Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn (10 mẫu)
Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn (10 mẫu)
Đề bài: Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn
Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn
I. Mở bài
- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Kinh nghiệm làm văn.
- Đánh giá vấn đề: Đây là vấn đề quan trọng và cần thiết vì có rất nhiều người chưa biết cách để có thể làm một bài văn đúng cách
II. Thân bài
1. Thực trạng của việc làm văn hiện nay
- Rất nhiều học sinh chưa biết cách để làm một bài văn đúng quy cách
- Hiện tượng học sinh không có hứng thú làm bài, thiếu kiến thức trong việc hành văn rất phổ biến.
- Bài làm văn trong cấu trúc của một đề thi chiếm số điểm lớn nhưng rất nhiều em không biết cách làm bài và để mất điểm.
2. Kinh nghiệm làm văn
a. Về ý thức người học
- Chăm chỉ viết hằng ngày để rèn luyện câu chữ, trau truốt cách diễn đạt, có cách tư duy ngôn ngữ linh hoạt
- Thường xuyên đọc sách để có những hiểu biết phong phú, đa dạng, để học tập cách diễn đạt.
- Có đam mê, chăm chỉ, cần mẫn, ham học hỏi, biết tìm tòi, nghiên cứu, nghiêm túc học hỏi, sáng tạo.
b. Về kĩ năng
- Tuân thủ các bước làm bài văn:
+ Tìm hiểu đề: Xác định trọng tâm của bài, phạm vi tài liệu, các thao tác cần sử dụng. Bỏ qua bước này rất dễ lạc đề hoặc làm bài thiếu trọng tâm
+ Tìm ý: Lên ý tưởng, tìm ra các ý chính trong bài làm. Thiếu bước này, bài làm rất dễ xót ý
+ Lập dàn ý: Sắp xếp các ý theo hệ thống logic, mạch lạc, tránh lặp ý.
+ Viết bài: Sử dụng cách hành văn để thể hiện bài viết một cách mạch lạc, trôi chảy
- Nắm chắc đặc trưng của mỗi dạng đề: Có 5 dạng đề chủ yếu
+ Văn nghị luận: Trình bày những suy nghĩ, quan điểm tư tưởng của bản thân về một vấn đề
+ Văn thuyết minh: Trình bày tường tận những hiểu biết về một vấn đề nào đó
+ Văn miêu tả: Trình bày đặc điểm, tính chất của một đối tượng
+ Văn biểu cảm: Thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc về một đối tượng
+ Văn tự sự: Kể về một câu chuyện hay một vấn đề.
- Nắm được các bước làm bài, dàn ý chung của mỗi dạng đề.
3. Yêu cầu của một bài làm văn tốt
- Đúng và đủ nội dung trọng tâm yêu cầu, không lạc đề, không xa đề
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, rõ ràng,
- Ngôn ngữ trong sáng, bài viết logic, lôi cuốn
- Hình thức trình bày sạch đẹp
4. Ý nghĩa của việc tìm ra kinh nghiệm làm văn
- Giúp người học định hướng được cách làm bài
- Kích thích sự chủ động, tự ý thức trong việc học của mỗi cá nhân nhờ có mẫu số chung.
- Học sinh không bị lúng túng, bị động trước mỗi đề văn
- Tự tin trong việc làm bài và không còn chán nản đối với bộ môn
III. Kết bài
- Khái quát lại những kinh nghiệm làm văn
- Lời khuyên: Đó là những kinh nghiệm cơ bản, học sinh cần biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong từng bài làm cụ thể.
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 1
Không chỉ môn văn mà bất cứ môn học nào nếu chúng ta nghiêm túc, nỗ lực chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên để có được điều đó mỗi chúng ta đều phải học hỏi lẫn nhau từ kinh nghiệm của những người khác và rút ra kinh nghiệm của chính bản thân mình. Môn văn cũng vậy, việc chia sẻ kinh nghiệm học và làm văn rất cần thiết và bổ ích. Kinh nghiệm tự học văn, làm văn được chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta điều đó.
Thực ra tự học không chỉ đối với môn văn mà tất cả các môn học hay những thứ cần học đều rất cần thiết và tốt. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc chiếm lĩnh, ghi nhớ kiến thức hơn gấp nhiều lần so với cách học khác. Người có khả năng tự học sẽ gia tăng nhu cầu và xác định được tốt hơn mục đích học so với người khác. Hẳn rất nhiều người vẫn nhớ các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Anh-xtanh, Niu-tơn,… hay những tỉ phú, những tài năng thế giới như Bill Gates, Steve Jobs,… đều thành danh bởi họ có năng lực tự học. Vậy tự học môn văn sẽ như thế nào?
Tự học đối với môn văn không quá khó như các bạn tưởng tượng. Trước hết bạn cần xác định mục đích tự học môn văn để làm gì? Bạn cần tự học những cái gì? Bạn tự học vào những thời gian nào? Trước khi bạn tiến hành học cụ thể cần phải xác định được những yếu tố đó trước, vì đây là mục tiêu bạn cần đặt ra trong quá trình tự học. Đối với môn văn, đa số các bạn học sinh xác định học văn là để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, trong các kì thi, số còn lại yêu thích môn văn thực sự thì mục đích không phải chỉ là kết quả. Nhưng dù là mục đích gì thì khi học văn đều cần xác định các vấn đề bạn cần học. Đối với môn văn có hai vấn đề cần học đó là kiến thức văn học và kĩ năng viết bài văn. Khi đã xác định được mục đích và nội dung học, bạn sẽ cố gắng sắp xếp thời gian sao cho hợp lí để đáp ứng được điều đó.
Đầu tiên bạn phải tự học kiến thức môn văn trước. Việc tự tìm hiểu kiến thức môn văn thông qua nhiều nguồn mà có thể tổng hợp. Đầu tiên, bạn cần khai thác kĩ trong sách giáo khoa. Bao giờ trong sách giáo khoa cũng có hai phần bạn nên chú ý, đó là mục Kết quả cần đạt và Ghi nhớ. Ở đây bạn sẽ xác định được kiến thức trọng tâm bạn cần học là gì. Dựa vào đó bạn sẽ xây dựng kiến thức trọng tâm của bài học, kết hợp với phần giảng và cho ghi của thầy cô ở trên lớp để hoàn thiện. Khi đã xác định đầy đủ kiến thức cơ bản, sử dụng các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, bạn tiến hành tìm hiểu các tài liệu bên ngoài. Sách tham khảo, internet là lựa chọn tiếp theo của bạn. Hiện nay có một thực trạng là có quá nhiều sách tham khảo, quá nhiều trang điện tử về môn văn, mà rất khó kiểm soát được.
Vậy làm thế nào tự học qua những tài liệu này? Trước hết hãy nhớ, không phải điều gì trong sách tham khảo, trên các trang web bạn cũng xem hết, cũng tin mà cần phải chọn lọc. Muôn vậy bạn cần phải dựa trên những kiến thức trọng tâm bạn đã xác định được ở trong sách giáo khoa rồi mới tìm và đọc những thứ liên quan. Sau đó hãy sử dụng một cuốn sổ tay, có cách ghi mục rõ ràng để chắt lọc các kiến thức đó, sao cho làm sáng tỏ nội dung mình cần ghi nhớ. Chẳng hạn khi đi tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích thần kỳ để phục vụ cho việc học tác phẩm Tấm Cám, bạn cần chú ý hai vấn đề là đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại này. Cho nên chỉ cần khoanh vùng trong sách tham khảo và trên các trang mạng để đọc, vừa đỡ mất thời gian mà lại trọng tâm. Hay khi tìm hiểu về vua An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy việc tìm đọc về lịch sử Việt Nam ở thời Âu Lạc sẽ rất bổ ích cho các bạn khi tìm hiểu về công lao cũng như tội lỗi của vị vua này, giúp chúng ta đánh giá tốt hơn. Việc tự học kiến thức văn học bởi vậy sẽ có hiệu quả mà không mất nhiều thời gian.
Có được kiến thức với việc viết được bài văn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Tiêu chí đánh giá một học sinh học văn tốt hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên kết quả bài làm. Nhưng trên lớp những giờ học làm văn thời lượng ít, mà chỉ vận dụng được phần nào đó để viết văn. Trong khi đó số lượng bài viết trong một năm chỉ có 7 bài, trong đó bao gồm cả 2 bài học kỳ. Vậy việc viết văn và được các thầy cô chấm và chữa cho là khá ít. Chưa kể có thầy cô chậm trả bài, trả bài qua loa, lời phê ít. Nên nhiều bạn học sinh chưa thể tự mình rút ra được những sai sót lần sau khắc phục được. Vậy chỉ có cách tự học rèn kĩ năng viết văn mới có thể khắc phục được.
Việc rèn kĩ năng viết đòi hỏi đầu tiên là phải chăm chỉ. Nhiều người nói rằng văn học là một bộ môn nghệ thuật, nên viết được văn phải có năng khiếu. Đúng là như thế, nhưng nếu bạn học văn để có điểm tốt thì đó không phải là yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, khi luyện tập viết văn cũng như học kiến thức, bạn phải xác định viết một bài văn là viết những gì? Trước tiên là phải nắm được dạng đề, bởi một dạng đề có cách triển khai khác nhau. Hiện nay đa số các bạn sẽ học và thi ở dạng văn nghị luận, nên sẽ chú tâm vào dạng văn này. Bạn tìm hiểu thật kĩ các kiểu văn nghị luận, bố cục, dàn ý bài văn nghị luận, các thao tác nghị luận, lập luận… Sau đó, bạn tìm cách đọc những bài văn mẫu. Việc đọc văn mẫu giúp ích cho bạn rất nhiều trong cách triển khai, tổ chức bố cục, diễn đạt, hành văn trong bài viết. Tiếp tục là bạn phải tự mình tập viết những đoạn văn ngắn, những bài văn nhỏ. Có một lưu ý là khi mới tập không được viết cái gì quá lớn, quà dài sẽ dễ gây tâm lý chán nản. Khi tập bạn nên bắt đầu bằng những cái dễ, sau đó mới đến những cái khó.
Việc học kĩ năng viết bài văn rất khó khăn, nhiều bạn chán nản và bỏ cuộc. Vậy các bạn có thể tham khảo ở một hình thức đó là “30 phút mỗi ngày”. Tức là mỗi ngày bạn dành ra 30 phút, ban đầu bạn viết cái gì cũng được, những hãy viết những thứ có mục đích, chứ không viết lung tung. Việc này thực hiện rất dễ, vì nhiều bạn sử dụng luôn việc đăng trạng thái lên facebook cá nhân để rèn luyện cũng là một cách. Sau đó bạn hãy ứng dụng vào việc viết văn. Cũng chỉ mỗi ngày 30 phút về một vấn đề văn học nào đó. Dần dần bạn viết vào những vấn đề trọng tâm của bài học hơn, rồi rèn kĩ năng viết nhanh, viết nhiều hơn… Bạn thử nghiêm túc thực hiện, sau một tháng chắc chắn kĩ năng viết văn của bạn sẽ tốt lên đáng kể.
Dù bạn học hỏi kinh nghiệm ở đâu, thì người học vẫn là bạn. Vì vậy kinh nghiệm tốt nhất là do tự chúng ta tạo ra. Cách thức tự học thực ra không quá mới mẻ, nhưng tự học sẽ giúp bạn tích lũy, trau đồi kiến thức tốt nhất. Nhiều người hiện giờ vẫn lao đầu, chạy xô đi học thêm. Điều này không phải là không tốt, nhưng vấn đề là về nhà chẳng có hoặc chẳng dành thời gian cho tự học nên việc đi học thêm không có nhiều tác dụng. Vậy nên, qua việc chia sẻ về kinh nghiệm tự học văn trên đây phần nào sẽ giúp các bạn sẽ tìm ra được cho mình cách học văn tốt nhất.
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 2
M.Gorki nói “Văn học là nhân học”, khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của môn học này. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, có rất nhiều người bỏ mặc môn học này, một số khác thì buông xuôi. Nguyên nhân xuất phát từ việc các bạn chưa tìm được một phương pháp học văn hiệu quả cho bản thân. Phương pháp học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp học “Hiểu tác phẩm” là một trong những kinh nghiệm học hiệu quả của nhiều thế hệ học sinh.
Vì sao phải học hiểu? Bất kỳ tác phẩm nào cũng có giá trị của nó, đặc biệt các tác phẩm văn học lại là thành quả sáng tạo bằng cả trí tuệ và tâm hồn tác giả. Học hiểu trước tiên để nắm được những nội dung cơ bản nhất, khi đã hiểu rồi bản thân mới có hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, hiểu nhiều hơn.
Một tác phẩm văn học không chỉ chứa đựng nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật. Trước tiên, để có thể làm được những đề văn, lý giải được những vấn đề về tác phẩm đó ta phải học hiểu nội dung của nó. Nội dung của tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Nội dung được thể hiện qua hình thức của tác phẩm bao gồm hoàn cảnh ra đời, nhân vật, cốt truyện đối với truyện, chủ thể trữ tình, tình cảm thể hiện, và thể thơ đối với thơ bà tương tự với những thể loại văn học khác tùy theo đặc trưng từng thể loại. Bước đầu tiên trong việc học hiểu nội dung chính là đọc tác phẩm nghiêm túc. Trong quá trình đọc, bạn có thể gạch chân khoanh tròn những từ ngữ, chi tiết ấn tượng. Đối với thơ, nên thuộc, đối với truyện, nên nhớ. Thuộc thơ nhớ truyện là một trong những yêu cầu cơ bản của tất cả giáo viên dạy văn. Khi thuộc thơ, nhớ truyện rồi trong đầu đã cơ bản ghi nhớ những nội dung của tác phẩm. Không những thế bản thân còn đặc biệt ghi nhớ những chi tiết gây ấn tượng. Những chi tiết ấy khi tiến hành làm bài, bạn có thể phân tích sâu sắc hơn theo phong cách của mình, từ đó lưu lại đặc trưng riêng trong cách viết.
Học hiểu nội dung là bước đầu tiên trong kinh nghiệm học văn quý báu. Hiểu nội dung, tất cả những yếu tố liên quan sẽ sáng tỏ. Tuy nhiên, hiểu nội dung không thôi chưa đủ. Một bài văn chỉ nói về nội dung sẽ khô khan, không trọn vẹn. Mỗi tác giả, khi cầm bút sáng tác luôn để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình thông qua nghệ thuật tác phấm. Gía trị nghệ thuật ấy bao gồm ngôn từ, nhịp điệu, thể loại tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, cách xây dựng nhân vật,...Phải hiểu được nghệ thuật mới hiểu được trọn vẹn nội dung, bởi lẽ nội dung cũng được thể hiện qua giá trị nghệ thuật. Hiểu được giá trị nghệ thuật sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào hứng thú của người học nhiều hay ít. Nhưng, văn học luôn là những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng cái đẹp, nó được tạo lên bởi “chân, thiện, mỹ”, không chỉ giúp chúng ta sống chính trực, nhân nghĩa hơn mà còn có tác dụng cải thiện những lỗ hổng trong văn hóa giao tiếp. Chỉ cần có ý thức và một chút ý muốn học, bạn nhất định sẽ cảm nhận được những giá trị của nó.
Hiểu được một tác phẩm văn học không phải dễ dàng nhưng không phải quá khó khăn. Hãy mạnh dạn hỏi những người thầy, người cô, những người bạn có thể giảng giải cho mình phần khó hiểu, mạnh dạn bày tỏ cảm nhận của bản thân để cùng giao lưu với mọi người về những tác phẩm văn học để từ đó hiểu được đầy đủ và sâu sắc hơn. Hiểu được tác phẩm, khi làm đề văn, khi học, tất cả mọi thứ đều sáng tỏ. Khi ấy, chỉ cần bình tĩnh nhớ lại, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết. Lấy ví dụ như “Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chiếc lược ngà”. Khi đã hiểu tác phẩm bạn sẽ ngay lập tức gạch được ý đây là vấn đề về nội dung tác phẩm, đó là sự trân trọng ngợi ca tình cảm gia đình, sự lên án chiến tranh đã gây ra bao tổn thương và nội dung ấy được tác giả thể hiện qua ai, qua những ngôn từ, chi tiết như thế nào?
Văn học luôn đem đến những giá trị chân thực mà bất cứ ai hiểu được sẽ cảm thấy xứng đáng. Học hiểu tác phẩm là một kinh nghiệm học văn có hiệu quả, kết hợp với phương pháp học và làm khác, bạn nhất định có thể thành công tiếp thu cho mình nhiều hơn những giá trị văn học.
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 3
Văn học là một trong những môn học bắt buộc ở nhà trường các cấp. Văn học không chỉ mang đến cho chúng ta những lời hay ý đẹp mà quan trọng tiềm ẩn sâu trong đó là cách giáo dục những đạo lý làm người của cha ông suốt mấy ngàn năm qua. Thế nhưng bên cạnh những bạn học văn rất tốt, rất say mê môn học này cũng còn một số bạn vẫn còn tỏ ra lúng túng và khó tiếp thu cách học văn. Vậy phải làm sao để học văn có kết quả tốt? Có lẽ nó cũng cần có một số những kinh nghiệm , trau dồi nhất định.
Xưa kia tục ngữ đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hay “cần cù bù thông minh”. Con người sinh ra không phải ai cũng ngẫu nhiên mang cho mình một bộ óc vĩ đại toàn năng có thể chứa bất cứ thứ gì trên đời. Não chúng ta cũng tiếp nhận mọi thứ một cách có chọn lọc. Đối với những thứ mình thích và cảm thấy hứng thú thì dù có tiếp xúc một, hai lần cũng có thể ghi nhớ trong một thời gian dài. Còn đối với những việc ta không thích thì dù có nghe đi nghe lại hàng ngày bạn cũng không thể có cách nào tiếp nhận nó được.
Tình trạng học văn hiện nay cũng vậy. Bên cạnh những bạn học rất tốt bộ môn này, thậm chí say mê thì cũng còn những bạn không thể học tốt được nó. Lí do để các bạn đưa ra là do văn dài, nhiều chữ khó thuộc khó vào….Vậy phải làm sao để học văn có hiệu quả? Học văn cũng cần phải có mẹo riêng, những kinh nghiệm riêng giống như bạn làm việc bất kì có kế hoạch sẽ thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy kinh nghiệm để học văn là gì?
Đầu tiên là việc học trên lớp. Bạn cần phải tập trung cao độ cho những giờ học văn. Việc chuyên chú học tập sẽ khiến bạn tiếp thu bài giảng của giáo viên một cách tốt nhất. Bất cứ một môn học nào không kể là văn học thì việc bạn tập trung, lắng nghe sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Đặc biệt với những bạn không dành thời gian ở nhà cho môn học thì đây là cách học hiệu quả nhất.
Vì thế nên trong giờ học văn bạn không nên nói chuyện riêng hay làm việc riêng, hãy tập trung 100% tâm trí cho bài học của mình. Ngoài ra bạn cũng chú ý nên ghi chép đầy đủ. Nhiều bạn tự cho rằng chỉ cần lắng nghe bài truyền giảng của giáo viên là đủ và có thể ghi nhớ toàn bộ, tuy nhiên trí óc của con người không phải là một chiếc ổ cứng có thể lưu trữ bất cứ thứ gì vào đó. Sẽ có rất nhiều việc tác động khiến bạn phải để tâm vì thế thay vì chỉ biết lắng nghe bạn nên ghi chép thành một sơ đồ cây để học nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài việc tiếp thu các bài học trên lớp thì việc học thêm ở nhà cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi ngày về nhà bạn nên dành khoảng mười lăm phút cho việc ôn tập lại bài cũ, hệ thống tất cả các kiến thức đã học được ban ngày thành một sơ đồ tư duy có ý chính ý phụ để ghi nhớ lâu hơn.
Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức trên lớp, học thêm ở nhà thì việc học hỏi bạn bè cũng là điều vô cùng cần thiết. Các cụ ta xưa thường nói “học thầy không tày học bạn”. Nói như thế không có nghĩa là hạ thấp việc học trên lớp mà cho thấy việc học hỏi bổ sung kiến thức từ bạn bè cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Cách học này mang đến cho bạn hiệu quả rất cao.
Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh có rất nhiều các loại sách văn học tham khảo ra đời có thể kể đến như: Văn mẫu các lớp, hướng dẫn soạn văn, giải bài tập văn…. Để các bạn có thể tham khảo hướng giải bài nhanh và hiệu quả hơn.
Học văn không phải là việc quá khó khăn thậm chí nó còn trở nên vô cùng dễ dàng nếu chúng ta tìm được những điểm thú vị của nó, cũng như có một phương pháp học đúng cách hiệu quả. Văn học không chỉ mang đến cho con người những kiến thức bổ ích mà còn giúp chúng ta trau dồi lời lẽ, cách lập luận và phản biến một vấn đề một cách cặn kẽ và sâu sắc nhất có thể. Vì thế học sinh chúng ta cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm học văn thật tốt.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:
Dàn ý Thuyết minh Vai trò của cây cối (của rừng) trong việc bảo vệ môi trường sống (3 mẫu)
Thuyết minh vai trò của cây cối (của rừng) trong việc bảo vệ môi trường sống (dàn ý, 30 mẫu)
Dàn ý Thuyết minh Tác hại của ma túy đối với cuộc sống của con người (3 mẫu)
Thuyết minh Tác hại của ma túy đối với đời sống con người (dàn ý, 30 mẫu)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều