Top 50 Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám (hay nhất)



Tổng hợp trên 50 bài văn Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 1

Giờ đây tôi đã được sống yên ổn bên nhà vua. Để được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc như hiện tại tôi đã phải nỗ lực chiến đấu không ngừng để chống lại cái xấu, cái ác, mà trực tiếp ở đây là mẹ con Cám.

Tôi và Cám vốn là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ tôi là chính thất (vợ cả) còn mẹ Cám chỉ là vợ lẽ. Cha tôi vốn yêu thương mẹ và tôi hơn hết thảy, bởi vậy mẹ con nhà Cám đã đem lòng ghen ghét hai mẹ con tôi. Mẹ tôi mất sớm, bố tôi không lâu sau qua đời, ngày bố qua đời cũng là ngày chấm dứt cuộc sống êm đẹp, hạnh phúc của tôi. Tôi ở cùng dì ghẻ và Cám, đồng thời cũng bắt đầu quãng thời gian cực khổ, bị đày ải cả về thể xác và tinh thần.

Từ nhỏ cho tới khi tôi trưởng thành, mọi việc trong gia đình dì ghẻ đều bắt tôi làm hết. Tôi quần quật làm suốt ngày, không có lúc nào ngơi tay, ban ngày thì chăn trâu, gánh nước, thái khoai, băm bèo cho lợn gà ăn, tôi đến sau giờ cơm tối tôi còn phải xay lúa giã gạo. Cứ triền miên như vậy, hết năm này qua năm khác, mà mẹ con Cám không hề giúp tôi lấy một lần.

Tôi còn nhớ lần ấy đang quét sân, thì dì ghẻ bỗng gọi tôi và Cám vào và bảo hai chị em đi bắt tép, ai bắt được đầy mang về trước sẽ được thưởng một chiếc yếm đỏ. Nghe vậy tôi vui lắm, đó là chiếc yếm mà tôi hằng ao ước bấy lâu nay, tôi nhanh chóng lấy giỏ chạy ra ngoài đồng, Cám cũng tung tẩy chạy theo phía sau tôi. Tôi nhặt thoăn thoắt, chẳng mấy chốc tép đã đầy giỏ. Tôi định chạy về, thì Cám gọi giật tôi lại và bảo:

- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

Tin lời Cám, tôi xuống ao, hụp xuống thật sâu cho sạch sẽ. Nhưng nào ngờ khi tôi lên bờ thi cả giỏ tép đã biến mất. Bấy giờ tôi mới biết mình bị lừa. Ấm ức và tức giận nhưng tôi chẳng biết làm sao. Bởi dì ghẻ cũng đã dung túng cho con mình và trao thưởng cho Cám. Tôi ngồi bệt xuống bờ cỏ mà khóc nức nở, khóc cho số phận bất hạnh, khóc cho việc bị đối xử bất công. Đúng lúc ấy tôi thấy trước mắt hiện ra một luồng khói trắng, một ông già râu tóc bạc phơ, cất giọng hiền từ hỏi tôi: - Con làm sao lại khóc?

Tôi nghẹn ngào kể hết sự tình cho bụt nghe. Nghe xong bụt bảo tôi xem lại trong giỏ còn gì không, thì tôi phát hiện vẫn con một con cá bống. Tôi đem bống về nuôi, từ đó bống trở thành bạn của tôi. Mỗi bữa cơm tôi ăn bớt đi một nửa dành phần cho bống. Bao nhiêu nỗi uất ức, tôi đều đem đến kể cho bống để vơi bớt nỗi lòng. Nhưng chẳng được bao lâu mẹ con Cám lại lừa tôi đi chăn đồng xa để giết chết bống, điều này tôi chỉ biết cho đến khi Bụt hiện lên nói với tôi. Về đến nhà chỉ còn cục máu nổi lên, tôi uất nghẹn, khóc không thành tiếng, tôi thương bống vô cùng, sao mẹ con họ lại đang tâm giết chết một sinh linh nhỏ bé chỉ vì ghét tôi. Nghe lời bụt dặn tôi đem xương bống bỏ vào lọ đem chôn ở bốn chân giường.

Thời gian cứ thế trôi qua, cho đến một ngày nhà vua mở hội, tôi cũng như bao cô gái khác hứng khởi chuẩn bị đi hội. Nhưng đúng ngày hôm ấy, dì ghẻ đem gạo trộn với thóc bắt tôi nhặt riêng hai thứ ấy mới được xem hội. Tôi ấm ức vô cùng và hiểu rằng dì ghẻ không muốn tôi đi. Tôi vừa nhặt vừa khóc, bụt hiện lên và giúp đỡ tôi, đàn chim sà xuống nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. và nghe lời bụt dặn tôi đào bốn chân giường lấy váy áo mới để mặc dự hội. Mọi thứ vừa như in, tôi hạnh phúc lắm. Nhưng chẳng may hôm đi hội ấy tôi đánh rơi chiếc giày, tìm mãi mà không thấy. Trong đám hội hôm ấy còn diễn ra lễ thử giày, tôi cũng chen vai đến thử và thật kì lạ khi đến gần thì chiếc giày kia chính là giày của tôi, đôi chân tôi vừa khít chiếc giày đó, hợp với cái còn lại tạo thành một đôi. Và cũng nhờ vậy tôi trở thành hoàng hậu, cuộc đời tôi bước sang một trang mới.

Nhưng cuộc đời tôi vẫn tiếp tục gặp nhiều sóng gió. Không lâu sau đó là ngày giỗ của cha, tôi về nhà làm giỗ. Khi trèo lên cây cau tôi bị dì ghẻ chặt cây, tôi ngã xuống và chết, Cám thay tôi vào cung chung sống với nhà vua. Tôi không chịu khuất phục, bấy lâu nay họ đã đàn áp tôi, tôi bỏ qua, nhưng lần này cướp cả mạng sống tôi nhất quyết không thể bỏ qua. Tôi phải giành lại quyền sống và hạnh phúc của mình. Tôi hóa thành chim vàng anh, bay vào cung vua, trước khi đến cung vua tôi đến chỗ Tấm cảnh cáo: Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao. Rồi tôi bay đến cung vua, tiếng hót của tôi làm nhà vua mê đắm, vua yêu thương tôi lắm, sai người làm cái lồng vàng để tôi có thể ngày ngày bên cạnh ngài. Nhưng Cám tiếp tục hãm hại giết chết tôi, tôi hóa thành cây xoan đào, nhà vua lại mắc võng ngày ngày nằm dưới bóng cây xanh là tôi. Sự độc của mẹ con Cám quả không có giới hạn, chúng lại chặt xoan đào, làm thành khung cửi, khiến cho vua không được ở bên cạnh tôi. Hôm ấy trong lúc Cám dệt vải tôi liền cảnh cáo Cám: Cót ca cót két/ lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra. Nghe thấy vậy, Cảm hoảng sợ vứt tôi đi thật xa.

Từ đống cây đó tôi tiếp tục vươn mình thành cây thị, rồi quả thị thơm tho tỏa hương khắp nơi. Một bà lão đi qua đã khấn: Thị ơi thị, rụng vào bị bà bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn. Tôi rụng xuống và về ở cùng bà lão nghèo lương thiện. Ngày ngày, bà lão đi làm tôi ở nhà quét dọn, không lâu sau bà phát hiện ra bí mật và xé vỏ quả thị, tôi sống với bà như hai mẹ con. Một hôm, tôi đang ở trong nhà thấy mẹ vào gọi ra có người gặp. Tôi ra và mừng rỡ khi biết đó là nhà vua, chàng đã nhận ra tôi qua những miếng trầu têm cánh phượng. Tôi từ biệt bà lão và về hoàng cung chung sống với nhà vua. Về mẹ con nhà Cám đã bị tôi trừng trị thích đáng.

Vậy là trải qua bao nhiêu khó khăn, tôi cũng đã được hưởng hạnh phúc mà tôi vốn được hưởng. Cuộc đời này luôn rất công bằng, khi làm điều thiện, sống lương thiện chắc chắn bạn sẽ gặp may mắn hạnh phúc. Còn làm điều ác tất sẽ gặp quả báo.

Dàn ý Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời của nhân vật Tấm: tôi sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng cuộc đời tôi đã phải trải qua nhiều câu chuyện đau buồn.

2. Thân bài

a. Cảnh ngộ

Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai đẻ được một người em tên là Cám rồi cũng mất sau đó. Tôi sống cùng dì và em.

Hằng ngày tôi phải làm việc vất vả từ sáng đến tối và bị mẹ con họ bắt nạt, ức hiếp nhưng đành cam chịu.

b. Câu chuyện con cá bống

Một hôm dì treo thưởng ai bắt được nhiều cá bống hơn sẽ được yếm đào, tôi làm việc quần quật nhưng cuối cùng bị Cám lừa lấy hết cá của mình, chỉ để sót lại 1 con cá bống.

Tôi đem cá về thả xuống giếng và nuôi nấng nó nhưng cuối cùng bị dì và Cám ở nhà giết thịt lúc tôi đi làm.

Tôi đau buồn thì được Bụt hiện ra và mách tôi đi tìm xương cá rồi mang đi chôn, tôi nghe lời làm theo.

c. Khi nhà vua mở hội

Mẹ co Cám không cho tôi đi xem hội, bắt tôi ở nhà nhặt gạo với thóc ra. Tôi buồn bã, Bụt hiện lên, giúp tôi nhặt và nói tôi đào xương cá bống lên để lấy quần áo đẹp đi dự hội.

Trên đường đi do vội vã nên tôi đã đánh rơi chiếc giày, nào ngờ nhà vua nhặt được và lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Mọi người nô nức thử giày trong đó có cả Cám nhưng chiếc giày ấy chỉ vừa chân tôi và tôi được làm Hoàng hậu.

d. Sau khi làm hoàng hậu

Tôi có cuộc sống hạnh phúc, sung túc hơn.

Một hôm tôi về giỗ cha thì bị Cám lừa trèo cây hái cau sau đó chặt gốc để tôi chết và vào cung thay tôi làm hoàng hậu.

May mắn thay, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, năm lần bảy lượt bị Cám giết hại, tôi biến thành chim vàng anh, cây xoan, khung cửi và cuối cùng là cây thị rồi ở cùng với bà lão nghèo hằng ngày giúp bà làm việc nhà.

Một hôm nhà vua đi qua nhìn thấy miếng trầu nhận ra tôi là người têm nên đã đón tôi về cung. Tại đây tôi đã trừng trị mẹ con Cám thích đáng và trở về cuộc sống hạnh phúc của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị của câu chuyện.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 2

Tôi là Cám, một cô gái xinh đẹp, sắc sảo lại có một người mẹ hết mực yêu thương tôi. Nghe đâu, mẹ tôi là vợ thứ hai của cha tôi. Bởi vì vợ trước của cha mất sớm nên ông lấy mẹ tôi. Tôi chẳng phải làm bất cứ việc gì trong nhà bởi có một con hầu làm hết rồi, đó là Tấm. Thực ra nó là chị cùng cha khác mẹ của tôi nhưng bao giờ Cám xinh đẹp này nhận nó là chị cả.

Bữa nọ, mẹ sai tôi và con Tấm đi bắt tép và hứa sẽ thưởng cho ai bắt được nhiều tép nhất. Tôi cũng lo lắng nghĩ bụng mình đâu có làm cái gì bao giờ, một người xinh đẹp như tôi mà phải xuống mấy cái hồ đầy bùn hôi thối để bắt những con cá tanh tưởi kia á, không bao giờ. Tôi nũng nịu mẹ tôi nhưng lần này mẹ tôi không giúp, mẹ chỉ nói không muốn làm thì phải tìm ra cách không làm mà vẫn có thưởng thế mới là người thông minh chứ. Tôi chả biết cách nào, mẹ nói khó hiểu quá. Mặc kệ tôi cứ đi ra ngoài đồng vui chơi cái đã.

Đến giờ về nhà tôi mới sực nhớ ra nãy giờ cứ mải mê hái hoa bắt bướm mà quên nhiệm vụ. Tôi chạy về phía con Tấm nhìn nó bắt được cả một giỏ đầy tép, tức mình rồi tôi nghĩ bụng phải tìm cách lấy hết của nó mới được. Trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ thế rồi tôi bảo nó xuống hồ tắm không về lấm mẹ sẽ rầy la. Được cái nó cũng nghe lời nên xuống hồ tắm, nhân cơ hội đó tôi chút hết tép của nó về và nhận thưởng. Khi nó trở về không những bị mẹ mắng mà còn không được yếm đào, tôi thấy mình thật thông minh khi mà không làm cũng có thưởng.

Lâu ngày tôi thấy con Tấm có biểu hiện lạ, mỗi bữa cơm nó ăn ít hơn và thường ra giếng làm gì đó. Khi hiểu ra sự tình, mẹ con tôi lừa nó đi chăn trâu để ở nhà mẹ con tôi gọi con bống lên xẻ thịt ăn. Một ngày nọ, hoàng tử mở hội kén hoàng hậu, những người con gái được hoàng tử chọn sẽ ngay lập tức được tiến cung. Tôi sung sướng nghĩ kì này mình sẽ được đổi đời rồi. Mẹ cũng rất đầu tư cho tôi,may toàn bộ quần áo mới, sắm sửa chuẩn bị cho ngày trở thành hoàng hậu. Con Tấm nô tì ấy thế mà cũng đòi đi hội. Nó làm việc nhà xong rất sớm và xin phép để được đi cùng. Tôi không chịu cho nó đi, mẹ liền nghĩ ra cách bắt nó nhặt thóc gạo riêng ra mới được đi. Hả hê mẹ con tôi lên đường tới kinh đô thử sức, một lát sau thấy hoàng tử lệnh ai đi vừa chiếc hài sẽ được chọn làm vợ. Cám xinh đẹp tôi lên thử nhưng khốn nỗi không vừa, đang tức giận thì thấy một người con gái xinh đẹp đến thử. Tôi sững sờ, mẹ tôi cũng sững sờ, đó là con Tấm mà. Thế rồi nó được tiến cung còn mẹ con tôi tức tối ra về. Thật là không công bằng khi mà con hầu đó lại làm hoàng hậu chứ không phải tôi.

Ngày giỗ cha nó về ăn giỗ, mẹ con tôi nghĩ phải tìm cách giết nó để tiến cung. Không phải mẹ con tôi ác độc mà là do nó tự chuốc lấy. Lúc nó trèo cây cau để hái câu cúng thầy mẹ tôi đã chặt cây làm nó rơi xuống ao mà chết. Mẹ đưa tôi tiến cung để thay Tấm làm hoàng hậu nói dối hoàng tử là đó là di nguyện cuối cùng của nó. Tôi ra sức quyến rũ hoàng tử nhưng lạ thay chàng không mảy may để ý tới tôi, ngày đêm chỉ quấn quýt bên con chim vàng anh đáng ghét. Tôi bắt được nó và giết chết nó. Tưởng rằng vàng anh chết rồi thì sẽ không còn ai ngăn cản được hoàng tử với tôi thế mà chàng vẫn ngày đêm ra chỗ cây xoan đào mới mọc mắc võng hóng mát. Nghe theo lời mẹ, tôi chặt cây xoan đào đó đi và làm nó thành khung cửi. Nhưng cứ mỗi khi dệt vải thì tôi đều nghe thấy những lời tru tréo, dọa nạt khoét mắt tôi. Ban đầu thì cũng sợ hãi về sau tôi quyết định đốt luôn khung cửi đó và đổ tro ở một nơi rất xa.

Ít lâu sau bỗng dưng thấy hoàng tử đem Tấm từ đâu về, tôi sững sỡ kinh ngạc rồi sợ hãi. Tôi đã giết nó rồi cơ mà, tại sao nó vẫn sống hay đó là hồn mà của nó luôn ám ảnh tôi. Tôi sợ hãi chạy về nhà, sau nhiều ngày sống bình thường, tôi tự thắc mắc tại sao con Tấm xấu xí ấy dầm mưa dãi nắng mà da vẫn trắng như thế. Có người mách tôi tắm bằng nước nóng vừa đun sôi, tôi muốn tôi phải trắng hơn nó, đẹp hơn nó nên đã làm theo.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 3

Tôi là Cám, một cô gái xinh đẹp, sắc sảo lại có một người mẹ hết mực yêu thương tôi. Nghe đâu, mẹ tôi là vợ thứ hai của cha tôi. Bởi vì vợ trước của cha mất sớm nên ông lấy mẹ tôi. Tôi chẳng phải làm bất cứ việc gì trong nhà bởi có một con hầu làm hết rồi, đó là Tấm. Thực ra nó là chị cùng cha khác mẹ của tôi nhưng bao giờ Cám xinh đẹp này nhận nó là chị cả.

Bữa nọ, mẹ sai tôi và con Tấm đi bắt tép và hứa sẽ thưởng cho ai bắt được nhiều tép nhất. Tôi cũng lo lắng nghĩ bụng mình đâu có làm cái gì bao giờ, một người xinh đẹp như tôi mà phải xuống mấy cái hồ đầy bùn hôi thối để bắt những con cá tanh tưởi kia á, không bao giờ. Tôi nũng nịu mẹ tôi nhưng lần này mẹ tôi không giúp, mẹ chỉ nói không muốn làm thì phải tìm ra cách không làm mà vẫn có thưởng thế mới là người thông minh chứ. Tôi chả biết cách nào, mẹ nói khó hiểu quá. Mặc kệ tôi cứ đi ra ngoài đồng vui chơi cái đã.

Đến giờ về nhà tôi mới sực nhớ ra nãy giờ cứ mải mê hái hoa bắt bướm mà quên nhiệm vụ. Tôi chạy về phía con Tấm nhìn nó bắt được cả một giỏ đầy tép, tức mình rồi tôi nghĩ bụng phải tìm cách lấy hết của nó mới được. Trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ thế rồi tôi bảo nó xuống hồ tắm không về lấm mẹ sẽ rầy la. Được cái nó cũng nghe lời nên xuống hồ tắm, nhân cơ hội đó tôi chút hết tép của nó về và nhận thưởng. Khi nó trở về không những bị mẹ mắng mà còn không được yếm đào, tôi thấy mình thật thông minh khi mà không làm cũng có thưởng.

Lâu ngày tôi thấy con Tấm có biểu hiện lạ, mỗi bữa cơm nó ăn ít hơn và thường ra giếng làm gì đó. Khi hiểu ra sự tình, mẹ con tôi lừa nó đi chăn trâu để ở nhà mẹ con tôi gọi con bống lên xẻ thịt ăn. Một ngày nọ, hoàng tử mở hội kén hoàng hậu, những người con gái được hoàng tử chọn sẽ ngay lập tức được tiến cung. Tôi sung sướng nghĩ kì này mình sẽ được đổi đời rồi. Mẹ cũng rất đầu tư cho tôi,may toàn bộ quần áo mới, sắm sửa chuẩn bị cho ngày trở thành hoàng hậu. Con Tấm nô tì ấy thế mà cũng đòi đi hội. Nó làm việc nhà xong rất sớm và xin phép để được đi cùng. Tôi không chịu cho nó đi, mẹ liền nghĩ ra cách bắt nó nhặt thóc gạo riêng ra mới được đi. Hả hê mẹ con tôi lên đường tới kinh đô thử sức, một lát sau thấy hoàng tử lệnh ai đi vừa chiếc hài sẽ được chọn làm vợ. Cám xinh đẹp tôi lên thử nhưng khốn nỗi không vừa, đang tức giận thì thấy một người con gái xinh đẹp đến thử. Tôi sững sờ, mẹ tôi cũng sững sờ, đó là con Tấm mà. Thế rồi nó được tiến cung còn mẹ con tôi tức tối ra về. Thật là không công bằng khi mà con hầu đó lại làm hoàng hậu chứ không phải tôi.

Ngày giỗ cha nó về ăn giỗ, mẹ con tôi nghĩ phải tìm cách giết nó để tiến cung. Không phải mẹ con tôi ác độc mà là do nó tự chuốc lấy. Lúc nó trèo cây cau để hái câu cúng thầy mẹ tôi đã chặt cây làm nó rơi xuống ao mà chết. Mẹ đưa tôi tiến cung để thay Tấm làm hoàng hậu nói dối hoàng tử là đó là di nguyện cuối cùng của nó. Tôi ra sức quyến rũ hoàng tử nhưng lạ thay chàng không mảy may để ý tới tôi, ngày đêm chỉ quấn quýt bên con chim vàng anh đáng ghét. Tôi bắt được nó và giết chết nó. Tưởng rằng vàng anh chết rồi thì sẽ không còn ai ngăn cản được hoàng tử với tôi thế mà chàng vẫn ngày đêm ra chỗ cây xoan đào mới mọc mắc võng hóng mát. Nghe theo lời mẹ, tôi chặt cây xoan đào đó đi và làm nó thành khung cửi. Nhưng cứ mỗi khi dệt vải thì tôi đều nghe thấy những lời tru tréo, dọa nạt khoét mắt tôi. Ban đầu thì cũng sợ hãi về sau tôi quyết định đốt luôn khung cửi đó và đổ tro ở một nơi rất xa.

Ít lâu sau bỗng dưng thấy hoàng tử đem Tấm từ đâu về, tôi sững sỡ kinh ngạc rồi sợ hãi. Tôi đã giết nó rồi cơ mà, tại sao nó vẫn sống hay đó là hồn mà của nó luôn ám ảnh tôi. Tôi sợ hãi chạy về nhà, sau nhiều ngày sống bình thường, tôi tự thắc mắc tại sao con Tấm xấu xí ấy dầm mưa dãi nắng mà da vẫn trắng như thế. Có người mách tôi tắm bằng nước nóng vừa đun sôi, tôi muốn tôi phải trắng hơn nó, đẹp hơn nó nên đã làm theo.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 4

Tôi là Tấm, em tôi là Cám – là đứa em cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ tôi mất sớm nên cha đi bước nữa, chẳng được mấy năm cha mất nên tôi sống với dì ghẻ và Cám. Tôi muốn một lần kể lại cuộc đời của mình, về cuộc đời bấp bênh và vô vàn sóng gió cho mọi người nghe.

Mặc dù là em trong nhà nhưng Cám được mẹ nuông chiều không phải làm công việc gì trong nhà. Mọi thứ một tay tôi làm hết chỉ có những lúc ăn cơm,Cám mới chịu làm vài việc lặt vặt mà mặt nó cũng phụng phịu. Còn dì ghẻ thì luôn luôn mắng tôi khi muốn xả giận hay ganh ghét vì một điều vô cớ. Nhưng tôi không oán than nửa lời.

Một hôm nọ, dì bảo tôi và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào. Vốn dĩ từ nhỏ chưa bao giờ tôi được vận trong mình chiếc yếm đào nào mới cả, hôm nay dì lại có dự định như thế khiến tôi cũng háo hức không kém. Ra đồng mò cua bắt ốc từ khi tờ mờ sáng, tôi chỉ thấy Cám lâu lâu chỉ chạy theo hái hoa bắt bướm không biết Cám có bắt được nhiều không.nhưng nghĩ tới cái yếm đào tôi lại vội chăm chỉ tiếp tục công việc của mình. Tới lúc sắp về thì thấy Cám bảo đầu lấm, tôi cũng tin rồi xuống gội đầu, chải chuốt rồi về. Nhưng ai ngờ , Cám lại nhẫn tâm hại tôi, trút hết tép trong giỏ rồi về lấy yếm đào. Tôi hoảng hốt,bao nhiêu công sức thế lại để người khác giành giật tôi chỉ biết khóc. Khói mù mịt thì ra Bụt xuất hiện từ lúc nào,ông chỉ tay vào giỏ và bảo xem có con cá nào không, mang về nuôi. Tôi bèn làm theo lời , trở về mang theo cá bống thả xuống giếng và cứ hôm nào cũng mang cơm cho cá bống.

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vừa thương cá bống vừa tủi thân, tôi khóc. Lần này, Bụt lại hiện lên, bảo tôi phải đi tìm ngay xương của cá bống về chôn ở bốn lọ giường,tôi làm theo và cũng chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Háo hức tới ngày trẩy hội biết bao nhiêu thì tôi lại càng thất vọng bấy nhiêu, vốn bản tính nhẫn nhịn tôi nghe theo mọi lời của dì mà không hề than trách. Mặc quần áo tinh tươm chuẩn bị mọi thứ, dù không được lành lặn đẹp đẽ như con người ta nhưng đi hội ai mà không thích. Vốn cám ghen ghét tôi, bảo với mẹ là tìm mọi cách để bắt tôi ở nhà. Dì liền bưng cả gạo lẫn thóc hòa vào nhau,rồi bảo tôi nhặt khi nào xong thì mới được đi. Bao nhiêu như thế tôi làm sao nhặt hết chứ. Lại một lần nữa,bụt hiện ra, sai chim sẻ nhặt thóc, xong đâu vào đấy thì bảo tôi đi đào ở 4 lọ đó lên.

Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt. Chuẩn bị xong xuôi, tôi nhanh chóng lên ngựa đi xem hội. Trong lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người. Tôi thực sự không biết rằng khi kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ đứng lại, kêu vang lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem, và họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm nghía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xinh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!”. Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố nếu có ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu.

Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hài nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Tôi bước ra, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”,tôi chỉ lặng lẽ thử giày. Chân tôi đặt vào hài vừa như in. Vì chính chiếc giày này là của tôi. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung và phong tôi làm hoàng hậu.

Tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng trong ngày giỗ cha. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu,tôi không biết rằng dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha rồi đẩy tôi đi vào cái chết. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rồi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.

Thế rồi linh hồn tôi hóa thân vào thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển. Tôi muốn ở bên nhà vua vì suốt ngày chỉ thấy nhà vua đang ủ ê, buồn bã, thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Cám tức giận, về nhà mách dì ghẻ,cùng lúc đó nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rồi vứt lông ra vườn. Không thấy bóng dáng vàng anh, vua hỏi thì Cám nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì.

Ngày hôm sau, từ đám lông chim tôi hóa thân vào hai cây xoan đào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát. Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ, lúc này Dì ghẻ xúi Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Khi biến thành khung cửi tôi thầm nói cho Cám nghe

“Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra!”

Cám hoảng hốt mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám liền làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Tôi đã ở trong quả thị bấy lâu mà không biết rồi sẽ như thế nào.

Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm: “Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Thấy bà cụ hiền lành, nhân hậu, tôi liền rụng xuống. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thị bước ra, lén dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại, nấp sau cánh cửa nhà. Thấy tôi đang làm việc, bà chạy lại ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó,Tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

Một hôm, vua ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu têm cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi và bà lão về cung. Tôi mừng và hạnh phúc lắm vì duyên phận vợ chồng không dễ dàng gì có được,xa cách bao lâu lại về với nhau.

Cám thấy tôi vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tôi bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, Cám không biết là nước sôi có thể làm bỏng và nó lập tức chết. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Từ đó,tôi sống hạnh phúc bên nhà vua,không có ai có thể ngăn cản được tình yêu và cuộc sống của chúng tôi nữa.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 5

Tôi tên là Tấm – là hoàng hậu của một nước. Hiện tại, tôi có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên nhà vua và các con của mình. Thế nhưng, ít ai biết được để có ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao chông gai, đau đớn. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi mất sớm. Cha tôi đi bước nữa và sinh ra Cám, em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Dì ghẻ có vẻ không ưa gì tôi, nhưng vì dì còn kiêng dè cha nên cuộc sống của tôi trôi qua vẫn khá êm đềm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời. Từ khi cha tôi mất, dì ghẻ ghét tôi ra mặt. Tất cả việc nặng nhọc trong nhà từ chăn trâu, cắt cỏ đến xay lúa, giã gạo …. dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám, em gái tôi thì được nuông chiều, chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Tôi đã làm việc ngày đêm, có khi kiệt sức nhưng không dám oán than hay tị nạnh nửa lời.

Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám đến rồi đưa cho mỗi đứa một cái giỏ. Dì bảo hai đứa ra đồng bắt tôm tép, đứa nào bắt được đầy giỏ thì sẽ được thưởng một cái yếm đào. Nghe dì nói vậy, tôi vô cùng vui mừng. Đã lâu lắm rồi, từ khi cha không còn, tôi chẳng có nổi một bộ quần áo mới. Quần áo tôi mặc trên người đều là quần áo cũ dì cho. Phần vì cái yếm đào mới, phần vì đã quen việc, chẳng mấy chốc tôi đã bắt được lưng cái giỏ. Nhìn sang Cám vẫn mải rong chơi, đuổi hoa bắt bướm tôi nhắc em mau mau bắt cá kẻo trời tối. Nghe vậy, Cám mặc kệ lời tôi nói, vẫn tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi đã bắt được đầy giỏ tép cùng tôm, tôi lên bờ ngồi nghỉ chuẩn bị ra về. Bỗng, Cám nói với tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, tôi lội xuống nước gội đầu thật kĩ.

Khi tôi trở lên bờ, Cám đã không còn ở đấy nữa. Giỏ tép của tôi trống không nằm lăn lóc bên bờ ruộng. Thì ra Cám đã lừa lúc tôi gội đầu trút hết tôm tép trong giỏ của tôi và về nhà trước. Vừa giận, vừa tủi, tôi ôm mặt khóc. Bỗng, bên tai tôi vang lên giọng nói trầm ấm: “Tại sao con khóc?”. Tôi ngẩng mặt lên. Bụt hiện ra trước mắt tôi, khuôn mặt người phúc hậu cùng với nụ cười hiền từ. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt nghe. Bụt liền bảo tôi xem trong giỏ còn sót lại gì không. Tôi nhìn vào giỏ và thấy còn một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa bớt cho nó một bát cơm. Mỗi lần cho bống ăn thì gọi:

“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

Về nhà, tôi làm theo lời Bụt căn dặn, thả bống xuống giếng. Mỗi bữa ăn, tôi đều để giành cơm, giấu đem cho bống. Nghe tôi gọi, bống ngoi lên mặt nước ăn hết những hạt cơm tôi rắc xuống. Bống lớn lên trông thấy.

Thế nhưng tôi đã không lường trước được rằng, việc tôi lén lút mang cơm ra giếng sau mỗi bữa ăn đã làm dì ghẻ sinh nghi. Tối hôm đó, dì ghẻ bảo tôi rằng: “Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”. Tôi vâng lời mà không mảy may nghi ngờ gì. Sáng hôm sau, khi tôi dắt trâu đi, Cám ở nhà bắt chước tôi gọi bống lên, dì ghẻ trực sẵn, bắt bống giết thịt.

Đến chiều, tôi dắt trâu về. Như thường lệ, tôi mang cơm ra cho bống nhưng gọi mãi, gọi mãi không thấy bống đâu, chỉ có một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành, tôi òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi: “làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm”. Nghe lời Bụt, tôi trở về tìm xương bống nhưng tìm khắp các xó vườn mà không thấy. Một con gà thấy thế bảo tôi rằng: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tôi vui mừng lấy một nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì tìm được xương ngay. Tôi vui mừng nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt làm tôi vô cùng háo hức. Tôi cũng muốn được đi dự hội. Dì ghẻ thấy tôi ngỏ ý muốn đi thì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo tôi phải nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc xong xuôi mới được đi hội. Tôi không dám trái lời dì nên vâng lời nhưng ngồi nhặt một lúc lâu mà chỉ mới được một nhúm nhỏ. Quá buồn bã và tủi thân, tôi bật khóc. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: “Con làm sao lại khóc?”. Tôi chỉ cho Bụt xem cái thúng lẫn thóc với gạo thưa: “Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.” Bụt bảo: “Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp”. Nghe Bụt nói, tôi vô cùng lưỡng lự. Tôi lo sợ chim sẻ sẽ ăn mất thóc gạo, khi dì ghẻ về tôi vẫn cứ bị đòn. Bụt cười hiền từ căn dặn:

“Con cứ bảo chúng thế này:

Rặt rặt xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết

thì chúng sẽ không ăn của con đâu.”

Thế rồi, trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, tôi lại chợt nhớ ra, mình rách rưới quá, sẽ không được cho vào xem hội. Bụt mỉm cười bảo: “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.”. Vâng lời, tôi đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất tôi thấy một bộ quần áo mới, một cái yếm lụa đào và một cái khăn nhiễu. Đến khi đào lọ thứ hai tôi lại lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Lọ thứ tư thì có một bộ yên cương xinh xắn. Tôi mừng quá vội vàng tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, do bất cẩn, tôi đã đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, tôi lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá của vua vừa tiến đến chỗ lội. Nhà vua đã kể lại với tôi rằng, khi hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Nhà vua sai quân lính xuống nước xem thử và nhặt được chiếc giày thêu của tôi đánh rơi lúc nãy. Nhà vua nói chàng đã ngắm nghía chiếc giày rất lâu và thầm nhủ người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Nhìn từ xa, tôi nhận ra chiếc giày mình đánh rơi. Tôi liền lại gần muốn ướm thử. Khi tôi đến, tôi gặp mẹ con Cám đang hậm hực đi ra. Cám mách dì ghẻ: “Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!”. Dì ghẻ của Tấm bĩu môi:

“Con nỡm!

Chuông khánh còn chả ăn ai,

Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.”

Tôi không nói với dì và Cám rằng đó là chiếc giày của mình mà chỉ lặng lẽ vào ướm giày. Tôi đi vừa như in. Tôi mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước tôi vào cung. Tôi vô cùng vui mừng trước niềm hạnh phúc bất ngờ, bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

Tuy sống trong hoàng cung giàu sang, phú quý nhưng tôi chưa bao giờ quên ngày giỗ cha. Tôi bèn xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tôi ngây thơ tin tưởng rằng, bây giờ mình đã là hoàng hậu, dì và Cám sẽ yêu thương mình hơn trước mà không nghĩ rằng, hạnh phúc của tôi đã làm mẹ con Cám ghen tức. Chúng âm thầm tính kế hại tôi mà tôi không hề hay biết. Dì ghẻ nói với tôi rằng: “Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.” Tôi không kiêng dè thân phận lại muốn tự mình xé cau cúng cha nên đồng ý. Khi tôi lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, tôi cuống quýt hỏi: “Dì làm gì dưới gốc thế?” Dì ghẻ bảo: “Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con”. Tôi không mảy may nghi ngờ gì. Nhưng tôi chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Nghe nói, sau khi tôi chết, mụ dì ghẻ đã lấy áo quần của tôi mặc cho Cám rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua không đồng ý nhưng tục xưa là thế nên dù trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.

Về phần tôi, sau khi tôi ngã xuống ao chết, linh hồn tôi đã gặp lại Bụt. Bụt thương tình giúp tôi hóa thành vàng anh trở về. Tôi bay một mạch về kinh, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, tôi dừng lại trên một cành cây, bảo nó: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”

Nói đoạn, tôi bay thẳng vào trong cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Nhà vua đi đâu, tôi sẽ bay đến đó. Có lẽ, nhà vua đang rất nhớ tôi nên khi thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”. Nhà vua nói xong, tôi bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Tôi không biết nhà vua có thực sự biết chim vàng anh là tôi hóa thân hay không nhưng quả thật chàng yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở. Cám thấy nhà vua ngày ngày mê mải bên tôi, không mảy may nghĩ đến mình nên vô cùng ghen tức. Nó về nhà mách mẹ, dì ghẻ mách nó giết chim rồi tìm cớ nói dối vua. Hôm sau, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt tôi làm thịt ăn, rồi vứt lông ở ngoài vườn. Nhà vua trở về không thấy tôi liền vô cùng tức giận. Cám nói với vua rằng nó có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép vua đã giết thịt ăn mất rồi. Vua nghi ngờ nhưng không nói gì cả.

Sau khi Cám giết vàng anh, tôi lại được Bụt giúp đỡ hóa ra hai cây xoan đào từ đống lông chim. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của xoan sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Kể từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Nhưng rồi Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Dì ghẻ bảo nó cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Khi thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: “Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ”. Nhưng tôi đâu có để yên cho Cám, hồn tôi một lần nữa theo hai cây xoan đào nhập vào khung cửi. Khi Cám ngồi dệt, tôi đều nguyền rủa nó:

“Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra.”

Nghe vậy, Cám vô cùng sợ hãi vội về mách mẹ. Không biết dì ghẻ đã nói gì với Cám. Hôm sau, nó đem khung cửi đốt thành tro đi đổ ở một nơi rất xa hoàng cung. Có lẽ mẹ con Cám nghĩ làm như vậy tôi sẽ không thể ở bên cạnh nhà vua, đe dọa hạnh phúc của chúng nữa. Nhưng chúng không hề hay biết, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, hóa giải mọi âm mưu độc ác của hai mẹ con Cám. Lần này, Bụt hóa phép đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Đó chính là hóa thân của tôi. Thị thơm ai cũng muốn hái nhưng không làm cách nào có được bởi lẽ tôi đang đợi người có duyên. Đó là bà cụ hàng nước vẫn ngày ngày ngang qua cây thị. Một hôm, bà cụ ngẩng mặt nhìn tôi nhẹ nhàng nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Khi bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu tôi như vật vô giá, đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Tôi sợ làm bà cụ giật mình, cũng sợ chuyện li kì về tôi sẽ bị đồn thổi đến tai mẹ con Cám nên náu mình trong quả thị không bao giờ xuất hiện trước mặt bà cụ. Ngày nào bà cũng đi chợ vắng. Cứ khi bà vừa đi, tôi lại bước ra từ trong quả thị giúp bà quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh. Xong xuôi đâu đấy tôi lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.

Chắc lâu ngày bà cụ không biết ai giúp đỡ mình bèn giả vờ đi chợ, đến nửa đường đã lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Như mọi ngày, tôi lại từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc. Bỗng nhiên, bà cụ ở đâu chạy ra, ôm choàng lấy tôi rồi xé tan vỏ thị. Từ đó, tôi ở với bà hàng nước. Vì mẹ mất từ tấm bé, sớm thiếu tình yêu của mẹ nên tôi coi bà như mẹ mà chăm sóc, yêu thương. Hàng ngày tôi giúp bà các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Cuộc sống êm đềm trôi qua.

Thế nhưng, số phận thương tình đã sắp đặt cho tôi cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà vua. Hôm ấy, nhà vua đi chơi xa khỏi hoàng cung. Khi nhìn thấy quán nước của mẹ con tôi đã ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Nhà vua thấy trầu têm cánh phượng đã hỏi bà lão: “Trầu này ai têm mà khéo vậy”. bà lão thành thực trả lời : “Trầu này con gái già têm”. Khi nghe bà lão nói vậy, chàng vô cùng hi vọng người đó là tôi nên đã cho gọi tôi ra xem mặt. Cuối cùng, khi tôi xuất hiện, vua đã ngay lập tức nhận ra tôi dù tôi có phần trẻ đẹp hơn xưa. Nhà vua vui mừng khôn xiết, sai quân hầu đưa kiệu rước tôi về cung.

Khi trở về đến hoàng cung, tôi đã kể cho nhà vua nghe đầu đuôi câu chuyện và vạch tội mẹ con Cám. Tức giận trước tội ác họ gây ra, nhà vua hạ lệnh xử tử hai người. Thế nhưng tôi đã xin với vua tha chết cho mẹ con họ. Không phải tôi thương xót họ. Tôi chỉ tin vào nhân quả, họ làm nhiều việc ác thì sớm muộn ắt sẽ bị quả báo. Dù sao, Cám cũng là chị em cùng cha khác mẹ của tôi và dì ghẻ cũng có ơn nuôi tôi khôn lớn. Tôi xin vua đuổi họ đi và không bao giờ được phép trở về hoàng cung nữa.

Sau này, tôi nghe nói, không biết Cám được ai bày cách dội nước sôi để trẻ đẹp. Cám hí hửng làm theo và chết một cách đau đớn. Dì ghẻ tôi khi nghe tin con gái chết cũng tuyệt vọng chết theo. Bây giờ, mẹ con họ đã chết còn tôi được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói với các bạn rằng: “Người hiền lành, phúc đức sẽ được chở che, giúp đỡ. Còn kẻ ác tất bị trừng trị thích đáng”.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 6

Sống ở làng này không ai là không biết tới 3 mẹ con tôi, tôi là Tấm, em tôi là cám là em cùng cha khác mẹ với tôi, tôi đang sống chung với dì và Cám. Mặc dù là em trong nhà nhưng Cám được mẹ nuông chiều không phải làm công việc gì trong nhà. Mọi thứ một tay tôi làm hết chỉ có những lúc ăn cơm,Cám mới chịu làm vài việc lặt vặt mà mặt nó cũng phụng phịu. Còn Dì thì luôn luôn mắng tôi khi muốn xả giận hay ganh ghét vì một điều vô cớ. Nhưng tôi không oán than gì, vì tôi hiểu cũng là lẽ thường tình vì Dì cũng khổ nhiều để nuôi chúng tôi khôn lớn.

Một hôm nọ, dì bảo tôi và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào. Vốn dĩ từ nhỏ chưa bao giò tôi được vận trong mình chiếc yếm đào nào mới cả, hôm nay Dì lại có dự định như thế khiến tôi cũng háo hức không kém. Ra đồng mò cua bắt ốc từ khi tơ mờ sáng, tôi chỉ thấy Cám lâu lâu chỉ chạy theo hái hoa bắt bướm không biết Cám có bắt được nhiều không.nhưng nghĩ tới cái yếm đào tôi lại vội chăm chỉ tiếp tục công việc của mình. Tới lúc sắp về thì thấy Cám bảo đầu lấm, tôi cũng tin rồi xuống gội đầu, chải chuốt rồi về. Nhưng ai ngờ, Cám lại nhẫn tâm hại tôi, trút hết tép trong giỏ rồi về lấy yếm đào. Tôi hoảng hốt,bao nhiêu công sức thế lại để người khác giành giật tôi chỉ biết khóc. Khói mù mịt thì ra Bụt xuất hiện từ lúc nào,ông chỉ tay vào giỏ và bảo xem có con cá nào không, mang về nuôi. Tôi bèn làm theo lời, trở về mang theo cá bống thả xuống giếng và cứ hôm nào cũng mang cơm cho cá bống.

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tơi nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vùa thương cá bống vừa tủi thân, tôi khóc. Lần này, Bụt lại hiện lên, bảo tôi phải đi tìm ngay xương của cá bống về chôn ở bốn lọ giường,tôi làm theo và cũng chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Háo hức tới ngày trẩy hội biết bao nhiêu thì tôi lại càng thất vọng bấy nhiêu, vốn bản tính nhẫn nhịn tôi nghe theo mọi lời của Dì mà không hề than trách. Mặc quần áo tinh tươm chuẩn bị mọi thứ, dù không được lành lặn đẹp đẽ như con người ta nhưng đi hội ai mà không thích. Vốn cám ghen ghét tôi, bảo với mẹ là tìm mọi cách để bắt tôi ở nhà. Dì liền bưng cả gạo lẫn thóc hòa vào nhau,rồi bảo tôi nhặt khi nào xong thì mới được đi. Bao nhiêu như thế tôi làm sao nhặt hết chứ. Lại một lần nữa,bụt hiện ra, sai chim sẻ nhặt thóc, xong đâu vào đấy thì bảo tôi đi đào ở 4 lọ đó lên.

Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt. Chuẩn bị xong xuôi, tôi nhanh chóng lên ngựa đi xem hội. Trong lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người. Tôi thực sự không biết rằng khi kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ đứng lại, kêu vang lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem, và họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm ngía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xinh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!”. Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố nếu có ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu.

Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hài nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Tôi bước ra, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”,tôi chỉ lăng lẽ thử giày. Chân tôi đặt vào hài vừa như in. Vì chính chiếc giày này là của tôi. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung và phong tôi làm hoàng hậu.

Tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng trong ngày giỗ cha. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu,tôi không biết rằng Dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha rồi đẩy tôi đi vào cái chết. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.

Thế rồi linh hồn tôi hóa thân vào thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển. Tôi muốn ở bên nhà vua vì suốt ngày chỉ thấy nhà vua đang ủ ê, buồn bã, thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Cám tức giận, về nhà mách dì ghẻ,cùng lúc đó nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rồi vứt lông ra vườn. Không thấy bóng dáng vàng anh, vua hỏi thì Cám nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì.

Ngày hôm sau, từ đám lông chim tôi hóa thân vào hai cây xoan đào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát. Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ, lúc này Dì ghẻ xúi Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Khi biến thành khung cửi tôi thầm nói cho Cám nghe

“Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra!”

Cám hoảng hổn mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Tôi đã ở trong quả thị bấy lâu mà không biết rồi sẽ như thế nào.

Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm: “Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Thấy bà cụ hiền lành, nhân hậu, tôi liền rụng xuống. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thị bước ra, lén dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại, nấp sau cánh cửa nhà. Thấy tôi đang làm việc, bà chạy lại ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó,Tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

Một hôm, vua ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu têm cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi và bà lão về cung. Tôi mừng và hạnh phúc lắm vì duyên phận vợ chồng không dễ dàng gì có được,xa cách bao lâu lại về với nhau.

Cám thấy tôi vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tôi bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, Cám không biết là nước sôi có thể làm bỏng và nó lập tức chết. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Từ đó,tôi sống hạnh phúc bên nhà vua,không có ai có thể ngăn cản được tình yêu và cuộc sống chúng tôi nữa.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 7

    Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng không may cha tôi đã qua đời từ sớm. Tôi sống cùng mẹ và một chị gái cùng cha khác mẹ tên là Tấm. Mọi việc trong nhà, mẹ tôi đều bắt chị Tấm làm. Từ bé tôi đã sống sung sướng, quen được mẹ nuông chiều nên tôi chẳng phải làm việc gì nhiều, tôi chỉ ăn, ngủ và chơi, chẳng bù với chị Tấm, phải làm việc suốt cả ngày. Tôi và mẹ thay nhau mắng mỏ, ức hiếp Tấm. Tôi biết con Tấm ấy cực khổ, uất ức lắm nhưng vẫn cắn răng chịu đựng, điều đó làm tôi sung sướng và hạnh phúc biết bao.

Có một hôm mẹ gọi chúng tôi lại và bảo: "Này hai con, hai con hãy đi bắt cua đứa nào bắt được nhiều thì ta cho chiếc yếm đỏ, còn không bắt được cua thì nhớ trận đòn roi đang chờ sẵn"

Chị Tấm hí hửng đi ngay và cố gắng chăm chỉ bắt được một giỏ cua đầy. Tôi mải mê rong chơi bắt bướm mà quên biếng đi mất. Tới giờ về, giỏ chị Tấm đầy cá cua, còn giỏ tôi thì trống không, lúc đó, tôi nghĩ ra một kế. Khi về tới ao đầu làng thì tôi gọi chị lại và nói: "Chị Tấm ơi! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng". Chị nghe lời tôi liền đi ra chỗ sâu gội lại đầu tóc, tôi hí hửng trút hết tôm tép từ giỏ chị qua giỏ mình rồi chạy vội về nhà lấy yếm đỏ từ mẹ. Chị Tấm về nhà với cái giỏ trống không, dĩ nhiên chị bị mẹ cho một trận còn tôi thì hí hửng với yếm mới.

Từ ngày đó, mẹ tôi thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai tôi đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ tôi bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con tôi bắt cá bống của chị Tấm lên ăn. Về nhà thấy không còn cá bống, chị Tấm lại khóc. Ôi, chị gì mà yếu đuối, tối ngày chỉ biết khóc thôi.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con tôi cũng đi dự. Chị Tấm muốn đi dự hội, thế là mẹ tôi trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt chị ở nhà nhặt cho xong. Mặc kệ chị khóc lóc, mẹ con tôi vẫn hí hửng đi. Tôi gặp lại chị Tấm ở dạ hội, chị xinh đẹp đến nỗi tôi và mẹ nhìn không ra, lòng tôi dấy lên nỗi ghen tức, về nhà tôi phải bắt nạt chị cho bõ ghét.

Nghe tin vua tuyên bố: "Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ." Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con tôi cũng vậy. Đến lượt chị Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con tôi.

Ngày giỗ cha, chị Tấm về ăn giỗ. Mẹ tôi bảo chị trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới mẹ tôi lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Tôi lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay chị.

Từ ngày chị Tấm mất, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, tôi tức tối về mách mẹ. Mẹ tôi bảo bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn, Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát nên rất quý cây. Mẹ tôi xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, tôi nghe con ác trên khung cửi kêu: "Cót ca cót két. Lấy tranh chồng chị. Chị khoét mắt ra." Nghe lời mẹ chỉ, tôi đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua mong sẽ được yên thân.

Ngày vua đón Tấm trở về cung, tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Không những Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên tôi băn khoăn tự hỏi vì sao cùng với lòng ghen tức. Tấm bày cho tôi tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Tôi hí hửng làm theo thì chết tức khắc. Nghe tin tôi chết, mẹ cũng uất lên mà chết theo tôi.

Nếu biết trước có ngày hôm nay thì ngày xưa tôi đã đối xử tốt với chị Tấm, giờ tôi mới hiểu ra ý nghĩa câu nói "gieo gió gặt bão".

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 8

 Tôi sống cùng mẹ và chị Tấm - người chị cùng cha khác mẹ của tôi. Vốn được mẹ nuông chiều, tôi chẳng phải động tay đến một công việc nào. Còn chị Tấm phải làm lụng từ sáng đến tối mà vẫn không hết việc.

Một hôm, mẹ gọi chúng tôi lại, đưa cho mỗi đứa một cái giỏ và bảo:

- Hai con nếu ai bắt được đầy tôm tép sẽ được thưởng một chiếc yếm đào.

Hai chị em tôi đi ra đồng. Chị Tấm chăm chỉ lại quen tay nên chẳng mấy chốc giỏ đã đầy tôm tép. Còn tôi, vì mải chơi mà đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Chợt tôi nghĩ ra được một kế hay. Tôi chạy lại và bảo chị:

- Chị Tấm ơi! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.

Chị Tấm tin thật, liền hụp xuống ao sâu tắm rửa sạch sẽ. Tôi liền trút hết tôm tép ở giỏ của Tấm sang giỏ của mình, rồi chạy về gặp mẹ để lấy yếm đào. Chị Tấm trở về nhà với cái giỏ trống không. Chị ta bị mẹ mắng cho một trận. Tôi thấy vậy thì lấy làm hả hê lắm.

Nhưng từ hôm đó, tôi thấy chị Tấm thường giấu một phần cơm mang ra giếng. Thấy kỳ lạ, tôi bèn rình xem chị ta đang giấu bí mật gì. Khi biết được sự thật, ngày hôm sau mẹ tôi lấy lý do làng đã bắt đầu cấm đồng để bắt chị chăn trâu ở đồng xa. Còn ở nhà, mẹ con tôi bắt cá bống đem đi giết thịt để nấu ăn. Về đến nhà, như mọi ngày chị Tấm lại đem cơm ra giếng nhưng gọi mãi không thấy cá bống đâu. Lúc đó, chị Tấm chỉ biết ngồi khóc lóc chứ không dám hỏi ai trong nhà.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội cho người dân khắp nơi đến dự. Hai mẹ con tôi cũng sắm sửa quần áo mới để đi dự hội. Chị Tấm thưa với mẹ tôi muốn đi. Nhưng mẹ lại trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt chị ở nhà nhặt cho xong. Mấy ngày sau, mẹ con tôi nghe được tin: Nếu ai đi vừa chiếc hài do nhà vua tình cờ nhặt được trên đường đi dự tiệc sẽ được làm hoàng hậu. Người dân đến tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Tôi cũng vậy. Đến lượt chị Tấm ướm thử thì vừa như in. Tấm được vua rước vào cung làm hoàng hậu. Tôi ghen tức lắm nhưng không thể làm gì.

Đến ngày giỗ cha, chị Tấm về ăn giỗ. Đây là một cơ hội tốt để tôi thay thế chị ta. Mẹ tôi bảo chị Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Nhân lúc chị ta không để ý mà ở dưới chặt đổ cây cau. Chị Tấm ngã xuống ao chết đuối. Mẹ đưa tôi vào cung khóc lóc kể lể sự tình và xin cho tôi ở lại thay chị Tấm hầu hạ vua.

Một hôm, có một con chim vàng anh ở đâu bay đến đang lúc tôi giặt quần áo cho vua. Vàng anh kêu lên: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Rồi chim vàng anh bay vào cung vua, ngày ngày quấn quýt khiến nhà vua không thèm ngó ngàng đến tôi. Tôi tức lắm, tìm cách giết chết vàng anh theo lời mẹ, đem lông chim vứt ngoài vườn. Khi vua hỏi thì nói dối là mình có mang thèm ăn thịt chim nên vua không hỏi gì nữa. Từ chỗ lông chim vàng anh, một cây xoan đào mọc lên, cành lá xum xuê tỏa bóng mát. Vua sai người mắc võng nằm nghỉ ở đây. Tôi thấy vậy liền mách mẹ. Mẹ tôi lại bày mưu giúp tôi. Tôi sai người chặt cây làm thành khung cửi. Vua có hỏi thì tôi lại nói dối là do cây bị đổ vì bão, sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho vua. Nhưng lúc tôi ngồi dệt, bỗng vang lên một giọng nói giống hệt của chị Tấm:

"Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra"

Tôi sợ quá, về nhà mách mẹ. Mẹ tôi lại bảo tôi đốt khung cửi đi, đổ ra xa khỏi hoàng cung.

Một thời gian sau, chị Tấm theo vua về cung làm tôi ngạc nhiên lắm. Không những vậy, chị ta còn xinh đẹp hơn xưa. Vua càng ngày càng yêu chiều chị Tấm. Tôi liền đến hỏi Tấm cách làm đẹp. Chị Tấm bày cho tôi tắm với nước sôi. Tôi hí hửng làm theo không chút nghi ngờ, và nhận lấy cái chết đau đớn. Đến lúc này tôi mới nhận ra rằng “ác giả thì ác báo” nhưng đã quá muộn rồi.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 9

Tôi và Tấm là hai chị em cùng cha khác mẹ. Chúng tôi sống trong một gia đình khá giả. Cha mất sớm, cả hai ở với mẹ của tôi. Trong nhà, chị Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc đồng áng. Còn tôi thì không phải làm việc gì cả.

Một hôm, mẹ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo ra đồng bắt con tôm cái tép, hứa rằng:

- Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ.

Chị Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn tôi thì mải chơi, đến cuối buổi vẫn chưa bắt được gì. Tôi nhanh trí, liền bảo với chị Tấm:

- Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

Chị Tấm tin lời tôi ngay, bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Thừa dịp đó, tôi liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước để nhận chiếc yếm đào. Tấm trở về nhà thì bị mẹ tôi mắng cho một trận.

Từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, tôi lại thấy chị ta để dành một phần cơm. Thấy kì lại, tôi bèn rình xem thì phát hiện ra Tấm đang nuôi một con cá bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm được ném xuống. Tôi liền mách mẹ ngay. Biết chuyện, tối hôm ấy, mẹ tôi gọi Tấm lại rồi bảo chị ta sáng mai dậy sớm đi chăn trâu, và dặn rằng:

- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Chị Tấm không chút nghi ngờ, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con tôi liền ra giếng, gọi y hệt lời chị Tấm. Cá bống hiện lên thật, tôi và mẹ liền bắt lấy nó rồi đem giết thịt.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Hai mẹ con con tôi cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mẹ tôi liền lấy một thúng gạo và một thúng thóc với nhau, rồi bảo chị:

- Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.

Kỳ lạ là ngày hôm đó, tôi nhìn thấy một người rất giống chị Tấm ở lễ hội. Nhưng khi trở về thì vẫn thấy chị ta ở nhà, công việc mẹ giao cũng đã xong.

Một thời gian sau, nhà vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xem hội đến ướm thử giày. Và hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Tôi cũng đếm thử nhưng không vừa. Nhìn thấy chhị Tấm từ xa, tôi liền nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hình như chị Tấm nhà ta cũng đến thử giày đấy!

Mẹ tôi liền bĩu môi, nói:

- Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre.

Nhưng khi chị Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Chị ta còn lấy ra một chiếc giày khác giống y hệt. Thế rồi, chị Tấm được vua đón vào cung làm hoàng hậu.

Tuy sống trong hoàng cung, chị Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Khi chị ta về sửa soạn đám giỗ, mẹ tôi liền bảo:

- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Chị Tấm vâng lời mẹ tôi, trèo lên cây. Thấy cây rung chuyển liền hỏi:

- Dì làm gì dưới gốc thế?

- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Chị Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, chị ta ngã lộn cổ xuống ao và chết. Mẹ liền đưa tôi vào hoàng cung để thay cho chị Tấm.

Một hôm, tôi đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, thì có con chim vàng anh ở đâu bay đến, dừng lại trên một cành cây, kêu lên:

- Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

Sau đó, chim vàng anh bay thẳng vào cung điện đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Nhà vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Tôi liền về nhà mách mẹ. Mẹ tôi bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, tôi nhân lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt ăn, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi, tôi trả lời rằng:

- Thiếp có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi.

Nhà vua không nói gì cả. Thật kì lạ là ở chỗ lông chim vàng anh mọc lên một cây xoan đào, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát. Vua sai người mắc võng, ngày ngày nằm ở đó nghỉ ngơi. Tôi thấy vậy thì tức lắm, sai thợ chặt cây làm khung cửi. Khi vua hỏi, tôi lại nói dối:

- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Khung cửi đóng xong, tôi vừa ngồi dệt vào dệt thì nghe thấy tiếng kêu:

“Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra”

Tôi sợ hãi lắm, liền về nhà mách mẹ. Mẹ khuyên tôi đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Tôi làm theo, đem đốt khung cửi rồi đổ tro ra thật xa hoàng cung. 

Nhà vua có việc phải đi xa, khi trở về thì cùng với chị Tấm. Thấy chị ta không chết, lại còn xinh đẹp hơn xưa, tôi lấy làm sợ hãi lắm. Một hôm, tôi liền đến hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, sao chị càng ngày càng đẹp thế?

Chị không trả lời mà chỉ hỏi lại tôi:

- Có muốn đẹp như vậy không để chị giúp?

Tôi bằng lòng ngay, rồi làm theo lời chị Tấm. Cuối cùng tôi đã phải nhận lấy hậu quả là cái chết đầy đau đớn.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 10

    Thời gian thấm thoắt thoi đưa, từ ngày được ông Bụt cưu mang cứu sống, chẳng mấy chốc đứa trẻ mồ côi lang thang trong rừng sâu hoang vắng ngày nào, giờ đây đã trở thành một cô thiếu nữ. Tôi đã trở thành cô con gái nuôi yêu quý của Bụt. Chẳng còn gì nguy hiểm trong khu rừng sâu ấy nữa, khu rừng ngày xưa suýt nữa đã cướp đi của tôi mạng sống giờ lại cho tôi một người cha, gia đình, bè bạn,… Tôi làm bạn với cỏ cây, muông thú núi rừng, hàng ngày đi hái thuốc chữa bệnh cho người dân dưới núi. Một hôm, Bụt gọi tôi đến và nhẹ nhàng nói:

Lan Hoa con, bệnh tật không phải nỗi khổ nhất của con người trần thế. Rất nhiều người sống dưới chân núi kia cũng phải chịu bao nỗi bất hạnh như con ngày xưa. Có một cô gái tên là Tấm đang rất cần sự giúp đỡ của hai cha con ta. Con hãy thay cha mang đến hạnh phúc cho cô gái đó, và cũng để con được tận mắt chứng kiến cuộc sống bên ngoài khu rừng này.

– Cô Tấm ấy khổ lắm phải không cha?

– Tấm có một em gái tên là Cám, hai chị em cùng cha nhưng khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha con cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm việc vất vả, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

Thế nhưng chưa hết đâu con, ta biết rằng Tấm sẽ còn gặp nhiều khó khăn trở ngại lắm.

Nghe xong câu chuyện, nhớ về thời thơ bé của mình, tôi càng thương Tấm nhiều hơn. Ngay sau hôm đó, tôi đã được biến thành một con Bống, sống trong một thửa ruộng gần làng nọ và chờ đợi chị em Tấm xuất hiện. Trong hình dạng bé nhỏ, tôi len lỏi khắp các thửa ruộng, mọi vật xung quanh lạ lẫm quá! Không có cây rừng mà chỉ có những nhành cỏ yếu ớt, không có hổ, không có chim chóc, không có những chú sâu đáng yêu,… những con vật xung quanh tôi gọi nhau bằng những cái tên thật lạ: Ốc Vặn, Ốc Nhồi, Cua Càng, Cá Cờ, Rô Phi,…Tôi nhanh chóng làm quen với những người bạn ấy, nghe họ kể những câu chuyện về thời tiết, mùa nước cạn, mùa nước lên, mùa nào con người hay ra đồng bắt tép, và họ còn bàn cả với nhau làm thế nào để không phải chui vào chiếc giỏ của chị Tấm…Ô! Nghe đến đây tôi giật mình! Họ vừa nhắc đến Tấm kìa! Chắc cô gái này hay ra đồng, hay đi mò cua bắt tép lắm đây! Thảo nào mà những người bạn mới quen lại sợ Tấm, sợ chiếc giỏ của Tấm đến thế!

Thửa ruộng yên bình quá! Đang trầm tư suy nghĩ thì tôi cảm nhận được dường như mặt nước có sự thay đổi. Nước dưới thân tôi động đậy; cua, ốc, cá, tép,… không thì thầm to nhỏ nữa mà dáo dác gọi nhau chạy đi ẩn nấp, mọi thứ hoảng loạn, và tôi nghe thấy có âm thanh của những bước chân sục sạo… “Cô Tấm đó mọi người ơi!” (Cá Cờ kêu lên). À! Thì ra là Tấm! Đúng rồi, trước khi đi cha Bụt đã dặn dò mình sẽ được gặp Tấm trong lần Tấm và Cám ra đồng thi bắt con tôm cái tép mà. Chẳng chạy trốn, tôi ngoan ngoãn chui vào giỏ của Tấm. Tôi ngạc nhiên vì mới chỉ một buổi Tấm bước chân xuống ruộng mà đã đầy trong giỏ vừa cá vừa tép. Một giọng lanh lảnh từ đâu cất lên:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

(Tôi tự nhủ: “Giọng này chỉ có thể là của Cám!”)

Trong một khắc, Cám đã trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng ra về. Chỉ còn mình tôi trong chiếc giỏ của cô Tấm đáng thương. Nhưng Tấm đâu thấy tôi, lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc huhu. Đúng lúc đó, cha Bụt của tôi liền hiện lên hỏi Tấm:

– Con làm sao lại khóc?

Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:

– Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

Tấm nhìn vào giỏ và nói:

– Chỉ còn một con cá bống.

– Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi thế này:

Bống bống, bang bang,

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy!

Cha Bụt nói xong rồi biến mất. Và cũng từ hôm đó mà tôi được sống giữa nguồn nước ngọt mát, được thỏa thuê tung tăng bơi lội, được ăn những hạt cơm trắng ngần. Tấm thân quen với tôi từ lúc nào mà không hay. Tôi chờ Tấm đâu phải chỉ vì bát cơm mà Tấm mang đến, đó còn là vì tôi cảm nhận được có một tình cảm rất chân thành đang dần nảy sinh giữa chúng tôi. Phải chăng có một sợi dây liên kết vô hình nào đó đã gắn kết tôi và Tấm lại với nhau, giữa hai con người cùng chung một số phận.

Buổi trưa hôm đó, như bao buổi trưa khác, vẫn lời gọi như mọi khi nhưng sao lại thiếu đi sự nhẹ nhàng, đầm ấm. “Chắc Tấm bị ốm nên lạc giọng thôi!” (Tôi thầm nghĩ). Nghĩ vậy, tôi ngoi lên mặt nước. Trời ơi, mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy tôi đem về nhà làm thịt. Tôi thì sợ gì chuyện bị giết thịt chứ, tôi đã có cha Bụt bên cạnh cơ mà. Thân Bống chỉ để giúp tôi hóa thân mà thôi, mẹ con Cám đâu giết được linh hồn tôi. Chỉ tội cho Tấm, không có tôi Tấm biết trò chuyện cùng ai? Đã bao lần Tấm tâm sự tôi là niềm vui, là người bạn duy nhất của cô ấy. Giờ đây trở về nếu không thấy tôi Tấm sẽ lại khóc, lại buồn, và tuyệt vọng!

Mẹ con Cám cũng thật ác, đã lấy thân Bống làm thịt lại còn vùi xương Bống vào đống tro. Tấm làm sao tìm thấy tôi được đây? Tôi đã nghe thấy tiếng khóc của Tấm ở đâu đó, tiếng khóc vỡ òa vừa như hối hận vừa như trách móc kẻ đã cướp mất Bống. Nhưng thật may, cha Bụt đã xuất hiện:

– Con Bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống bốn chân giường con nằm.

Nhờ có con gà giúp đỡ mà Tấm mới tìm được xương của tôi. Cô bèn nâng niu nhặt cẩn thận từng chiếc xương bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn. Từ đây, tôi sẽ lại âm thầm nuôi ước mơ cho cô Tấm tốt bụng nhưng cuộc đời lại bất hạnh, gặp nhiều trắc trở, khó khăn.

Ít lâu sau, tôi thấy mọi người trong nhà nói chuyện với nhau rằng nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹo để đi trẩy hội. Tấm cũng muốn đi lắm nhưng mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc và bắt Tấm nhặt cho xong. Nhưng đến bao giờ mới nhặt xong được chứ? Tấm bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt lại hiện lên và sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Đàn chim lăng xăng ríu rít, chỉ trong một lát đã làm xong không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc, Bụt lại hỏi:

– Con làm sao còn khóc nữa?

– Con rách rưới quá, sợ người ta không cho con vào xem hội.

– Con hãy đào những cái lọ xương Bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con đi trẩy hội.

Tôi liền nhanh chóng làm theo lời Bụt dặn từ trước. Lọ thứ nhất tôi biến thành một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Lọ thứ hai lại là một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba, tôi hóa thành một con ngựa đưa Tấm đi trẩy hội. Và lọ thứ tư là một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước, không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

Ở lại cùng chiếc giày mà Tấm đã làm rơi xuống nước, tôi chờ vua đi qua. Nhà vua đã nhặt được chiếc giày thêu và rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xem hội đi xem hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Cô nào cũng đến thử nhưng nào có ai vừa, kể cả mẹ con nhà Cám. Tấm cũng đi thử giày, vừa đặt chân vào thấy vừa như in. Cô mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm từ đây sống hạnh phúc bên cạnh một người chồng luôn thương yêu cô hết mực.

Thấy Tấm được sống sung sướng, hạnh phúc trong cảnh hoàng cung tôi cũng vui lắm. Nhưng tôi không thể đi theo cô Tấm được nữa. Nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, còn bao người dân dưới chân núi đang chờ những thang thuốc lá rừng của tôi. Tôi trở về với cuộc sống của một cô thiếu nữ giữa chốn núi rừng, không còn trong hình dạng một con Bống nữa. Thế nhưng hàng ngày tôi vẫn luôn hỏi thăm Bụt về cuộc đời của Tấm và biết được rằng Tấm vẫn bị mẹ con Cám hãm hại. Nhưng với sự giúp đỡ của Bụt qua những lần giúp Tấm hóa thân (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị), Tấm đã khẳng định sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Cô Tấm từ trong quả thị bước ra càng xinh đẹp hơn xưa, lại được vua thương yêu, trân trọng. Còn mẹ con Cám đã phải chết bởi chính sự độc ác, ngu dốt, và lòng đố kị của mình…

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 11

Sống ở làng này không ai là không biết tới 3 mẹ con tôi, tôi là Tấm, em tôi là Cám là em cùng cha khác mẹ với tôi, tôi đang sống chung với dì và Cám. Mặc dù là em trong nhà nhưng Cám được mẹ nuông chiều không phải làm công việc gì trong nhà. Mọi thứ một tay tôi làm hết chỉ có những lúc ăn cơm, Cám mới chịu làm vài việc lặt vặt mà mặt nó cũng phụng phịu. Còn Dì thì luôn luôn mắng tôi khi muốn xả giận hay ganh ghét vì một điều vô cớ. Nhưng tôi không oán than gì, vì tôi hiểu cũng là lẽ thường tình vì Dì cũng khổ nhiều để nuôi chúng tôi khôn lớn.

Một hôm nọ, dì bảo tôi và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào. Vốn dĩ từ nhỏ chưa bao giò tôi được vận trong mình chiếc yếm đào nào mới cả, hôm nay Dì lại có dự định như thế khiến tôi cũng háo hức không kém. Ra đồng mò cua bắt ốc từ khi tờ mờ sáng, tôi chỉ thấy Cám lâu lâu chỉ chạy theo hái hoa bắt bướm không biết Cám có bắt được nhiều không, nhưng nghĩ tới cái yếm đào tôi lại vội chăm chỉ tiếp tục công việc của mình. Tới lúc sắp về thì thấy Cám bảo đầu lấm, tôi cũng tin rồi xuống gội đầu, chải chuốt rồi về. Nhưng ai ngờ, Cám lại nhẫn tâm hại tôi, trút hết tép trong giỏ rồi về lấy yếm đào. Tôi hoảng hốt, bao nhiêu công sức thế lại để người khác giành giật tôi chỉ biết khóc. Khói mù mịt thì ra Bụt xuất hiện từ lúc nào, ông chỉ tay vào giỏ và bảo xem có con cá nào không, mang về nuôi. Tôi bèn làm theo lời, trở về mang theo cá bống thả xuống giếng và cứ hôm nào cũng mang cơm cho cá bống.

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vùa thương cá bống vừa tủi thân, tôi khóc. Lần này, Bụt lại hiện lên, bảo tôi phải đi tìm ngay xương của cá bống về chôn ở bốn lọ giường, tôi làm theo và cũng chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Háo hức tới ngày trẩy hội biết bao nhiêu thì tôi lại càng thất vọng bấy nhiêu, vốn bản tính nhẫn nhịn tôi nghe theo mọi lời của Dì mà không hề than trách. Mặc quần áo tinh tươm chuẩn bị mọi thứ, dù không được lành lặn đẹp đẽ như con người ta nhưng đi hội ai mà không thích. Vốn Cám ghen ghét tôi, bảo với mẹ là tìm mọi cách để bắt tôi ở nhà. Dì liền bưng cả gạo lẫn thóc hòa vào nhau, rồi bảo tôi nhặt khi nào xong thì mới được đi. Bao nhiêu như thế tôi làm sao nhặt hết chứ. Lại một lần nữa, Bụt hiện ra, sai chim sẻ nhặt thóc, xong đâu vào đấy thì bảo tôi đi đào ở 4 lọ đó lên.

Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt. Chuẩn bị xong xuôi, tôi nhanh chóng lên ngựa đi xem hội. Trong lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người. Tôi thực sự không biết rằng khi kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ đứng lại, kêu vang lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem, và họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm ngía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xinh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!”. Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố nếu có ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu.

Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hài nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Tôi bước ra, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”, tôi chỉ lăng lẽ thử giày. Chân tôi đặt vào hài vừa như in. Vì chính chiếc giày này là của tôi. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung và phong tôi làm hoàng hậu.

Tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng trong ngày giỗ cha. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu, tôi không biết rằng Dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha rồi đẩy tôi đi vào cái chết. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.

Thế rồi linh hồn tôi hóa thân vào thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển. Tôi muốn ở bên nhà vua vì suốt ngày chỉ thấy nhà vua đang ủ ê, buồn bã, thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Cám tức giận, về nhà mách dì ghẻ, cùng lúc đó nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rồi vứt lông ra vườn. Không thấy bóng dáng vàng anh, vua hỏi thì Cám nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì.

Ngày hôm sau, từ đám lông chim tôi hóa thân vào hai cây xoan đào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát. Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ, lúc này Dì ghẻ xúi Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Khi biến thành khung cửi tôi thầm nói cho Cám nghe

“Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra!”

Cám hoảng hồn mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Tôi đã ở trong quả thị bấy lâu mà không biết rồi sẽ như thế nào.

Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm: “Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Thấy bà cụ hiền lành, nhân hậu, tôi liền rụng xuống. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thị bước ra, lén dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại, nấp sau cánh cửa nhà. Thấy tôi đang làm việc, bà chạy lại ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

Một hôm, vua ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu têm cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi và bà lão về cung. Tôi mừng và hạnh phúc lắm vì duyên phận vợ chồng không dễ dàng gì có được, xa cách bao lâu lại về với nhau.

Cám thấy tôi vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tôi bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, Cám không biết là nước sôi có thể làm bỏng và nó lập tức chết. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Từ đó, tôi sống hạnh phúc bên nhà vua, không có ai có thể ngăn cản được tình yêu và cuộc sống chúng tôi nữa.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 12

Sinh ra và lớn lên ở gia đình khá giả, mẹ mất sớm, bố tôi lấy một người dì ghẻ về. Người dì ghẻ này có con tên là Cám. Tôi và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tôi phải sống những ngày tháng lao động vất vả.

Một hôm, tôi và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của tôi. Tôi chỉ biết khóc. Bụt hiện lên bảo xem trong giỏ có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tôi nuôi cá bống, mỗi ngày cho bống ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa tôi đi xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tôi lại khóc. Bụt hiện lên bảo Tôi tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.

Ngày hội làng, dì ghẻ trộn gạo lẫn thóc, bắt tôi phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tôi chỉ biết tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp tôi rồi bảo tôi đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Khi tôi đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt tôi, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi tôi. Tôi trở thành hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố, tôi cũng xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa tôi trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết tôi để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng tôi, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được, bà xé vỏ quả thị đi. Từ đó, tôi sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy trầu giống vợ mình têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra tôi liền rước về cung. Cám thấy tôi đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tôi chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 13

Người xưa có câu ở hiền gặp lành quả không bao giờ sai, ngẫm từ cuộc đời của ta, ta thấy những người ăn ở độc ác sớm muộn cũng sẽ bị trời xanh trừng phạt.

Ta là Tấm, sinh ra trong gia đình nghèo khó, sớm đã mồ côi cha mẹ, phải ở cùng dì ghẻ và em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Ta và Cám trạc tuổi nhau, ta là chị nhưng giống như kẻ hầu người hạ, người làm cho hai mẹ con dì ghẻ, suốt ngày làm lụng quần quật còn Cám chỉ biết ăn chơi. Dường như thương cảm với số phận của ta nên ông trời đã hóa thân thành Bụt giúp đỡ, từ lần ta và Cám cùng đi mò tép, Cám chẳng chịu mò nhưng cuối ngày lại lừa ta trút hết giỏ tép của ta sang giỏ của ả đem về lấy thưởng. Khi đó ta uất ức mà khóc, Bụt hiện lên và cho ta con cá bống nhỏ, ta đem cá về nuôi trong giếng, hàng ngày gọi cá lên ăn cơm. Ai ngờ mẹ con nhà Cám vô cùng độc ác, lừa ta đi chăn trâu đồng xa rổi ở nhà gọi cá bống của ta lên làm thịt. Ta về cá bống chỉ còn là nắm xương, Bụt lại bảo ta bỏ xương cá vào bốn lọ rồi chôn ở bốn chân giường, ta luôn làm theo lời Bụt. Đến một ngày vua tổ chức yến hội, ta cũng muốn đi trẩy hội nhưng mụ dì ghẻ lại đem thóc gạo đổ lẫn vào nhau bắt ta nhặt riêng ra, chẳng khác nào muốn cấm ta đi hội. May thay khi đó Bụt đã gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp ta, lại còn giúp ta có được yếm đào, giày đẹp và ngựa tốt từ những lọ xương cá chôn dưới chân giường. Ta lên ngựa đi đến lễ hội, chẳng may làm rơi một chiếc giày, nhà vua trên đường đi đã nhặt được giày đó và tổ chức lễ ướm thử giày, ai ướm vừa sẽ được làm vợ vua. Biết bao người ướm không vừa, ta lên biết là giày của mình nên vừa như in, sau đó ta được vua cho rước kiệu về cung.

Biết hai mẹ con dì ghẻ luôn ghen ghét ta được làm hoàng hậu nhưng ta vốn không để tâm, ngày giỗ cha ta vẫn về thắp hương. Chẳng ngờ được mụ dì ghẻ lại lừa ta trèo lên cây cau sau đó chặt cây làm ta ngã xuống sông chết, ngay tức khắc đem đồ của ta cho Cám mặc vào cung thế chỗ của ta. Không chịu được oan khuất này ta hóa thân thành chim vàng anh về bên cạnh vua, mẹ con Cám lại giết thịt chim, ta hóa thành cây xoan đào lại đem chặt xoan làm khung cửi, ta hóa thân làm khung cửi kêu những tiếng oán thán thì đem đốt khung cửi đi. Thế rồi ta đành hóa thân thành quả thị, hàng ngày sống cùng một bà lão, chờ một ngày vua đi qua đây sẽ nhận ra trầu cánh phượng mà ta têm. Cuối cùng cũng có ngày đó, vua đi ngang qua quán nước của bà lão, nhận ra trầu ta têm và đón ta về cung.

Ngay khi ta về mẹ con Cám lo sợ nơm nớp, một hôm Cám hỏi ta sao lại xinh đẹp hơn xưa như vậy, ta liền chỉ cách cho Cám, ả bằng lòng ngay và thế là ta sau quân đào hố sâu, cho Cám xuống hố rồi đổ nước sôi dội vào đó. Cám chết ngay khi đó, mụ dì ghẻ nghe tin cũng lăn đùng ra chết theo.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 14

Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi xin phép kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cuộc đời tôi.

Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.

Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.

Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.

Câu chuyện tuy đã trôi xa nhưng nó mãi là những kí ức tôi không bao giờ quên. Nó là bài học để đời của tôi trong cuộc sống. Chúng ta không nên độc ác với người khác nếu không sẽ nhận lại hậu quả khôn lường. Hãy giữ cho bản thân mình một tâm hồn và trái tim lương thiện.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 15

Tôi là Tấm, hoàng hậu của một nước. Hôm đó nhân ngày giỗ của cha, tôi trở về nhà với bao cho tròn chữ hiếu, nhưng nào ngờ đâu, cuộc đời tôi bắt đầu với nhiều biến cố xảy ra đúng ngày hôm ấy.

Tôi về đến nhà khi mặt trời chưa qua khỏi ngọn tre. Dì và Cám rất niềm nở chào đón tôi một cách khác thường. Dì nhờ tôi trèo lên cây cau xé một buồng để cúng cha. Tôi vâng lời dì trèo lên. Tôi nhớ về ngày xưa khi tôi chưa trở thành hoàng hậu, tôi vẫn thường trèo xé cau mang bán. Bao nhiêu kí ức chợt trở về.

Tôi mồ côi mẹ từ bé, được ít lâu thì cha đi bước nữa.Nhưng chẳng bao lâu, cha cũng bỏ tôi mà đi. Cũng từ đó tôi sống cùng dì ghẻ và Cám - cô em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Từ lúc cha mất, tôi phải làm rất nhiều việc: ra đồng chăn trâu từ sáng sớm, rồi về nhà gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo. Ban đêm còn phải xay lúa nữa cũng chưa hết việc …

Có lần dì đưa cho tôi và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt tôm tép, ai bắt được nhiều hơn thì dì thưởng yếm đỏ. Tôi mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một lát là xong, thấy vậy Cám lừa tôi, tranh thủ chút hết tôm tét vào giỏ của nó. Phát hiện, tôi chỉ biết ngồi khóc, Bụt đã hiện lên hỏi tôi sự tình. Sau đó Bụt này bảo tôi tìm lại trong giỏ xem còn thứ gì nữa không. Trong giỏ chỉ còn con cá bống. Tôi đem con cá bống ấy về nuôi nhưng không được bao lâu thì bống bị người ta ăn thịt. Bụt lại hiện lên và bao tôi tìm lại xương bống rồi đem chôn ở 4 chân giường.

Ít lâu sau thì nhà vua mở hội. Dì và Cám không muốn cho tôi đi nên đã trộn hẳn một đấu thóc với một đấu gạo rồi sai tôi ngồi nhặt riêng từng loại. Tôi lại khóc và Bụt hiện lên giúp đỡ, sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp tôi. Nhưng nghĩ tới việc tôi cũng không có áo quần đi dự hội nước mắt tôi rơi. Bụt hiện lên và bảo tôi đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Ôi! Biết bao nhiêu thứ. Nào là áo quần đẹp, giày thêu, cả một con ngựa và bộ yên cương xinh xắn.Tôi vội thay y phục thắng ngựa đi tham dự hội. Không may giữa đường tôi làm rơi mất một chiếc giày, thế là tôi gói chiếc giày còn lại kia vào khăn rồi đi tiếp. Đến tận bây giờ tôi vẫn không biết tại sao nhà vua lại lượm được chiếc giày đó của tôi. Cũng nhờ đó mà bây giờ tôi mới có diễm phúc làm vợ chàng.

Đột nhiên cả thân cau rung chuyển đưa tôi trở về với thực tại. Tôi vội hỏi dì thì dì nói là dì đuổi kiến. Tôi chưa kịp xé cau thì cây đổ. Khoảng thời gian trước khi tôi không còn biết gì nữa thì tôi vẫn nhận ra chính dì đã âm mưu hại tôi.

Đôi mắt tôi từ từ nhắm lại và tôi cảm thấy như tôi được đưa tới một thế giới khác. Khi mở mắt ra thì tôi không còn là mình nữa mà là một chú chim vàng anh nhỏ bé. Tôi bay trở về hoàng cung với mong muốn ở cạnh chồng mình. Thì ra dì ghẻ và Cám hãm hại để thay thế tôi ở bên cạnh chàng. Tôi bèn đậu trên cành cây hót vang:

“Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”

Sau đó, tôi đi tìm chồng mình. Vì tiếng hót vui tai, tôi luôn líu lo bên cạnh chàng. Cho đến khi chàng nói: “Vàng ảnh, vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo” thì tôi biết rằng chàng vẫn luôn nhớ về mình.

Chàng bèn sai người làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở, sau đó tôi và chàng lại quấn quýt bên nhau. Cám thấy vậy, nhân lúc chàng đi vắng bèn giết thịt rồi vứt lông ra ngoài vườn. Lần này thì Bụt hiện lên, giờ tôi đã biết lần trước Bụt đã giúp tôi biến thành vàng anh, cho tôi cơ hội sống lại. Lần này người lại giúp tôi biến thành hai cây xoan đào ngay tại đống lông chim đó. Khi đi ra vườn ngự, chẳng mấy cây lớn tỏa bóng mát, chàng thấy vậy bèn sai quân hầu mắc võng cho chàng.

Mặc dù tôi không thể nói gì được gì dưới hình hài xoan đào nhưng được ở bên cạnh chàng tôi cũng rất hạnh phúc. Cũng chẳng được bao lâu, Cám lại quyết tâm ra tay với tôi, trong đêm mưa gió ấy, chính Cám đã dùng dao chặt tôi ra từng đoạn. Tôi đau đớn nhưng tôi không thể kêu cứu. Cám mang tôi đi đóng thành khung cửi. Vì quá tức giận nên khi Cám sử dụng khung cửi tôi đã chửi rủa: ”Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị,chị khoét mắt ra “.

Cám sợ hãi ra mặt, chạy vội đi, cuối cùng Cám dùng một ngọn lửa để khiến tôi một lần nữa biết mất. Có lẽ nó muốn chắc chắn hơn nên đã mang tất cả phần tro bụi còn lại của tôi ra khỏi hoàng cung, mang đi thật xa.

Nhưng có lẽ số phận chưa muốn chàng và tôi phải xa nhau mãi mãi nên từ chỗ tro bụi của tôi mọc lên một cây thị. Con người tôi một lần nữa lại biến hóa. Tôi trở thành một trái thị duy nhất trên cây, tỏa hương thơm ngát. Cho đến một ngày, bà hàng nước ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên và nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi chứ bà không ăn” thì tôi biết rằng tôi đã gặp được người tốt thực sự. Tôi thả mình vào bị của bà trao phó số mệnh tôi vào tay con người ấy nhưng tôi hi vọng lần này là lần cuối cùng tôi phải biến hóa.

Có lẽ tôi đã lựa chọn đúng khi quyết định rơi vào bị bà hàng nước ấy. Ngày nào bà lão cũng đi chợ và khi ấy tôi mới chui khỏi vỏ thị để phụ bà lão dọn dẹp nhà cửa. Thật hạnh phúc làm sao khi trở về với hình dáng con người.

Như mọi ngày, khi bà lão ra khỏi nhà thì tôi lại thoát mình ra khỏi vỏ thị để giúp bà dọn dẹp nhà cửa nhưng hôm nay thì bà lão đột nhiên trở về. Bà chạy ngay tới và ôm chầm lấy tôi, xé vụn vỏ thị. Từ đó tôi sống chung với bà lão và bà ấy coi tôi giống như con gái bà. Tuy có được cuộc sống bình yên nhưng tôi lúc nào cũng nhớ về chàng vì vậy tôi luôn têm trầu cánh phượng mà nhớ đến chàng.

Cuối cùng, chắc số phận thương tình, chàng ghé chân qua hàng nước của bà lão, thấy miếng trầu hình dáng quen thuộc mới hỏi chuyện. Thế là vợ chồng tôi đã được đoàn tụ, tôi hạnh phúc khôn cùng.

Qua bao đau khổ, giờ đây tôi chỉ mong sống phần đời còn lại của mình thật yên bình và hạnh phúc bên chàng mà thôi. Và tôi cũng chợt hiểu ra, mọi thứ trên đời này đều có quan hệ nhân quả. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 16

Tôi tên là Tấm - là hoàng hậu của một nước. Hiện tại, tôi có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên nhà vua và các con của mình. Thế nhưng, ít ai biết được để có ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao chông gai, đau đớn. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi mất sớm. Cha tôi đi bước nữa và sinh ra Cám, em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Dì ghẻ có vẻ không ưa gì tôi, nhưng vì dì còn kiêng dè cha nên cuộc sống của tôi trôi qua vẫn khá êm đềm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời. Từ khi cha tôi mất, dì ghẻ ghét tôi ra mặt. Tất cả việc nặng nhọc trong nhà từ chăn trâu, cắt cỏ đến xay lúa, giã gạo …. dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám, em gái tôi thì được nuông chiều, chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Tôi đã làm việc ngày đêm, có khi kiệt sức nhưng không dám oán than hay tị nạnh nửa lời.

Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám đến rồi đưa cho mỗi đứa một cái giỏ. Dì bảo hai đứa ra đồng bắt tôm tép, đứa nào bắt được đầy giỏ thì sẽ được thưởng một cái yếm đào. Nghe dì nói vậy, tôi vô cùng vui mừng. Đã lâu lắm rồi, từ khi cha không còn, tôi chẳng có nổi một bộ quần áo mới. Quần áo tôi mặc trên người đều là quần áo cũ dì cho. Phần vì cái yếm đào mới, phần vì đã quen việc, chẳng mấy chốc tôi đã bắt được lưng cái giỏ. Nhìn sang Cám vẫn mải rong chơi, đuổi hoa bắt bướm tôi nhắc em mau mau bắt cá kẻo trời tối. Nghe vậy, Cám mặc kệ lời tôi nói, vẫn tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi đã bắt được đầy giỏ tép cùng tôm, tôi lên bờ ngồi nghỉ chuẩn bị ra về. Bỗng, Cám nói với tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, tôi lội xuống nước gội đầu thật kĩ.

Khi tôi trở lên bờ, Cám đã không còn ở đấy nữa. Giỏ tép của tôi trống không nằm lăn lóc bên bờ ruộng. Thì ra Cám đã lừa lúc tôi gội đầu trút hết tôm tép trong giỏ của tôi và về nhà trước. Vừa giận, vừa tủi, tôi ôm mặt khóc. Bỗng, bên tai tôi vang lên giọng nói trầm ấm: “Tại sao con khóc?”. Tôi ngẩng mặt lên. Bụt hiện ra trước mắt tôi, khuôn mặt người phúc hậu cùng với nụ cười hiền từ. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt nghe. Bụt liền bảo tôi xem trong giỏ còn sót lại gì không. Tôi nhìn vào giỏ và thấy còn một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa bớt cho nó một bát cơm. Mỗi lần cho bống ăn thì gọi:

“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

Về nhà, tôi làm theo lời Bụt căn dặn, thả bống xuống giếng. Mỗi bữa ăn, tôi đều để giành cơm, giấu đem cho bống. Nghe tôi gọi, bống ngoi lên mặt nước ăn hết những hạt cơm tôi rắc xuống. Bống lớn lên trông thấy.

Thế nhưng tôi đã không lường trước được rằng, việc tôi lén lút mang cơm ra giếng sau mỗi bữa ăn đã làm dì ghẻ sinh nghi. Tối hôm đó, dì ghẻ bảo tôi rằng: “Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”. Tôi vâng lời mà không mảy may nghi ngờ gì. Sáng hôm sau, khi tôi dắt trâu đi, Cám ở nhà bắt chước tôi gọi bống lên, dì ghẻ trực sẵn, bắt bống giết thịt.

Đến chiều, tôi dắt trâu về. Như thường lệ, tôi mang cơm ra cho bống nhưng gọi mãi, gọi mãi không thấy bống đâu, chỉ có một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành, tôi òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi: “làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm”. Nghe lời Bụt, tôi trở về tìm xương bống nhưng tìm khắp các xó vườn mà không thấy. Một con gà thấy thế bảo tôi rằng: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tôi vui mừng lấy một nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì tìm được xương ngay. Tôi vui mừng nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt làm tôi vô cùng háo hức. Tôi cũng muốn được đi dự hội. Dì ghẻ thấy tôi ngỏ ý muốn đi thì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo tôi phải nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc xong xuôi mới được đi hội. Tôi không dám trái lời dì nên vâng lời nhưng ngồi nhặt một lúc lâu mà chỉ mới được một nhúm nhỏ. Quá buồn bã và tủi thân, tôi bật khóc. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: “Con làm sao lại khóc?”. Tôi chỉ cho Bụt xem cái thúng lẫn thóc với gạo thưa: “Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.” Bụt bảo: “Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp”. Nghe Bụt nói, tôi vô cùng lưỡng lự. Tôi lo sợ chim sẻ sẽ ăn mất thóc gạo, khi dì ghẻ về tôi vẫn cứ bị đòn. Bụt cười hiền từ căn dặn:

“Con cứ bảo chúng thế này:
Rặt rặt xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết
thì chúng sẽ không ăn của con đâu.”

Thế rồi, trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, tôi lại chợt nhớ ra, mình rách rưới quá, sẽ không được cho vào xem hội. Bụt mỉm cười bảo: “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.”. Vâng lời, tôi đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất tôi thấy một bộ quần áo mới, một cái yếm lụa đào và một cái khăn nhiễu. Đến khi đào lọ thứ hai tôi lại lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Lọ thứ tư thì có một bộ yên cương xinh xắn. Tôi mừng quá vội vàng tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, do bất cẩn, tôi đã đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, tôi lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá của vua vừa tiến đến chỗ lội. Nhà vua đã kể lại với tôi rằng, khi hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Nhà vua sai quân lính xuống nước xem thử và nhặt được chiếc giày thêu của tôi đánh rơi lúc nãy. Nhà vua nói chàng đã ngắm nghía chiếc giày rất lâu và thầm nhủ người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Nhìn từ xa, tôi nhận ra chiếc giày mình đánh rơi. Tôi liền lại gần muốn ướm thử. Khi tôi đến, tôi gặp mẹ con Cám đang hậm hực đi ra. Cám mách dì ghẻ: “Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!”. Dì ghẻ của Tấm bĩu môi:

“Con nỡm!
Chuông khánh còn chả ăn ai,
Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.”

Tôi không nói với dì và Cám rằng đó là chiếc giày của mình mà chỉ lặng lẽ vào ướm giày. Tôi đi vừa như in. Tôi mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước tôi vào cung. Tôi vô cùng vui mừng trước niềm hạnh phúc bất ngờ, bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

Tuy sống trong hoàng cung giàu sang, phú quý nhưng tôi chưa bao giờ quên ngày giỗ cha. Tôi bèn xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tôi ngây thơ tin tưởng rằng, bây giờ mình đã là hoàng hậu, dì và Cám sẽ yêu thương mình hơn trước mà không nghĩ rằng, hạnh phúc của tôi đã làm mẹ con Cám ghen tức. Chúng âm thầm tính kế hại tôi mà tôi không hề hay biết. Dì ghẻ nói với tôi rằng: “Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.” Tôi không kiêng dè thân phận lại muốn tự mình xé cau cúng cha nên đồng ý. Khi tôi lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, tôi cuống quýt hỏi: “Dì làm gì dưới gốc thế?” Dì ghẻ bảo: “Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con”. Tôi không mảy may nghi ngờ gì. Nhưng tôi chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Nghe nói, sau khi tôi chết, mụ dì ghẻ đã lấy áo quần của tôi mặc cho Cám rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua không đồng ý nhưng tục xưa là thế nên dù trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.

Về phần tôi, sau khi tôi ngã xuống ao chết, linh hồn tôi đã gặp lại Bụt. Bụt thương tình giúp tôi hóa thành vàng anh trở về. Tôi bay một mạch về kinh, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, tôi dừng lại trên một cành cây, bảo nó: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”

Nói đoạn, tôi bay thẳng vào trong cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Nhà vua đi đâu, tôi sẽ bay đến đó. Có lẽ, nhà vua đang rất nhớ tôi nên khi thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”. Nhà vua nói xong, tôi bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Tôi không biết nhà vua có thực sự biết chim vàng anh là tôi hóa thân hay không nhưng quả thật chàng yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở. Cám thấy nhà vua ngày ngày mê mải bên tôi, không mảy may nghĩ đến mình nên vô cùng ghen tức. Nó về nhà mách mẹ, dì ghẻ mách nó giết chim rồi tìm cớ nói dối vua. Hôm sau, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt tôi làm thịt ăn, rồi vứt lông ở ngoài vườn. Nhà vua trở về không thấy tôi liền vô cùng tức giận. Cám nói với vua rằng nó có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép vua đã giết thịt ăn mất rồi. Vua nghi ngờ nhưng không nói gì cả.

Sau khi Cám giết vàng anh, tôi lại được Bụt giúp đỡ hóa ra hai cây xoan đào từ đống lông chim. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của xoan sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Kể từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Nhưng rồi Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Dì ghẻ bảo nó cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Khi thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: “Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ”. Nhưng tôi đâu có để yên cho Cám, hồn tôi một lần nữa theo hai cây xoan đào nhập vào khung cửi. Khi Cám ngồi dệt, tôi đều nguyền rủa nó:

“Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.”

Nghe vậy, Cám vô cùng sợ hãi vội về mách mẹ. Không biết dì ghẻ đã nói gì với Cám. Hôm sau, nó đem khung cửi đốt thành tro đi đổ ở một nơi rất xa hoàng cung. Có lẽ mẹ con Cám nghĩ làm như vậy tôi sẽ không thể ở bên cạnh nhà vua, đe dọa hạnh phúc của chúng nữa. Nhưng chúng không hề hay biết, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, hóa giải mọi âm mưu độc ác của hai mẹ con Cám. Lần này, Bụt hóa phép đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Đó chính là hóa thân của tôi. Thị thơm ai cũng muốn hái nhưng không làm cách nào có được bởi lẽ tôi đang đợi người có duyên. Đó là bà cụ hàng nước vẫn ngày ngày ngang qua cây thị. Một hôm, bà cụ ngẩng mặt nhìn tôi nhẹ nhàng nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Khi bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu tôi như vật vô giá, đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Tôi sợ làm bà cụ giật mình, cũng sợ chuyện li kì về tôi sẽ bị đồn thổi đến tai mẹ con Cám nên náu mình trong quả thị không bao giờ xuất hiện trước mặt bà cụ. Ngày nào bà cũng đi chợ vắng. Cứ khi bà vừa đi, tôi lại bước ra từ trong quả thị giúp bà quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh. Xong xuôi đâu đấy tôi lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.

Chắc lâu ngày bà cụ không biết ai giúp đỡ mình bèn giả vờ đi chợ, đến nửa đường đã lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Như mọi ngày, tôi lại từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc. Bỗng nhiên, bà cụ ở đâu chạy ra, ôm choàng lấy tôi rồi xé tan vỏ thị. Từ đó, tôi ở với bà hàng nước. Vì mẹ mất từ tấm bé, sớm thiếu tình yêu của mẹ nên tôi coi bà như mẹ mà chăm sóc, yêu thương. Hàng ngày tôi giúp bà các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Cuộc sống êm đềm trôi qua.

Thế nhưng, số phận thương tình đã sắp đặt cho tôi cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà vua. Hôm ấy, nhà vua đi chơi xa khỏi hoàng cung. Khi nhìn thấy quán nước của mẹ con tôi đã ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Nhà vua thấy trầu têm cánh phượng đã hỏi bà lão: “Trầu này ai têm mà khéo vậy”. bà lão thành thực trả lời : “Trầu này con gái già têm”. Khi nghe bà lão nói vậy, chàng vô cùng hi vọng người đó là tôi nên đã cho gọi tôi ra xem mặt. Cuối cùng, khi tôi xuất hiện, vua đã ngay lập tức nhận ra tôi dù tôi có phần trẻ đẹp hơn xưa. Nhà vua vui mừng khôn xiết, sai quân hầu đưa kiệu rước tôi về cung.

Khi trở về đến hoàng cung, tôi đã kể cho nhà vua nghe đầu đuôi câu chuyện và vạch tội mẹ con Cám. Tức giận trước tội ác họ gây ra, nhà vua hạ lệnh xử tử hai người. Thế nhưng tôi đã xin với vua tha chết cho mẹ con họ. Không phải tôi thương xót họ. Tôi chỉ tin vào nhân quả, họ làm nhiều việc ác thì sớm muộn ắt sẽ bị quả báo. Dù sao, Cám cũng là chị em cùng cha khác mẹ của tôi và dì ghẻ cũng có ơn nuôi tôi khôn lớn. Tôi xin vua đuổi họ đi và không bao giờ được phép trở về hoàng cung nữa.

Sau này, tôi nghe nói, không biết Cám được ai bày cách dội nước sôi để trẻ đẹp. Cám hí hửng làm theo và chết một cách đau đớn. Dì ghẻ tôi khi nghe tin con gái chết cũng tuyệt vọng chết theo. Bây giờ, mẹ con họ đã chết còn tôi được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói với các bạn rằng: “Người hiền lành, phúc đức sẽ được chở che, giúp đỡ. Còn kẻ ác tất bị trừng trị thích đáng”.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 17

Tôi là Tấm, em tôi là Cám - là đứa em cùng cha khác mẹ với tôi. Mẹ tôi mất sớm nên cha đi bước nữa, chẳng được mấy năm cha mất nên tôi sống với dì ghẻ và Cám. Tôi muốn một lần kể lại cuộc đời của mình, về cuộc đời bấp bênh và vô vàn sóng gió cho mọi người nghe.

Mặc dù là em trong nhà nhưng Cám được mẹ nuông chiều không phải làm công việc gì trong nhà. Mọi thứ một tay tôi làm hết chỉ có những lúc ăn cơm,Cám mới chịu làm vài việc lặt vặt mà mặt nó cũng phụng phịu. Còn dì ghẻ thì luôn luôn mắng tôi khi muốn xả giận hay ganh ghét vì một điều vô cớ. Nhưng tôi không oán than nửa lời.

Một hôm nọ, dì bảo tôi và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào. Vốn dĩ từ nhỏ chưa bao giờ tôi được vận trong mình chiếc yếm đào nào mới cả, hôm nay dì lại có dự định như thế khiến tôi cũng háo hức không kém. Ra đồng mò cua bắt ốc từ khi tờ mờ sáng, tôi chỉ thấy Cám lâu lâu chỉ chạy theo hái hoa bắt bướm không biết Cám có bắt được nhiều không.nhưng nghĩ tới cái yếm đào tôi lại vội chăm chỉ tiếp tục công việc của mình. Tới lúc sắp về thì thấy Cám bảo đầu lấm, tôi cũng tin rồi xuống gội đầu, chải chuốt rồi về. Nhưng ai ngờ , Cám lại nhẫn tâm hại tôi, trút hết tép trong giỏ rồi về lấy yếm đào. Tôi hoảng hốt,bao nhiêu công sức thế lại để người khác giành giật tôi chỉ biết khóc. Khói mù mịt thì ra Bụt xuất hiện từ lúc nào,ông chỉ tay vào giỏ và bảo xem có con cá nào không, mang về nuôi. Tôi bèn làm theo lời , trở về mang theo cá bống thả xuống giếng và cứ hôm nào cũng mang cơm cho cá bống.

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vừa thương cá bống vừa tủi thân, tôi khóc. Lần này, Bụt lại hiện lên, bảo tôi phải đi tìm ngay xương của cá bống về chôn ở bốn lọ giường,tôi làm theo và cũng chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Háo hức tới ngày trẩy hội biết bao nhiêu thì tôi lại càng thất vọng bấy nhiêu, vốn bản tính nhẫn nhịn tôi nghe theo mọi lời của dì mà không hề than trách. Mặc quần áo tinh tươm chuẩn bị mọi thứ, dù không được lành lặn đẹp đẽ như con người ta nhưng đi hội ai mà không thích. Vốn cám ghen ghét tôi, bảo với mẹ là tìm mọi cách để bắt tôi ở nhà. Dì liền bưng cả gạo lẫn thóc hòa vào nhau,rồi bảo tôi nhặt khi nào xong thì mới được đi. Bao nhiêu như thế tôi làm sao nhặt hết chứ. Lại một lần nữa,bụt hiện ra, sai chim sẻ nhặt thóc, xong đâu vào đấy thì bảo tôi đi đào ở 4 lọ đó lên.

Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt. Chuẩn bị xong xuôi, tôi nhanh chóng lên ngựa đi xem hội. Trong lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người. Tôi thực sự không biết rằng khi kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ đứng lại, kêu vang lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem, và họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm nghía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xinh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!”. Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố nếu có ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu.

Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hài nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Tôi bước ra, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”,tôi chỉ lặng lẽ thử giày. Chân tôi đặt vào hài vừa như in. Vì chính chiếc giày này là của tôi. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung và phong tôi làm hoàng hậu.

Tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng trong ngày giỗ cha. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu,tôi không biết rằng dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha rồi đẩy tôi đi vào cái chết. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rồi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.

Thế rồi linh hồn tôi hóa thân vào thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển. Tôi muốn ở bên nhà vua vì suốt ngày chỉ thấy nhà vua đang ủ ê, buồn bã, thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Cám tức giận, về nhà mách dì ghẻ,cùng lúc đó nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rồi vứt lông ra vườn. Không thấy bóng dáng vàng anh, vua hỏi thì Cám nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì.

Ngày hôm sau, từ đám lông chim tôi hóa thân vào hai cây xoan đào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát. Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ, lúc này Dì ghẻ xúi Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Khi biến thành khung cửi tôi thầm nói cho Cám nghe

“Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra!”

Cám hoảng hốt mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám liền làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Tôi đã ở trong quả thị bấy lâu mà không biết rồi sẽ như thế nào.

Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm: “Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Thấy bà cụ hiền lành, nhân hậu, tôi liền rụng xuống. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thị bước ra, lén dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại, nấp sau cánh cửa nhà. Thấy tôi đang làm việc, bà chạy lại ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó,Tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.

Một hôm, vua ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu têm cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi và bà lão về cung. Tôi mừng và hạnh phúc lắm vì duyên phận vợ chồng không dễ dàng gì có được,xa cách bao lâu lại về với nhau.

Cám thấy tôi vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tôi bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, Cám không biết là nước sôi có thể làm bỏng và nó lập tức chết. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Từ đó,tôi sống hạnh phúc bên nhà vua,không có ai có thể ngăn cản được tình yêu và cuộc sống của chúng tôi nữa.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 18

Trong kho tàng văn học dân gian có rất nhiều tác phẩm hay, li kì và hấp dẫn; trong đó phải kể đến truyện cổ tích Tấm Cám. Tôi đặc biệt ấn tượng với nhân vật Tấm và nghị lực phi thường của cô. Sau đây để các bạn hình dung thật rõ nét và chân thực về cô gái có số phận hẩm hiu đó, tôi sẽ đặt mình vào nhân vật Tấm để kể lại cuộc đời bấp bênh và vô vàn sóng gió của cô.

Đầu tiên - và cũng là nỗi bất hạnh lớn nhất, đưa tôi vào vòng xoáy của sự đau khổ bất hạnh do mẹ con Cám tạo ra. Năm tôi 6 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ mới và không bao lâu sau bố tôi cũng trúng phong hàn và qua đời. Tôi phải ở cùng mụ dì ghẻ và con gái của mụ là Cám, kém tôi một tuổi rưỡi. Bản thân Cám không xấu nhưng mụ dì ghẻ lại rất cay nghiệt, mụ ta bắt tôi phải làm việc từ sáng sớm cho đến tối mịt, ngày nào cũng như ngày nào tôi phải "dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó" thả sức cho mụ dì ghẻ đánh đập, hành hạ. Có một lần mụ dì ghẻ bảo tôi với Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều sẽ được thưởng yếm đỏ. Do tôi đã quen với công việc đồng áng nên chỉ cần khoắng khoắng mấy cái là đã đầy giỏ. Còn Cám thì cứ đủng đỉnh và chưa bắt được con nào, đến chiều tối tôi và Cám đi về. Tôi liếc nhìn thấy giỏ của Cám có rất ít thế nên rất sướng, cười thầm là" chắc chắn phen này yếm đỏ sẽ thuộc về ta". Cám thấy giỏ của tôi đầy ắp nên cũng hoảng hoảng bèn bảo tôi gội đầu để kẻo bị dì ghẻ mắng, tôi tin ngay. Lúc lên thì đã thấy Cám trút hết tép vào giỏ của nó rồi chạy về, thấy thế tôi bật khóc và không thể tin Cám lại đê tiện bỉ ổi như vậy. Chợt có một luồng khói màu trắng thoảng qua và Bụt hiện ra và bảo tôi con cá nhỏ nhỏ trong giỏ là cá bống và dặn về chăn cho bống ăn uống đàng hoàng tử tế.

Có một lần dì ghẻ lừa tôi đi chăn trâu ở xa rồi giết thịt bống, tôi đau xót khi thấy bống chết và đem chôn xương bống xuống dưới chân giường. Mấy tháng sau nhà vua mở hội, tôi lấy quần áo giày dép và xe cộ ra từ các lọ ở chân giường, sau hội tôi thử giày thành công và được vua đưa vào cung làm hoàng hậu. Tuy đã giàu sang phú quý dưới một người trên triệu người nhưng tôi vẫn không quên ngày giỗ cha và về nhà thì bị mụ dì ghẻ thích sát và đưa Cám vào cung. Xác của tôi hoá thành chim vàng anh bay vào cung nhưng bị mụ dì ghẻ và Cám giết thịt và vứt lông chim ra ngoài vườn. Từ đống lông chim đó tôi lại hoá thân làm cây xoan đào rồi bị Cám chặt cây làm khung cửi thì tôi chửi và hăm dọa móc mắt Cám nên bị mẹ con mụ dì ghẻ đốt đi, đổ tro đi thật xa. Tôi lại hoá thân làm cây thị, cây thị của tôi chỉ có một quả, một hôm có một bà lão đến xin quả thị, biết là người tốt nên tôi nhằm chuẩn chuẩn rơi đúng vào bị của bà lão. Ngày ngày chờ bà lão đi chợ tôi mới bước ra từ vỏ thị để làm việc nhà giúp bà lão, tuy làm việc như osin nhưng tôi rất vui vì được giúp bà lão. Sau đó có một hôm bà lão quay lại giữa chừng xé vỏ thị và không cho tôi chui vào nữa, tôi giúp bà cụ têm trầu bán hàng nước.

Và cuối cùng cái ngày đó đã đến - cái ngày định mệnh kéo tôi ra khỏi vòng xoáy khổ hạnh - nhà vua đi chơi đến ăn trầu ở quán bà lão, thấy trầu têm đẹp quá nên vua đòi gặp tôi, phu thê trùng phùng thật là cảm động. Sau đó tôi từ giã bà lão rồi trở về cùng. Qua những việc làm xấu xa của mẹ con Cám cho thấy chúng là những kẻ xấu cần phải xoá bỏ trong nhân gian, tôi xui Cám xuống hố rồi đổ nước sôi cho nó chết sau đó làm nước mắm cho dì ghẻ ăn sau đó dì ghẻ biết và lăn đùng ra chết.

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 19

Trong cuộc đời, ai cũng sẽ trải qua những chuyện khiến bản thân mình trưởng thành hơn và không thể nào quên được. Tôi đã trải qua nhiều lần “chết đi sống lại” mới có được một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như hiện tại. Tôi là Tấm là hoàng hậu của một đất nước. Giờ đây, tôi đang có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn bên cạnh đức vua và những đứa con đáng yêu của mình. Thế nhưng ít có ai biết rằng để có được cuộc sống như ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao cay đắng, đau khổ. Tôi đã phải đứng lên đấu tranh không ngừng nghỉ để chống lại những điều xấu xa. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe về câu chuyện của đời mình.

Từ khi mà tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi đã qua đời. Cha của tôi quyết định đi bước nữa với dì ghẻ và sinh ra Cám - người em cùng cha khác mẹ với tôi. Từ khi tôi biết nhận thức, tôi đã cảm nhận được rằng dì ghẻ chẳng ưa gì mình cả, thế nhưng lúc ấy cha vẫn còn sống nên bà ta còn kiêng dè, cuộc sống lúc đó của tôi tạm gọi là bình yên qua ngày. Thế nhưng bất hạnh thay, cha tôi qua đời. Từ lúc đó trở đi, dì ghẻ tỏ thái độ ghét tôi ra mặt, tất cả mọi việc trong nhà từ những việc nhỏ nhặt nhất cho tới những công việc nặng nhọc dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám đứa con gái ruột của dì thì được nuông chiều hết mực, nó chẳng phải làm bất kể việc gì ở trong nhà. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng mình là chị lớn trong nhà thế nên tôi làm việc mà chẳng oán trách, kêu than.

Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám lại và đưa cho chúng tôi mỗi người một cái giỏ. Dì bảo tôi và Cám cùng nhau ra đồng để bắt tôm tép, đứa nào bắt được nhiều hơn thì sẽ được thưởng cho chiếc yếm đào. Nghe dì nói vậy, trong lòng tôi cũng thấy mừng bởi đã rất lâu rồi, tôi không nhớ từ khi nào nữa tôi không còn được sắm quần áo mới. Có lẽ là từ khi cha mất, mọi đồ tôi mặc đều là quần áo tôi mặc thừa lại từ những bộ đồ cũ mà dì và Cám không còn dùng nữa. Phần vì cái yếm đào, phần bởi đã quá quen với những công việc này nên chẳng bao lâu chiếc giỏ của tôi đã đầy ắp những tôm những cá. Còn Cám, trong lúc tôi đang miệt mài làm việc nó lại mải mê rong chơi, hái hoa bắt bướm. Tôi lên tiếng nhắc nhở Cám làm việc cho xong để về kẻo tối nhưng Cám lại phớt lờ những lời nói của tôi, tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi mặt trời đã khuất bóng, trời cũng dần tối lại tôi lên bờ cùng với giỏ tôm tép đầy ắp chuẩn bị ra về. Bỗng dưng Cám từ đằng xa đi lại bảo tôi: "Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng". Tin theo lời của Cám, tôi đã lội xuống nước để gội đầu cho sạch sẽ.

Khi tôi lên bờ, Cám đã đi mất rồi. Còn giỏ tép của tôi nằm lăn lóc bên bờ ruộng và trống không. Hóa ra Cám lừa tôi, nó lừa tôi đi gội đầu để cướp hết tép trong giỏ của tôi rồi chạy về nhà cướp công. Thực sự tôi rất giận, lại tủi thân nhưng không biết làm như thế nào đành bất lực ngồi ôm mặt khóc. Tự nhiên bên cạnh tôi vang lên một giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng: "Tại sao con khóc?". Tôi ngẩng đầu lên và thật bất ngờ, một ông Bụt trông rất phúc hậu, hiền từ hiện ra trước mắt tôi. Như tìm được một người lắng nghe để tôi trút bầu tâm sự, tôi đã nức nở kể lại toàn bộ mọi chuyện cho Bụt nghe. Nghe xong câu chuyện, Bụt hiền từ bảo tôi nhìn xem trong chiếc giỏ có sót lại gì không. Tôi kiểm tra và thấy còn lại một chú cá bống nhỏ xinh. Bụt dặn tôi rằng hãy mang con cá bống ấy về nuôi dưới giếng, mỗi bữa hãy bớt cho nó một bát cơm. Khi cho bống ăn hãy gọi: "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Về đến nhà, tôi làm theo những gì Bụt dặn dò. Mỗi bữa ăn, tôi đều giấu cơm để đem đến cho bống. Cá bống cũng rất quấn tôi, mỗi lần tôi đến gọi nó đều ngoi lên và ăn hết phần cơm tôi mang đến. Càng ngày, bống càng lớn lên, trở thành một chú cá xinh đẹp. Thế nhưng tôi đã quá sơ ý, tôi không nghĩ rằng việc mình lén mang cơm ra sau giếng đã bị mẹ con nhà Cám sinh nghi và theo dõi. Rồi ngày định mệnh ấy đã đến. Tối hôm trước dì ghẻ nhẹ giọng bảo tôi: "Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu". Tôi tưởng thật nên chẳng nghi ngờ mà vâng lời. Thế nhưng hôm sau khi mà tôi vừa dắt trâu đi khỏi nhà, con Cám đã bắt chước tôi gọi bống lên rồi giết thịt nó.

Đến chiều khi đi chăn trâu về, tôi vẫn không biết điều gì đã xảy ra. Tới lúc mang cơm cho bống, khi tôi gọi chẳng còn thấy bống xuất hiện nữa mà chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên. Tôi đã dần hiểu ra rằng đã có chuyện chẳng lành xảy ra, tôi lại òa lên khóc. Ông Bụt hiền từ bữa trước lại hiện lên hỏi tôi: "Làm sao con khóc?" Tôi lại kể hết cho ông nghe sự tình. Bụt nhẹ nhàng bảo với tôi: "Con bống của con người ta ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Con đi nhặt xương của nó về, kiếm bốn cái lọ rồi cho vào chôn ở bốn góc chân giường của con". Nghe lời của Bụt, tôi nén lại sự đau lòng để đi tìm xương của bống. Thế nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn chẳng thấy đâu. Một chú gà thấy tôi liền bảo: "Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho". Tôi rất vui mừng và đem cho nó một nắm thóc. Sau đó, gà chạy vào bếp bới và tìm được cho tôi xương của bống. Tôi lấy chỗ xương đó rồi cho vào lọ và làm theo lời Bụt dặn.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chả mấy chốc đã đến hội xuân mà nhà vua mở. Từ người già đến người trẻ, gái trai khắp các làng đều nô nức cùng nhau đi trẩy hội. Trên khắp những con đường, ai cũng xúng xính quần áo xinh đẹp để đến hội. Hai mẹ con nhà Cám cũng không nằm ngoài số đó. Cả hai đều tất bật chuẩn bị những bộ đồ đẹp nhất với mong muốn sẽ được lọt vào mắt xanh của nhà vua, bởi tôi nghe nói hội lần này nhà vua tổ chức ra để chọn vợ. Trong cái không khí nhà nhà, người người náo nức chuẩn bị để đi dự hội ấy tôi cũng cảm thấy háo hức theo. Tôi cũng muốn được đi dự hội như bao người nên ngỏ ý xin dì cho đi cùng. Lúc đầu, bà ta tỏ vẻ tử tế bảo nếu tôi làm xong các công việc trong nhà sẽ cho tôi đi hội. Nhưng đến gần giờ đi, mụ ta lại giở trò. Dì ghẻ lấy một đấu thóc trộn lẫn với một đấu gạo, sau đó bắt tôi nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo thì mới được đi. Chao ôi, đây chẳng phải là mụ ta không muốn cho tôi đi hội hay sao bởi có lẽ đến khi hội tàn, đến ngày mai ngày mốt tôi cũng chẳng thể nào mà nhặt riêng được số thóc gạo này. Nhưng tôi cũng đâu dám cãi lời, đành ngoan ngoãn ngồi nhặt và nhìn mẹ con mụ dẫn nhau đi hội. Quá buồn và tủi thân, tôi lại bật khóc. Ông Bụt lại hiện lên an ủi và hỏi tôi rằng: "Con làm sao lại khóc?". Tôi lại kể lại cho Bụt nghe câu chuyện mà tôi phải nhặt hết thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi hội. Thấy vậy, Bụt bảo tôi đừng khóc nữa, hãy mang thúng ra sân rồi Bụt sẽ cho đàn chim sẻ xuống nhặt hộ. Thế nhưng tôi vẫn do dự bởi sợ những chú chim sẽ ăn mất thóc gạo, và như vậy thì chắc chắn khi trở về tôi sẽ không tránh được những trận đòn roi. Bụt bảo tôi đừng lo lắng: "Con cứ bảo chúng thế này: Rặt rặt xuống nhặt cho tao, ăn mất hạt nào thì tao đánh chết thì chúng sẽ không ăn của con đâu".

Tôi tin theo lời Bụt và làm theo, thần kỳ thay, một đàn chim sẻ từ trên cao đáp xuống và chủ một loáng sau chúng đã nhặt xong, không sót một hạt nào, cũng chẳng mất đi hạt nào. Đang vui mừng vì chuẩn bị được đi hội, tôi mới chợt nhớ ra rằng tôi làm gì có quần áo đẹp để mà đến hội, chẳng nhẽ lại mặc những bộ đồ rách rưới này để đi chơi. Lúc này Bụt bảo tôi hãy đào những lọ xương cá bống trước kia tôi chôn lên, tôi sẽ có đồ để đi trẩy hội. Khi tôi đào những chiếc lọ lên, tôi đã thật sự choáng ngợp trước những món đồ trong đó. Trong lọ thứ nhất là một bộ đồ mới, một chiếc yếm đào cùng một cái khăn nhiễu. Tới lọ thứ hai là một đôi giày thêu vô cùng tinh xảo, có lẽ đôi giày đó chỉ có thể tìm thấy ở nơi sang trọng như hoàng cung và nó vừa chân tôi như in. Lọ thứ ba có một chú ngựa bé tí, thế nhưng vừa đặt xuống nó biến thành một con ngựa thật. Và tới lọ cuối cùng là một bộ yên cương thật đẹp. Tôi rất vui mừng và vội đi sửa soạn để kịp tới dự hội. Chỉ một thoáng ngựa đã đi tới kinh đô, thế nhưng qua một chỗ lội tôi đã bất cẩn đánh rơi một bên giày mà không kịp nhặt lại, Khi đến hội, tôi đành tháo nốt bên giày còn lại và lấy khăn gói lại.

Sau này đức vua mới kể lại cho tôi rằng, khi tôi vừa đi qua thì đoàn xa giá của chàng cũng vừa tới chỗ tôi đánh rơi chiếc giày. Lúc qua đó hai con voi ngựa dẫn đầu đoàn không chịu đi mà cắm ngà xuống nước. Thấy chuyện lạ nên chàng đã sai quân lính qua xem thử ở chỗ đó có gì và đã nhặt được chiếc giày mà tôi đánh rơi. Thấy chiếc giày quá đẹp, quá tinh tế nên nhà vua thầm nghĩ rằng chiếc giày ấy chắc hẳn phải là của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Bởi vậy mà nhà vua mới hạ lệnh người có thể đi vừa chiếc giày ấy sẽ trở thành hoàng hậu. Khi vua phát lệnh ra, biết bao nhiêu cô gái đến xếp hàng để ướm thử giày cầu may, mong rằng chiếc giày sẽ vừa với chân mình. Thế nhưng không có ai có thể xỏ vừa chiếc giày ấy. Lúc đó tôi chưa hay tin rằng người đi vừa chiếc giày sẽ trở thành vợ vua, chỉ là từ đằng xa tôi thấy giống với chiếc giày mà mình đánh rơi nên đã tiến đến xem thử. Khi tôi đến gặp ngay mẹ con Cám đang nổi giận đùng đùng đi ra, có lẽ do mẹ con nó chẳng ai đi vừa được chiếc giày ấy. Khi nhìn thoáng qua, có vẻ Cám nhận ra tôi nên nói với dì ghẻ: "Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!". Tôi nghe thấy nhưng cũng chẳng nói gì mà tiến đến đi vào chiếc giày của mình. Sau đó, tôi lại rút nốt chiếc giày còn lại để đi vào. Tất cả mọi người hò reo, vua thì sai ngay người rước tôi vào cung. Lúc này tôi ngây ngất trước niềm hạnh phúc bất ngờ bỗng dưng ập tới, tôi bước lên kiệu trước ánh mắt ngạc nhiên và đầy sự ghen tị của mẹ con Cám.

Tuy lúc đó đã được sống trong cung, hưởng biết bao vinh hoa phú quý, được nhà vua yêu chiều nhưng tôi vẫn canh cánh trong lòng lo tới ngày giỗ cha. Sát ngày, tôi xin nhà vua cho trở về nhà để làm mâm cỗ cúng cha. Tôi thật ngây thơ khi cho rằng giờ đây mình là hoàng hậu thì mẹ con Cám sẽ không dám động đến mình, sẽ yêu thương mình hơn trước. Thế nhưng tôi không ngờ rằng mẹ con nó đang bày ra một âm mưu tàn độc để khiến tôi biến mất mãi mãi và đưa con Cám vào thế chỗ của tôi. Dì ghẻ bảo tôi trèo lên cây cau để xé một buồng cúng bố với lý do trước giờ tôi đã quen với công việc này. Tôi cũng chẳng mảy may nghi ngờ, cũng phần vì tôi muốn được tự mình hái cau để cúng bố nên lập tức trèo lên cây. Thế nhưng khi tôi đang sắp hái được thì mẹ con nó ở dưới cầm dao chặt cây. Khi thấy cây rung chuyển rất lạ tôi bèn hỏi xuống thì bà ta giả nhân giả nghĩa nói đang đuổi kiến cho tôi. Thế nhưng tôi chưa kịp xé thì buồng cau đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa.

Sau khi tôi chết, mụ ta nhanh chóng lấy đồ của tôi cho con Cám mặc và đưa nó vào cung thế chỗ tôi. Mẹ con nó còn trắng trợn nói dối vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối nên đưa em vào thay chị để chăm sóc vua. Mặc dù nhà vua không đồng ý nhưng tục lệ ngàn đời nay đã vậy nên nhà vua cũng đành cho nó vào cung, nhưng tôi biết chàng chẳng hề vui vẻ gì. Còn tôi, sau khi chết tôi hóa thành chú chim vàng anh. Tôi bay về kinh đô và ngày ngày quanh quẩn bên nhà vua. Một lần tôi thấy con Cám đang giặt áo cho vua nên đã cất giọng cảnh cáo nó: "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao". Sau này, thấy tôi suốt ngày ở bên nên nhà vua đã hỏi vàng anh rằng: "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo". Nhà vua vừa dứt lời, tôi đã bay ngay vào ống tay áo. Khi biết vàng anh chính là Tấm tôi, nhà vua rất yêu quý và còn làm hẳn một chiếc lồng vàng để vàng anh ở. Cám thấy vậy thì vô cùng ghen tức nên quay về bàn với mẹ nó và trở lại hoàng cung để giết chết vàng anh và ăn thịt nhân lúc vua đi vắng. Sau khi làm thịt xong, nó vứt lông của vàng anh ở ngoài vườn.

Sau khi bị nó giết chết, từ đám lông Cám vứt ngoài vườn tôi lại được Bụt giúp đỡ và hóa kiếp thành hai cây xoan đào. Khi vua vào vườn đi qua cây, thấy tán lớn tạo thành bóng mát nên đã sai quân lính mắc võng để nằm ngủ. Từ đó, ngày nào nhà vua cũng ra đó nằm hóng mát. Thế rồi con Cám biết, nó lại ghen tức với cả hai cây xoan đào. Nó lại cho người đốn cây làm thành khung cửi. Lúc này, tôi chẳng còn là Tấm ngày xưa, tôi không để yên cho nó bắt nạt mình được nữa. Khi Cám ngồi dệt bằng chiếc khung cửi ấy, tôi lên tiếng: "Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra". Nghe thấy tiếng tôi, Cám sợ xanh mặt và lại trở về mách mẹ nó. Ngay ngày hôm sau, nó đem chiếc khung cửi đi đốt và ném tro ra một nơi rất xa kinh thành. Có lẽ mẹ con nó nghĩ rằng ở xa như vậy tôi sẽ chẳng thể hiện hồn về nữa, tôi chẳng thể đe dọa đến cái ngôi vị hoàng hậu nó đã cướp trắng từ tôi.

Chúng đâu có biết rằng tôi ở hiền gặp lành nên được quý nhân phù trợ, được Bụt giúp đỡ. Từ đám tro tàn của khung cửi đã mọc lên một cây thị to lớn, sum suê. Thế nhưng cây thị ấy chỉ có một quả duy nhất để tôi ẩn thân. Thị tỏa hương thơm ngát, ai đi qua cũng muốn hái về thế nhưng chẳng ai hái được. Một ngày nọ, có một bà cụ đi qua thấy thị bèn lấy chiếc bị ra và nói: "Thị ơi thị rơi bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Bà lão vừa dứt lời, quả thị rụng xuống khiến tôi ở trong đó cũng thoáng giật mình. Khi về nhà bà cụ, cứ những lúc bà đi vắng tôi lại từ quả thị đi ra để giúp đỡ bà các công việc nhà, xong xuôi tôi lại trở về trong quả thị. Thế nhưng lâu ngày chắc bà lão cũng cảm thấy điều kỳ lạ, nên hôm đó bà giả vờ ra ngoài để tôi đi ra và bất ngờ quay về khiến tôi chẳng kịp trở tay. Bà ôm chầm lấy tôi rồi xé tan vỏ thị đi, từ ngày đó tôi sống cùng bà. Bởi mẹ tôi mất sớm nên tôi thiếu đi những tình yêu thương của người mẹ. Những tình cảm bà dành cho tôi khiến tôi coi bà như một người mẹ của mình để yêu thương, chăm sóc tận tình.

Ngày tháng cứ trôi qua êm đềm và một ngày số phận sắp đặt để tôi được gặp lại nhà vua, gặp lại người chồng đã bao năm xa cách. Hôm ấy nhà vua đi vi hành qua nơi bà lão đặt quán nước nên đã dừng chân ghé lại. Khi vua tới, bà lão mang trầu mà tôi têm ra mời. Có lẽ chàng đã nhận ra miếng trầu têm cánh phượng giống miếng trầu tôi têm năm xưa nên đã xin được gặp người têm trầu. Và rồi khi tôi xuất hiện, chàng đã nhận ra tôi và xin phép bà lão được đưa tôi trở về hoàng cung. Khi trở về cung, tôi đã kể lại hết cho chàng nghe những gì mà tôi đã phải trải qua, những tội ác mà mẹ con nhà Cám đã làm với tôi. Càng nghe, nhà vua càng tức giận, có lẽ bởi tình yêu và sự thương xót của chàng dành cho tôi những tháng ngày tôi phải phiêu bạt khắp nơi. Bởi vậy nhà vua đã ban lệnh xử tử mẹ con nhà Cám. Thế nhưng tôi đã xin chàng tha tội chết cho họ mà chỉ đuổi về quê. Chẳng phải do tôi cao thượng gì cả mà bởi tôi tin vào nhân quả báo ứng, tin vào việc ác giả ác báo. Và cũng bởi vì dì ghẻ không có công sinh thành nhưng cũng có công dưỡng dục, cũng nuôi tôi khôn lớn.

Sau này, tôi được hay tin rằng không biết ai đã bày cho Cám cách giội nước sôi vào người để trở nên trẻ đẹp. Nó ngây thơ tưởng đó là thật nên làm theo và đã chết bởi bị bỏng, một cái chết thật đau đớn. Khi biết con gái chết, dì ghẻ cũng tuyệt vọng mà đi theo. Bây giờ, những câu chuyện ấy đã xảy ra rất lâu rồi nhưng tôi vẫn kể lại, bởi tôi mong các bạn biết rằng người ở hiền thì sẽ gặp được điều lành, và đương nhiên, kẻ ác sẽ bị trừng phạt thích đáng.

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích, chúc các bạn học tốt. Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết chúng tôi!

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 20

Tôi là Tấm - là hoàng hậu của một đất nước. Giờ đây, tôi đang có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn bên cạnh đức vua và những đứa con đáng yêu của mình. Thế nhưng ít có ai biết rằng để có được cuộc sống như ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao cay đắng, đau khổ. Tôi đã phải đứng lên đấu tranh không ngừng nghỉ để chống lại những điều xấu xa. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe về câu chuyện của đời mình.

Từ khi mà tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi đã qua đời. Cha của tôi quyết định đi bước nữa với dì ghẻ và sinh ra Cám - người em cùng cha khác mẹ với tôi. Từ khi tôi biết nhận thức, tôi đã cảm nhận được rằng dì ghẻ chẳng ưa gì mình cả, thế nhưng lúc ấy cha vẫn còn sống nên bà ta còn kiêng dè, cuộc sống lúc đó của tôi tạm gọi là bình yên qua ngày. Thế nhưng bất hạnh thay, cha tôi qua đời. Từ lúc đó trở đi, dì ghẻ tỏ thái độ ghét tôi ra mặt, tất cả mọi việc trong nhà từ những việc nhỏ nhặt nhất cho tới những công việc nặng nhọc dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám - đứa con gái ruột của dì thì được nuông chiều hết mực, nó chẳng phải làm bất kể việc gì ở trong nhà. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng mình là chị lớn trong nhà thế nên tôi làm việc mà chẳng oán trách, kêu than.

Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám lại và đưa cho chúng tôi mỗi người một cái giỏ. Dì bảo tôi và Cám cùng nhau ra đồng để bắt tôm tép, đứa nào bắt được nhiều hơn thì sẽ được thưởng cho chiếc yếm đào. Nghe dì nói vậy, trong lòng tôi cũng thấy mừng bởi đã rất lâu rồi, tôi không nhớ từ khi nào nữa tôi không còn được sắm quần áo mới. Có lẽ là từ khi cha mất, mọi đồ tôi mặc đều là quần áo tôi mặc thừa lại từ những bộ đồ cũ mà dì và Cám không còn dùng nữa. Phần vì cái yếm đào, phần bởi đã quá quen với những công việc này nên chẳng bao lâu chiếc giỏ của tôi đã đầy ắp những tôm những cá. Còn Cám, trong lúc tôi đang miệt mài làm việc nó lại mải mê rong chơi, hái hoa bắt bướm. Tôi lên tiếng nhắc nhở Cám làm việc cho xong để về kẻo tối nhưng Cám lại phớt lờ những lời nói của tôi, tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi mặt trời đã khuất bóng, trời cũng dần tối lại tôi lên bờ cùng với giỏ tôm tép đầy ắp chuẩn bị ra về. Bỗng dưng Cám từ đằng xa đi lại bảo tôi: "Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng". Tin theo lời của Cám, tôi đã lội xuống nước để gội đầu cho sạch sẽ.

Thế nhưng khi tôi lên bờ, Cám đã đi mất rồi. Còn giỏ tép của tôi nằm lăn lóc bên bờ ruộng và trống không. Hoá ra Cám lừa tôi, nó lừa tôi đi gội đầu để cướp hết tép trong giỏ của tôi rồi chạy về nhà cướp công. Thực sự tôi rất giận, lại tủi thân nhưng không biết làm như thế nào đành bất lực ngồi ôm mặt khóc. Tự nhiên bên cạnh tôi vang lên một giọng nói ấm áp, nhẹ nhàng: "Tại sao con khóc?". Tôi ngẩng đầu lên và thật bất ngờ, một ông Bụt trông rất phúc hậu, hiền từ hiện ra trước mắt tôi. Như tìm được một người lắng nghe để tôi trút bầu tâm sự, tôi đã nức nở kể lại toàn bộ mọi chuyện cho Bụt nghe. Nghe xong câu chuyện, Bụt hiền từ bảo tôi nhìn xem trong chiếc giỏ có sót lại gì không. Tôi kiểm tra và thấy còn lại một chú cá bống nhỏ xinh. Bụt dặn tôi rằng hãy mang con cá bống ấy về nuôi dưới giếng, mỗi bữa hãy bớt cho nó một bát cơm. Khi cho bống ăn hãy gọi: "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Về đến nhà, tôi làm theo những gì Bụt dặn dò. Mỗi bữa ăn, tôi đều giấu cơm để đem đến cho bống. Cá bống cũng rất quấn tôi, mỗi lần tôi đến gọi nó đều ngoi lên và ăn hết phần cơm tôi mang đến. Càng ngày, bống càng lớn lên, trở thành một chú cá xinh đẹp.

Thế nhưng tôi đã quá sơ ý, tôi không nghĩ rằng việc mình lén mang cơm ra sau giếng đã bị mẹ con nhà Cám sinh nghi và theo dõi. Rồi ngày định mệnh ấy đã đến. Tối hôm trước dì ghẻ nhẹ giọng bảo tôi: "Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu". Tôi tưởng thật nên chẳng nghi ngờ mà vâng lời. Thế nhưng hôm sau khi mà tôi vừa dắt trâu đi khỏi nhà, con Cám đã bắt chước tôi gọi bống lên rồi giết thịt nó.

Đến chiều khi đi chăn trâu về, tôi vẫn không biết điều gì đã xảy ra. Tới lúc mang cơm cho bống, khi tôi gọi chẳng còn thấy bống xuất hiện nữa mà chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên. Tôi đã dần hiểu ra rằng đã có chuyện chẳng lành xảy ra, tôi lại oà lên khóc. Ông Bụt hiền từ bữa trước lại hiện lên hỏi tôi: "Làm sao con khóc?" Tôi lại kể hết cho ông nghe sự tình. Bụt nhẹ nhàng bảo với tôi: "Con bống của con người ta ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Con đi nhặt xương của nó về, kiếm bốn cái lọ rồi cho vào chôn ở bốn góc chân giường của con". Nghe lời của Bụt, tôi nén lại sự đau lòng để đi tìm xương của bống. Thế nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn chẳng thấy đâu. Một chú gà thấy tôi liền bảo: "Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho". Tôi rất vui mừng và đem cho nó một nắm thóc. Sau đó, gà chạy vào bếp bới và tìm được cho tôi xương của bống.Tôi lấy chỗ xương đó rồi cho vào lọ và làm theo lời Bụt dặn.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chả mấy chốc đã đến hội xuân mà nhà vua mở. Từ người già đến người trẻ, gái trai khắp các làng đều nô nức cùng nhau đi trẩy hội. Trên khắp những con đường, ai cũng xúng xính quần áo xinh đẹp để đến hội. Hai mẹ con nhà Cám cũng không nằm ngoài số đó. Cả hai đều tất bật chuẩn bị những bộ đồ đẹp nhất với mong muốn sẽ được lọt vào mắt xanh của nhà vua, bởi tôi nghe nói hội lần này nhà vua tổ chức ra để chọn vợ. Trong cái không khí nhà nhà, người người náo nức chuẩn bị để đi dự hội ấy tôi cũng cảm thấy háo hức theo. Tôi cũng muốn được đi dự hội như bao người nên ngỏ ý xin dì cho đi cùng. Lúc đầu, bà ta tỏ vẻ tử tế bảo nếu tôi làm xong các công việc trong nhà sẽ cho tôi đi hội. Nhưng đến gần giờ đi, mụ ta lại giở trò. Dì ghẻ lấy một đấu thóc trộn lẫn với một đấu gạo, sau đó bắt tôi nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo thì mới được đi. Chao ôi, đây chẳng phải là mụ ta không muốn cho tôi đi hội hay sao bởi có lẽ đến khi hội tàn, đến ngày mai ngày mốt tôi cũng chẳng thể nào mà nhặt riêng được số thóc gạo này. Nhưng tôi cũng đâu dám cãi lời, đành ngoan ngoãn ngồi nhặt và nhìn mẹ con mụ dẫn nhau đi hội. Quá buồn và tủi thân, tôi lại bật khóc. Ông Bụt lại hiện lên an ủi và hỏi tôi rằng: "Con làm sao lại khóc?". Tôi lại kể lại cho Bụt nghe câu chuyện mà tôi phải nhặt hết thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi hội. Thấy vậy, Bụt bảo tôi đừng khóc nữa, hãy mang thúng ra sân rồi Bụt sẽ cho đàn chim sẻ xuống nhặt hộ. Thế nhưng tôi vẫn do dự bởi sợ những chú chim sẽ ăn mất thóc gạo, và như vậy thì chắc chắn khi trở về tôi sẽ không tránh được những trận đòn roi. Bụt bảo tôi đừng lo lắng: "Con cứ bảo chúng thế này: Rặt rặt xuống nhặt cho tao, ăn mất hạt nào thì tao đánh chết thì chúng sẽ không ăn của con đâu".

Tôi tin theo lời Bụt và làm theo, thần kỳ thay, một đàn chim sẻ từ trên cao đáp xuống và chủ một loáng sau chúng đã nhặt xong, không sót một hạt nào, cũng chẳng mất đi hạt nào. Đang vui mừng vì chuẩn bị được đi hội, tôi mới chợt nhớ ra rằng tôi làm gì có quần áo đẹp để mà đến hội, chẳng nhẽ lại mặc những bộ đồ rách rưới này để đi chơi. Lúc này Bụt bảo tôi hãy đào những lọ xương cá bống trước kia tôi chôn lên, tôi sẽ có đồ để đi trẩy hội. Khi tôi đào những chiếc lọ lên, tôi đã thật sự choáng ngợp trước những món đồ trong đó. Trong lọ thứ nhất là một bộ đồ mới, một chiếc yếm đào cùng một cái khăn nhiễu. Tới lọ thứ hai là một đôi giày thêu vô cùng tinh xảo, có lẽ đôi giày đó chỉ có thể tìm thấy ở nơi sang trọng như hoàng cung và nó vừa chân tôi như in. Lọ thứ ba có một chú ngựa bé tí, thế nhưng vừa đặt xuống nó biến thành một con ngựa thật. Và tới lọ cuối cùng là một bộ yên cương thật đẹp. Tôi rất vui mừng và vội đi sửa soạn để kịp tới dự hội. Chỉ một thoáng ngựa đã đi tới kinh đô, thế nhưng qua một chỗ lội tôi đã bất cẩn đánh rơi một bên giày mà không kịp nhặt lại, Khi đến hội, tôi đành tháo nốt bên giày còn lại và lấy khăn gói lại.

Sau này đức vua mới kể lại cho tôi rằng, khi tôi vừa đi qua thì đoàn xa giá của chàng cũng vừa tới chỗ tôi đánh rơi chiếc giày. Lúc qua đó hai con voi ngựa dẫn đầu đoàn không chịu đi mà cắm ngà xuống nước. Thấy chuyện lạ nên chàng đã sai quân lính qua xem thử ở chỗ đó có gì và đã nhặt được chiếc giày mà tôi đánh rơi. Thấy chiếc giày quá đẹp, quá tinh tế nên nhà vua thầm nghĩ rằng chiếc giày ấy chắc hẳn phải là của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Bởi vậy mà nhà vua mới hạ lệnh người có thể đi vừa chiếc giày ấy sẽ trở thành hoàng hậu. Khi vua phát lệnh ra, biết bao nhiêu cô gái đến xếp hàng để ướm thử giày cầu may, mong rằng chiếc giày sẽ vừa với chân mình. Thế nhưng không có ai có thể xỏ vừa chiếc giày ấy. Lúc đó tôi chưa hay tin rằng người đi vừa chiếc giày sẽ trở thành vợ vua, chỉ là từ đằng xa tôi thấy giống với chiếc giày mà mình đánh rơi nên đã tiến đến xem thử. Khi tôi đến gặp ngay mẹ con Cám đang nổi giận đùng đùng đi ra, có lẽ do mẹ con nó chẳng ai đi vừa được chiếc giày ấy. Khi nhìn thoáng qua, có vẻ Cám nhận ra tôi nên nói với dì ghẻ: "Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!". Nghe tới đây bà dì ghẻ bĩu môi dè bỉu tôi: "Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre". Tôi nghe thấy nhưng cũng chẳng nói gì mà tiến đến đi vào chiếc giày của mình. Sau đó, tôi lại rút nốt chiếc giày còn lại để đi vào. Tất cả mọi người hò reo, vua thì sai ngay người rước tôi vào cung. Lúc này tôi ngây ngất trước niềm hạnh phúc bất ngờ bỗng dưng ập tới, tôi bước lên kiệu trước ánh mắt ngạc nhiên và đầy sự ghen tị của mẹ con Cám.

Tuy lúc đó đã được sống trong cung, hưởng biết bao vinh hoa phú quý, được nhà vua yêu chiều nhưng tôi vẫn canh cánh trong lòng lo tới ngày giỗ cha. Sát ngày, tôi xin nhà vua cho trở về nhà để làm mâm cỗ cúng cha. Tôi thật ngây thơ khi cho rằng giờ đây mình là hoàng hậu thì mẹ con Cám sẽ không dám động đến mình, sẽ yêu thương mình hơn trước. Thế nhưng tôi không ngờ rằng mẹ con nó đang bày ra một âm mưu tàn độc để khiến tôi biến mất mãi mãi và đưa con Cám vào thế chỗ của tôi. Dì ghẻ bảo tôi trèo lên cây cau để xé một buồng cúng bố với lý do trước giờ tôi đã quen với công việc này. Tôi cũng chẳng mảy may nghi ngờ, cũng phần vì tôi muốn được tự mình hái cau để cúng bố nên lập tức trèo lên cây. Thế nhưng khi tôi đang sắp hái được thì mẹ con nó ở dưới cầm dao chặt cây. Khi thấy cây rung chuyển rất lạ tôi bèn hỏi xuống thì bà ta giả nhân giả nghĩa nói đang đuổi kiến cho tôi. Thế nhưng tôi chưa kịp xé thì buồng cau đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Sau khi tôi chết, mụ ta nhanh chóng lấy đồ của tôi cho con Cám mặc và đưa nó vào cung thế chỗ tôi. Mẹ con nó còn trắng trợn nói dối vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối nên đưa em vào thay chị để chăm sóc vua. Mặc dù nhà vua không đồng ý nhưng tục lệ ngàn đời nay đã vậy nên nhà vua cũng đành cho nó vào cung, nhưng tôi biết chàng chẳng hề vui vẻ gì. 

Còn tôi, sau khi chết tôi hóa thành chú chim vàng anh. Tôi bay về kinh đô và ngày ngày quanh quẩn bên nhà vua. Một lần tôi thấy con Cám đang giặt áo cho vua nên đã cất giọng cảnh cáo nó: "Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao". Sau này, thấy tôi suốt ngày ở bên nên nhà vua đã hỏi vàng anh rằng: "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo". Nhà vua vừa dứt lời, tôi đã bay ngay vào ống tay áo. Khi biết vàng anh chính là Tấm tôi, nhà vua rất yêu quý và còn làm hẳn một chiếc lồng vàng để vàng anh ở. Cám thấy vậy thì vô cùng ghen tức nên quay về bàn với mẹ nó và trở lại hoàng cung để giết chết vàng anh và ăn thịt nhân lúc vua đi vắng. Sau khi làm thịt xong, nó vứt lông của vàng anh ở ngoài vườn.

Sau khi bị nó giết chết, từ đám lông Cám vứt ngoài vườn tôi lại được Bụt giúp đỡ và hoá kiếp thành hai cây xoan đào. Khi vua vào vườn đi qua cây, thấy tán lớn tạo thành bóng mát nên đã sai quân lính mắc võng để nằm ngủ. Từ đó, ngày nào nhà vua cũng ra đó nằm hóng mát. Thế rồi con Cám biết, nó lại ghen tức với cả hai cây xoan đào. Nó lại cho người đốn cây làm thành khung cửi. Lúc này, tôi chẳng còn là Tấm ngày xưa, tôi không để yên cho nó bắt nạt mình được nữa. Khi Cám ngồi dệt bằng chiếc khung cửi ấy, tôi lên tiếng: "Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra". Nghe thấy tiếng tôi, Cám sợ xanh mặt và lại trở về mách mẹ nó. Ngay ngày hôm sau, nó đem chiếc khung cửi đi đốt và ném tro ra một nơi rất xa kinh thành. Có lẽ mẹ con nó nghĩ rằng ở xa như vậy tôi sẽ chẳng thể hiện hồn về nữa, tôi chẳng thể đe dọa đến cái ngôi vị hoàng hậu nó đã cướp trắng từ tôi. Thế nhưng chúng đâu có biết rằng tôi ở hiền gặp lành nên được quý nhân phù trợ, được Bụt giúp đỡ.

Từ đám tro tàn của khung cửi đã mọc lên một cây thị to lớn, xum xuê. Thế nhưng cây thị ấy chỉ có một quả duy nhất để tôi ẩn thân. Thị toả hương thơm ngát, ai đi qua cũng muốn hái về thế nhưng chẳng ai hái được. Một ngày nọ, có một bà cụ đi qua thấy thị bèn lấy chiếc bị ra và nói: "Thị ơi thị rơi bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Bà lão vừa dứt lời, quả thị rụng xuống khiến tôi ở trong đó cũng thoáng giật mình. Khi về nhà bà cụ, cứ những lúc bà đi vắng tôi lại từ quả thị đi ra để giúp đỡ bà các công việc nhà, xong xuôi tôi lại trở về trong quả thị. Thế nhưng lâu ngày chắc bà lão cũng cảm thấy điều kì lạ, nên hôm đó bà giả vờ ra ngoài để tôi đi ra và bất ngờ quay về khiến tôi chẳng kịp trở tay. Bà ôm chầm lấy tôi rồi xé tan vỏ thị đi, từ ngày đó tôi sống cùng bà. Bởi mẹ tôi mất sớm nên tôi thiếu đi những tình yêu thương của người mẹ. Những tình cảm bà dành cho tôi khiến tôi coi bà như một người mẹ của mình để yêu thương, chăm sóc tận tình.

Ngày tháng cứ trôi qua êm đềm và một ngày số phận sắp đặt để tôi được gặp lại nhà vua, gặp lại người chồng đã bao năm xa cách. Hôm ấy nhà vua đi vi hành qua nơi bà lão đặt quán nước nên đã dừng chân ghé lại. Khi vua tới, bà lão mang trầu mà tôi têm ra mời. Có lẽ chàng đã nhận ra miếng trầu têm cánh phượng giống miếng trầu tôi têm năm xưa nên đã xin được gặp người têm trầu. Và rồi khi tôi xuất hiện, chàng đã nhận ra tôi và xin phép bà lão được đưa tôi trở về hoàng cung. 

Khi trở về cung, tôi đã kể lại hết cho chàng nghe những gì mà tôi đã phải trải qua, những tội ác mà mẹ con nhà Cám đã làm với tôi. Càng nghe, nhà vua càng tức giận, có lẽ bởi tình yêu và sự thương xót của chàng dành cho tôi những tháng ngày tôi phải phiêu bạt khắp nơi. Bởi vậy nhà vua đã ban lệnh xử tử mẹ con nhà Cám. Thế nhưng tôi đã xin chàng tha tội chết cho họ mà chỉ đuổi về quê. Chẳng phải do tôi cao thượng gì cả mà bởi tôi tin vào nhân quả báo ứng, tin vào việc ác giả ác báo. Và cũng bởi vì dì ghẻ không có công sinh thành nhưng cũng có công dưỡng dục, cũng nuôi tôi khôn lớn.

Sau này, tôi được hay tin rằng không biết ai đã bày cho Cám cách dội nước sôi vào người để trở nên trẻ đẹp. Nó ngây thơ tưởng đó là thật nên làm theo và đã chết bởi bị bỏng, một cái chết thật đau đớn. Khi biết con gái chết, dì ghẻ cũng tuyệt vọng mà đi theo. Bây giờ, những câu chuyện ấy đã xảy ra rất lâu rồi nhưng tôi vẫn kể lại, bởi tôi mong các bạn biết rằng người ở hiền thì sẽ gặp được điều lành, và đương nhiên, kẻ ác sẽ bị trừng phạt thích đáng. 

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám - mẫu 21

Tôi là cô Tấm - vợ của vua. Hiện nay, tôi đang sống một cuộc sống hạnh phúc trong cung cấm. Tuy nhiên, để có được hạnh phúc như ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua rất nhiều vất vả.

Tôi mất mẹ từ khi còn rất nhỏ. Cha cũng bất hạnh qua đời sớm, nên tôi sống cùng với dì ghẻ và con gái bà ta là Cám. Lúc nào tôi cũng phải làm việc quần quật từ sớm đến tối để phục vụ hai mẹ con bà ấy. Một hôm, dì ghẻ treo thưởng là chiếc yếm đào xinh xắn cho người bắt được giỏ tôm tép nhiều hơn. Vì đã lâu không có quần áo mới, nên tôi thích lắm. Cả chiều, tôi cặm cụi mò cua bắt ốc nên thu được cả rổ đầy, còn Cám thì mải chơi nên chẳng có gì. Nào ngờ, Cám gian xảo lừa tôi đi gội đầu rồi cướp công. Lúc phát hiện ra thì tôi chẳng thể làm gì được nữa, đành bất lực ngồi khóc. Nghe tiếng khóc, ông Bụt hiện lên và chỉ cho tôi về chú cá bống nhỏ vẫn còn sót lại trong rổ. Thế là, tôi đem cá về nuôi trong giếng. Ngày nào, tôi cũng đem cơm ra cho cá ăn. Dù phải bớt phần cơm của mình, tôi cũng không để cá phải đói ngày nào. Bởi tôi xem cá bống như người bạn của mình. Để đảm bảo cá bống không bị ai bắt mất, tôi đã dùng một câu hát riêng để làm tín hiệu gọi cá lên. Thế mà, mẹ con dì ghẻ đã rình và học lén câu hát ấy. Rồi lừa tôi đi chăn trâu ở đồng xa để ăn thịt cá bống. Lúc tôi trở về nhà, mang cơm ra giếng thì chỉ còn một cục máu đỏ mà thôi. Đau đớn vô cùng, tôi òa khóc nức nở. Đúng lúc ấy, ông Bụt lại hiện lên, chỉ cho tôi cách để nhờ chú gà tìm xương cá bống. Sau đó, theo lời ông dặn, tôi chia xương cá vào ba cái hũ rồi cất dưới chân giường.

Ít lâu sau, nhà vua tổ chức hội lớn để tìm vợ. Ai cũng náo nức đi xem hội, riêng tôi thì bị dì ghẻ bắt ở nhà nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo thì mới được đi. Mà nhặt xong thì hội cũng tàn mất. May sao, ông Bụt đã gọi một đàn chim sẻ tới giúp tôi nhặt nên loáng cái đã xong xuôi. Nhưng đến lúc này, tôi lại phát hiện mình chẳng có bộ trang phục nào để đi hội cả. Bộ nào cũng cũ, cũng vá chằng vá chịt. Tuy nhiên, mọi chuyện đã nhanh chóng được giải quyết, khi ông Bụt chỉ cho tôi lấy ra bộ váy xinh và đôi giày tuyệt đẹp từ các chiếc hũ dưới chân giường.

Có váy đẹp, tôi háo hức đi xem hội. Lúc chen lấn xô đẩy, tôi lỡ làm rơi đôi hài xuống nước. Vì quá đông nên tôi chẳng thể xuống mò được. Ngờ đâu, chiếc hài đã khiến cho voi của nhà vua đứng yên một chỗ, chẳng chịu đi tiếp. Thế là ngài đã cho lính xuống tìm và nhặt được chiếc hài lên. Ngắm chiếc hài, ngài quyết định ra lệnh, ai đi vừa thì sẽ là vợ của vua. Tôi đã trở thành vợ của vua như thế đó.

Tưởng hạnh phúc đã về, nhưng sóng gió cuộc đời tôi vẫn chưa dừng lại. Sau khi vào cung làm vợ vua, tôi vẫn đau đáu nhớ về quê nhà. Năm ấy, tôi xin vua về nhà để giỗ cha. Đến nơi, tôi đã tự mình trèo lên cây cau để hái quả thờ cha. Mà ngờ đâu bị dì ghẻ chặt cây hại chết. Bà ta lấy đồ của tôi cho Cám mặc rồi đưa cô ta vào cung thay chị hầu vua. Dù vậy, vua cũng chẳng đoái hoài gì đến cô ta cả. Còn tôi, sau khi chết, đã hóa thành chim vàng anh bay vào cung bầu bạn nhà vua. Vua thích tôi lắm, đi đâu cũng mang theo. Cám ghen tức lắm, nên đã lén lút bắt tôi giết thịt, rồi đổ lông ngoài vườn. Từ đám lông ấy, tôi lại hóa thân thành cây xoan cao lớn. Trưa nào vua cũng ra mắc võng trên thân cây để nghỉ ngơi. Ả Cám xấu xa lại lần nữa sinh lòng ghen ghét. Nhân lúc vua đi vắng, ả ta chặt cây, làm thành khung cửi. Mỗi lúc ả dệt, tôi lại tạo nên tiếng cót két chửi mắng kẻ có lòng dạ xấu xa này. Sợ quá, Cám đốt cháy khung cửi, đem tro đổ đi thật xa. Nhưng từ đám tro tàn, tôi lại hồi sinh lần nữa, và lần này, tô lại trở về trong hình hài con người trong quả thị. Được bà hàng nước yêu thương, tôi ở lại làm con gái nuôi của bà, phụ bà têm trầu nấu trà mời khách. Nhờ miếng trầu têm cánh phượng ấy, mà nhà vua đã phát hiện ra tôi. Thế là vợ chồng tôi được đoàn tụ hạnh phúc. Còn Cám và dì ghẻ thì bị đuổi đi biệt xứ, không bao giờ có thể làm chuyện ác được nữa.

Sau bao khổ cực, cuối cùng tôi cũng được hưởng cuộc sống bình yên hạnh phúc. Được như vậy, là nhờ tôi vẫn luôn chăm chỉ, hiền lành không sống gian đối, độc ác như mẹ con Cám đấy.

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


viet-bai-lam-van-so-3-lop-10.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học