15 Bài tập Đối xứng trục lớp 8 (có đáp án)
Bài viết 15 Bài tập Đối xứng trục có đáp án gồm các dạng bài tập về Đối xứng trục lớp 8 từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh lớp 8 biết cách làm bài tập Đối xứng trục.
Bài 1: Chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau
A. Đường thẳng đi qua hai đáy của hình thang là trục đối xứng của hình thang đó.
B. Đương thẳng đi qua hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân.
C. Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang cân đó.
D. Cả A, B, C đều sai.
Lời giải:
Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.
Chọn đáp án C.
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB có độ dài là 3cm và đường thẳng d, đoạn thẳng A'B' đối xứng với AB qua d, khi đó độ dài của A'B' là ?
A. 3cm B. 6cm
C. 9cm D. 12cm
Lời giải:
Tính chất: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
Khi đó AB = A'B' = 3cm
Chọn đáp án A.
Bài 3: Tam giác ABC đối xứng với tam giác A'B'C' qua đường thẳng d, biết chu vi của tam giác ABC là 48cm thì chu vi của tam giác A'B'C' là ?
A. 24cm B. 32cm
C. 40cm D. 48cm
Lời giải:
Tính chất: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau.
Khi đó ta có: PABC = PA'B'C' = 48( cm )
Chọn đáp án D.
Bài 4: Cho hình vẽ. Hãy chọn câu đúng:
A. Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là A.
B. Điểm đối xứng với K qua đường thẳng d là K
C. Điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là K
D. Điểm đối xứng với Q qua đường thẳng d là Q.
Lời giải
Từ hình vẽ ta có đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AK nên điểm đối xứng với A qua đường thẳng d là K.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Cho hình vẽ. Hãy chọn câu sai.
A. Điểm đói xứng với P qua đường thẳng QG là P’.
B. Điểm đối xứng với B qua đường thẳng QG là B’.
C. Điểm đối xứng với D qua đường thẳng QG là G.
D. Điểm đối xứng với G qua đường thẳng QG là G
Lời giải
Từ hình vẽ ta có đường thẳng QG là đường trung trực của đoạn thẳng DD’, BB’, PP’ nên
Điểm đối xứng với P qua đường thẳng QG là P’ nên B đúng.
ĐIểm đối xứng với B qua đường thẳng QG là B’ nên B đúng.
Điểm đối xứng với D qua đường thẳng QG là D’ nên C sai.
Vì G Є QG nên điểm đối xứng với G qua QG là G nên D đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: Hãy chọn câu sai.
A. Hai đoạn thẳng EB và E’B’ đối xứng nhau qua m.
B. Hai đoạn thẳng DB và D’B’ đối xứng nhau qua m.
C. Hai tam giác DEB và D’E’B’ đối xứng nhau qua m
D. Hai đoạn thẳng DE và D’B’ đối xứng nhau qua m.
Lời giải
Từ hình vẽ ta có A và A’ đối xứng nhau qua đường thẳng m; B và B’ đối xứng nhau qua đường thẳng m; C và C’ đối xứng nhau qua đường thẳng m.
Suy ra hai đoạn thẳng EB và E’B’ đối xứng nhau qua m.
Hai đoạn thẳng DB và D’B’ đối xứng nhau qua m.
Hai tam giác DEB và D’E’B’ đối xứng nhau qua m.
Hai đoạn thẳng DE và D’E’ đối xứng nhau qua m nên D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 7: Cho hình vẽ, AD = AE, AG là trung trực của DE. Có bao nhiêu cặp đoạn thẳng đối xứng nhau qua trục AG (các đoạn thẳng thuộc đường thẳng AD, AE)? Chọn câu đúng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải
Từ giả thiết ta thấy ΔADE cân tại A có AG là đường cao nên AG cũng là đường trung trực của DE.
Nên điểm D và E đối xứng nhau qua AG.
Lại có BC // DE (cùng vuông với AG) nên suy ra (định lý Ta-lét)
Mà AD = AE (gt) ⇒ AB = AC
Do đó ΔABC cân tại A có AF là đường cao nên AF cũng là đường trung trực của BC.
Từ đó điểm B, C đối xứng nhau qua AG.
Như vậy:
+ Hai đoạn thẳng BD, CE đối xứng nhau qua AG.
+ Hai đoạn thẳng AB, AC đối xứng nhau qua AG
+ Hai đoạn thẳng AD, AE đối xứng nhau qua AG
Đáp án cần chọn là: C
Bài 8: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 3cm và đường thẳng d. Đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua d. Độ dài đoạn thẳng A’B’ là:
A. 3cm
B. 6cm
D. 9cm
D. 12cm
Lời giải
Vì đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua d nên A’B’ = AB = 3cm.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 9: Cho đoạn thẳng AB có độ dài 6cm và đường thẳng d. Đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua d. Độ dài đoạn thẳng A’B’ là:
A. 3cm
B. 6cm
D. 9cm
D. 12cm
Lời giải
Vì đoạn thẳng A’B’ đối xứng với AB qua d nên A’B’ = AB = 6cm.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 10: Cho ΔABC và ΔA’B’C’ đối xứng nhau qua đường thẳng d biết AB = 4cm, BC = 7cm và chu vi của tam giác ABC = 17cm. Khi đó độ dài cạnh C’A’ của tam giác A’B’C’ là:
A. 17cm
B. 6cm
C. 7cm
D. 4cm
Lời giải
+ Xét tam giác ABC có chu vi PABC = AB + AC + BC ⇒ PABC = 6cm.
+ Vì tam giác ABC và tam giác A’B’C’ đối xứng nhau qua đường thẳng d nên AC = A’C’ = 6cm
Đáp án cần chọn là: B
Bài 11: Cho ΔABC và ΔA’B’C’ đối xứng nhau qua đường thẳng d biết AB = 8cm, BC = 11cm và chu vi của tam giác ABC = 30 cm. Khi đó độ dài cạnh C’A’ của tam giác A’B’C’ là:
A. 16cm
B. 15cm
C. 8cm
D. 11cm
Lời giải
+ Xét tam giác ABC có chu vi PABC = AB + AC + BC ⇒ PABC = 11cm.
+ Vì tam giác ABC và tam giác A’B’C’ đối xứng nhau qua đường thẳng d nên AC = A’C’ = 11cm
Đáp án cần chọn là: D
Bài 12: Cho hai điểm A, B nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d. Gọi B’ là điểm đối xứng của B qua đường thẳng d. Tìm trên đường thẳng d điểm M sao cho tổng MA + MB nhỏ nhất. Chọn khẳng định đúng nhất.
A. M là giao điểm của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng d.
B. M là giao điểm của đoạn AB’ và đường thẳng d.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Lời giải
Gọi B’ là điểm đối xứng của B qua đường thẳng d. B’ cố định.
Ta có: MB = MB’ (tính chất đối xứng trục).
Xét ba điểm M, A, B’ ta có MA + MB’ ≥ AB’
Do đó MA + MB ≥ AB’
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi A, M, B thẳng hang theo thứ tự đó hay M là giao điểm của đoạn AB’ và đường thẳng d.
Vậy khi M ≡ M’ là giao điểm của đoạn thẳng AB’ và đường thẳng d thì tổng MA + MB nhỏ nhất, trong đó B’ là điểm đối xứng của B qua d.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 13: Trên tia phân giác góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC, lấy điểm M (M khác C). Chọn câu đúng.
A. MA + MB = AC + BC
B. MA + MB > AC + BC
C. MA + MB < AC + BC
D. Chưa đủ điều kiện để so sánh
Lời giải
Trên tia đối của tia CB lấy điểm A’ sao cho CA = CA’
Khi đó ta có: ΔCAA’ cân tại A có CM là phân giác góc ACA’ nên CM cũng là đường trung trực của AA’.
Từ đó ta có: MA = MA’
Nên MA + MB = MA’ + MB
Xét tam giác MA’B có MA’ +MB > A’B ⇔ MA + MB > A’C + BC
Hay MA + MB > AC + BC (vì CA = CA’)
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:
- Lý thuyết Đối xứng trục
- Lý thuyết Hình bình hành
- Bài tập Hình bình hành
- Lý thuyết Đối xứng tâm
- Bài tập Đối xứng tâm
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều