Chứng minh các yếu tố hình học liên quan lớp 8 (cách giải + bài tập)
Bài viết phương pháp giải bài tập Chứng minh các yếu tố hình học liên quan lớp 8 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chứng minh các yếu tố hình học liên quan.
1. Phương pháp giải
* Sử dụng các tính chất đường trung bình để chứng minh các yếu tố hình học liên quan.
* Một số kiến thức cần lưu ý:
- Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
Trong hình vẽ, ta có M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, khi đó, MN là đường trung bình của tam giác ABC.
- Tính chất của đường trung bình:
+ Đường trung bình của tam giác song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh đó.
(Trong hình vẽ trên, MN là đường trung bình của tam giác ABC thì ta có MN // BC và MN = ).
+ Trong một tam giác nếu một đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông tại C có CM là đường trung tuyến. N là trung điểm BC. Chứng minh MN ⊥ BC.
Hướng dẫn giải:
Có CM là đường trung tuyến nên M là trung điểm của AB.
Trong tam giác ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của BC.
Do đó MN là đường trung bình của tam giác ABC.
Suy ra MN // AC (tính chất đường trung bình của tam giác).
Mà AC ⊥ BC (tam giác ABC vuông tại C) nên MN ⊥ BC.
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của BA lấy điểm N sao cho BN = AB. Gọi I là giao điểm MN và AC. Chứng minh AI = 2IC.
Hướng dẫn giải:
Gọi K là trung điểm của AI.
Vì N thuộc tia đối của tia BA thỏa mãn BN = AB nên B là trung điểm của AN.
Trong tam giác AIN có K là trung điểm của AI, B là trung điểm của AN.
Do đó BK là đường trung bình của tam giác AIN.
Suy ra, BK // NI hay BK // IM (M ∈ NI) (tính chất đường trung bình của tam giác).
Trong tam giác CKB có M là trung điểm của BC và MI // BK, I ∈ KC.
Do đó I là trung điểm của KC (tính chất đường trung bình của tam giác).
Suy ra IC = KI.
Vì 2KI = AI nên 2IC = AI.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho tam giác ABC, AB = 4 cm, AC = 6 cm, BC = 8 cm. Kéo dài AB lấy điểm D sao cho AB = BD, kéo dài AC lấy điểm E sao cho AC = CE, kéo dài trung tuyến AM của tam giác ABC lấy F sao cho AM = MF. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. DE = 6 cm;
B. BC // MF;
C. D, E, F thẳng hàng;
D. CE = 4 cm.
Bài 2. Cho tam giác MNP cân tại M có D là trung điểm của NP. Từ D kẻ DE song song với MP (E ∈ MN), kẻ DF song song với MN (F ∈ MP). Khi đó ME bằng với đoạn thẳng nào?
A. MF;
B. NE;
C. FP;
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC. Qua A kẻ Ax song song với BC cắt HI tại K. Khi đó HK song song với:
A. AB;
B. IC;
C. BH;
D. AI.
Bài 4. Cho tam giác OMN cân tại O. I là trung điểm của đường cao OH, NI cắt OM tại K. Từ H kẻ Hx song song với NK cắt OM tại D. Khi đó độ dài OM gấp mấy lần độ dài OK?
A. 2;
B. 4;
C. 3;
D. .
Bài 5. Cho tam giác ABC trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B lấy điểm D bất kì. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, AD, DC. Khi đó EF + FH + HG + GE bằng
A. AB + AD;
B. BC + AD;
C. AC + BD;
D. BD + DC.
Bài 6. Cho tam giác ABC đều, I là trung điểm BC. Từ I kẻ IK // AB (K ∈ AC), IH // AC (H ∈ AB). Tam giác IHK là tam giác gì?
A. Tam giác đều;
B. Tam giác cân;
C. Tam giác tù;
D. Tam giác vuông.
Bài 7. Cho tam giác MNP, trên MN lấy hai điểm D, E sao cho MD = DE = EN. Gọi I là trung điểm NP, PD cắt MI tại H. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. HD = 4PD;
B. ;
C. ;
D. HD = 2PD.
Bài 8. Cho tam giác ABC vuông tại B, phân giác AD. Gọi M, N, I lần lượt là trung điểm của AD, AC, CD. Tứ giác BMNI là hình gì?
A. Hình chữ nhật;
B. Hình thoi;
C. Hình thang cân;
D. Hình vuông.
Bài 9. Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BE và CD cắt nhau tại G. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của GB, GC. Đoạn thẳng DE song song và bằng với đoạn thẳng nào?
A. DI;
B. IK;
C. BC;
D. AG.
Bài 10. Cho tứ giác ABCD có AB = 2a, CD = 2b. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AD, BC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. EF ≥ a – b;
B. EF ≤ a – b;
C. EF ≥ a + b;
D. EF ≤ a + b.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 8 sách mới hay, chi tiết khác:
Tính độ dài đoạn thẳng và tỉ số của hai đoạn thẳng bằng cách sử dụng tính chất của đường phân giác
Bài toán thực tế có vận dụng tính chất đường phân giác của tam giác
Chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều