con. Đó là một bé trai bụ bẫm, trắng trẻo và được Vũ Nương đặt tên là Đản. Chuyện vui chưa kéo dài được bao lâu thì tin dữ lại đến. Mẹ tôi vì quá nhớ và lo lắng cho tôi nơi trận mạc nên đã lâm bệnh nặng và không qua khỏi, mặc dù Vũ Nương đã hết sức thuốc thang, cúng bái.

Một năm sau, chiến tranh kết thúc, tôi trở về với quê hương. Cảnh vật chẳng thay đổi là mấy. Khung cảnh vẫn vẹn nguyên như hồi tôi mới từ biệt gia đình ra đi tới nơi trận mạc mà thôi. Vừa về tới nhà thì tôi đã nghe tin là mẹ tôi mất. Tôi đau đớn và buồn bã vô cùng. Và buồn hơn khi không hiểu vì lý do gì mà bé Đản nhất quyết không nhận tôi là cha nó. Nhân cơ hội ra mộ thăm mẹ, tôi dẫn bé Đản theo. Ra tới mộ, mọi cảm xúc của tôi được đẩy lên tới đỉnh điểm, không kìm được nước mắt, tôi òa lên khóc nức nở như một đứa bé. Lúc đó, tôi quay sang gọi bé Đản. Nó tròn xoe mắt hỏi tôi:

- Ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi trước khi chỉ nín thin thít, không nói câu nào.

Tôi phải hỏi mãi mới biết hồi tôi đi vắng có một người đàn ông đêm nào cũng đến nhà tôi. Vì tính đa nghi hay ghen nên tôi phi thẳng về nhà và ngay lập tức quát mắng Vũ Nương. Tôi bỏ ngoài tai mọi lời phân trần, giải thích của nàng cũng như những lời biện minh của bà con hàng xóm. Và rồi, tôi đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang rồi gieo mình xuống đó. May thay được Linh Phi cứu xuống làm cung nữ dưới long cung. Rồi nàng gặp được Phan Lang – người cùng làng với chúng tôi, và nàng gửi Phan lang cầm về một chiếc hoa vàng, tín vật nàng gửi lại cho tôi. Trong khi ấy, ở nhà, tôi mới biết được sự thật là người đàn ông kia chỉ là cái bóng của Vũ Nương mà thôi. Tôi đau đớn và chua xót vô cùng, nhưng lúc ấy hối hận thì đã quá muộn màng. Phan Lang gặp tôi, kể lại đầu đuôi câu chuyện và trao cho tôi chiếc hoa vàng kỷ vật kia. Sáng hôm sau, tôi lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến sông. Nàng hiện về trong giây lát rồi biến mất.

Tôi chìm vào trong thất vọng và tuyệt vọng. Chỉ vì tính đa nghi, hay ghen mà tôi đã làm mất một người vợ tốt vô ngần, tự tay phá vỡ đi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, bình yên, hòa thuận bấy lâu nay. Tôi ân hận lắm!

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 8

Trong cuộc đời mỗi một người, chắc hẳn ai cũng đã từng phạm phải những sai lầm. Tuy nhiên, sai lầm đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống hay không và cách ta đối diện với nó, sửa chữa nó như thế nào mới là quan trọng. Tôi đã từng mắc một sai lầm mà cho đến nay tôi vẫn không thể tha thứ cho chính mình được. Đó là việc tôi đã gây nên cái chết của vợ tôi. Nếu các bạn đã và đang có những hành động như tôi ngày đó, hãy sửa sai ngay khi còn có thể, bởi bây giờ tôi có hối hận cũng không kịp nữa rồi…

Tôi tên là Trương Sinh. Cha tôi mất sớm nên tôi sống với mẹ. Chuyện xảy ra khi tôi bắt đầu đến tuổi cưới vợ, tôi có để ý một cô gái xinh đẹp, thùy mị và nết na tên là Vũ Thị Thiết. Thấy nàng vừa xinh đẹp, vừa hiền lành, tôi đã xin mẹ tôi một trăm lạng để cưới nàng về. Tôi đã không trân trọng nàng từ khi tôi dùng tiền để hỏi cưới cô ấy mà không hề quan tâm xem cô ấy có yêu mình hay không. Nhưng vợ tôi quả là một người phụ nữ vẹn toàn. Cưới nàng về, tôi và mẹ được chăm sóc chu đáo, cơm nước, nhà cửa lúc nào cũng tinh tươm. Ấy vậy mà tôi chẳng những không biết hạnh phúc với hiện tại mà còn đi ghen tuông với vợ những chuyện vụn vặt cỏn con, tôi không muốn một người đàn ông nào bén mảng đến bên vợ mình. Thế rồi cũng vài năm trôi qua, Vũ nương và tôi đón tin vui đầu tiên. Đó là gia đình sắp có thêm một thành viên mới, tôi sung sướng lắm! Nhưng ai ngờ đâu, chiến tranh lại đột ngột ập đến, tôi bắt buộc phải đi lính, để lại mẹ và vợ ở nhà. Trước lúc chia tay, vợ tôi có nói với tôi rằng: “Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ.” Nghe được những lời từ vợ, tôi cảm thấy an lòng.

Ở nhà, vợ tôi vẫn là một người vợ đảm đang, tháo vát và chu toàn. Chẳng lâu sau, con tôi ra đời, vợ tôi đặt tên cho con là Đản. Cả nhà ba mẹ con, bà cháu nương tựa lẫn nhau mà sống. Tôi ở chiến trường vẫn không nguôi nhớ về quê nhà, nhớ về mẹ, về vợ và cả về đứa con tôi chưa từng được một lần gặp mặt nữa. Nhưng rồi chuyện gì đến cũng sẽ đến, mẹ tôi già cả nên bị lâm bệnh nặng. Trước lúc bà qua đời, bà đã có lời trăn trối với vợ tôi:

- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Cả đời mẹ tôi tần tảo nuôi dạy tôi nên người, đến lúc chết dù không được nhìn mặt con trai nhưng lại có một nàng dâu coi bà chẳng khác nào cha mẹ đẻ, bà cũng rất yên lòng. Nếu tôi có thể hiểu được vợ tôi như bà thì tốt biết mấy. Có thể mọi chuyện sẽ chẳng ra nông nỗi này! Vợ tôi lo tang ma cho mẹ thay tôi vô cùng chu đáo. Ai nấy đều cảm động trước tấm lòng của nàng.

Rồi thời gian cũng trôi qua đi, chiến tranh tạm chấm dứt, tôi háo hức trở về với vợ con ở quê nhà. Hay tin mẹ đã mất, tôi đau buồn khôn xiết, liền đi ra mộ của mẹ ngay. Nhưng vì không biết đường, tôi để con trai tôi chỉ đường để cùng đi ra đó. Đến nơi, chẳng hiểu sao thằng bé cứ khóc, tôi mới dỗ dành con:

- Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi!

Vừa nói xong, nó đã hỏi lại tôi:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên lắm! Vợ tôi có người nào khác ngoài tôi ư? Nàng ta lại dám không chung thủy với chồng của mình ư? Tôi gặng hỏi con và biết được rằng có một người đàn ông đêm nào cũng đến, vợ tôi ngồi cũng ngồi, vợ tôi đứng cũng đứng, nhưng chưa bao giờ người đàn ông đó bế con tôi cả. Máu ghen tuông vốn có của tôi trỗi dậy, tôi liền về nhà, quát tháo ầm ĩ. Vợ tôi khóc, bảo rằng:

- Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp!

Nhưng lúc đó tôi đâu có mảy may suy nghĩ đến đúng sai, nàng lại nói tiếp:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?

Trước những lời minh oan đau đáu, khẩn thiết ấy, tôi lại nhẫn tâm đuổi nàng đi mà không phân rõ đúng sai, tìm hiểu ngọn ngành. Tôi trách mình khi ấy quá đa nghi, vội vàng, để rồi vợ tôi phải tìm đến cái chết. Tôi không bao giờ quên những lời mà nàng nói trước khi trẫm mình xuống sông:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Vợ tôi đã phải chọn cách đau đớn nhất là tìm đến cái chết. Chỉ có cái chết mới có thể chứng minh cho sự trong sạch của nàng. Sau này, khi tôi bế con, thấy cái bóng ở trên tường, con tôi mới chỉ và bảo: “Cha Đản đến rồi kìa”. Hóa ra, người tình của vợ tôi là cái bóng, vợ tôi muốn dỗ dành con, bớt đi sự cô đơn nên mới bảo đấy là cha đứa bé… Mà tôi lại không hề biết, lại đi trách mắng, lăng mạ, xỉ nhục và đuổi vợ đi, khiến cho vợ tôi phải chết, chết trong sự oan ức. Tôi đau lòng và dằn vặt bản thân mỗi khi nhớ lại chuyện này. Mãi sau, vợ tôi được Linh Phi – người cùng làng với cô ấy giải oan cho. Tôi thấy bóng hình vợ hiện về và bảo: “Thiếp không thể trở về bên chàng và con được nữa…” Đó là câu nói khiến tôi ám ảnh và đau lòng nhất.

Giờ đây, đã hai mươi năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên được câu chuyện đó. Bi kịch mà chính tôi tạo ra khiến tôi muốn xám hối cả đời, sống đơn thân nuôi con trai khôn lớn. Tôi hiểu ra rằng, khi yêu một người thì cần phải có sự tin tưởng, cần phải đặt niềm tin vào người đó chứ đừng ghen tuông mù quáng. Nếu có chuyện gì xảy ra thì cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi làm gì bởi khi ta nóng giận có thể hành xử mất kiểm soát, dẫn đến hậu quả khôn lường.

Các bạn, nếu ai đang trong một mối quan hệ tình yêu thì nên biết tôn trọng và thấu hiểu đối phương. Đừng ai như tôi, để ghen tuông làm mờ đôi mắt. Cuộc đời tôi đã không thể cứu vãn và sửa chữa được sai lầm, còn các bạn thì vẫn còn rất nhiều cơ hội. Hãy biết đối xử với người khác thật tốt và thận trọng trong từng hành động để không phải hối hận về bất cứ điều gì, các bạn nhé!

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 9

Tôi tên là Trương Sinh hôm nay tôi xin kể lại câu chuyện của gia đình tôi để các bạn có thể lấy chuyện của tôi ra làm tấm gương mà biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để tới khi gia đình tan nát mới cảm thấy hối hận như tôi.

Năm tôi tròn 20 tuổi mẹ tôi có nhờ người mai mối và đem sính lễ hỏi cưới cho tôi một người con gái cùng làng nàng tên là Vũ Thị Thiết. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, dáng người đoan trang hiền thục, mặt mũi ưa nhìn, tính tình đức hạnh… Khi mẹ hỏi cưới nàng cho tôi tôi mừng lắm vì lấy được người vợ vừa xinh đẹp lại hiền ngoan. Chúng tôi sống với nhau hạnh phúc được một thời gian ngắn, khi Vũ Nương vợ tôi mang thai đứa con đầu lòng thì cũng là lúc tôi phải theo lời kêu gọi của triều đình lên đường đi đánh trận. Ngày chia tay tôi nàng chỉ sụt sùi khóc động viên tôi giữ gìn sức khỏe trở về bình yên để gia đình được đoàn tụ bên nhau. Cha được gần con và vợ được gần chồng.

Chiến tranh giặc giã liên miên nhiều năm liền rồi cũng tan. Tôi được trở về quê nhà nên mừng vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi liền nghe tin dữ rằng mẹ tôi vì nhớ thương tôi mà đau bệnh qua đời cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm bồng đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội nó, nhưng con trai tôi nhất định không chịu theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba nó, ba của nó đêm nào cũng tôi. Khi nghe con trẻ nói vậy tôi bực mình lắm, máu ghen trong người tôi sôi lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp nên việc nàng có người để ý chẳng phải chuyện khó khăn gì, nên tôi ngay lập tức tin lời con trai về nhà đuổi vợ ra khỏi nhà. Tôi còn nặng lời sỉ nhục nàng ấy khiến nàng ấy chạy ra khỏi nhà và đi đâu tôi không biết.

Chỉ cho tới khi tôi nghe có người trong làng hớt hải chạy về báo với tôi rằng “Trương Sinh ơi! Tôi thấy vợ cậu Vũ Nương nàng ấy nhảy xuống sông tự vẫn rồi” người hàng xóm đó còn kể cho tôi nghe những gì mà vợ tôi đã làm cho mẹ tôi khi bà đau ốm, mà tôi thì vắng mặt không có ở nhà. Người đó nói rằng tôi là người có phúc lắm mới lấy được Vũ Nương làm vợ, nhưng tôi không biết trân trọng vợ của mình. Khi nghe những lời đó tôi thấy hối hận lắm, cảm thấy bàng hoàng trước hành động quyết liệt của vợ mình. Tôi không thể ngờ được Vũ Nương nàng ấy lại phản ứng mạnh mẽ tới như vậy. Trong lúc nóng giận tôi đuổi nàng ấy đi nàng ấy chỉ việc về nhà mẹ đẻ chờ tôi nguôi giận tìm hiểu ngọn ngành rồi đón nàng ấy về nhà. Vậy mà nàng ấy lại chọn cái chết để chứng minh nỗi oan khuất của mình. Tôi đau xót lắm.

Buổi tối nhiều đêm tôi không thể nào chợp mắt được con thơ đòi mẹ, hình ảnh vợ tôi cứ hiện về ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi ngồi trước chiếc đèn soi bóng mình trên vách, thì đúng lúc đó con tôi tỉnh giấc nó vui vẻ bảo tôi “ba tôi đó” đến lúc này tôi mới hiểu ra người ba đêm nào cũng tới của con trai tôi chính là chiếc bóng của mẹ nó mà thôi. Tôi ôm mặt khóc rưng rức nhưng đã quá muộn rồi vợ tôi đã chết không sống lại được nữa.

Trong làng tôi đang sống có người đàn ông làm nghề kéo lưới tên Phan Lang ông ta rơi xuống sông không chết, sau khi tỉnh lại ông ta đến nhà gặp tôi bảo rằng ông ấy gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Vợ tôi Vũ Nương mong tôi lập đàn giải oan cho nàng ấy siêu thoát. Tôi nghe theo lời căn dặn của vợ lập đàn giải oan cho vợ của mình, trong làn sương mờ ảo hư thực tôi thấy vợ tôi Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời không về với tôi và con trai nữa.

Hôm nay, tôi kể câu chuyện của mình mong các bạn hãy biết trân trọng tình cảm gia đình của mình, đã lấy nhau thì nên tin tưởng vào nhau đừng ghen tuông nghi kỵ để rồi ân hận như tôi suốt đời.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 10

Thời gian qua nhanh như cơn gió thoảng, chỉ mới thoáng chốc đã hơn hai mươi năm trôi qua, thế nhưng, sự việc ấy vẫn cứ như mới xảy ra ngày hôm qua vậy. Đến tận bây giờ, nỗi hối hận vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng Trương Sinh tôi. Sự ghen tuông mù quáng, sự nghi kị với vợ của mình đã khiến tôi mất đi một người vợ hiền dịu, nết na, khiến cho hạnh phúc gia đình tan vỡ.

Gia đình họ Trương tôi vốn chỉ có tôi là con trai độc nhất nên ngay từ nhỏ, tôi đã được cha mẹ vô cùng nuông chiều. Tình cách của tôi đặc biệt không tin tưởng người khác tuyệt đối bao giờ, ngay cả với những người thân trong nhà. Đến tuổi dựng vợ gả chồng, trong làng có nàng Vũ Nương, tính tình hiền dịu hết mức, lại xinh đẹp, nết na, tôi mến dung hạnh của nàng mà nhờ mẹ đem trầu cau cùng trăm lạng vàng sang rước nàng về làm vợ. Tuy là vợ chồng chung chăn chung gối, nhưng tôi cũng không thực tin tưởng Vũ Nương, bởi vậy nên luôn phòng ngừa nàng trong mọi chuyện. Nhưng Vũ Nương quả chẳng phụ lòng tôi và Trương gia luôn xử sự vô cùng khéo léo mọi chuyện, nên lấy nhau mà hai vợ chồng tôi chưa từng bao giờ bất hòa.

Thế nhưng, có những sự việc đến thật bất ngờ quá sức với tôi! Từ nhỏ, tôi vốn dựa mình là con nhà hào phú, nên chưa từng ngó qua sách vở, cho rằng chỉ cần có tiền thì có thể làm được mọi điều. Đến lúc triều đình có chiến sự biên ải, tuyển lính sung quân, tôi cũng vẫn nghĩ, mình con nhà hào môn, sẽ không bị bắt đi lính biên ải xa kia. Thế nhưng, tuy tôi con nhà hào phú thật, nhưng vì không có học thức nên trong danh sách bắt đi lính đánh Chiêm Thành, tên tôi ở ngay đầu tiên. Biết không thể tránh khỏi, tôi đành lòng chuẩn bị ra đi. Đến ngày tôi đi, mẹ tôi nuốt nước mắt mà dặn rằng:

- Nay con phải ra đi vì việc quân việc nước, mẹ biết rằng đây là thời cơ để con tạo dựng nên sự nghiệp, công danh cho mình. Thế nhưng, ngoài chiến trường, binh đao khó biết, con hãy biết giữ mình cẩn thận. Đừng vì tham công danh, lợi ích mà mắc lừa quân địch. Mẹ chẳng mong con về mang được tiếng thơm, chỉ mong sao con trai mẹ trở về trong bình an là được. Con hãy nghe lời mẹ dặn thì mẹ ở nhà mới yên lòng được.

Tôi nghe lời mẹ dặn hết sức kính cẩn, quỳ xuống đất, dập đầu mà vâng lời mẹ. Còn Vũ Nương – vợ tôi, nàng buồn rầu rót chén rượu đầy tràn rồi dặn tôi rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm, vang danh trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, chàng mang theo được hai chữ bình yên trở lại, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trong mảnh trăng Trường An, nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn vàn thư tín, chỉ e không một tin về. Chàng ở nơi xa xôi, còn mình thiếp ôm nỗi quan hoài, thương nhớ!

Vũ Nương nói xong mà nước mắt đã chảy tràn, khiến tôi và mọi người không khỏi xúc động. Vợ tôi vẫn luôn hiền dịu như thế, chu đáo như thế, lúc ấy, tôi chỉ mong rằng mấy năm ròng xa cách, nàng hãy giữ trọn một đạo với chồng là được. Lạy mẹ già thêm một lạy, ta vội xách tư trang quay gót, tới chỗ tập hợp binh lính sung quân.

Miền biên ải xa xôi, đêm ngày hành quân vất vả. Ba năm ròng rã đánh giặc Chiêm Thành, vào sinh ra tử đã không ít lần, cuối cùng quân giặc ngoan cố cũng đã chịu đầu hàng. Ba năm ròng, cuối cùng tôi cũng được trở về nhà.

Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Về tới nhà, tôi nhận được tin rằng, mẹ tôi vì mong ngóng tin con trai nơi biên ải, đã lâm bệnh mà qua đời, còn tôi thì có thêm một đứa con trai tên là Đản. Mẹ mất, trong lòng tôi buồn vô hạn, cũng may còn có đứa con trai này khiến tôi có chút niềm vui trong lòng. Còn vợ tôi, Vũ Nương, nàng vẫn vậy, vẫn luôn ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo như thế, mọi việc trong nhà từ khi tôi đi, mẹ mất, nàng một mình quán xuyến tất thảy. Ngày tôi trở về, nàng vui mừng vô cùng, vợ chồng con cái lại được quây quần sum họp hưởng hạnh phúc.

Hôm sau, tôi dẫn con trai ra ngoài thăm mộ người mẹ già, thế nhưng, thằng bé nhất định không chịu theo tôi còn gào khóc om sòm. Tôi mới dỗ dành nó rằng:

- Con nín đi, đừng khóc nữa mà cha buồn lòng! Cha rời xa bà ba năm, nay trở về mà bà đã mất, thật trớ trêu thay!

Đứa con tôi mới ngây ngô nhìn tôi rồi hỏi:

- Ô hay, ông cũng là cha của tôi sao? Ông biết nói thật lạ quá chứ cha tôi trước kia chẳng nói gì cả bao giờ!

Ô, sao có chuyện lạ đời, tôi đi lính đã ba năm nay, năm nay mới trở về, mới được gặp con trai, sao nó lại nói đã từng có cha trước kia, việc này là như thế nào? Tôi mới gặng hỏi đứa con:

- Cha trước kia là ai? Sao lại đến mà không nói gì?

Câu trả lời của đứa con làm tôi lặng người đi:

- Trước đây, ông chưa về, đêm nào cha tôi cũng đến ngồi cùng mẹ tôi, mẹ làm gì cũng làm theo, mẹ ngồi cũng ngồi, đi cũng đi, nhưng chẳng bao giờ bế tôi cả!

Một người đàn ông đêm nào cũng đến ư? Trời ơi, một người phụ nữ có chồng ở nhà chồng một mình vậy mà còn dẫn đàn ông đến ở qua đêm ư? Phải chăng Vũ Nương kia đã làm gì có lỗi với Trương Sinh tôi, phải chăng nàng ta đã phản bội tôi mà thất tiết với ai rồi? Ba năm chờ chồng mà lại qua lại với người đàn ông khác, sao còn xứng với tôi đây?

Về tới nhà, tôi mắng vợ một trận thật lớn để hả giận. Tôi mắng nàng ta là người phụ nữ hư thân mất nết, không biết xấu hổ, chồng đi chinh chiến ba năm lại chẳng biết giữ trọn đạo làm vợ. Vũ Nương lúc đầu ngạc nhiên, nàng trân mắt nhìn tôi đăm đăm, rồi nàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con nhà nghèo, may mắn được gả cho chàng, vào Trương gia cùng chàng lập nên ơn nghĩa vợ chồng. Chia xa khi vừa lập gia thất được nửa năm, xa chàng, thật lòng thiếp vô cùng buồn tủi! Ba năm chàng rời xa, tưởng lòng đã lạnh, chưa một lần thiếp dám nghĩ tới người nào khác, ngõ liễu tường hoa chưa bao giờ ngó ngàng. Thiếp đã giữ trọn đạo vợ chồng với chàng, mong rằng chàng hãy soi tỏ, đừng vội tin lời người ngoài mà nghi oan cho thiếp!

Thế nhưng, những lời nói ấy của nàng khi ấy, tôi chẳng tin lấy nửa lời. Trong lòng tôi chỉ còn sự giận dữ vì bị phản bội, chỉ một mực nghi kị nàng đã làm việc có lỗi với tôi. Tôi chưa từng kể với nàng, tôi nghe con trai nói, mặc dù nàng gặng hỏi, tôi cũng chưa từng để tâm những lời nói thanh mình của nàng. Nếu khi ấy, tôi không ghen tuông mù quáng mà biết lắng nghe Vũ Nương, lắng nghe những lời giải thích của nàng, chịu nghe những lời khuyên ngăn của hàng xóm thì tôi đã chẳng phải chịu cảnh chăn lìa gối chiếc với nàng bao năm qua.

Lúc ấy, tôi chỉ một mực cho rằng nàng thất tiết, mỗi ngày đều dùng lời tệ bạc mà mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi. Vào ngày thứ bảy sau chuyện đó, Vũ Nương vừa khóc vừa nói với tôi rằng:

- Thiếp nương tựa vào chàng vì niềm vui gia đình, vì con trai của chúng ta, chưa bao giờ có ý nghĩ rời xa gia đình này. Đâu thể ngờ, chàng rời đi ba năm, trở về lại vì một lời của kẻ khác mà nghi oan cho rằng thiếp ở nhà không giữ trọn đạo vợ chồng. Nay sự đã đến nước này, thiếp cũng không thể trần tình, thanh minh với chàng được nữa. Thiếp đâu có thể còn dám ngước nhìn lên núi Vọng Phu cao vời vợi kia nữa!

Thế nhưng, những lời ấy đâu lọt vào tai tôi nửa chữ, tôi chỉ một mực chì chiết, nghi kị nàng. Nói xong, nàng đứng dậy, tắm rửa thay quần áo rồi ra đi. Lúc đó, tôi cứ tưởng, nàng thẹn với chồng con, với làng xóm nên ra đi, ai ngờ đâu, nàng lại ra sông mà gieo mình xuống, chỉ để chứng tỏ lòng trung trinh của mình.

Nghĩ lại đến đây, tôi thật vô cùng ân hận, chỉ vì sự nghi ngờ vô cớ của mình mà đã đẩy người con gái dịu dàng, xinh đẹp như vợ tôi vào chốn đường cùng. Lúc nghe tin nàng gieo mình xuống sông, tôi tuy còn giận ở trong lòng nhưng nghĩ lại ơn nghĩa vợ chồng, tìm người vớt thây nàng, thế nhưng chẳng thấy đâu cả. Lòng ôm sầu hận, tôi chẳng thể nào ngủ được. Một buổi tối, khi đang ngồi cùng con trai bên chiếc đèn khuya hiu hắt thì bất chợt con trai tôi reo lên rằng:

- Cha Đản lại đến rồi!

Tôi bất ngờ ngẩng đầu nhìn tứ phía, nhưng chẳng thấy tăm hơi một người nào, tưởng con chơi trò nói đùa, mới gặng hỏi con ở đâu. Nó mới nhanh chân chạy lại bức vách rồi trỏ vào cái bóng của tôi in trên vách mà bảo:

- Đây này!

Tôi như chết lặng đi, giờ thì tôi đã hiểu mọi cơ sự rồi. Chắc hẳn vợ của tôi đã nói với con rằng cái bóng trên vách là cha của nó. Tôi đã thật ngu ngốc khi không nói rõ ràng với vợ của mình, để giờ đây, dù ân hận, tôi cũng chẳng thể làm gì được nữa. Vũ Nương của tôi đã chẳng thể trở về bên cạnh tôi được nữa rồi!

Ngày tháng cứ trôi qua chậm rãi, nỗi ân hận vì đánh mất người vợ hiền cứ day dứt trong lòng tôi. Cho tới một hôm, có người tự xưng là Phan Lang, tới tìm gặp tôi. Tôi lạ lùng bởi tôi không hề biết người này. Thế nhưng, người tên Phan Lang ấy đem đến cho tôi một tin còn đáng giật mình hơn nữa: vợ tôi còn sống.

Ban đầu, tôi không tin, chỉ coi đó là trò đùa của anh ta. Thế nhưng khi anh ta đưa chiếc thoa vàng rồi kể câu chuyện lưu lạc dưới thủy cung của vua Nam Hải, gặp lại vợ tôi, cùng nàng hàn huyên rồi được nhờ là đưa cho tôi chiếc thoa này, bấy giờ tôi mới tin là sự thật. Phan Lang còn dặn rằng, Vũ Nương muốn nhờ tôi lập một đàn tràng giải oan ở bến Hoàng Giang – nơi vợ tôi gieo mình xuống thì nàng sẽ trở về. Tôi vô cùng kinh sợ, bán tín bán nghi, thế nhưng, nếu Vũ Nương – vợ tôi được trở về thì thế nào, tôi cũng bằng lòng.

Vậy là tôi bèn theo lời nàng, lập một đàn tràng ở bến Hoàng Giang ba ngày ba đêm ròng rã, vậy nhưng vẫn chưa thấy Vũ Nương xuất hiện. Đến ngày thứ tư, lúc tôi tưởng chừng hi vọng đã dần cạn kiệt thì quả nhiên thấy một chiếc kiệu hoa rực rỡ xuất hiện giữa dòng nước mênh mông. Theo sau kiệu lớn là hơn năm mươi chiếc xưa, với cờ tàn tán lọng, cả một khúc sông bỗng rực rỡ, chói lóa, huyền ảo. Rồi từ trong kiệu hoa, Vũ Nương bước ra, mặc trên mình bộ y phục lấp lánh, tôi hoa mắt chờ đợi, khi xưa nàng đã vô cùng xinh đẹp, khoác lên bộ y phục này thì càng xinh đẹp hơn gấp bội phần. Thế nhưng, khi tôi vội vàng cất tiếng gọi thì nàng không từ từ tiến lại bờ mà chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào với tôi:

- Đa tạ chàng đã giúp thiếp thực hiện nguyện ước của mình. Nhưng nay mây tan gió tạnh, thiếp đã thề nguyện ở lại cùng sống chết để cảm tạ ơn nghĩa của Đức Linh Phi. Thiếp chẳng thể trở về nhân gian sum họp cùng chàng được nữa! Mong chàng hãy nuôi nấng, chăm sóc bé Đản nên người, vậy là thiếp mãn nguyện rồi. Thiếp đa tạ chàng!

Nói xong, nàng vén kiệu mà bước vào, cả kiệu hoa và đoàn xe cứ thoắt ẩn thoắt hiện rồi loang loáng mờ dần, biến mất vào trong hư không. Tôi vội vã gọi tên nàng, thế nhưng, chẳng có ai đáp lại lời tôi nữa, Vũ Nương đã thực sự biến mất rồi. Tôi thất thểu bước về nhà, trong lòng ôm đầy nỗi ân hận. Chính tôi là người đã đẩy nàng vào bước đường cùng, giờ đây, chẳng có gì có thể cứu vãn được sự việc nữa. Mọi việc thực sự đã kết thúc rồi.

Giờ đây, hơn hai mươi năm sau khi sự việc đã xảy ra, tôi vẫn ôm trong mình nỗi ân hận vô vàn. Dù sau này, tôi đã dần sửa đổi tâm tình mong có thể vơi bớt nỗi lòng, thế nhưng, hình bóng của Vũ Nương vẫn luôn luôn hiện ra trong tâm trí tôi. Có lúc tôi mong được trở lại là Trương Sinh của hai mươi năm trước để có thể nói một lời xin lỗi với người vợ thân yêu của mình. Thế nhưng, mọi chuyện đã lỡ, chẳng có gì có thể thay đổi được nữa. Con trai tôi đã lớn khôn, thành người, chuẩn bị thành gia lập thất, tôi đã nuôi dạy nó bằng cả tình yêu với Vũ Nương. Hi vọng nàng ở dưới chốn thủy cung cũng luôn dõi theo cha con tôi mỗi ngày và vui mừng vì điều đó.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 11

Đời người không ai là không phạm sai lầm cả, quan trọng hơn là biết sửa sai. Thế nhưng với tôi khi mắc sai lầm đã không cách nào cứu vớt được, chỉ còn lại sự đau buồn, ân hận, xót thương về những điều đã xảy ra vài năm trước đây...Tôi - Trương Sinh sinh và lớn lên trên mảnh đất Nam Xương. Cha tôi chẳng may mất sớm, nhà chỉ còn lại một mình mẹ và tôi. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ luôn muốn tôi lấy vợ sớm để bà có cháu bồng bế, thêm người cho vui cửa vui nhà. Đến tuổi cập kê mẹ đã tìm người mai mối rồi cưới cho tôi một cô gái vô cùng xinh đẹp, nổi tiếng đảm đang ở trong vùng tên là Vũ Thị Thiết. Tôi mừng lắm bởi gia cảnh nhà mình cũng bình thường, mẹ góa con côi, tôi được cái ngoan ngoãn chịu khó làm ăn nhưng cũng không phải con quan chức, địa chủ gì vậy mà nàng lại chịu lấy tôi. Tôi rất yêu vợ, cũng vì yêu nhiều nên đôi khi tôi hay ghen tuông bóng gió. Đó là một thói xấu nhưng vì quá yêu nàng nên tôi không kiềm chế được cảm xúc nóng nảy mối khi có người đàn ông nào muốn tiếp cận hay đến gần Vũ nương.

Gia đình nhỏ bé của tôi nay lại thêm được Vũ nương đảm đang chăm sóc, vun vén mà tôi có cảm giác thật hạnh phúc, yên bình. Chắc đó là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời tôi. Mẹ tôi đã già yếu, bà thương con dâu như chính con ruột của mình, nàng cũng hết mực hiếu thảo với bà. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:

- Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy.Còn Vũ nương, nàng rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:

- Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nhìn hai người phụ nữ quan trọng nhất đời mình như thế, tôi xúc động ngôn nguôi. Trong lòng nảy sinh cảm giác thật ấm áp và an tâm khi nhà cửa, gia thất đã có đôi bàn tay khéo léo của thê tử chăm sóc. Ngày đi lính , lòng nặng trĩu quay lưng về phía ngôi nhà của chúng tôi, tôi bước đi thật nhanh, không ngoảnh đầu lại.

Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Vũ nương chẳng ngại khó nhọc, nàng luôn luôn kề cận chăm sóc mẹ tôi cho đến khi bà từ giã cõi trần. Từ đó căn nhà nhỏ vắng đi một bóng người, chỉ còn hai mẹ con nàng sống nương tựa vào nhau. Đản không biết mặt cha nó là ai, bởi vì tôi đã đi lính ròng rã mấy năm trời xa cách.

Ngày giặc bị đánh tan là lúc tôi khăn gói trở về quê nhà. Vừa tới cổng nhà nghe người hàng xóm thông báo tin dữ mẹ tôi đã qua đời hơn nửa năm trước tôi đau khổ tột độ, vội vàng vứt chiếc túi cói đựng đồ dùng cá nhân xuống nhà, rồi vội vàng ra thăm mộ mẹ. Nhưng tôi chưa biết mẹ được chôn cất chỗ nào nên dắt thằng bé con trai tôi đi theo, bởi lúc đó vợ tôi đang bận đi chợ mua đồ ăn về đãi tôi thắng giặc trở về. Trong lúc tôi cõng con trai đi thăm mộ mẹ, trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận tôi là ba nó. Nó còn đấm thùm thụp vào lưng tôi bảo "Thả tôi ra ông không phải là ba tôi. Ba tôi đêm nào cũng tới".Người xưa có câu "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" nên nghe con trai nói thế tôi bực lắm. Tôi tin rằng vợ tôi đã sinh hư trong lúc vắng chồng quạnh hiu, nên mềm yếu với tên nào đó rồi. Tôi vội vàng thắp hương, lạy mẹ ba lạy rồi tức tốc về nhà gặp vợ hỏi rõ đầu đuôi. Vừa đi lòng tôi vừa nóng như lửa đốt, thực sự rất tức giận.

Khi tôi bước vào nhà, vợ tôi đang loay hoay dưới bếp với rất nhiều món ngon, nàng bước ra trên mặt còn dính một vệt nhọ nồi, trông nàng lúc ấy rất xinh vô cùng duyên dáng và đáng yêu. Nhưng máu ghen trong người tôi đang lên cao ngút trời tôi không thể nào mà nguôi giận ngay được. Tôi quắc mắt hỏi vợ : Con trai nói rằng tối nào ba nó cũng đến thăm, đấy là thằng nào? Thằng nào hả?. Cơn giận bùng lên như ngọn lửa, thiêu đốt hoàn toàn lí trí của tôi. Tôi nóng nảy mắng mỏ ,quát tháo Vũ nương, mặc cho nàng có khóc lóc như thế nào tôi cũng không màng đến. Khi cơn giận lên đến đỉnh điểm, tôi đã thẳng thừng buông lời lạnh lùng đuổi nàng đi ra khỏi nhà. Mấy người hàng xóm đến can ngăn nhưng tôi còn quát cả họ, đuổi họ về. Vũ nương vẫn khóc, từng giọt nước mắt thấm ướt vạt áo nàng. Lòng tôi chợt thấy có cái gì đó nhói lên nhưng rồi ngọn lửa tức giận đã lấn át hết mọi thứ. Tôi mù quáng đuổi nàng đi, đóng cánh cổng nhà lại.

Vũ nương bị đuổi ra khỏi nhà, tôi cứ nghĩ nàng ấy sẽ đi về nhà mẹ đẻ hoặc đến nhà bà con nào đó xin tá túc. Nhưng không vợ tôi tắm rửa sạch sẽ, rồi thay xiêm y ra thành Hoàng Gia ngửa mặt than trời xin ông trời nếu như ông có mắt thì hãy chứng giám cho sự trinh tiết đức hạnh của nàng. Rồi nàng tôi gieo mình xuống sông tự tử. Nàng mất rồi. Tôi giật mình. Thật sự là nàng đã ra đi rồi ... Tại sao lại thế, lòng tôi đau đớn nhìn xuống dòng nước lặng. Tôi không nghĩ nàng lại làm quyết liệt tới như thế. Tôi đâm ra oán giận mình đã quá mê muội nếu nàng không trong sạch thì sao lại phản ứng mạnh tới như thế. Tính ghen tuông đã làm tôi gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ nương. Người con gái đáng thương ấy, tôi thương nàng nhưng lại làm nàng tổn thương đến mất cả tính mạng chỉ vì nàng muốn minh chứng cho lời giải thích của nàng với tôi là sự thật.

Đêm đến, trong căn nhà lạnh lẽo. Tôi nằm mãi không ngủ được con trai thì kêu khóc đòi mẹ, tôi dỗ mãi nó mới nằm im được một lúc. Tôi cũng không ngủ được nên dậy thắp ngọn đèn lên cho sáng sủa. Khi nhìn thấy bóng của tôi trên vách tường thằng bé Đản con trai tôi mừng rỡ khoe tôi "cha con đó". Câu nói của nó làm tôi giật mình thức tỉnh, hóa ra tôi đã nghi oan cho vợ đẩy nàng tới cái chết thê lương. Hình ảnh kí ức tái hiện lại vô cùng đau thương. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tôi cư xử quá lạnh lùng và tàn nhẫn với Vũ nương. Nàng chỉ mong tôi tin nàng. Thế nhưng tôi đã không làm được điều đó. Giờ tôi có ân hận , đau buồn đến đâu cũng chẳng thể làm nàng quay về với gia đình này nữa. Con tôi đã mất mẹ tại vì người cha vô tâm của nó...

Gần nhà tôi có một người làm nghề đánh cá tên Phan Lang một lần ông ấy nằm mơ thấy một cô gái xin tha mạng, khi tỉnh dậy nhặt được một con rùa rất to nên ông ấy nhớ tới giấc mơ bèn thả con rùa về biển. Một hôm người này đi biển bị lật thuyền được một cô gái cứu giúp, hỏi ra mới biết cô gái này chính là vợ tôi. Vợ tôi vì oan khuất mà tìm tới cái chết làm lay động thủy cung nên được cứu vớt. Nàng có nhờ Phan Lang nhắn với tôi rằng: Chàng hãy lập đàn giải oan cho thiếp, thiếp sẽ hiện về. Ban đầu tôi bán tín bán nghi không tin hết lời người đàn ông này nói nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng tôi đã tin. Đây thật sự là vật dụng của Vũ nương.

Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông.Vũ nương hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:

-Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.

Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lầm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình, rằng đã kết nghĩa trăm năm, muối mặn tình nồng thì vợ chồng hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 12

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Vừa tới tuổi đôi mươi thì được cha mẹ cưới vợ cho. Vợ tôi là Vũ Thị Thiết, dung mạo đoan trang, tính nết hiền lành, chăm chỉ.

Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:

- Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:

- Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa nước mắt. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Biết không sống được, bà nói với vợ tôi rằng:

- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ.

Dứt lời, mẹ tôi nhắm mắt. Vợ tôi khóc lóc xót thương và lo liệu chôn cất cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.

Một năm sau, giặc giã đã bị dẹp yên, tôi khăn gói trở về quê cũ. Biết tin mẹ đã qua đời, tôi đau đớn lắm! Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế con ra mộ mẹ để thắp nhang. Ra đến đồng, nó quấy khóc mãi, tôi dỗ dành sao cũng không chịu nín. Tôi bảo con:

- Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi!

Bất chợt, con tôi bi bô nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên gặng hỏi thì con tôi kể rằng đêm nào cũng có một người đàn ông đến nhà. Mẹ nó ngồi cũng ngồi, mẹ nó đi cũng đi theo, nhưng không bao giờ bế nó cả.

Tính tôi vốn đa nghi. Nghe con nói vậy thì cơn ghen chợt bùng lên dữ dội. Tôi vội về nhà, la hét om sòm cho hả giận. Vợ tôi ôm mặt khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp!

Nhưng mặc cho nàng thanh minh thế nào tôi cũng không tin. Nàng hỏi tôi chuyện kia do ai nói thì tôi giấu không cho nàng biết. Tôi mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi đuổi ra khỏi nhà, dù hàng xóm hết lời bênh vực. Cuối cùng, nàng ngậm ngùi vừa nói vừa khóc:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?

Đoạn nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Tuy giận là nàng thất tiết nhưng thấy nàng tự vẫn, tôi cũng động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: - Cha Đản lại đến kia kìa! rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: - Đây này! Tôi chợt hiểu ra tất cả và ân hận vô cùng! Thì ra trong thời gian tôi vắng nhà, đêm đêm, vợ tôi thường đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan tày trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi!

Ở bến sông cạnh làng, có người giữ chức quan đầu mục tên là Phan Lang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh xin tha mạng. Sáng ra, có người biếu ông một con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, ông liền thả con rùa ấy xuống sông.

Mấy năm sau, giặc Minh xâm phạm cửa ải Chi Lăng, dân chúng hoảng sợ lên thuyền chạy trốn ra ngoài biển, không may gặp bão lớn, chết đuối cả. Thây Phan Lang dạt vào một động rùa ngoài hải đảo. Có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng: - Đây là vị ân nhân đã cứu sống ta thuở xưa! Rồi bà ta lấy thuốc thần cho uống. Lát sau, Phan Lang sống lại.

Linh Phi truyền mở tiệc thết đãi. Trong đám người dự tiệc, có một mĩ nhân chỉ trang điểm sơ qua, nét mặt rất giống Vũ Nương. Phan Lang bèn hỏi chuyện và được nàng cho biết mình là Vũ Thị Thiết, người cùng làng, vì oan khuất mà phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được các tiên nữ dưới thủy cung đưa về đây cùng chung sống với Linh Phi.

Trước khi Phan Lang được đưa ra khỏi thủy cung, Vũ Nương có nhờ ông ta nói với tôi rằng sẽ có ngày nàng tìm về. Nếu tôi còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông.

Về đến làng, Phan Lang tìm gặp tôi, kể lại mọi chuyện, nhưng tôi không tin. Lúc ông ta đưa ra kỉ vật làm tin là chiếc hoa vàng của vợ tôi thì tôi sợ hãi nhận rằng đây đúng là vật mà nàng mang theo lúc ra đi.

Sáng hôm sau, tôi làm theo đúng lời nàng dặn, lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm ở bến sông. Quả nhiên, tôi nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau là năm mươi cỗ xe trang trí cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi vội gọi thật lớn nhưng nàng vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, nhưng thiếp không thể trở về nhân gian được nữa!

Trong phút chốc, tất cả tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vò xé lòng tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con lâm vào cảnh sinh li tử biệt. Sai lầm của tôi không phương cứu chữa. Tôi chỉ còn mong ước mọi người hãy nhìn vào thảm cảnh của gia đình tôi mà rút ra bài học: Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới được bền lâu.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 13

Tôi là Trương Sinh, con một nhà hào phú nức tiếng giàu có trong vùng. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc dùi mài kinh sử nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái ở Nam Xương, nhà nghèo nhưng nổi tiếng khắp nơi về nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng “ngay vui ngắn chẳng tày gang”, chẳng bao lâu sau, đất nước có chiến tranh, tôi bị sung vào lính. Khi đó, Vũ Nương – vợ tôi đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của Vũ Nương rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi vô cùng đau xót, tiếc thương. Đứa con trai – tên Đản – lúc ấy đã biết nói. Cảnh nhà heo hút, sầu thảm. Tôi bế con ra thăm mộ mẹ. Đứa con chưa bén hơi cha cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đản ngây thơ hỏi lại tôi:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thằng bé, đứa con nói:

– Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà, ở nơi bom rơi đạn lạc, tôi đã quên cả mình để không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

Về đến nhà, tôi la um lên cho hả giận. Vợ tôi đã hết lời thanh minh, hàng xóm đã hết lời khuyên giải, nhưng mặc, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

– Cha Đản lại đến kia kìa!

Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tấm vách. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Trời ơi! Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng muộn mất rồi. Chính tôi đã làm tôi mất vợ, làm bé Đản mất mẹ. Tôi ân hận quá nhưng muộn mất rồi, muộn mất rồi…

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 14

Bóng nàng hiện trên sông, tạm biệt tôi và các con, rồi nàng biến mất…. Tôi tha thiết gọi tên bà để níu kéo nhưng bà đã mãi mãi ra đi, mãi mãi xa cha con tôi. Tất cả chỉ vì ghen tuông mù quáng mà giờ đây tôi đã mất đi người vợ ngoan hiền.

Tôi quê ở Nam Xương, nhà giàu có nhưng ham chơi hơn học nên đến tuổi đôi mươi, mẹ tôi đã kén vợ cho tôi. Nàng tên là Vũ Nương, một người con gái dịu dàng thùy mị, tài sắc vẹn toàn. Tôi rất mãn nguyện với vợ nhưng tính ghen tuông, sợ vợ xinh đẹp nhu mì được nhiều người theo đuổi nên vẫn đề phòng. Biết con suy nghĩ như vậy, Vũ Nương cũng cố gắng giữ gìn nên gia đình luôn êm ấm, yên ấm. Chính vì thế tôi càng yêu cô ấy hơn.

Nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc không được bao lâu thì chiến tranh nổ ra, tôi đứng đầu danh sách phải đi bộ đội. Ngày tiễn tôi lên đường, cả mẹ và cô đều khóc hết nước mắt, mong tôi bình an trở về. Trong những năm tháng trên chiến trường, tôi nhớ gia đình da diết, mẹ già ở nhà chờ đợi, nhờ người vợ hiền. Tôi chỉ mong chiến tranh mau chóng kết thúc để tôi được về với gia đình.

Sau ba năm chinh chiến, tôi trở về nhà trong lòng rạo rực và nhớ mong. Nhưng ngày tôi về, bao nhiêu tai ương. Mẹ tôi nhớ tôi quá nên đổ bệnh rồi qua đời. Tôi dắt đứa con trai một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng Đan khóc lớn không chịu đi cùng, tôi dỗ dành:

Cố lên con, đừng khóc! Lòng bố buồn lắm!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi sao? Anh ấy có thể nói trở lại, không giống như cha anh ấy đã im lặng trước đây.

Tôi bất ngờ, choáng váng, lòng chợt nhói đau, máu ghen nổi lên trong người, tôi gặng hỏi cậu bé về người đàn ông đó. Cậu bé hồn nhiên trả lời:

– Đêm nào cũng có người đến, mẹ ngồi, người đó cũng ngồi, mẹ đi, người đó đi, nhưng người đó không bao giờ bế Đan.

Đến bây giờ tôi không còn đủ bình tĩnh nữa, vợ tôi hiền lành tốt bụng chỉ là vỏ bọc. Khi tôi đến quân đội, tôi đã mất bình tĩnh ngay lập tức. Tôi tức giận, về nhà đuổi vợ đi. Cô tha thiết cầu xin:

– Tôi là con nhà nghèo, tôi có thể dựa vào nhà giàu. Cuộc gặp gỡ chưa thỏa mãn dục tình, chia phôi vì công việc binh lửa. Giữ khoảng thời gian cách nhau ba năm. Tô son với phấn đã làm dịu lòng ta, ngõ tường liễu chưa từng nối gót. Đâu có mất tự hủy như ông nói. Dám bày tỏ để xua tan nghi ngờ. Xin đừng vô cớ nghi ngờ tôi.

Nhưng những lời cô ấy nói với tôi lúc đó chỉ là dối trá, ngụy biện, tôi đã gạt đi và dùng những lời cay độc, triết lý để đuổi cô ấy đi. Nếu lúc đó tôi bình tĩnh lại, giải thích rõ nguyên nhân cho cô ấy hiểu thì gia đình tôi đã không phải chịu cảnh ly tán như ngày hôm nay.

Chán nản vì không được báo đáp, Vũ Nương đã tắm chay sạch sẽ rồi xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng tỏ lòng trong sạch. Lúc đó tôi còn chưa rõ sự tình, nhưng biết vợ tự tử cũng đau lòng lắm, tôi ra bờ sông vớt xác vợ về chôn cất chu đáo nhưng không tìm được, tôi và các con đành trở về nhà.

Đời gà trống nuôi con một mình thật chẳng dễ dàng gì, đêm ấy khi tôi thắp đèn, bỗng bé Đản hét lớn:

– Cha Đan lại đến rồi. Đến mẹ vẫn là cha.

Lúc đó tôi mới biết mình đã mắc oan cho vợ. Những ngày xa con, vì thương con và cũng muốn bù đắp cho con, để bé Đan nhận được tình yêu thương trọn vẹn của bố và mẹ mà chị đã chỉ cái bóng của mình cho bố Đan. Tôi ghen tuông mù quáng, nghe lời con thơ ngây, không hiểu ngọn nguồn nên đã gây ra cái chết oan uổng cho cháu. Tôi rất xin lỗi.

Thời gian cứ thế trôi qua. Bỗng một hôm, Phan Lang, người làng tôi, mang bông hoa mà ngày xưa vợ ông vẫn dùng, nói lời nhắn nhủ của Vũ Nương, bảo tôi cắm kèn bên sông, đốt chiếu trúc xuống nước để Vũ Nương nương có thể trở về. Mới nghe, tôi đã ngờ ngợ, nhưng bông hoa ấy thực sự là của vợ tôi. Tôi phải lập đàn công lý bên sông, Vũ Nương về thấy tôi nói:

– Cảm tạ tấm lòng của ngươi, cảm ơn Linh Phi đã cứu mạng ta, ta đã hứa sẽ ở bên Linh Phi, dù chết sông cũng không bỏ cuộc. Cảm ơn tình yêu của bạn, tôi không thể trở lại nhân gian nữa.

Tôi chưa kịp nói lời xin lỗi với nàng thì Vũ Nương đã biến mất…

Cô ấy trở về không một lời trách móc, than thở với tôi một lời. Điều đó càng khiến tôi đau đớn và buồn bã hơn. Chỉ một phút nóng giận, chỉ vì ghen tuông, tôi đã cướp đi tình yêu thương của người mẹ mà bé Đan được hưởng, và tôi đã đánh mất đi hạnh phúc của chính mình, đánh mất đi người vợ hiền thảo đảm đang. Suốt quãng đời còn lại, tôi sẽ sống trong dằn vặt, đau đớn và không bao giờ quên được cô ấy…

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 15

Tôi tên là Trương Sinh, nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cá nhân tôi đã làm tan nát hạnh phúc của một gia đình để các bạn có thêm một bài học, biết giữ gìn hạnh phúc gia đình mình đừng để mọi chuyện đi quá xa không thể làm lại được như tôi.

Tôi có đem lòng yêu say đắm một cô gái cùng làng tên là Vũ Thị Thiết nên có xin mẹ một trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Nàng năm ấy vừa tròn đôi chín, vẻ mặt xinh đẹp, đôi mắt to sáng, tính tình đức hạnh....Khi mẹ hỏi cưới mà tôi thấy mừng lắm vì lấy được người vừa vừa đẹp cả ngoại hình lẫn tính nết. Khi hạnh phúc của chúng tôi chưa được bao lâu thì tôi phải đi phục vụ triều đình, ra trận chiến đấu. Ngày chia lìa tôi chỉ động viên vợ nhớ giữ gìn sức khỏe, chăm con thật tốt đợi ngày tôi trở về đoàn tụ. 

Chiến tranh tàn khốc đến đâu, giặc giã triền miên rồi cũng sẽ đến ngày tàn. Tôi được trở về đoàn tụ với gia đình nên vui lắm. Nhưng vừa về tới nhà tôi đã nhận được tin dữ là mẹ vì thương, nhớ, lo lắng cho tôi mà đã qua đời vì bệnh cách đây mấy năm. Tôi buồn lắm, vừa về đến nhà tôi đã bế đứa con trai của mình đi thăm mộ bà nội của nó, nhưng con trai nhất định không nhận tôi làm bố và không theo tôi. Nó bảo tôi không phải là ba của nó, ba của nó là người mà đêm nào cũng về chơi với nó. Khi nghe một đứa trẻ con ngây thơ nói như vậy, tôi bực mình lắm, cái bản tính ghen tuông sẵn có trong người tôi trào dâng lên sùng sục. Vợ tôi thì nổi tiếng xinh đẹp ở trong nàng nên để có người thích thì chẳng khó gì, nên ngay lập tức chẳng phân bua, hỏi cho rõ ràng gì, tôi liền trở về đuổi vợ ra khỏi nhà, sỉ nhục nàng thậm tệ, nặng nề khiến nàng chạy đi đâu tôi cũng không biết.

Chỉ tới khi tôi nghe thấy có một người  trong nàng hớt hải chạy về báo tin rằng thấy vợ tôi - Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn,  bà ý còn kể cho tôi nghe những việc mà vợ đã làm với mẹ tôi khi mẹ tôi ốm, mà tôi thì lúc đó đang đi chiến trận không có nhà. Người đó nói rằng  tôi là người có phúc lắm mới lấy được Vũ Nương làm vợ. Khi nghe những lời  đó, trái tim tôi đau  vô cùng, tôi hối hận lắm, cảm thấy ngỡ ngàng trước hành động quyết liệt của vợ mình. Tôi không ngờ được rằng vợ mình lại có thể dám làm hành động như vậy. Trong lúc nóng giận tôi chỉ định đuổi vợ đi ra khỏi nhà, cứ nghĩ rằng nàng sẽ về nhà mẹ đẻ thôi ai ngờ nàng ấy lại tự vẫn, chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Tôi đau xót vô cùng.

Buổi tối nhiều đêm tôi không tài nào ngủ được, cứ nhắm mắt là lại nhớ tới người vợ yêu dấu đang ở phương xa, hình ảnh vợ cứ hiện về phảng phất trong tâm trí tôi. Tôi ngồi trước ánh đèn, bóng mình chợt hiện lên vách thì đúng lúc đó con tôi chợt tỉnh giấc và nhận đó là ba của nó. Đến lúc này tôi mới chợt hiểu ra mọi chuyện, người ba mà đêm nào cũng về chơi với con chỉ là chiếc bóng của vợ tôi. Tôi hối hận vô cùng, nước mắt chảy không ngừng nhưng lúc đó thì đã quá muộn và vợ tôi không thể nào sống lại được nữa.

Trong làng tôi có một người đàn ông làm nghề chài lưới tên là Phan Lang, đến tìm gặp và đã kể với tôi là gặp được Vũ Nương dưới thủy cung. Ông nhắn nhở rằng vợ tôi mong được lập đàn giải oan cho nàng siêu thoát. Tôi nghe lời căn dặn của vợ nên cũng thực hiện theo, lập đàn giải oan cho vợ của mình, trong làn sương mờ ảo người vợ yêu quý của tôi hiện lên đang ngồi trên kiệu hoa võng lọng bay lên trời và không bao giờ quay lại với ba con tôi nữa. 

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 16

Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta không ai là không có những sai lầm và đôi với tôi cũng vậy. Tuy nhiên khác hẳn với mọi người, sau khi sai lầm đó là vẫn có cách để sửa chữa được, còn tôi thì lại mất đi người vợ yêu quý của mình mãi mãi. Nay  tôi kể câu chuyện này với mong muốn các bạn có một bài học để đời, không mắc phải sai lầm nghiêm trọng như tôi, không để đến lúc phải hối hận về những chuyện gì đã xảy ra.

Tên tôi là Trương Sinh, cha tôi mất sớm nên tôi sống với mẹ.Bấy giờ tôi có đem lòng yêu say đắm một người con gái cùng làng tên là Vũ Thị Thiết, tôi ưng nàng lắm, nên xin mẹ một trăm lạng để hỏi cưới nàng về. Vợ tôi quả là một người phụ nữ đẹp cả về nhân cách lẫn ngoại hình. Cưới nàng về, tôi được chăm sóc chu đáo, tận tình, nhà cửa lúc nào cũng sạch bong, tươm tất. Rồi hạnh phúc của chúng tôi cũng được một thời gian, tôi đón nhận một tin vui là sắp có thêm thành viên mới, tôi sung sướng vô cùng. Nhưng nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, tôi lên đường ra trận, chiến đấu với bọn giặc xâm lược. Trước lúc chia tay nàng, tôi chỉ có thể an ủi, động viên nàng giữ gìn sức khỏe, chăm sóc con thật tốt, đợi ngày tôi về đoàn tụ với gia đình. 

Ở nhà, vợ tôi vẫn rất chi là nhanh nhẹn, tháo vát. Chẳng lâu sau, con tôi ra đời và được vợ tôi đặt tên là Đản. Tôi ở chiến trường nhưng lúc nào tâm trí cũng hướng về nhà, mong ngày hết chiến tranh để được trở về cùng vợ con. Nhưng rồi chuyện gì xấu nhất cũng đã đến, mẹ vì nhớ thương tôi mà lâm bệnh nặng không qua khỏi. Thời gian trôi qua, chiến tranh cũng chấm dứt, tôi được trở về quê hương. Hay tin mẹ mất, lòng tôi đau như cắt, bế ngay đứa con đi ra thăm mộ bà nội nó, nhưng lạ thay nó cứ khóc to, không nhận tôi làm ba, nó bảo ba nó là người mà hàng đêm hay trở về chơi với nó. Sẵn là một người có máu ghen tuông, bản tính nóng giận, khi nghe một đứa trẻ con ngây thơ nói như vậy mà tôi tức giận vô cùng. Tôi quay trở về nhà mắng nhiếc vợ thậm tệ, lăng mạ, xúc phạm nàng không thương tiếc và đuổi nàng ra khỏi nhà. Vợ tôi khóc mà bảo rằng: "Thiếp vốn là con nhà nghèo khó, may lấy được nàng làm chồng, là nơi nương tựa. Vợ chồng xa cách mấy năm, chưa thỏa tình chăn gối, nàng vẫn giữ gìn một tiết, đâu có dám mất nết như chàng nói. Mong chàng đừng nghi oan cho nàng." Nhưng lúc mà nóng giận đó thì nào đâu tôi có thể kiềm chế được bản thân, đâu có suy nghĩ thấu đáo, suy đi tính lại kỹ càng được, chỉ có biết chửi rủa nàng. Rồi sau đó nàng cũng bỏ nhà ra đi, tôi cứ nghĩ là nàng chỉ về nhà cha mẹ đẻ chứ không đi đâu cả. Sau khi nghe được tin từ một người trong làng bảo rằng trông thấy Vũ Nương - vợ tôi tự vẫn, tôi đã đau đớn, ân hận vô cùng. Vì muốn giữ gìn sự trong sạch mà nàng tìm đến cái chết, chỉ cái chết mới có thể minh oan cho nàng. 

Đã rất nhiều đêm từ sau cái chết của vợ, tôi không tài nào chợp mắt được, khi bế con dưới ánh đèn, cái bóng tôi phản chiếu lên tường và bé Đản nhận đó là ba của nó. Lúc này tôi mới hiểu ra mọi chuyện, hóa ra ba mà bé Đản bảo lại chính là cái bóng của người vợ tôi, vì muốn con không thiếu bóng tình cha, không bị tủi thân mà bảo cái bóng trong tường là ba nó. Tôi lại càng hối hận vô cùng, không thể nào tha thứ cho lỗi lầm mà mình đã gây ra. Nhưng dù giờ có làm như nào đi nữa thì vợ tôi cũng không thể quay trở lại.

Các bạn, nếu ai đang có một mối tình sâu đậm thì nên biết tôn trọng và thấu hiểu đối phương nhé, đừng dại dột như tôi, ghen tuông mù quáng để rồi ân hận suốt đời. Cuộc đời tôi đã không thể nào cứu vãn và sửa chữa được lỗi lầm. Hãy biết đối xử với người khác thật tốt, tôn trọng và yêu thương người khác nhé chứ đừng như tôi.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 17

Tôi nhớ mãi hình ảnh cứ ám ảnh trong đầu tôi, bóng dáng nàng mờ nhạt trên sông rồi từ từ biến mất. Tôi thiết tha gọi nàng nhưng không có sự hồi đáp, nàng cứ như vậy rời xa tôi, vĩnh viễn bỏ lại hai cha con tôi chăm sóc cho nhau. Tất cả sự việc đó cũng là do bản tính nóng giận, ghen tuông mù quáng của tôi mà mất đi người vợ hiền.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Nam Xương, gia cảnh giàu có nhưng vì ham chơi, bỏ bê học hành nên mẹ đã nhờ người mai mối cho tôi. Bấy giờ ở nàng có người tên là Vũ Thị Thiết, vô cùng thùy mị, nết na, xinh đẹp. Được mẹ mai mối tôi thích lắm, xin hỏi cô ấy luôn làm vợ. Tôi vô cùng hài lòng về người vợ yêu dấu của mình, nhưng do vợ tôi rất xinh đẹp, mà tính tôi lại ghen tuông nên rất phòng ngừa những người theo đuổi vợ mình. Biết tôi tính như vậy nên nàng cũng hết sức giữ mình, luôn chăm lo, vun vén cho gia đình. Tôi cảm thấy thật vô cùng hạnh phúc, mỹ mãn và ngày càng yêu say đắm nàng hơn.

Nhưng hạnh phúc của đôi vợ chồng mới cưới chẳng được bao lâu thì chiến tranh xảy ra, tôi phải lên đường ra trận để bảo vệ tổ quốc. Lúc này mới hối hận làm sao, nếu khi xưa chăm chỉ học hành, có công ăn việc làm ổn định thì nay đâu phải xa mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

Ngày tiễn đưa tôi lên đường, cả nhà đều khóc, nàng bảo không cầu công danh cho tôi, chỉ mong tôi khỏe mạnh và bình an vô sự trở về. Những ngày tháng ở chiến trường tôi rất nhớ về gia đình bé nhỏ của mình, thiết tha một ngày chiến tranh sẽ qua đi và mình được trở về đoàn tụ cùng gia đình, cùng người vợ hiền xinh đẹp.

Rồi ngày đó cũng đã đến, chiến tranh kết thúc, tôi được trở về nhà với tấm lòng đầy hứng khởi, nhớ thương. Nhưng ngày về tôi đã nhận được tin dữ, mẹ vì nhớ thương tôi quá nhiều nên đã lâm bệnh mất. Tôi bế đứa con mới hơn một tuổi ra thăm mộ mẹ, nhưng bé Đản chỉ khóc to, không chịu theo tôi và không nhận tôi làm ba, nó bảo ba nó là người mà hàng đêm vẫn hiện về chơi với nó. Với bản tính ghen tuông mù quáng, nóng giận, nghe một đứa con nít ngây thơ nói như vậy tôi đã tức giận vô cùng, tôi hỏi dồn thằng bé về người đàn ông đó. Tôi đã sinh nghi, bao lâu đi lính tôi đã bị lừa dối, cứ nghĩ người vợ thảo hiền, nết na thật nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Tôi đã lập tức về nhà, mắng chửi vợ thậm tệ, xúc phạm nàng rồi đuổi nàng ra khỏi nhà. Nàng có thanh minh nhưng đối với một tâm trí đang nóng giận lúc bấy giờ thì sẽ không thể suy tính được gì cả, đối với tôi tất cả lúc đó chỉ là gian dối, ngụy biện, tôi gạt phắt đi và vung ra những lời lẽ cay đắng, trì triết nàng. Uất ức quá nên nàng đã tìm đến bờ sông rồi tự vẫn. Lúc ấy tôi vẫn chưa biết rõ tình hình nhưng khi nghe vợ tự vẫn tôi vẫn đau lòng vô cùng. Tôi ra đến sông nhặt xác vợ nhằm chôn cất chu đáo nhưng không thể nào tìm thấy, đành quay về nhà.

Cuộc sống lúc đó đối với tôi thật khó khăn, không đêm nào tôi có thể nhắm mắt được, cứ chợp mắt là hình ảnh người vợ lại hiện ra trong đầu tôi. Rồi bỗng một đêm tôi bế con ngồi trước ánh đèn, cái bóng của tôi phản chiếu lên tường rồi bé Đản bảo đó chính là cha của nó. Đến lúc này tôi mới thực sự hiểu ra mọi chuyện, hóa ra vì sợ con thiếu bóng hình cha, nên hàng đêm vẫn bảo cái bóng của người vợ là bố của Đản. Tôi đã vu oan cho vợ, chỉ vì cái ghen tuông mù quáng, nghe theo đứa trẻ ngây ngô không biết gì mà tôi lại gây ra một lỗi lầm to lớn không thể nào thay đổi được.

Thời gian cũng thấm thoát trôi qua, bỗng một hôm Phan Lang cùng làng đến nói chuyện với tôi, ông có nhắn nhủ đến tôi bảo là gặp vợ tôi ở dưới thủy cung, nàng muốn tôi lập đàn giải oan cho nàng và đưa cho tôi chiếc hoa mà ngày xưa vợ vẫn hay dùng. Tôi nghe theo và lập đàn giải oan trên sông, Vũ Nương hiện lên thật nhưng lại bay về trời không bao giờ quay lại với hai cha con tôi nữa. 

Vậy đó, chỉ một phút nóng nảy bốc đồng mà tôi đã mãi mãi mất đi một người vợ thân yêu mãi mãi. Cả đời này tôi sẽ sống trong day dứt, đau khổ và mãi mãi không thể nào tha thứ cho tội lỗi của bản thân. 

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 18

Thấm thoát thời gian đã trôi qua được 2 năm, nhưng cái sự việc ấy vẫn cứ như mới xảy ra ngày hôm vậy. Khoảng thời gian qua, chưa bao giờ tôi không ngừng hối tiếc về những hành động dại dột của mình, chưa bao giờ tha thứ cho bản thân khi đã gián tiếp gây ra cái chết cho người mà mình thương yêu nhất. Sự ghen tuông mù quáng, sự nghi oan cho người vợ yêu dấu của mình đã khiến người vợ phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch, khiến tôi mất đi một người vợ dịu hiền, nết na, khiến cho hạnh phúc của gia đình bị tan vỡ.

Tôi tên là Trương Sinh, vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, lại là người con trai duy nhất của gia đình nên ngay từ nhỏ đã được cha mẹ nuông chiều vô cùng. Tính cách tôi thì lại rất nóng nảy, đa nghi, luôn không tin tưởng tuyệt đối ai bao giờ kể cả người nhà. Đến tuổi lấy vợ, trong làng có một người con gái tên là Vũ Thị Thiết, rất xinh đẹp, tính tình lại hiền dịu, đẹp cả về nhân cách lẫn ngoại hình. Tôi mến nàng vô cùng, thế nên đã nhờ mẹ mang sính lễ sang nhà người ta cầu hôn, rước nàng về làm vợ. Tuy là vợ chồng chung chăn gối, tính tình tôi thì lại đa nghi ghen tuông, vợ tôi lại xinh có tiếng trong làng nên tôi luôn phòng ngừa mọi chuyện, không tin tuyệt đối vào người vợ của mình. Nhưng Vũ Nương lại không bao giờ phụ lòng tôi, luôn chăm lo, đối xử với tôi hết lòng, nàng rất tâm lý nên cả hai vợ chồng tôi chưa bao giờ bất hòa.

Thế nhưng có một chuyện bất ngờ đã xảy đến với tôi, từ nhỏ tôi vốn đã rất mải chơi, không chăm lo học hành, nên phải đi phục vụ triều đình, ra trận chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Ngày tôi ra đi, mẹ và vợ đã thương xót tôi vô cùng, vợ tôi không cầu công danh cho tôi mà chỉ mong sao cho tôi được bình yên vô sự trở về: "Chuyến đi này thiếp chẳng mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm, vanh danh trở về quê hương cũ, chỉ mong chàng trở về bình yên, lành lặn thế là đủ đối với thiếp rồi". Vợ tôi nói xong nước mắt cứ rưng rưng, khiến tôi xúc động vô cùng. Vợ tôi luôn như thế, rất hiền dịu, chu đáo, tôi chỉ mong sao mấy năm xa cách, nàng vẫn ở nhà một mực đợi tôi là được rồi.

Những ngày ở chiến trường tôi buồn lắm, đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ về mẹ già, vợ hiền ở nhà, chỉ mong sao mọi chuyện sẽ kết thúc thật nhanh để tôi được quay trở về quê hương. Thế rồi chiến tranh cũng qua đi, cuối cùng tôi cũng được trở về nhà. Vừa đặt chân tới nhà, tôi đã nhận được tin dữ, mẹ vì quá thương tôi mà lâm bệnh nặng, qua đời, tôi có thêm đứa con trai được mẹ nó đặt tên là Đản. Mẹ mất, trong lòng tôi buồn vô cùng, cũng may có đứa con trai đầu lòng nên đã khiến tôi nguôi ngoai đi phần nào. Còn Vũ Nương vợ tôi nàng vẫn hiền dịu, chu đáo, ân cần tất cả mọi chuyện trong nhà như ngày nào. Ngày trở về, gia đình tôi được sum vầy hạnh phúc vô cùng.

Hôm sau, tôi bế đứa con ra mộ để thăm bà nội, nhưng thằng bé nhất quyết không theo, khóc thật to và không nhận tôi làm ba, nó bảo ba nó là người mà đêm nào cũng về chơi với nó. Với bản năng nóng giận, tính tình ghen tuông, khi nghe một đứa trẻ con ngây thơ nói như vậy mà tôi đã bực mình vô cùng. Về nhà tôi mắng nhiếc vợ không thương tiếc, lăng mạ, sỉ nhục vợ. Tôi mắng nàng là một người nữ lẳng lơ, mất nết, không biết xấu hổ, nhân cơ hội chồng đi chiến trường mấy năm mà lại không làm tròn đạo làm vợ. Vũ Nương lúc đầu cũng lấy làm ngạc nhiên lắm, nàng không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nàng khóc mà thanh minh nàng là con nhà nghèo, vốn lấy được tôi gia đình khá giả đã là phúc lắm rồi. Nàng một mực giữ trọn trinh tiết đối với tôi, mấy năm đằng đẵng nàng chưa bao giờ nghĩ đến người khác. Nhưng với một đứa đang vô cùng nóng nảy như tôi thì tất cả những lời đó chỉ là ngụy biện, dối trá, tôi không tin lấy nửa lời. Lúc đó tôi chỉ biết mắng nàng thậm tệ, đánh đuổi nàng đi. Nàng bất lực vì bị vu oan, không thanh minh được. Thế rồi nàng cũng tắm rửa, thay quần áo ra đi. Lúc đó tôi chỉ tưởng nàng sẽ chỉ bỏ về nhà bố mẹ đẻ, một vài ngày rồi thôi. Ai ngờ có một người cùng làng hớt hải chạy về bảo tôi thấy Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn, lúc này tôi đã rất bàng hoàng, vì chứng minh sự trong sạch nên nàng đã cướp đi mạng sống của mình. Nghĩ đến đây tôi đã vô cùng ân hận, chỉ vì nghi ngờ linh tinh mà đã đẩy nàng đi đến cái chết, một người con gái hiền dịu, xinh đẹp mà tôi đã mất đi mãi mãi.

Mấy ngày sau khi nàng ra đi, tôi không tài nào chợp mắt được, cứ nhắm mắt là hình ảnh của nàng lại hiện lên cứ vang vọng trong đầu của tôi. Có một hôm tôi bế con ngồi trước ánh đèn, bóng của tôi phản chiếu vào tường. Bé Đản chở thốt lên nhận đó là cha của mình, lúc này tôi mới hiểu ra mọi chuyện, hóa ra vì sợ con thiệt thòi tình cảm của bố nên đã bảo cái bóng của nàng chính là cha của bé Đản, tôi đã vô cùng ân hận, chết lặng đi. 

Ngày tháng khổ tâm đối với tôi cứ thế trôi qua, cho tới một hôm có một người trong làng tên là Phan Lang tới tìm gặp tôi. Ông ý bảo là đã gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Ban đầu tôi không tin, nhưng sau đó ông đưa cho tôi chiếc hoa mà vợ tôi hay dùng, lúc này tôi mới tin là sự thật. Nàng nhờ ông nhắn nhủ với tôi rằng muốn tôi lập đàn giải oan. Thế rồi tôi cũng đã làm theo, lập đàn giải oan bên bờ sông ba ngày ba đêm ròng rã, vậy nhưng vẫn chưa thấy vợ xuất hiện. Đến ngày thứ tư, tưởng chừng như hy vọng đã dập tắt nhưng đột nhiên thấy một chiếc kiệu hoa rực rỡ hiện lên giữa dòng nước mênh mông huyền ảo, đó chính là vợ tôi. Tôi vội cất tiếng gọi vợ và được dặn dò, rồi sau đó vợ đã loang loáng mờ dần, biến mất vào khoảng không gian mênh mông. Bỏ cả hai cha con tôi ở lại một mình, nàng biến mất thật rồi.

Cho đến tận bây giờ, dù đã 2 năm trôi qua, nhưng tôi chưa bao giờ tha thứ cho lỗi lầm to lớn của mình. Dù sau này, tôi có tìm được ai khác đi nữa thì cũng không thể nào lấp đầy đi khoảng trống mà vợ để lại. Tôi kể câu chuyện này để mọi người rút ra một bài học, đừng vội vàng nóng nảy, không tìm hiểu rõ mọi chuyện mà dẫn đến một sự việc đáng tiếc như tôi. Hy vọng nàng dưới thủy cung cũng sẽ luôn dõi theo 2 cha con tôi mỗi ngày.

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 19

Trong cuộc đời của mỗi con người, việc phạm sai lầm là không thể nào tránh khỏi. Thế nhưng khác với những sai lầm khác của mọi người là có thể cứu vớt được, còn sai lầm của tôi thì lại không còn cách nào khác để làm lại, người vợ dịu hiền, xinh đẹp của tôi đã ra đi mãi mãi. Tôi tên là Trương Sinh, cha mất sớm, nhà chỉ còn mình tôi và mẹ. Nhưng được cái là nhà tôi cũng thuộc dạng khá giả nên ham chơi không chịu học hành. Bấy giờ tôi yêu một cô gái cùng làng tên là Vũ Thị Thiết, nên xin mẹ một trăm lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Tôi ưng lắm bởi cưới được người vợ đẹp cả về nhân cách lẫn ngoại hình, nhưng tôi cũng mang một tính xấu là rất hay đa nghi ghen tuông, tính tình nóng nảy. Tôi đã cố gắng cải thiện rất nhiều lần nhưng vẫn không khả quan hơn được, tôi không muốn bất kỳ một người đàn ông nào tiếp cận đến người vợ của tôi.

2 mẹ con tôi giờ đây đã đón thêm một thành viên mới, Vũ Nương về chăm sóc, vun vén cho cả gia đình, cảm giác thật hạnh phúc, bình yên. Mẹ tôi nay cũng đã có tuổi rồi, già yếu, bà cũng thương con dâu như con ruột của mình vậy. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc lắm và háo hức chờ đợi một thành viên nữa sắp chào đời. Bấy giờ, chiến tranh bất ngờ nổ ra, xã hội loạn lạc. Tôi nhận được lệnh phải ra chiến trường, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Gia đình tôi hạnh phúc chưa được bao lâu thì đã đến lúc phải chia lìa. Lúc đi, mẹ nắm chặt tay tôi mà dặn dò, chiến trường là nơi khói lửa, bom đạn xảy ra khắp nơi, chớ có thăm con mồi ngon mà mắc bẫy. Vợ cũng dặn dò tôi kỹ càng, nàng bảo không mong tôi được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về, mà chỉ mong tôi được bình an vô sự trở về thế là quá đủ đối với nàng rồi. Nhìn hai người phụ nữ mà tôi yêu thương vô cùng đôi mắt rưng rưng, tôi buồn vô cùng. Chia tay gia đình, tôi lên đường ra trận.

Ở chiến trường tôi buồn lắm, nhớ nhà, lúc nào cũng chỉ mong chiến tranh kết thúc sớm để tôi có thể trở về đoàn tụ với gia đình. Thế rồi thấm thoát thời gian cũng trôi qua, chiến tranh đã qua đi, tôi được trở về quê hương. Vừa đặt chân đến nhà, tôi đã nghe được tin dữ, mẹ vì quá thương tôi mà lâm bệnh ra đi. Tôi buồn lắm, vội bế bé Đản - là tên mà vợ đặt cho con trai tôi, ra mộ để thăm bà nội, nhưng lạ thay là bé khóc rất to, nhất quyết không đi, không nhận tôi làm ba và bảo ba nó là người mà hàng đêm vẫn trở về chơi với nó. Tôi nghe xong mà bực mình vô cùng, với bản tính nóng giận và ghen tuông trào dâng trong bản thân, tôi quay trở về mắng vợ thậm tệ, xúc phạm và sỉ nhục nàng không thương tiếc, tôi đuổi nàng ra khỏi nhà. Nàng mới đầu cũng ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra, rồi nàng cũng khóc thanh minh cho sự oan ức của mình. Đầu óc tôi lúc đó rất nóng giận, chỉ biết mắng nhiếc nàng, coi tất cả những lời nàng nói chỉ là ngụy biện, dối trá. Rồi nàng cũng bất lực, tắm rửa, thay quần áo rồi ra đi. Tôi lại cứ nghĩ rằng nàng sẽ trở về nhà mẹ đẻ thôi chứ không đi đâu hết. Nhưng không ngờ có một người cùng làng hớt hải chạy về bảo tôi là có trông thấy Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn. Lúc này tôi vô cùng bàng hoàng, ân hận vô cùng, nàng đã vì chứng minh sự trong sạch mà cướp đi mạng sống của mình.

Thời gian sau, không đêm nào tôi ngủ được, cứ nhắm mắt  là hình ảnh người vợ lại hiện ra trong đầu tôi. Có một đêm tôi bế bé Đản ngồi trước ánh đèn, cái bóng tôi phản chiếu vào tường và bé nhận đó là ba. Lúc này tôi mới chợt hiểu ra mọi chuyện, hóa ra trong lúc tôi đi xa, vì sợ con thiếu bóng hình dáng cha nên bảo cái bóng của mình là ba bé Đản. Tôi ân hận lắm, day dứt vô cùng, không thể nào tha thứ cho lỗi lầm gián tiếp gây ra cái chết cho Vũ Nương.

Có một hôm, người cùng làng có tên là Phan Lang tới tìm tôi và bảo là có gặp vợ tôi ở dưới thủy cung, tôi không tin lắm nhưng đến khi lão lôi chiếc hoa ra mà vợ tôi thường hay dùng, lúc này tôi mới tin. Lão bảo nàng có nhắn nhủ tôi rằng lập đàn giải oan cho nàng. Tôi nghe theo cũng lập đàn giải oan bên bờ sông mấy ngày đêm ròng rã, rồi nàng cũng hiện lên với một vài lời nhắn nhủ tôi, sau đó nàng mờ dần rồi biến mất hẳn, bỏ lại hai cho con tôi.

Mặc dù thấm thoát thời gian đã trôi qua rất lâu, nhưng tôi chưa bao giờ có thể tha thứ cho bản thân mình. Chỉ vì một cơn ghen tuông mù quáng mà tôi đã mất đi người vợ hiền dịu, tần tảo, thương yêu tôi vô cùng. Sai lầm của tôi là không thể nào có thể cứu chữa được. Tôi kể câu chuyện này để mong mọi người hãy rút ra một bài học, đừng vì một phút nóng nảy, chưa hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện mà hành động như tôi để rồi hối hận cũng không kịp. 

Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương - mẫu 20

Tôi tên là Trương Sinh, sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Tôi có đem lòng yêu một cô gái tên là Vũ Thị Thiết, ngày đêm tôi thao thức về nàng không tài nào ngủ được nên đã xin mẹ một trăm lạng vàng hỏi cưới nàng về làm vợ. Nàng sở hữu dung mạo đoan trang, tính nết hiền hậu, chăm chỉ.

Chúng tôi đã sống với nhau rất hòa thuận, hạnh phúc vào háo hức chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng. Tuy nhiên chưa được bao lâu thì bất ngờ chiến tranh nổ ra, xã hội loạn lạc, tôi phải chia tay gia đình để lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Lúc ra đi, cả mẹ và vợ tôi đều khóc rất nhiều, cùng có những lời dặn dò đối với tôi. Mẹ bảo tôi cố gắng giữ mình nơi bom đạn, lường sức mà chiến đấu, chứ không nên vì miếng mồi thơm mà bỏ mạng. Vợ tôi cũng bảo khi tôi ra đi nàng không mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, mà chỉ cần tôi bình an vô sự trở về nhà đã là quá hạnh phúc đối với nàng. Nàng nói đến đó tất cả mọi người đều ứa nước mắt, tôi dứt áo lên đường ra đi. Mọi vật vẫn như thế, nhưng trong lòng tôi buồn lắm, bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở. Tôi đi chưa được bao lâu thì vợ sinh con trai và đặt tên cho nó là Đản. Có đứa trẻ cả mẹ và vợ tôi cũng bớt đi hẳn nỗi buồn, nhà cửa bớt phần nào hiu quạnh. Ngày qua ngày, thấm thoát đã mấy năm, chiến tranh cũng đã kết thúc, tôi được dịp trở về quê. Tuy nhiên vừa bước chân tới cửa nhà đã nhận được tin dữ, mẹ vì quá thương tôi nên đã lâm bệnh nặng mà ra đi. Tôi buồn lắm, cứ mong ngóng ngày được về gặp mẹ nhưng đã không kịp. Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế nó ra mộ thắp hương cho bà nội. Nhưng lạ thay là nó không chịu theo tôi, cứ khóc thật to và bảo tôi không phải là ba của nó, ba nó là người mà hàng đêm vẫn về để chơi với nó. Với bản tính tức giận và ghen tuông trong người, khi nghe một đứa con nít ngây thơ nói vậy tôi bực mình lắm, lập tức trở về nhà mắng vợ thậm tệ, sỉ nhục và lăng mạ vợ, lợi dụng thời gian chồng xa nhà mà không giữ tròn đạo lý làm vợ. Vợ tôi mới đầu cũng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nàng cũng khóc và thanh minh rất nhiều, nàng bảo vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lấy được tôi là một niềm hạnh phúc đối với nàng, mấy năm cách biệt làm sao nàng dám nghĩ đến một người đàn ông nào khác. Tuy nhiên lúc đó với cái đầu không thể nào kiểm soát nổi, tất cả lời nói của nàng chỉ là lời ngụy biện, dối trá, tôi chỉ mắng nàng rất nhiều rồi đuổi nàng ra khỏi nhà. Nàng cũng đành bất lực mà chán nản, tắm rửa thay quần áo xong nàng cũng ra đi. Tôi cũng chỉ nghĩ là nàng sẽ về nhà bố mẹ đẻ chứ không đi đâu hết. Nhưng chợt một lúc sau thấy người đàn bà cùng làng hớt hải chạy về báo tin với tôi, bảo có trông thấy vợ tôi nhảy xuống sông tự vẫn. Tuy có giận nàng đến mấy nhưng tôi vẫn cứ động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn cất nhưng cố gắng tìm mãi mà không sao thấy được. Một đêm nọ đang ngồi dưới ánh đèn, bóng của tôi phản chiếu lên tường, bé Đản thấy vậy mà cất to tiếng gọi đó là ba, bấy giờ tôi mới chợt hiểu ra tất cả mọi chuyện, hóa ra vì sợ đứa con thiếu bóng tình thương, hình ảnh cha nên mới bảo cái bóng của nàng là cha của bé Đản. Tôi ân hận vô cùng, chỉ một chút nóng giận, suy nghĩ không thấu đáo mà đã gián tiếp giết chết đi người vợ hiền dịu, yêu quý của tôi, tôi không thể nào tha thứ cho lỗi lầm của bản thân. Nhưng chuyện cũng đã xảy ra rồi, dù có làm gì đi nữa thì người tôi yêu cũng sẽ không thể sống lại. 

Bấy giờ ở làng có một người đàn ông tên là Phan Lang đến gặp tôi và bảo có gặp vợ tôi ở dưới thủy cung. Mới đầu tôi cũng không tin nhưng ông có đưa cho tôi một chiếc hoa mà vợ tôi hay dùng thì tôi cũng đã tin hẳn. Ông bảo tôi là nàng nhắn nhủ tôi hãy lập đàn giải oan cho nàng bên bến sông. Sáng hôm sau tôi làm đúng như những gì vợ tôi dặn để sửa chữa một chút sai lầm, lập đàn giải oan suốt ba ngày ba đêm ở bến sông. Bỗng nhiên Vũ Nương từ đâu xuất hiện, ngồi trên chiếc kiệu hoa và có gửi một vài lời nhắn nhủ tôi rồi từ từ mờ dần biến mất, để lại hai cha con tôi. Tôi chợt hét thật to nhưng không một lời hồi âm nào từ nàng.

Trong phút chốc, tất cả đã tan biến vào hư không. Tôi đau lòng lắm, một sự ân hận, trì triết bản thân ghê gớm, dày xé trong lòng. Chỉ vì một cơn ghen tuông mù quáng mà tôi đã mãi mãi mất đi người vợ yêu dấu của mình. Sai lầm của tôi là không thể nào làm lại được. Tôi nay muốn kể câu chuyện này chỉ muốn mong mọi người lấy đó làm bài học, đừng vì một phút bốc đồng, dại dột như tôi mà gây ra những chuyện không thể cứu vãn được. Đã là vợ chồng thì phải tin tưởng, tôn trọng, thương yêu và chia sẻ với nhau, có như vậy thì hạnh phúc mới được bền lâu, kéo dài mãi mãi được. 

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


viet-bai-lam-van-so-3-lop-10.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học