Cách giải bài toán chia tỉ lệ lớp 7 (cực hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài toán chia tỉ lệ lớp 7 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải bài toán chia tỉ lệ.
- Bước 1: Dùng các chữ cái để biểu diễn các đại lượng chưa biết
- Bước 2: Thành lập dãy tỉ số bằng nhau và các điều kiện (dựa vào đề bài)
- Bước 3: Tìm các số hạng chưa biết (áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau)
- Bước 4: Kết luận
Ví dụ 1: Hai lớp 7A và 7B được phân công đi trồng cây. Biết rằng tỉ số giữa số cây trồng được của lớp 7A và 7B là 0,6 và lớp 7B trồng nhiều hơn lớp 7A là 40 cây. Tính số cây của mỗi lớp trồng được?
Lời giải:
Gọi x và y lần lượt là số cây trồng được của lớp 7A và 7B (x, y ∈ N*)
Theo bài ra ta có: và y – x = 40
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy số cây lớp 7A trồng được là 60 cây, lớp 7B là 100 cây.
Ví dụ 2: Trường THCS Ngôi Sao có ba lớp 7 với tổng số học sinh là 147 em. Biết rằng số học sinh lớp 7A bằng số học sinh lớp 7B và bằng số học sinh lớp 7C. Tính số học sinh mỗi lớp?
Lời giải:
Gọi số học sinh của ba lớp 7A, 7B. 7C lần lượt là x; y; z (em) (x; y; z ∈ N*; x, y, z < 147)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta được:
Vậy số học sinh lớp 7A, 7B. 7C lần lượt là 54, 48 và 45 em.
Câu 1. Có ba tủ sách đựng tất cả 2250 cuốn. Nếu chuyển 100 cuốn từ tủ 1 sang tủ 3 thì số sách tủ 1, tủ 2 và tủ 3 lần lượt tỉ lệ với 16, 15 và 14. Hỏi trước khi chuyển mỗi tủ có bao nhiêu cuốn sách.
A. Tủ 1: 800 cuốn, tủ 2: 750 cuốn, tủ 3: 700 cuốn
B. Tủ 1: 900 cuốn, tủ 2: 750 cuốn, tủ 3: 600 cuốn
C. Tủ 1: 900 cuốn, tủ 2: 600 cuốn, tủ 3: 750 cuốn
D. Tủ 1: 800 cuốn, tủ 2: 850 cuốn, tủ 3: 600 cuốn
Lời giải:
Gọi số sách của tủ 1, tủ 2 và tủ 3 sau khi chuyển lần lượt là x, y, z (cuốn) (x, y, z ∈ N*; x, y, z < 2250)
Theo bài ra ta có: x : y : z = 16 : 15 : 14 (1) và x + y + z = 2250
Do đó số sách sau khi chuyển của tủ 1 là 800, tủ 2 là 750 và tủ 3 là 700 cuốn
Vậy trước khi chuyển 100 cuốn từ tủ 1 sang tủ 3 thì
+) Tủ 1 có: 800 + 100 = 900 cuốn
+) Tủ 2 có: 750 cuốn
+) Tủ 3 có: 700 – 100 = 600 cuốn
Đáp án B
Câu 2. Số học sinh lớp 7A, 7B. 7C tỉ lệ với 10, 9, 8. Số học sinh lớp 7A nhiều hơn số học sinh lớp 7B là 5 em. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
A. 7A: 50; 7B: 45; 7C: 40
B. 7A: 50; 7B: 45; 7C: 35
C. 7A: 45; 7B: 40; 7C: 40
D. 7A: 45; 7B: 50; 7C: 45
Lời giải:
Gọi số học sinh của lớp 7A, 7B. 7C lần lượt là x, y, z (em) (x, y, z ∈ N*)
Theo bài ra ta có: x : y : z = 10 : 9 : 8
Số học sinh lớp 7A hơn số học sinh lớp 7B là 5 em: x – y = 5
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy số học sinh lớp 7A, 7B và 7C lần lượt là 50; 45 và 40 em.
Đáp án A
Câu 3. Độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt tỉ lệ với 2; 3; 4. Tính độ dài các cạnh của tam giác đó biết chu vi của nó là 90 cm.
A. 20cm; 30cm; 40cm
B. 30cm; 40cm; 50cm
C. 15cm; 20cm; 30cm
D. 10cm; 20cm; 30cm
Lời giải:
Gọi độ ba cạnh của tam giác lần lượt là a, b, c (0 < a, b, c < 90)
Chu vi của tam giác là 90, suy ra a + b + c = 90
Độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt tỉ lệ với 2; 3; 4 suy ra
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy độ dài ba cạnh của tam giác cần tìm lần lượt là 20 cm, 30 cm, 40 cm.
Đáp án C
Câu 4. Theo hợp đồng sản xuất, hai tổ sản xuất chia lãi với nhau theo tỉ lệ 3 : 5. Hỏi mỗi tổ được chia bao nhiêu tiền nếu tổng số lãi là 12 800 000 đồng.
A. 4 000 000 đồng và 8 800 000 đồng
B. 5 000 000 đồng và 7 800 000 đồng
C. 6 000 000 đồng và 6 800 000 đồng
D. 4 800 000 đồng và 8 000 000 đồng
Lời giải:
Gọi số tiền lãi của mỗi tổ sản xuất lần lượt là a và b (0 < a, b < 12 800 000)
Theo bài ra ta có: và a + b = 12 800 000
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy số tiền lãi của mỗi tổ lần lượt là 4 800 000 đồng và 8 000 000 đồng.
Đáp án D
Câu 5. Chu vi của hình chữ nhật bằng 28 dm. Tính độ dài mỗi cạnh, biết rằng chúng tỉ lệ với 3; 4.
A. 6 dm; 8 dm
B. 7 dm; 7 dm
C. 5 dm; 9 dm
D. 10 dm; 4 dm
Lời giải:
Phân tích: Trong hình chữ nhật có hai kích thước là chiều dài và chiều rộng (còn được gọi là hai cạnh của hình chữ nhật) chiều rộng thì ngắn hơn chiều dài. Hai cạnh của chúng tỉ lệ với 3; 4 vậy cạnh ngắn tỉ lệ với 3 còn cạnh dài tỉ lệ với 4.
Gọi chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật lần lượt là a và b (0 < a < b)
Chu vi hình chữ nhật là: 2(a + b) = 28 ⇒ a + b = 28 : 2 = 14
Hai cạnh lần lượt tỉ lệ với 3; 4, do đó:
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta được:
Vậy độ dài hai cạnh của hình chữ nhật là 6 dm và 8 dm.
Đáp án A
Câu 6. Ba bạn An, Bình và Cường có tổng số viên bi là 74. Biết rằng số viên bi của An và Bình tỉ lệ với 5 và 6; số viên bi của Bình và Cường tỉ lệ với 4 và 5. Số viên bi của An, Bình và Cường lần lượt là
A. 24; 20; 30
B. 20; 24; 30
C. 30; 24; 20
D. 35; 25; 14
Lời giải:
Gọi số bi của An, Bình và Cường lần lượt là a, b và c (a, b, c ∈ N*; a, b, c < 74)
Vì tổng số bi của ba bạn là 74 nên a + b + c = 74
Vì số viên bi của An và Bình tỉ lệ với 5 và 6 nên:
Vì số viên bi của Bình và Cường tỉ lệ với 4 và 5 nên:
Vậy số bi của An, Bình và Cường lần lượt là 20; 24 và 30 bi.
Đáp án B
Câu 7. Số học sinh của bốn khối 6, 7, 8, 9 tỉ lệ với 9; 8; 7; 6. Biết rằng số học sinh của khối 9 ít hơn số học sinh của khối 7 là 70 học sinh. Số học sinh của khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là:
A. 210; 280; 245; 315
B. 245; 280; 315; 210
C. 315; 280; 245; 210
D. 210; 315; 245; 280
Lời giải:
Gọi số học sinh của 4 khối 6, 7, 8 và 9 lần lượt là a, b, c và d (a, b, c, d ∈ N*)
Theo bài ra ta có: và b – d = 70
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
Vậy số học sinh của 4 khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 315; 280; 245 và 210 học sinh.
Đáp án C
Câu 8. Một ô tô phải đi từ A đến B trong một thời gian dự định. Sau khi đi được quãng đường thì ô tô tăng vận tốc thêm 20%.
Do đó ô tô đến B sớm hơn được 10 phút. Tính thời gian ô tô đi từ A đến B.
A. 50 phút
B. 60 phút
C. 100 phút
D. 110 phút
Lời giải:
Gọi vận tốc dự định là x, vận tốc mới tăng là y ( x, y > 0)
Ta có:
Gọi C là trung điểm của A
B. Ô tô đến B sớm hơn dự định 10 phút là nhờ tăng vận tốc từ điểm C.
Nếu ô tô đi từ C đến B với vận tốc x mất thời gian là t1
Nếu ô tô đi từ C đến B với vận tốc y mất thời gian là t2
Suy ra thời gian ô tô đi nửa đường AB với vận tốc đã tăng hết 50 phút.
Thời gian ô tô đi nửa đường AB với vận tốc dự định hết 60 phút.
Vậy thời gian ô tô đi từ A đến B là 60 + 50 = 110 (phút).
Đáp án D
Câu 9. Một cửa hàng có ba cuộn vải, tổng chiều dài ba cuộn vải đó là 186m, giá tiền mỗi mét vải của ba cuộn là như nhau. Sau khi bán được một ngày cửa hàng còn lại cuộn thứ ba. Số tiền bán được của ba cuộn thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt tỉ lệ với 2; 3; 2. Trong ngày đó cửa hàng đã bán được số mét vải ở cuộn thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần lượt là
A. 72 m; 54 m; 60 m
B. 54m ; 60m; 72 m
C. 24 m ; 36 m ; 24 m
D. 36 m; 24 m ; 24 m
Lời giải:
Gọi chiều dài cuộn vải thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt là x, y, z (m)
ĐK: 0 < x, y, z < 186
+) Tổng chiều dài ba cuộn vải đó là 186m nên x + y + z = 186
+) Sau khi bán được một ngày cửa hàng còn lại cuộn thứ ba.
Suy ra cửa hàng đã bán được:
Do đó trong ngày đó cửa hàng đã bán được số mét vải ở cuộn thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt là
+) Số tiền bán được của ba cuộn thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt tỉ lệ với 2; 3; 2 và giá tiền mỗi mét vải của ba cuộn như nhau.
Suy ra số mét vài bán được của ba cuộn thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt tỉ lệ với 2; 3; 2
Vậy trong ngày đó cửa hàng đã bán số mét vải ở cuộn thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt là: 24; 36; 24 (mét).
Đáp án C
Câu 10. Ba lớp 7A, 7B, 7C có tất cả 144 học sinh. Nếu rút ở lớp 7A đi số học sinh, rút ở lớp 7B đi học sinh thì số học sinh còn lại của cả 3 lớp bằng nhau. Số học sinh ban đầu của lớp 7A, 7B và 7C lần lượt là:
A. 54 HS; 42 HS; 48 HS
B. 48 HS; 42 HS; 54 HS
C. 54 HS; 48 HS; 42 HS
D. 48 HS; 54 HS; 42 HS
Lời giải:
Gọi số học sinh ban đầu của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z (học sinh)
ĐK: x, y, z ∈ N*; x, y, z < 144
+) Ba lớp 7A, 7B. 7C có tất cả 144 học sinh nên x + y + z = 144
+) Nếu rút ở lớp 7A đi học sinh, rút ở lớp 7B đi học sinh, rút ở lớp 7C đi học sinh thì số học sinh còn lại của 3 lớp bằng nhau.
Vậy số học sinh lúc đầu của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 48 học sinh, 42 học sinh, 54 học sinh.
Đáp án B
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Cách giải bài tập chứng minh bất đẳng thức lớp 7 sử dụng tính chất của tỉ lệ thức
- Cách nhận biết một phân số có thể biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn
- Cách viết một phân số hoặc tỉ số dưới dạng số thập phân cực hay, chi tiết
- Cách viết số thập phân hữu hạn dưới dạng phân số tối giải cực hay, chi tiết
- Cách viết số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới dạng phân số tối giản cực hay, chi tiết
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều