Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn (dàn ý, 30 mẫu)
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn (dàn ý, 30 mẫu)
Đề bài: Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 1
Các bạn đã từng bao giờ đặt ra câu hỏi : Làm thế nào để có một bài văn hay ? Làm thế nào để đạt điểm cao trong một văn. Tôi xin chia sẻ với các bạn cách làm một bài phân tích thơ hay và hiệu quả nhất.
Thường thì các bạn sẽ thích phân tích một tác phẩm văn xuôi hơn là một tác phẩm thơ, bởi tác phẩm thơ thường giàu hình ảnh biểu tượng, đôi khi có những đứt gãy trong từng khổ, từng đoạn mà cần phải có sự tinh tế trong cảm nhận và kinh nghiệm làm văn mới có thể kết nối các phần trong bài với nhau, để làm nổi bật tinh thần chung của tác phẩm. Nhưng phân tích tác phẩm thơ sẽ không còn khó khăn nữa khi các bạn nắm được phương pháp để phân tích chúng.
Trước hết, cũng giống như khi phân tích tác phẩm văn xuôi, đối với tác phẩm thơ các bạn cần đọc đi đọc lại nhiều lần, từ 5 đến 7 lần để cảm nhận những cái hay cái đẹp của tác phẩm. Trong quá trình đọc hãy phân chia bố cục tác phẩm: (Bài Đồng chí chia làm ba phần rõ ràng), hoặc bạn có thể phân tích theo nhân vật (Bài Đêm nay Bác không ngủ có thể chia để phân tích Bác và anh đội viên). Đồng thời trong quá trình đọc bạn cảm thấy câu thơ nào hay, hình ảnh thơ nào ý nghĩa, giàu giá trị hãy gạch chân và viết cách hiểu, cách cảm nhận của mình về câu thơ, khổ thơ đó.
Tiếp đến hãy đọc đến chú thích, để nắm được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Thời đại bài thơ ra đời sẽ chi phối rất lớn đến nội dung mà nó thể hiện. Ví như bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng nên hình tượng trung tâm sẽ là người lính. Hay tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão viết trong thời đại hào khí Đông A hừng hực nên tinh thần bài thơ cũng thể hiện những con người mang trong mình vẻ đẹp sức mạnh và lí tưởng.
Sau khi đã thực hiện những thao tác trên chúng ta cùng bắt tay đi phân tích nội dung của tác phẩm thơ. Các bạn có thể lựa chọn các hình thức phân tích khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào thể thơ. Thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích theo kiểu đề - thực – luận – kết, hoặc bốn câu đầu, bốn câu cuối, có những trường hợp đặc biệt phải phân tích bảy câu đầu rồi mới phân tích một câu cuối (Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến). Thơ thất ngôn tứ tuyệt phân tích từng câu hoặc phân tích hai câu một. Thơ chia khổ có thể phân tích theo từng khổ. Hoặc có thể phân tích theo nhân vật như đã dẫn ở phía trên. Như vậy phân tích tác phẩm thơ rất linh hoạt trong sự phân chia bố cục, các bạn phải dựa vào từng bài để đưa ra cách phân tích hợp lí. Các bạn cũng cần lưu ý về đặc trưng thể loại thơ, bởi mỗi thể loại thơ sẽ chi phối đến người viết về nội dung về hình thức biểu hiện.
Phần mở bài, cách đơn giản nhất hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nội dung chính mà bài thơ đề cập đến – đây là cách dẫn trực tiếp, đơn giản, cho những bạn chưa thực sự thuần thục. Còn với những bạn đã thuần thục có thể dẫn một câu thơ, một nhận định để vào bài, cách này sẽ gây ấn tượng với người đọc và bao giờ cũng hấp dẫn hơn.
Khi phân tích hãy viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp. Các ý được triển khai phải mạch lạc, rõ ràng, tránh phân tích chồng lấn ở phần này rồi lại tiếp tục phân tích ở phần khác. Lưu ý khi phân tích bao giờ cũng phải đi kèm với dẫn chứng. Nếu bạn chỉ phân tích không bài văn sẽ trở nên kém thuyết phục, không có căn cứ. Đồng thời, phân tích cũng cần phát hiện những nét nghệ thuật tiêu biểu tạo nên cái hay các đẹp cho câu thơ, đoạn thơ đó. Ví dụ khi phân tích câu thơ :
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Về nội dung ta thấy được tinh thần nhiệt huyết, sẵn sàng tiến lên vì miền Nam ruột thịt. Nhưng bên cạnh đó tác giả cũng đã rất thành công về nghệ thuật khi sử dụng biện pháp hoán dụ tài tình : trái tim – là nhiệt huyết, là lí tưởng tuổi trẻ sẵn sàng hi sinh để dành độc lập, thống nhất cho dân tộc.
Để bài văn thêm phần hấp dẫn, hãy lấy thêm các dẫn chứng, những bài thơ có nét tương đồng để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của bài thơ được yêu cầu phân tích. Phần lấy dẫn chứng liên hệ chỉ cần lấy từ một đến hai dẫn chứng, các bạn không nên lấy quá nhiều, sẽ khiến bài văn bị loãng và biến thành bài văn so sánh thay vì bài văn phân tích như đề đã yêu cầu. Khi phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du, với câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa có thể liên hệ với câu thơ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa để thấy cái hay, cái đẹp, cái thần thái, hồn cốt trong cách tả cảnh của Nguyễn Du.
Ngoài ra khi phân tích các bạn rất hay bỏ quên phần tổng kết về những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Một văn bản thơ bao giờ cũng gồm hai phần là nội dung và nghệ thuật. Bởi vậy sau khi phân tích nội dung chắc chắn sẽ phải phân tích đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Đối với tác phẩm thơ cần chú ý về: các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,…), giọng điệu thơ, nhịp thơ, … Đây là những yếu tố cơ bản cần phân tích trong nghệ thuật của mỗi bài.
Phần kết bài cần đánh giá được giá trị trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Kết bài tưởng dễ mà đôi khi rất khó, đó không chỉ là sự đánh giá chung mà còn là phần khái quát, nâng cao thể hiện tư duy logic của người viết.
Qua những chia sẻ ngắn ngủi này hi vọng các bạn sẽ có thêm một bí kíp phân tích một tác phẩm thơ hữu ích cho bản thân. Khởi đầu bao giờ cũng rất khó khăn, nhưng nếu chúng ta không thử cố gắng nỗ lực hết sức một lần thì sao có thể biết khả năng của mình đến đâu. Tôi làm được chắc chắn các bạn cũng có thể làm được.
Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn
Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn (kinh nghiệm thuộc thơ, tóm tắt truyện, lập dàn ý, viết bài…).
Thân bài:
- Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó.
- Phổ biến lại kinh nghiệm.
- Đánh giá vai trò, tác dụng của kinh nghiệm học và làm văn.
Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của kinh nghiệm học và làm văn.
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 2
Trong thời buổi như hiện nay, giới trẻ chúng ta rất dễ chạy theo những môn học thời thượng, đó là những môn khoa học tự nhiên, môn ngoại ngữ với mong muốn đi du học và mở rộng quan hệ một cách hiện đại. Chúng ta hay nghĩ rằng những môn xã hội không cần người giỏi, chỉ cần học thuộc và trong ấy có môn văn. Nhưng đích đến cuối cùng của chúng ta là học cách làm người, là vươn tới thế giới của chân thiện mĩ, vậy thì thử hỏi liệu văn học thật sự không phải là môn học quan trọng ư? Vậy thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiêm về việc học văn nhé. Hi vọng rằng qua bài văn này, các bạn sẽ tìm được sự hứng thú và niềm vui với môn Văn và không còn cái nhìn phiến diện về nó nữa.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận tích cực về ý nghĩa và giá trị của môn văn. Đó là những giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ mà qua mỗi hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhà văn như muốn đối thoại với người đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh. Những trang văn giống như thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch, phong phú hơn. Từ ngàn xưa, văn học là tiếng gọi con người quay trở về với bản chất thật của mình, giữ cho con người không sa xuống thành con vật cũng không trở thành ông thánh vô bổ, vô duyên. Vậy thì “thơ ca không có người tôi đã mồ côi”. Vâng lời khẳng định của Raxun Gamdatop đã khẳng định được vai trò to lớn của văn học trong đời sống tinh thần của co người.
Từ đó, khi đã có thái độ đúng đắn và chân thành khi tiếp nhận văn học ta mới có nhiệt hứng và lòng say mê đi kiếm tìm những giá trị văn học chân chính. Để qua mỗi tác phẩm, ta thấy thêm được một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức. Muốn học văn, đòi hỏi cần sự chăm chỉ rất cao. Khi tiếp xúc với một tác phẩm, ta cần hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm hoặc sâu hơn là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội để hiểu đúng và cảm nhận sâu sắc tác phẩm ấy. Cần có một quá trình đào sâu, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết cho bản thân. Một cách để học văn tốt là đọc nhiều, đọc là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình học văn. Khi đọc nhiều ta có thêm vốn hiểu biết cho bản thân, lại thêm hứng thú với các vấn đề đặt ra xung quanh tác phẩm. Như thế, ta giống như người đồng sáng tạo với tác giả, kiếm tìm những giá trị văn học. Những gì đọc được, tìm kiếm được nên ghi chép vào một quyển sổ riêng, làm tài liệu cho bản thân. Như vậy vừa tích lũy kiến thức, vừa tăng kĩ năng ghi chép, viết lách đúng không nào. Và một mẹo nhỏ đó là bạn nên đọc và tiếp xúc với văn bản trước chứ không phải là đọc từ tài liệu đọc vào và áp đặt quan điểm của người khác. Chính vì cách học ngược lại ấy mà nhiều học sinh cho rằng học văn chỉ học thuộc, cơ học, dễ dãi không có tính sáng tạo. Sáng tạo hay không là trong quá trình và thái độ học tập của bản thân, đừng đổ lỗi cho khách quan, ta có thể tham khảo nhưng đừng phụ thuộc như vậy sẽ chỉ làm mòn suy nghĩ và óc sáng tạo của bản thân mà thôi.
Mỗi môn học có một hứng thú và điều cuốn hút riêng, văn học cũng vậy đừng chạy theo những môn học thời thượng mà bỏ qua những giá trị bất biến về bản thân ta, về thế giới và về chính tâm hồn con người đầy phong phú, bí ẩn ấy. Văn học sẽ là phương tiện đặc biệt giúp bạn làm điều ấy. Hãy sáng suốt và thông minh trong hành trình học tập dài rộng ấy nhé.
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 3
M.Gorki nói “Văn học là nhân học”, khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của môn học này. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, có rất nhiều người bỏ mặc môn học này, một số khác thì buông xuôi. Nguyên nhân xuất phát từ việc các bạn chưa tìm được một phương pháp học văn hiệu quả cho bản thân. Phương pháp học giữ vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp học “Hiểu tác phẩm” là một trong những kinh nghiệm học hiệu quả của nhiều thế hệ học sinh.
Vì sao phải học hiểu? Bất kỳ tác phẩm nào cũng có giá trị của nó, đặc biệt các tác phẩm văn học lại là thành quả sáng tạo bằng cả trí tuệ và tâm hồn tác giả. Học hiểu trước tiên để nắm được những nội dung cơ bản nhất, khi đã hiểu rồi bản thân mới có hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, hiểu nhiều hơn.
Một tác phẩm văn học không chỉ chứa đựng nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật. Trước tiên, để có thể làm được những đề văn, lý giải được những vấn đề về tác phẩm đó ta phải học hiểu nội dung của nó. Nội dung của tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Nội dung được thể hiện qua hình thức của tác phẩm bao gồm hoàn cảnh ra đời, nhân vật, cốt truyện đối với truyện, chủ thể trữ tình, tình cảm thể hiện, và thể thơ đối với thơ bà tương tự với những thể loại văn học khác tùy theo đặc trưng từng thể loại. Bước đầu tiên trong việc học hiểu nội dung chính là đọc tác phẩm nghiêm túc. Trong quá trình đọc, bạn có thể gạch chân khoanh tròn những từ ngữ, chi tiết ấn tượng. Đối với thơ, nên thuộc, đối với truyện, nên nhớ. Thuộc thơ nhớ truyện là một trong những yêu cầu cơ bản của tất cả giáo viên dạy văn. Khi thuộc thơ, nhớ truyện rồi trong đầu đã cơ bản ghi nhớ những nội dung của tác phẩm. Không những thế bản thân còn đặc biệt ghi nhớ những chi tiết gây ấn tượng. Những chi tiết ấy khi tiến hành làm bài, bạn có thể phân tích sâu sắc hơn theo phong cách của mình, từ đó lưu lại đặc trưng riêng trong cách viết.
Học hiểu nội dung là bước đầu tiên trong kinh nghiệm học văn quý báu. Hiểu nội dung, tất cả những yếu tố liên quan sẽ sáng tỏ. Tuy nhiên, hiểu nội dung không thôi chưa đủ. Một bài văn chỉ nói về nội dung sẽ khô khan, không trọn vẹn. Mỗi tác giả, khi cầm bút sáng tác luôn để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình thông qua nghệ thuật tác phấm. Gía trị nghệ thuật ấy bao gồm ngôn từ, nhịp điệu, thể loại tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, cách xây dựng nhân vật,...Phải hiểu được nghệ thuật mới hiểu được trọn vẹn nội dung, bởi lẽ nội dung cũng được thể hiện qua giá trị nghệ thuật. Hiểu được giá trị nghệ thuật sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào hứng thú của người học nhiều hay ít. Nhưng, văn học luôn là những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng cái đẹp, nó được tạo lên bởi “chân, thiện, mỹ”, không chỉ giúp chúng ta sống chính trực, nhân nghĩa hơn mà còn có tác dụng cải thiện những lỗ hổng trong văn hóa giao tiếp. Chỉ cần có ý thức và một chút ý muốn học, bạn nhất định sẽ cảm nhận được những giá trị của nó.
Hiểu được một tác phẩm văn học không phải dễ dàng nhưng không phải quá khó khăn. Hãy mạnh dạn hỏi những người thầy, người cô, những người bạn có thể giảng giải cho mình phần khó hiểu, mạnh dạn bày tỏ cảm nhận của bản thân để cùng giao lưu với mọi người về những tác phẩm văn học để từ đó hiểu được đầy đủ và sâu sắc hơn. Hiểu được tác phẩm, khi làm đề văn, khi học, tất cả mọi thứ đều sáng tỏ. Khi ấy, chỉ cần bình tĩnh nhớ lại, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết. Lấy ví dụ như “Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chiếc lược ngà”. Khi đã hiểu tác phẩm bạn sẽ ngay lập tức gạch được ý đây là vấn đề về nội dung tác phẩm, đó là sự trân trọng ngợi ca tình cảm gia đình, sự lên án chiến tranh đã gây ra bao tổn thương và nội dung ấy được tác giả thể hiện qua ai, qua những ngôn từ, chi tiết như thế nào?
Văn học luôn đem đến những giá trị chân thực mà bất cứ ai hiểu được sẽ cảm thấy xứng đáng. Học hiểu tác phẩm là một kinh nghiệm học văn có hiệu quả, kết hợp với phương pháp học và làm khác, bạn nhất định có thể thành công tiếp thu cho mình nhiều hơn những giá trị văn học.
Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn - mẫu 4
Văn học vốn là một bộ môn bắt buộc trong chương trình giáo dục nước nhà. Tuy nhiên lại có rất nhiều người cảm thấy ngán ngẩm với bộ môn này bởi không thể nào có thể tiếp cận và làm chủ được kiến thức của nó. Vậy làm sao để chúng ta có thể học văn một cách tốt nhất, đó là câu hỏi mà nhiều người vẫn đang đau đầu đi tìm kiếm câu trả lời.
Trước hết, tác phẩm văn học thực chất là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được xây dựng bằng trí tưởng tượng, sự trải nghiệm và tài năng của người nghệ sĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng “cảm” được những gì nhà văn viết, tôi cho rằng học văn cần một chút năng khiếu. Đó chính là tài năng thiên bẩm có khả năng tiếp nhận được nhiều hơn những gì người khác thấy được, có thể đồng điệu tâm hồn cùng tác giả, sau đó mới đến công việc đồng sáng tạo. Viết văn cũng cần có năng khiếu. Không phải ai cũng mang trong mình một khả năng viết ra được những gì mình cảm nhận bằng một thứ ngôn ngữ giàu sức gợi. Cho nên học văn rất cần có một chút tài lẻ thiên bẩm.
Muốn học văn một cách sâu sắc thì cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, những tư tưởng mấu chốt mà một tác phẩm đem lại cần phải ghi lòng tạc dạ khi học một bài học. Phải nắm kiến thức cơ bản trước đã rồi mới đến những kiến thức nâng cao và sự tìm tòi, khám phá của chính mình. Có được nền tảng cơ bản thì những sáng tạo sau này mới không bị lệch nhịp. Học kĩ những kiến thức trọng tâm của bài học mới có thể có được nền móng vững chắc cho bài viết của mình.
Tuy nhiên năng khiếu hay kiến thức cơ bản không phải quyết định sự thành công của việc làm văn. Có năng khiếu nhưng không trau dồi, không khai thác và rèn giũa thì chẳng mấy chốc mà nó cũng tan biến. Kiến thức cơ bản hầu như bất cứ người nào cũng từng được dạy qua. Học văn là phải đọc nhiều: đọc sách văn học, sách tham khảo, tài liệu, thậm chí là cả những trang báo viết. Đọc là cách khiến vốn ngôn ngữ của ta mở rộng hơn, có thể học tập được cách triển khai vấn đề, cách viết của nhiều tác giả nổi tiếng. Tuy nhiên học tập không có nghĩa là sao chép, đọc chỉ là một cách ta thu lượm kiến thức, mở mang vốn trải nghiệm văn học để bài viết trở nên đặc sắc hơn. Mỗi khi đọc một bài văn hay, một câu thơ đẹp, bạn có thể chép lại trong một cuốn sổ tay để làm tư liệu. Những mẩu thơ đó có thể sẽ trở thành những dẫn chứng độc dáo cho những bài viết sau này, khiến vốn văn học của ta càng thêm phong phú hơn.
Học văn, cần phải rèn kĩ năng viết. Cho nên khi đến với văn chương, thầy cô mới rèn cho các bạn kĩ năng làm văn và viết văn. Viết nhiều, văn chương được luyện dẻo, khi bạn viết sẽ cảm thấy như một thói quen. Viết nhiều thì tay càng dẻo, văn càng ngày càng bóng bẩy, mượt mà hơn. Bạn có thể dành ra mỗi ngày 30 phút hoặc nếu có thời gian là khoảng 1 tiếng đồng hồ để dành cho việc viết văn. Việc tập làm quen với việc viết về những vấn đề văn học không chỉ giúp bạn nắm chắc kiến thức một lần nữa, mà còn giúp cho ta viết nhanh hơn, sức viết kéo dài hơn,… Sau một thời gian, đảm bảo bạn sẽ không đến với văn chương như một nỗi sợ hãi nữa. Nhưng để làm được điều này thì cần phải chăm chỉ luyện tập. Văn không ngày một ngày hai mà hay, người không phải ngày một ngày hai mà giỏi. Chính vì vậy mà vấn đề tự học một lần nữa lại được đặt lên hàng đầu. Tự học là cách tốt nhất giúp ta tự ôn luyện được kiến thức đồng thời củng cố và bồi đắp thêm vốn kiến thức của mình.
Học văn từ xưa đến nay vốn là một công việc khá vất vả. Nhưng đừng vội quy chụp cho nó là khó khăn, tôi tin rằng nếu bản thân mỗi người kể từ hôm nay bắt đầu dành tâm huyết của mình vào việc học văn, đồng thời cần nhiều sự chăm chỉ thì văn chương rồi sẽ đến bên ta như một người bạn tâm giao mà thôi.
Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:
Dàn ý Thuyết minh Vai trò của cây cối (của rừng) trong việc bảo vệ môi trường sống (3 mẫu)
Thuyết minh vai trò của cây cối (của rừng) trong việc bảo vệ môi trường sống (dàn ý, 30 mẫu)
Dàn ý Thuyết minh Tác hại của ma túy đối với cuộc sống của con người (3 mẫu)
Thuyết minh Tác hại của ma túy đối với đời sống con người (dàn ý, 30 mẫu)
Dàn ý Thuyết minh Tác hại của rượu đối với đời sống con người (3 mẫu)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều