Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết (8 mẫu siêu hay)

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết gồm dàn ý chi tiết và các bài văn hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc, tổng hợp từ những bài viết tập làm văn của học sinh lớp 5 trên cả nước.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 1

Dân tộc ta với truyền thống ngàn năm văn hiến, biết bao tấm gương hiếu học vẫn vang danh đến muôn đời. Đó là những bài học quý báu truyền lại cho thế hệ con cháu đất Việt để viết tiếp trang sử hào hùng, ghi danh với non sông. Một trong những tấm gương khiến em khâm phục và xúc động nhất đó là tinh thần hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi .

Theo tài liệu lịch sử để lại, ông sinh năm 1272 trên mảnh đất quê hương Chí Linh, Hải Dương. Ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải theo mẹ vào rừng sâu kiếm củi để sống qua ngày. Vì có tướng mạo thấp bé, xấu xí nên ông thường bị bạn bè khinh rẻ. Trải qua những năm tháng tuổi thơ nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ, Mạc Đĩnh Chi hiểu rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường.

Sau những ngày tháng học hành miệt mài và gian nan, năm 1304 khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình và ông được chấm đỗ Trạng Nguyên. Tuy nhiên, khi vào yết kiến vua, thấy dung dạo ông xấu xí nên vua tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu. Hiểu ý nhà vua, ông đã làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) để dâng vua. Mạc Đĩnh Chi ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người vì tướng mạo bên ngoài. Vua Anh Tông xem xong khen là thiên tài, liền ban áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ. Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho mời ông vào hỏi việc chính trị. Ông trả lời đây ra đấy khiến vua rất hài lòng và ban cho nhiều chức quan cao quý trong triều đình.

Câu chuyện về tấm gương hiếu học của thần đồng Mạc Đĩnh Chi chỉ là một trong nhiều câu chuyện về tinh thần hiếu học của người dân đất nước Việt Nam. Ngày nay, có biết bao bạn học sinh dù gia cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên trong học tập, dành nhiều thành tích xuất sắc. Đó là những đóa hoa sen thơm ngát, giữa bùn lầy vẫn vươn cao tỏa ngát hương thơm. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để xứng đáng với truyền thống cha ông đi trước, để thầy cô và cha mẹ luôn vui lòng và tự hào về em.

Dàn ý Kể lại một câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết

1. Nội dung:

a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học: Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).

b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

- Những câu chuyện em đã được nghe.

- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc):

- Mở đầu câu chuyện thế nào?

- Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 2

Câu chuyện tôi kể các bạn nghe nói về một cậu bé ham học và học giỏi, cạo hạt điều để kiệm tiền đi học.

Cạo hạt điều là công việc thường xuyên của gia đình Bùi Thị Ngọc Bích, sinh năm 1995, học sinh giỏi lớp Năm trường tiểu học Hòa Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà Bích có năm anh em, anh trai của Bích đang học lớp Bảy, dưới Bích có ba người em, bé út mới bốn tuổi nhưng cũng đã biết cạo hạt điều cùng anh chị.

Giá cạo hạt điều là 3000/kg. Trung bình mỗi ngày cả nhà Bích cạo được 7 - 8 kg. Bích kể, khi ở lớp, Bích luôn phải cô" gắng tập trung nghe thầy giảng để hiểu và cũng để nhẩm thuộc bài được phần nào hay phần ấy. Về đến nhà, vừa ăn cơm xong, Bích lại miệt mài bên thúng hạt điều. Tuy không được rong chơi, nghỉ ngơi nhưng đối với Bích khoảng thời gian có hạt điều để cạo là vùi nhất. Bởi những lúc đó nhà mới có đủ cơm ăn, mấy anh em mới có tiền mua sách vở, đóng tiền trường.

Tối đến, Bích mới có thời gian để học tập. Mùa hè này, Bích được mẹ cho đi học thêm để về dạy lại cho các em, vì mẹ gom góp, tằn tiện lắm thì cũng chỉ đủ lo cho Bích và anh trai, dù số tiền đóng trọn kì hè này chỉ có 50.000đ. Cuộc sống gia đình rất bấp bênh, luôn thiếu trước hụt sau, vậy mà trong đôi mắt của Bích vẫn ánh lên khát vọng: "Con thích môn Tiếng Việt. Con mong sau này được làm cô giáo". Bích nói khẽ khàng, tiếng Bích như muốn chìm lấp giữa âm thanh của tiếng mũi dao đang cạo mạnh vào vỏ hạt điều.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 3

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức manh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ồng đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 4

Mỗi khi nhắc đến truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, em lại nhớ đến câu chuyện Ông tổ nghề thêu của nước nhà. Truyện về đức tính hiếu học của ông đã được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 để răn dạy học sinh.

Ông tổ nghề thêu có tên là Trần Quốc Khái, hồi còn nhỏ đã là một cậu bé rất hiếu học. Vì là con nhà nông, nên Khái phải vừa làm vừa học, đâu như học sinh bây giờ chỉ lo ăn rồi học chẳng phải làm lụng việc gì. Lúc đi đốn củi cũng học, đi kéo vó tôm cũng học, không có đèn điện, đèn dầu để thắp thì Khái bắt những con đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để đọc sách.

Chẳng bao lâu sau Khái đi thi liền đỗ tiến sĩ và được làm quan trong triều đình nhà Lê, sự chăm chỉ và tinh thần hiếu học của Trần Quốc Khái đã được đền đáp xứng đáng. Sau này Trần Quốc Khái được cử đi sứ sang Trung Quốc đã học được cách thêu và làm lọng, về nước ông đem truyền dạy cho dân chúng, từ đó nghề thêu được lan truyền khắp nơi, nhân dân Thường Tín quê ông lập nên đền thờ tôn ông là ông tổ nghề thêu.

Qua câu chuyện của Trần Quốc Khái, em nhận ra một điều: gian khổ, nghèo đói và thiếu thốn không thể làm nhụt đi ý chí của người hiếu học. Giống như Quốc Khái, nếu đã có tinh thần hiếu học thì có thể khắc phục mọi hoàn cảnh, tự giác học tập không cần ai phải nhắc nhở.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 5

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai người rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Chỉ cần đoàn kết thì sẽ tạo thành một khối vững mạnh, vững bền ngược lại, chỉ cần lục đục và chia rẽ kết quả sẽ giống như bó đũa kia, từng chiếc, từng chiếc đều bị bẻ gãy.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 6

Câu chuyện về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn là tấm gương hiếu học tiêu biểu để cho các thế hệ sau noi theo. Sau đây, em xin kể cho cô và các bạn chuyện Bác Hồ chăm chỉ học tập, kiên trì vượt khó ngay cả trong những khoảng thời gian khó khăn, vất vả nhất.

Lúc đó, vào ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy mới 21 tuổi), lấy tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ lúc sáng sớm cho đến lúc đêm khuya, anh lúc nào cũng luôn tay, luôn chân, lại thường xuyên đi giữa căn bếp nóng nực và phòng kho lạnh buốt, hoặc khuân vác đồ nặng trên con tàu tròng trành, lên những bậc thang chật hẹp từ kho lên nhà bếp. Thủy thủ và đầu bếp đã bắt đầu nể phục anh không chỉ anh đã hoàn thành công việc hết sức nặng nề mà họ đã khám phá ra một điều rằng, người thanh niên ấy là một người thông minh, hiếu học. Mặc dù đã mệt lả sau một ngày làm việc nhưng anh Ba vẫn không chịu đi ngủ mà còn thức đến 23 giờ khuya hoặc lâu hơn nữa để đọc sách hoặc viết lách. Một số người thủy thủ và phụ bếp mù chữ đã nhanh chóng kết thân với anh. Họ vui mừng khi được anh sẵn sàng viết hộ những bức thư gửi cho người thân và gia đình. Anh còn dạy họ học tiếng Việt. Họ giúp anh rửa rau củ, nói chuyện với anh về nước Pháp, về người dân Pháp. Một kinh nghiệm đầu tiên nhưng quý giá mà anh nhận ra được: Cũng có cả những người Pháp tốt bụng. Kinh nghiệm này đã bổ sung cho nhận thức của anh về quan hệ sau này đối với đất nước và con người Pháp.

Câu chuyện về tinh thần hiếu học của Bác Hồ đem đến cho em những nhận thức mới về việc học tập: Nếu có tinh thần hiếu học, ngay cả hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ biến thành động lực, để ta cố gắng hơn nữa trên con đường chinh phục tri thức.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 7

Khi nói về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta, em nghĩ ngay đến câu chuyện Ông tổ nghề thêu mà em từng được học trong chương trình Tiếng Việt 3. Qua câu chuyện về cuộc đời huyền thoại của ổng tổ nghề thuê Trần Quốc Khái, em nhận ra bài học về đức tính chăm chỉ, hiếu học luôn đóng vai trò quan trong trong thành công của mỗi người. Sau đây, xin mời cô và các bạn cùng lắng nghe câu chuyện này nhé!

Ông tổ nghề thêu có tên thật là Trần Quốc Khái, ngay từ nhỏ ông đã là một cậu bé rất hiếu học. Vì nhà làm nông, nên cậu bé Khái phải vừa làm vừa học, không được như học sinh thời nay chỉ lo ăn lo học chứ không cần phải làm việc vất vả để giúp đỡ gia đình. Dù bận rộn nhưng cậu luôn tranh thủ thời gian để học tập kiến thức. Lúc đi đốn củi, hay đi kéo vó tôm cũng học. Không có đèn điện, đèn dầu thắp khi trời tối, thì Khái bắt những chú đom đóm nhỏ bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học bài đêm.

Sau này, Khái đi thi và đỗ tiến sĩ, được làm quan dưới thời nhà Lê. Công sức chăm chỉ của cậu bé hiếu học ngày nào được đền đáp xứng đáng. Khi Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc, với tài trí thông minh của mình, ông đã học tập được cách thêu và làm lọng, đem về nước truyền dạy cho dân chúng. Cũng từ đó, nghề thêu được lan truyền và phổ biến rộng rãi. Người dân Thường Tín quê hương ông đã lập đền thờ tôn vinh và tưởng nhớ công lao của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.

Câu chuyện về tinh thần hiếu học của Trần Quốc Khái đem đến cho em những nhận thức mới về việc học tập. Hóa ra, dù trong gian khổ, nghèo đói, hay thiếu thốn, con người vẫn không bao giờ với bớt đi ý chí, sự quyết tâm tìm đến những bến bờ tri thức. Nếu có tinh thần hiếu học, mọi hoàn cảnh khó khăn đều không làm ta chùn bước.

Kể câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết - mẫu 8

Một tấm gương hiếu học nổi tiếng của nước ta mà em rất ngưỡng mộ, kính trọng chính là Trạng nguyên Tô Tịch, hay còn được biết đến với danh xưng Ông Trạng Nồi.

Chuyện rằng, lúc còn nhỏ, Tô Tịch sớm mồ côi cha mẹ, một mình sống trong ngôi nhà tranh và làm nghề đốn củi để kiếm sống qua ngày. Tuy cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ học hành. Càng lớn lên, trí thông minh của Tô Tịch ngày càng hiện rõ. Đến năm đó, nhà vua mở khoa thi, ông càng thêm quyết tâm học tập.

Vì dồn hết thời gian để dùi mài kinh sử, nên Tô Tịch gần như chẳng còn thời gian để đi đốn củi kiếm tiền. Vì vậy, ông đã nghĩ ra một cách hay. Hằng ngày, Tô Tịch chờ nhà hàng xóm dùng cơm xong, thì liền chạy sang mượn nồi. Sau đó, ông ăn sạch phần cơm còn dính dưới đáy nồi rồi rửa sạch sẽ và mang sang trả. Nhờ vậy, Tô Tịch có thời gian để học hành suốt ngày đêm. Kết quả, trong kì thi năm đó, ông đã vinh danh bảng vàng. Khi được nhà vua triệu kiến để ban thưởng, Tô Tịch đã xin nhà vua ban cho mình một chiếc nồi đúc bằng vàng. Lúc trở về quê nhà, ông đã đem chiếc nồi đó tặng cho nhà hàng xóm và giải thích câu chuyện năm xưa. Người dân biết được thì ai cũng nể phục và tấm tắc khen ngợi tấm lòng của ông. Cũng từ đó, Tô Tịch được người dân yêu mến đặt cho danh hiệu Ông Trạng Nồi.

Qua câu chuyện đó, em hiểu được những khó khăn, thiếu thốn mà Tô Tịch đã vượt qua để có thể đạt được thành tích cao trong kì thi. Đồng thời, cũng càng thêm khâm phục lối sống ăn quả nhớ kẻ trồng cây của ông. Có thể nói, Tô Tịch là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho chúng ta noi theo.

Xem thêm các bài văn mẫu Tập làm văn lớp 5 chọn lọc, hay khác:


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học