Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác.

1. Phương pháp giải

a) Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt

Để tính số đo các góc ở vị trí đặc biệt, ta sử dụng các tính chất sau:

* Tính chất hai góc bù nhau:

Nếu aOb^cOd^ là hai góc bù nhau thì aOb^ + cOd^ = 180°.

* Tính chất hai góc kề bù:

Nếu <xOy^yOz^ là hai góc kề bù thì xOy^+yOz^=xOz^=180o.

* Tính chất hai góc đối đỉnh:

Nếu aOb^cOd^ là hai góc đối đỉnh thì aOb^ = cOd^ .

* Tính chất tia phân giác của một góc:

Nếu Oc là tia phân giác của aOb^ thì aOc^=cOb^=aOb^2

b) Định nghĩa tia phân giác

Tia nằm giữa hai cạnh của một góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau được gọi là tia phân giác của góc đó.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Cho hai đường thẳng xt và yz cắt nhau tại A sao cho xAy^=55o. Hãy tính số đo các góc sau:

a) xAz^;

b) zAt^;

c) yAt^.

Hướng dẫn giải:

Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác (cách giải + bài tập)

a) Vì xAy^xAz^ là hai góc kề bù nên yAx^+xAz^=yAz^=180o.

Suy ra xAz^=180oxAy^=180o55o=125o;

b) Vì xAy^zAt^là hai góc đối đỉnh nên zAt^=xAy^=55o;

c) Vì xAz^yAt^ llà hai góc đối đỉnh nên yAt^=xAz^=125o.

Ví dụ 2. Cho xOy^=150o và Oz là tia phân giác của xOy^. Tính xOz^zOy^.

Hướng dẫn giải:

Vì Oz là tia phân giác của xOy^ nên:

xOz^=zOy^=xOy^2=150o2=75o

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình vẽ sau. Số đo xOx'^ là:

Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác (cách giải + bài tập)

A. 40°;

B. 50°;

C. 140°;

D. 130°.

Bài 2. Cho hình vẽ sau. Số đo x'Oy'^ là:

Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác (cách giải + bài tập)

A. 40°;

B. 50°;

C. 140°;

D. 130°.

Bài 3. Cho xOy^=30o; Oy là tia phân giác xOz^. Khi đó xOz^ bằng:

A. 90°;

B. 60°;

C. 15°;

D. 120°.

Bài 4. Ot là tia phân giác của xOy^khi:

A. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy;

B. xOt^=tOy^;

C. xOt^=yOt^=12xOy^;

D. xOt^+tOy^=xOy^.

Bài 5. Tia phân giác của một góc là

A. tia tạo với hai cạnh của góc hai góc bằng nhau;

B. tia nằm giữa hai cạnh của một góc;

C. tia nằm giữa hai cạnh của một góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau;

D. tia trùng với một trong hai cạnh của góc.

Bài 6. Cho xOy^yOz^là hai góc kề bù. Biết xOy^= 60° và tia Ot là tia phân giác của yOz^. Số đo góc xOt^ là:

A. 80°;

B. 30°;

C. 60°;

D. 120°.

Bài 7. Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O sao cho xOy^=60o. Gọi Ot là tia phân giác của <x'Oy^'. Số đo xOt^là:

A. 150°;

B. 30°;

C. 90°;

D. 120°.

Bài 8. Cho góc bẹt aOb^. Gọi Oc là tia phân giác của aOb^; Ox là phân giác của aOc^; Oy là phân giác của cOb^. Số đo xOy^ là:

A. 90°;

B. 45°;

C. 100°;

D. 135°.

Bài 9. Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau như hình vẽ. Biết xOy'^xOy^=90o. Tính xOy^.

Tính số đo các góc dựa vào tính chất góc ở vị trí đặc biệt, định nghĩa tia phân giác (cách giải + bài tập)

A. 40°;

B. 45°;

C. 90°;

D. 135°.

Bài 10. Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau như hình vẽ. Biết xOy'^=2xOy^. Tính xOy^.

A. 60°;

B. 30°;

C. 120°;

D. 90°.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 7 hay, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học