Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ hình quạt tròn (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ hình quạt tròn lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ hình quạt tròn.
1. Phương pháp giải
Để biểu diễn thông tin từ bảng dữ liệu vào biểu đồ hình quạt tròn, ta thực hiện như sau:
Bước 1: Xử lý số liệu
(Nếu bảng dữ liệu đã cho dưới dạng đơn vị %, ta có thể bỏ qua bước này)
- Tính tổng các số liệu.
- Tính tỉ lệ phần trăm của từng số liệu so với toàn thể.
Bước 2: Biểu diễn số liệu
- Ghi Tiêu đề (tên biểu đồ).
- Ghi Chú giải (ghi chú tên các đối tượng).
- Ghi chú các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ hình quạt tròn (hình quạt nào lớn hơn biểu diễn số liệu lớn hơn).
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Bảng thống kê sau cho biết tỉ lệ một số mặt hàng mà một cửa hàng bán vật liệu xây dựng đã bán được trong một tháng vừa qua.
Mặt hàng |
Xi măng |
Cát |
Gạch |
Sơn |
Tỉ lệ |
20% |
25% |
50% |
5% |
Hãy hoàn thiện biểu đồ sau để biểu diễn bảng thống kê trên.
Hướng dẫn giải:
Sắp xếp các tỉ lệ trên bảng thống kê theo thứ tự từ bé đến lớn, ta được:
5% < 20% < 25% < 50%.
Dựa vào biểu đồ đã cho, ta sẽ sắp xếp các hình quạt theo màu sắc theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, ta được:
Tím < xanh biển < đỏ < xanh lá.
Do đó ta được hình quạt màu tím ứng với 5%; hình quạt màu xanh biển ứng với 20%; hình quạt màu đỏ ứng với 25% và hình quạt màu xanh lá ứng với 50%.
Quan sát bảng số liệu, ta thấy mặt hàng xi măng chiếm tỉ lệ 20%, do đó hình quạt màu xanh biển biểu thị cho mặt hàng xi măng.
Tương tự như vậy, ta có:
+ Hình quạt màu đỏ biểu thị cho mặt hàng cát;
+ Hình quạt màu xanh lá biểu thị cho mặt hàng gạch;
+ Hình quạt màu tím biểu thị cho mặt hàng sơn.
Vậy biểu đồ hoàn thiện có dạng như sau:
Ví dụ 2. Một cửa hàng bán cây cảnh vừa nhập về số lượng các chậu cây để chuẩn bị bán trong dịp Tết Nguyên Đán. Cửa hàng đã thống kê và ghi lại kết quả như bảng sau:
Chậu cây |
Mai |
Đào |
Tắc |
Cúc vạn thọ |
Số lượng |
300 |
300 |
150 |
250 |
Em hãy biểu diễn dữ liệu từ bảng thống kê trên vào biểu đồ hình quạt bên dưới.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xử lý số liệu
- Tổng số lượng các chậu cây mà cửa hàng đã nhập là:
300 + 300 + 150 + 250 = 1000 (chậu cây).
- Tỉ lệ phần trăm số chậu cây mai, chậu cây đào, chậu cây tắc, chậu cây cúc vạn thọ tương ứng là:
Bước 2: Biểu diễn số liệu
- Tên biểu đồ (Tiêu đề): Tỉ lệ phần trăm các chậu cây mà cửa hàng bán cây cảnh đã nhập về.
- Ghi chú tên các đối tượng và các tỉ lệ phần trăm trên biểu đồ:
+ Chậu cây mai: 30%;
+ Chậu cây đào: 30%;
+ Chậu cây tắc: 15%;
+ Chậu cây cúc vạn thọ: 25%.
Ta có biểu đồ như sau:
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Khi vẽ biểu đồ hình quạt tròn, ta cần đổi đơn vị trong bảng số liệu sang đơn vị:
A. Mét;
B. Tấn;
C. %;
D. Xăng-ti-mét.
Bài 2. Dân số một số tỉnh của Việt Nam (đơn vị: triệu người) được thống kê vào năm 2021 được cho trong bảng sau:
Tỉnh |
An Giang |
Bạc Liêu |
Bắc Giang |
Bắc Ninh |
Bến Tre |
Bình Dương |
Số dân |
1,9 |
0,9 |
1,9 |
1,5 |
1,3 |
2,7 |
Nếu biểu diễn bảng số liệu trên lên biểu đồ quạt tròn, em hãy cho biết tiêu đề (tên biểu đồ) của biểu đồ quạt tròn là gì?
A. Dân số một số tỉnh của Thái Lan năm 2021;
B. Dân số một số tỉnh của Việt Nam năm 2022;
C. Dân số một số tỉnh của Việt Nam năm 2021;
D. Dân số một số tỉnh của Thái Lan năm 2022.
Bài 3. Bảng thống kê sau thể hiện khối lượng các loại trái cây sau khi thu hoạch (đơn vị: kg):
Trái cây |
Cam |
Ổi |
Mít |
Lê |
Táo |
Khối lượng |
100 |
70 |
30 |
60 |
80 |
Tỉ lệ phần trăm các loại trái cây theo thứ tự như trên bảng thống kê là khoảng:
A. 29,4%; 22,6%; 8,9%; 17,6%; 25,5%;
B. 29,4%; 20,6%; 8,8%; 17,6%; 23,5%;
C. 20,6%; 29,4%; 9%; 17,6%; 23,5%;
D. 30%; 20,6%; 9%; 17,6%; 24%;
Bài 4. Lớp 7B dự kiến sẽ mặc áo lớp trong buổi ngoại khóa sắp tới. Lớp trưởng lớp 7B đã thu thập ý kiến của các bạn cho câu hỏi: “Bạn muốn áo lớp có màu gì?” với ba lựa chọn về màu: màu xanh, màu đỏ và màu xanh lá. Sau khi thống kê, bạn lớp trưởng có kết quả như bảng sau:
Màu áo |
Xanh biển |
Đỏ |
Xanh lá |
Tỉ lệ |
20% |
45% |
35% |
Trong các biểu đồ bên dưới, biểu đồ nào biểu diễn chính xác nhất bảng thống kê của lớp trưởng?
A.
B.
C.
D.
Bài 5. Một cửa hàng kinh doanh thú nhồi bông vừa nhập về một số lượng các con thú nhồi bông với các hình dáng khác nhau được thống kê như bảng sau:
Thú |
Gấu |
Chó |
Heo |
Mèo |
Rùa |
Tỉ lệ |
40% |
25% |
15% |
12% |
8% |
Các tỉ lệ ở các vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:
A. 40%; 15% và 8%;
B. 40%; 8% và 15%;
C. 15%; 40% và 8%;
D. 15%; 8% và 40%.
Bài 6. Bác An có một mảnh đất rộng 500 m2. Bác An đã chia mảnh đất đó thành 3 phần để trồng rau, đào ao nuôi cá và trồng cây ăn quả. Diện tích mỗi phần được cho trong bảng sau:
Mục đích sử dụng |
Trồng cây ăn quả |
Đào ao nuôi cá |
Trồng rau |
Diện tích (m2) |
170 |
80 |
250 |
Các vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:
A. Trồng rau; Đào ao nuôi cá; Trồng cây ăn quả;
B. Trồng rau; Trồng cây ăn quả; Đào ao nuôi cá;
C. Trồng cây ăn quả; Đào ao nuôi cá; Trồng rau;
D. Trồng cây ăn quả; Trồng rau; Đào ao nuôi cá.
Bài 7. Sản lượng lúa mì (đơn vị: triệu tấn) trong một năm của 5 quốc gia sản xuất lúa mì lớn nhất thế giới được cho trong bảng sau:
Quốc gia |
Trung Quốc |
Ấn Độ |
Mỹ |
Pháp |
Nga |
Sản lượng (triệu tấn) |
125,6 |
94,3 |
61,6 |
40 |
37,8 |
Màu sắc của mỗi quốc gia được biểu diễn trên biểu đồ hình quạt theo thứ tự trên phần chú giải lần lượt là:
A. Xanh lá; đỏ; nâu; xanh biển; tím;
B. Xanh biển; nâu; đỏ; tím; xanh lá;
C. Tím; đỏ; xanh biển; xanh lá; nâu;
D. Đỏ; xanh lá; xanh biển; nâu; tím.
Bài 8. Lớp trưởng đã khảo sát 40 bạn trong lớp về môn thể thao các bạn yêu thích nhất trong số các môn: bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, bóng đá và đã thu được kết quả như sau:
Môn thể thao |
Bơi lội |
Bóng chuyền |
Cầu lông |
Bóng rổ |
Bóng đá |
Số bạn |
4 |
6 |
5 |
7 |
18 |
Em hãy giúp lớp trưởng hoàn thiện biểu đồ bên dưới:
A. Xanh biển – bóng chuyền, đỏ – bơi lội, xanh lá – cầu lông, tím – bóng rổ, nâu – bóng đá;
B. Xanh biển – cầu lông, đỏ – bóng chuyền, xanh lá – bóng rổ, tím – bơi lội, nâu – bóng đá;
C. Xanh biển – bơi lội, đỏ – bóng chuyền, xanh lá – cầu lông, tím – bóng rổ, nâu – bóng đá;
D. Xanh biển – bơi lội, đỏ – bóng chuyền, xanh lá – cầu lông, tím – bóng đá, nâu – bóng rổ.
Bài 9.Lớp trưởng đã thống kê xếp loại học lực của lớp 7A trong học kỳ I như bảng sau:
Xếp loại |
Giỏi |
Khá |
Đạt |
Chưa đạt |
Số học sinh |
4 |
18 |
16 |
2 |
Sau đó, lớp trưởng đã vẽ biểu đồ như hình bên dưới:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Lớp trưởng đã chú thích nhầm vị trí học lực khá và học lực đạt trong phần chú giải;
B. Lớp trưởng đã chú thích nhầm tỉ lệ học lực khá và học lực đạt trong hình tròn biểu diễn dữ liệu;
C. Lớp trưởng đã viết nhầm tiêu đề (tên biểu đồ);
D. Lớp trưởng đã vẽ đúng.
Bài 10. Sản lượng cà phê tại Việt Nam (đơn vị: nghìn tấn) giai đoạn 2010 – 2014 được cho trong bảng sau:
Năm |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Sản lượng |
1 000 |
1 070 |
1 200 |
1 550 |
1 600 |
Một bạn học sinh đã vẽ biểu đồ như hình bên dưới:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Bạn học sinh đã vẽ đúng;
B. Bạn học sinh đã chú thích nhầm tỉ lệ sản lượng năm 2013 và năm 2014 trong hình quạt tròn biểu diễn dữ liệu;
C. Bạn học sinh đã chú thích nhầm tỉ lệ sản lượng năm 2011 và năm 2012 trong hình quạt tròn biểu diễn dữ liệu;
D. Bạn học sinh đã chú thích nhầm tỉ lệ sản lượng năm 2010 và năm 2011 trong hình quạt tròn biểu diễn dữ liệu.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 7 hay, chi tiết khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều