Dàn ý Cảm nhận về một bài thơ (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp Dàn ý cảm nhận về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Dàn ý Cảm nhận về một bài thơ (hay, ngắn gọn)

Dàn ý Cảm nhận về một bài thơ hoặc tác phẩm văn học mà anh chị yêu thích - mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Du thể hiện sự thương xót cho số phận của người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

- Khát quát những cảm nhận chung về tác phẩm đó: Là bài thơ hay và đem lại nhiều suy tư trong lòng người đọc

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Cơ duyên gặp gỡ của Nguyễn Du và Tiểu Thanh.

- “Tây Hồ”: Nơi nổi tiếng với cảnh đẹp và cũng là nơi diễn ra cuộc đời buồn tủi của Tiểu Thanh.

- “Tẫn thành khư”: Cảnh đẹp Tây Hồ trở nên hoang vắng, trơ trụi đìu hiu.

→ Cái đẹp tự nhiên bị hủy hoại cũng chính là sự hủy hoại của cuộc đời Tiểu Thanh.

- Hình ảnh “mảnh giấy tàn”: Mảnh giấy còn xót lại của thơ Tiểu Thanh

→ Cái đẹp tài hoa, cái đẹp nghệ thuật, những giá trị tinh thần bị hủy hoại.

- Tâm trạng của nhà thơ “thổn thức”

→ Xúc động, nghẹn ngào, hẫng hụt, mất mát trước sự lụi tàn của cảnh và vật.

⇒ Hai câu thơ tái hiện lại cảnh và vật ở Tây Hồ - bị tàn lụi theo thời gian, điều đó làm nảy sinh nỗi xót xa, tiếc nuối cho Nguyễn Du

⇒ Nguyễn Du là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.

2. Hai câu thực: Cuộc đời và số phận Tiểu Thanh.

- Hình ảnh ẩn dụ: “Son phấn”, “văn chương”

     + “Son phấn”: Tượng trưng cho sắc đẹp của Tiểu Thanh

     + “Văn chương”: Gợi tài năng và tâm hồn của nàng Tiểu Thanh

→ Hai hình ảnh nhắc tới nỗi đau muôn thuở của những kiếp “hồng nhan bạc phận”.

→ Liên hệ đến số phận nàng Kiều, Đạm Tiên, người cung nữ, ca kĩ trong những sáng tác của Nguyễn Du đều có chung số phận với Tiểu Thanh, xinh đẹp tài năng nhưng phải chịu bất hạnh.

- Nguyên nhân của sự bất hạnh

     + “Son phấn có thần chôn vẫn hận”: “Thần” – thần thái, linh hồn và sự linh thiêng của người đã khuất, “hận” – đau khổ, xót xa không được siêu thoát.

→ Tiểu Thanh có chết cũng vẫn không thể giải thoát khỏi bể khổ của cuộc đời.

     + “Văn chương vô mệnh đốt còn vương”: Văn chương là vật vô tri cũng bị đốt bỏ, nhưng nó vẫn có sức sống lâu bền

→ Văn chương Tiểu Thanh còn xót lại khiến người đời sau thấu hiểu tài hoa của nàng.

→ Tiểu Thanh chỉ có thể bị vùi dập về thể xác, tâm hồn và tài năng của nàng thì còn mãi với thời gian.

⇒ Hai câu thơ tái hiện cuộc đời tài hoa, bạc mệnh của Tiểu Thanh, đồng thời cho thấy sự thương xót, đồng cảm của Nguyễn Du.

3. Hai câu luận: Cảm nhận chung về kiếp người tài hoa

- “Nỗi hờn kim cổ”: Nỗi oan khuất tồn tại xuyên suốt bao nhiêu thế hệ. Đó là nỗi oan của Tiểu Thanh nói riêng, nỗi oan của con người tài hoa bạc mệnh nói chung

- “Trời khôn hỏi”: Nỗi oan lạ lùng, không thể hỏi trời

→ Nỗi xót xa đau đớn, bất lực của Nguyễn Du trước hiện thực ngang trái.

- “Phong lưu”: Phong vận, phong thái của con người tài hoa

- “Án phong lưu”: Cách gọi thể hiện sự đau đớn của Nguyễn Du về tài hoa và nhan sắc, là bản án, hình phạt mà kẻ bất hạnh phải gánh lấy.

- “Khách tự mang”: Đồng nhất phận mình với phận kẻ tài hoa. Đau khổ, bất hạnh bởi chính sự đồng cảm của kẻ liên tài.

→ Sự đồng cảm cao độ, thương người như thương mình, thương mình lại càng thương người của Nguyễn Du.

4. Hai câu kết: Câu hỏi của Nguyễn Du

- Nội dung câu hỏi: Hỏi Tiểu Thanh nhưng thực chất là hỏi đời, hỏi chính mình.

     + Khoảng thời gian 300 năm: Không chỉ là con số ước lệ mà là khoảng cách thời đại của Tiểu Thanh và Nguyễn Du.

→ Nguyễn Du tạo mạch nối trong suy tưởng từ 300 năm trước đến 300 năm sau để tìm một tâm hồn, một tiếng nói đồng điệu.

     + Nguyễn Du băn khoăn bây giờ ông đứng đây để thương xót, đồng cảm với cuộc đời, văn chương Tiểu Thanh, 300 năm nữa có ai thấu hiểu được ông.

- “Tố như” - tên tự của nguyễn Du: Tự xưng tên mình trong thơ chính là cách để ông thể hiện cái tôi chính mình – cách viết hiếm có trong văn học trung đại.

⇒ Thể hiện tâm trạng cô đơn, lo lắng, buồn rầu, bất an của Nguyễn Du. Muốn được khẳng định bản thân nhưng không thể.

5. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn bát cú, ngắn gọn, xúc tích

- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ, biện pháp ẩn dụ

- Ngôn ngữ triết lí trữ tình.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Mở rộng: Đề tài về người phụ nữ, về những số phận tài hoa bạc mệnh trong thơ Nguyễn Du rất phong phú. Liên hệ Truyện Kiều, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


viet-bai-lam-van-so-1-lop-10.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học