50 bài tập trắc nghiệm Viết phương trình mặt phẳng chọn lọc, có đáp án (phần 2)



Với 50 bài tập trắc nghiệm Viết phương trình mặt phẳng (phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Viết phương trình mặt phẳng (phần 2).

Bài giảng: Cách làm bài tập viết phương trình mặt phẳng cơ bản - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)

Bài 26: Trong không gian Oxyz, Phương trình mặt phẳng (P) chứa trục Ox và vuông góc với mặt phẳng (Q): 3x + y - 2z - 5 = 0 là

   A. - x + 3y = 0

   B. 2x + 3y = 0

   C. 2y - z = 0

   D. 2y + z = 0

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

Trục Ox đi qua O (0; 0; 0) và có vecto chỉ phương u=(1;0;0)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến n1=(3;1; -2)

Gọi n là vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P)

Do mặt phẳng (P) chứa trục và vuông góc với mặt phẳng (Q) nên

n=[u , n1 ]=(0;2;1)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua O và có vecto pháp tuyến n là:

2y +z =0

Bài 27: Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz, cho hai mặt phẳng (P): x + y + z - 3 = 0, (Q): 2x + 3y + 4z - 1 = 0. Lập phương trình mặt phẳng (α) đi qua A(1;0;1) và chứa giao tuyến của hai mặt phẳng (P), (Q)

   A. (α): 7x + 8y + 9z - 16 = 0

   B. (α): 2x + 3y + z - 3 = 0

   C. (α): 7x + 8y + 9z - 17 = 0

   D. (α): 2x - 2y + z - 3 = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n1=(1;1;1)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến n2=(2;3;4)

Gọi d là giao tuyến của mặt phẳng (P) và (Q). Khi đó vecto chỉ phương u1 của đường thẳng d là:

u1=[n1 , n2 ]=(1; -2;1)

Gọi M(a;b;0) là điểm thuộc giao tuyến của (P) và (Q)

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải ⇒ M(8; -5;0)

AM=(7; -5; -1)

Gọi n là vecto pháp tuyến của mặt phẳng (α)

Phương trình mặt phẳng (α) đi qua A(1;0;1) và chứa giao tuyến của hai mặt phẳng nên n=[u1 ; AM ]=(7;8;9)

Phương trình mặt phẳng (α) là: 7(x -1) +8y +9(z -1) =0

⇔ 7x +8y +9z -16 =0

Bài 28: Phương trình mặt phẳng (α) đi qua hai điểm A(3;1;-1), B(2;-1;4) và vuông góc với mặt phẳng có phương trình (β): 2x - y + 3z = 0 là :

   A. 2x - y +3z -2 = 0

   B. x -13y -5z + 5 = 0

   C. -x +13y + 5z = 0

   D. x -13y - 5z +6 = 0

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

AB=(-1; -2;5)

Mặt phẳng (β) có vecto pháp tuyến n1=(2;-1;3)

Mặt phẳng (α) đi qua A, B và vuông góc với mặt phẳng (β) nên mặt phẳng (α) có vecto pháp tuyến là n=[AB , n1 ]=(-1 ;13 ;5)

Phương trình mặt phẳng (α) đi qua A (3 ; 1 ; -1) và có vecto pháp tuyến n là :

-(x -3) +13(y -1) +5(z +1) =0

⇔ -x +13y +5z -5 =0

⇔ x -13y -5z +5 =0

Bài 29: Phương trình mặt phẳng (P) đi qua M(3;-1;-5), đồng thời vuông góc với cả hai mặt phẳng (Q): 3x -2y+2z = 0 và (R): 5x-4y+3z=0 là :

   A. 3x - y - 5z - 15 = 0

   B. 3x + y - 2z + 15 = 0

   C. 2x + 3y - 2z + 15 = 0

   D. 2x + y - 2z - 15 = 0

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(3 ; -2 ;2)

Mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến nP=(5 ; -4 ;3)

Mặt phẳng (P) vuông góc với (P) và (Q) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là

n=[nQ , nP ]=(2; 1; -2)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua M(3 ; -1 ; -5) và có vecto pháp tuyến n là :

2(x -3) +(y +1) -2(z +5) =0

⇔ 2x +y -2z -15 =0

Bài 30: Phương trình (P) là mặt phẳng trung trực của đoạn MN với M=(1;-2;4), N=(3;6;2) là :

   A. x + 4y - z + 11=0

   B. x - 2y + z -5= 0

   C. x + 4y - z - 7 = 0

   D. x - 2y + z = 0

Lời giải:

Đáp án : C

Giải thích :

Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN ⇒ I(2;2;3)

MI=(1;4; -1)

Do (P) là mặt phẳng trung trực của MN nên mặt phẳng (P) đi qua I và nhận MI làm vecto pháp tuyến. Phương trình mặt phẳng (P) là:

x -2 +4(y -2) -(z -3) =0

⇔ x +4y -z -7 =0

Bài 31: Trong không gian Oxyz phương trình mặt phẳng (P) đi qua 2 điểm A(2;0;-1), B(1;-2;3) và vuông góc với mặt phẳng (Q): x - y + z + 1 = 0 là

   A. (P): 2x + 5y + 3z - 1 = 0

   B. (P): - 2x + 5y - 3z + 1 = 0

   C. (P): 2x + 5y + 3z - 7 = 0

   D. (P): - 2x + 5y - 3z + 7 = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

AB=(-1; -2;4)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1; -1;1)

Do Mặt phẳng (P) đi qua A, B và vuông góc với mặt phẳng (Q) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là: n=[AB , nQ ]=(2;5;3)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A(2; 0; -1) và có vecto pháp tuyến n là:

2(x -2) +5y +3(z +1) =0

⇔ 2x +5y +3z -1 =0

Bài 32: Trong không gian Oxyz phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm A(1;-2;3) vuông góc với mặt phẳng (Q): x + 2y - z + 5 = 0 và song song với đường thẳng Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

   A. (P): 7x - y + 5z - 20 = 0

   B. (P): 7x - y + 5z - 24 = 0

   C. (P): x + 3y - 5z - 10 = 0

   D. (P): 3x + y + 5z - 20 = 0

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1; 2;-1)

Đường thẳng d có vecto chỉ phương u=(-2;1;3)

Do mặt phẳng (P) vuông góc với mặt phẳng (Q) và song song với đường thẳng (d) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là n=[nQ , u ]=(7;-1;5)

Phương trình mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến n và đi qua A(1; -2; 3) là:

7(x -1) -(y +2) +5(z -3) =0

⇔ 7x -y +5z -24 =0

Bài 33: Trong không gian Oxyz phương trình mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cắt nhau Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

   A. (P): 3x - 6y + 3z = 0

   B. (P): 6x + 3y + z + 15 = 0

   C. (P): 6x + 3y + z - 15 = 0

   D. (P): - 6x - 3y + 3z + 3 = 0

Lời giải:

Đáp án : C

Giải thích :

Đường thẳng d có vecto chỉ phương u1=(1; -1; -3) và đi qua điểm A (1; -1; 12)

Đường thẳng d’ có vecto chỉ phương u2=(-1;2;0)

Mặt phẳng (P) chứa d và d’ nên mặt phẳng (P) có vecto pháp tuyến là

n=[u1 , u2 ]=(6;3;1)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A(1; -1; 12) và có vecto pháp tuyến n=(6;3;1)

6(x -1) +3(y +1) +z -12 =0

⇔ 6x +3y +z -15 =0

Bài 34: Trong không gian Oxyz cho mặt phẳng (Q): x + 2y +z -3 = 0 và đường thẳng Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải. Viết phương trình mp (P) chứa (d) và hợp với mp (Q) một góc α thỏa mãn cos α= √3/6.

   A. (P): - 5x + 3y - 8z - 35 = 0

   B. (P): 5x - 3y + 8z - 15 = 0

   C. (P): 3x + 5y + 8z + 5 = 0

   D. (P): 8x - 5y + 3z - 1 = 0

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

Gọi vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là n(A;B;C)

Đường thẳng (d) đi qua điểm M(-1; 2; -3) có vecto chỉ phương u=(1; -1; -1)

Do mặt phẳng (P) chứa d nên n .u=0 ⇔ A -B -C =0 ⇔ A =B +C.

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1;2;1)

Mặt phẳng (P) hợp với mặt phẳng (Q) góc α thỏa cos α = √3/6 nên ta có:

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Với 8B = -3C, chọn C=8; B= -3 ⇒ A=5 ⇒ n=(5; -3;8)

Với B= -C, chọn C=-1; B=1 ⇒ A=0 ⇒ n=(0; 1;-1)

Khi đó, phương trình mặt phẳng (P) đi qua M(-1; 2; -3) và có vecto pháp tuyến n là:

5x -3y +8z -15 =0

y -z +1 =0

Bài 35: Trong không gian Oxyz viết phương trình mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng song song với nhau Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

   A. (P): 6x + 3y + z - 15 = 0

   B. (P): - 27x + 9y + 3z = 0

   C. (P): - 27x + 9y - 3z = 0

   D. (P): 6x + 3y + z + 15 = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Đường thẳng d đi qua A(1; -1; 12) và có vecto chỉ phương u=(1; -1;-3)

Đường thẳng d’ đi qua B( 1; 2; 3)

AB=(0; 3; -9)

Do mặt phẳng (P) chứa d và d’ song song với nhau nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là n=[AB , u]=(6;3;1)

Khi đó phương trình mặt phẳng (P) là:

6(x -1) +3(y -2) +(z -3) =0

⇔ 6x +3t +z -15 =0

Bài 36: Trong không gian oxyz cho hai đường thẳng Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiPhương trình mp (P) chứa (d) và song song với (Δ)

   A. (P): x + y - 3z = 0

   B. (P): - x + 3y - z = 0

   C. (P): x - 3y + 5z = 0

   D. (P): - x - 5y + 3z = 0

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

Đường thẳng d đi qua điểm O(0; 0; 0) và có vecto chỉ phương u1=(1;1;2)

Đường thẳng (Δ) có vecto chỉ phương u2=(-2;1;1)

Do mặt phẳng (P) chứa (d) và song song với (Δ) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là n=[u1 , u2]=(-1; -5;3)

Phương trình mặt phẳng (P) là:

-x -5y +3z =0

Bài 37: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho các điểm A(1;1;0), B(3;1;2). Phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB là

   A. x + z - 4 = 0

   B. x + z - 2 = 0

   C. x + y - z - 2 = 0

   D. x + 2y - 2 = 0

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

I là trung điểm của AB ⇒ I(2;1;1)

AI=(1; 0;1)

Khi đó mặt phẳng trung trực của AB nhận AI=(1;0;1) và đi qua điểm I

Phương trình mặt phẳng cần tìm là: x +z -2 =0

Bài 38: Phương trình tổng quát (α) qua A(2;-1;4), B(3;2;-1) và vuông góc với (β): x + y + 2z - 3 = 0 là:

   A. 11x + 7y - 2z - 21 = 0

   B. 11x + 7y + 2z + 21 = 0

   C. 11x - 7y - 2z - 21 = 0

   D. 11x - 7y + 2z + 21 = 0

Lời giải:

Đáp án : C

Giải thích :

Ta có: AB=(1;3; -5)

Mặt phẳng (β) có vecto pháp tuyến n1=(1;1;2)

Do mặt phẳng (α) đi qua A, B và vuông góc với (β) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (α) là: n=[ AB , n1 ]=(11; -7; -2)

Phương trình mặt phẳng (α) là:

11(x -2) -7(y +1) -2(z -4) =0

⇔ 11x -7y -2z -21=0

Bài 39: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho điểm M(8;-2;4). Gọi A, B, C lần lượt là hình chiếu của M trên các trục Ox, Oy, Oz. Phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm A, B và C là

   A. x + 4y + 2z - 8 = 0

   B. x - 4y + 2z - 8 = 0

   C. x - 4y - 2z - 8 = 0

   D. x + 4y - 2z - 8 = 0

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

A, B, C lần lượt là hình chiếu của M(8; -2; 4) trên các trục Ox, Oy, Oz

⇒ A(8;0;0), B(-2;0;0), C(4;0;0)

Phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C là:

x/8 -y/2 +z/4 =1 ⇔ x -4y +2z -8 =0

Bài 40: Mặt phẳng (α) đi qua M(0;0;-1) và song song với giá của hai vectơ a(1;-2;3) và b(3;0;5). Phương trình của mặt phẳng (α) là

   A. - 5x + 2y + 3z + 3 = 0

   B. 5x - 2y - 3z - 21 = 0

   C. 10x - 4y - 6z + 21 = 0

   D. 5x - 2y - 3z + 21 = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Do mặt phẳng (α) song song với giá của hai vecto a(1;-2;3) và b(3;0;5) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (α) là: n=[ a , b ] =(-10;4;6)

Mặt phẳng (α) đi qua M (0; 0; -1) và có vecto pháp tuyến n=(-10;4;6) là:

-10x +4y +6(z +1) =0

⇔ -5x +2y +3z +3 =0

Bài 41: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng (P) đi qua hai điểm A(4;-1;1), B(3;1;-1) và song song với trục Ox. Phương trình nào sau đây là phương trình của mặt phẳng (P)

   A. x + y + z = 0

   B. x + y = 0

   C. y + z = 0

   D. x + z = 0

Lời giải:

Đáp án : C

Giải thích :

Ta có: AB=(-1;2; -2)

Trục Ox có vecto chỉ phương u=(1;0;0)

Do mặt phẳng (P) đi qua A, B và song song với trục Ox nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là n=[ AB , u ] =(0; -2; -2)= -2(0;1;1)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và có vecto pháp tuyến n là:

y +1 +z -1 =0 ⇔ y +z =0

Bài 42: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng (P): x + 2y + z - 4 = 0 và cách D(1;0;3) một khoảng bằng √6 có phương trình là

   A. x + 2y + z + 2 = 0

   B. x + 2y - z - 10 = 0

   C. x + 2y + z - 10 = 0

   D. x + 2y + z + 2 = 0 và x + 2y + z - 10 = 0

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

Do mặt phẳng (Q) song song với mặt phẳng nên mặt phẳng (Q) có dạng: x +2y +z +D =0 (D≠ -4)

Mặt phẳng (P) cách D một khoảng bằng nên ta có phương trình

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải =√6

⇔ |4+D|=6 ⇔ Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Vậy phương trình mặt phẳng (P) là:

x +2y +z -2 =0

x +2y +z +10 =0

Bài 43: Trong không gian Oxyz, phương trình mặt phẳng (P) chứa trục Ox và cắt mặt cầu (S): x2 + y2 + z2 - 2x + 4y + 2z - 3 = 0 theo một đường tròn (C) có bán kính bằng 3 là

   A. x - 2y - z = 0

   B. - y - 2z = 0

   C. y - 2z = 0

   D. Đáp số khác

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Trục Ox có vecto chỉ phương u=(1;0;0)

Mặt cầu (S) có tâm I (1; -2; -1) và bán kính R = 3

Do mặt phẳng (P) cắt mặt cầu (S) theo đường tròn (C) có bán kính bằng 3 nên mặt phẳng (P) đi qua tâm I của mặt cầu.

⇒ Mặt phẳng (P) đi qua O (0; 0; 0) và nhận OI=(1; -2; -1) làm vecto pháp tuyến

Phương trình mặt phẳng (P) là: x -2y -z =0

Bài 44: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz mặt phẳng (P) đi qua B(0;-2;3), song song với đường thẳng Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải và vuông góc với mặt phẳng (Q): x + y - z = 0 có phương trình là

   A. 2x - 3y + 5z - 9 = 0

   B. - 2x - 3y + 5z - 9 = 0

   C. 2x + 3y - 5z - 9 = 0

   D. 2x + 3y + 5z - 9 = 0

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

Đường thẳng (d) có vecto chỉ phương u=(2; -3;1)

Mặt phẳng (Q) có vecto pháp tuyến nQ=(1;1; -1)

Do mặt phẳng (P) song song với đường thẳng d và vuông góc với mặt phẳng (Q) nên vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là:

n=[u , nQ ]=(2;3;5)

Phương trình mặt phẳng (P) đi qua B(0; -2; 3) và có vecto pháp tuyến n là:

2x +3(y +2) +5(z -3) =0

⇔ 2x +3y +5z -9 =0

Bài 45: Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho điểm A(1;2;-2) và đường thẳngCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải . Phương trình mp (P) chứa đường thẳng d và đi qua điểm A là

   A. x + y + 2z - 2 = 0

   B. 2x + y + 2z - 3 = 0

   C. x + 2y + 2z - 2 = 0

   D. 2x + y + z - 2 = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Đường thẳng d có vecto chỉ phương u=(1;1; -3) và đi qua điểm M(1; 1; -1)

Ta có AM=(0; -1; 1)

⇒ [ AM , u ]=(-2; -1; -1)= -(2;1;1)

Mặt phẳng (P) chứa d và đi qua A nên nhận n= -([ AM , u])=(2;1;1) làm vecto pháp tuyến

Phương trình mặt phẳng (P) là: 2(x -1) +y -2 +z -2 =0

⇔ 2x +y +z -2 =0

Bài 46: Trong không gian Oxyz phương trình mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cắt nhau Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

   A. (P): 6x + 3y + z + 15 = 0

   B. (P): 6x + 3y + z - 15 = 0

   C. (P): 3x - 6y + 3z = 0

   D. (P): - 6x - 3y + 3z + 3 = 0

Lời giải:

Đáp án : B

Giải thích :

Đường thẳng (d) đi qua A (1; -1; 12) và có vecto chỉ phương là u1=(1; -1; -3)

Đường thẳng (d’) có vecto chỉ phương là u2=(-1; 2; 0)

Do mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng nên ta có vecto chỉ phương của mặt phẳng (P) là:

n=[u1 , u2 ]=(6;3;1)

Phương trình mặt phẳng (P) cần tìm là: 6(x -1) +3(z +1) +z -12 =0

⇔ 6x +3y +z -15 =0

Bài 47: Trong không gian Oxyz cho đường thẳngCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải và điểm A(3;1;1). Viết pt mp (P) chứa (d) và d (A, (P))= 2√3.

   A. (P1): x + y + z + 1 = 0 và (P2): 7x + 3y + z - 3 = 0

   B. (P1): x + y + z - 1 = 0 và (P2): 7x + 5y - z + 3 = 0

   C. (P1): x + y + z + 1 = 0 và (P2): 7x + 5y + z + 3 = 0

   D. (P1): x - y - z + 1 = 0 và (P2): x + y - z + 3 = 0

Lời giải:

Đáp án : C

Giải thích :

Đường thẳng (d) đi qua điểm M(1; 0; -2) và có vecto chỉ phương u=(2;1; -3)

Gọi phương trình mặt phẳng (P) là Ax + By +Cz + D =0.

Do mặt phẳng (P) chứa (d) nên ta có:

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Ta có: d(A;(P))=2√3

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải =2√3

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải =2√3

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Vậy phương trình mặt phẳng (P) là: x +y +z +1 =0

7x +5y +z +3 =0

Bài 48: Trong không gian Oxyz cho hai đường thẳng (d) và (Δ) lần lượt có phương trình:Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải . Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa (d) và hợp với (Δ) một góc 300.

   A. (P1): x + 2y + z - 4 = 0 và (P2): x - z = 0

   B. (P1): x + y - 2 = 0 và (P2): x - y - 2z + 2 = 0

   C. (P1): x - 2y + z - 4 = 0 và (P2): x + z = 0

   D. (P1): x + y - 2 = 0 và (P2): x + z = 0

Lời giải:

Đáp án : D

Giải thích :

Đường thẳng (d) đi qua điểm M(0; 2; 0) và có vecto chỉ phương u1=(1;-1; 1)

Đường thẳng có vecto chỉ phương u2=(2;1; -1)

Gọi phương trình mặt phẳng (P) là Ax + By +Cz + D =0.

Do mặt phẳng (P) chứa (d) nên ta có:

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Mặt phẳng (P) hợp với góc 300 nên ta có:

cos ⁡ 300 =Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giảiCác dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải =√3/2

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Vậy phương trình mặt phẳng (P) là: x +y -2 =0

x -z =0

Bài 49: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có phương trình (x - 1)2 + (y - 2)2 + (z + 1)2 = 1, phương trình mặt phẳng (Q) chứa trục hoành và tiếp xúc với mặt cầu (S) là

   A. (Q): 4y + 3z = 0

   B. (Q): 4y + 3z + 1 = 0

   C. (Q): 4y - 3z + 1 = 0

   D. (Q): 4y - 3z = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Gọi phương trình mặt phẳng (Q) là Ax +By +Cz +D =0

Mặt cầu (S) có tâm I(1; 2; -1) và bán kính R =1

Do mặt phẳng (Q) chứa Ox nên mặt phẳng (P) đi qua O và vecto pháp tuyến của (Q) vuông góc với vecto chỉ phương của Ox

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Phương trình mặt phẳng (Q) có dạng: By + Cz = 0

Do mặt phẳng (Q) tiếp xúc với mặt cầu (S) nên ta có: d(I, (Q))=R

Các dạng bài tập Toán lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia có lời giải

Với B=0,chọn C=1 ⇒ phương trình mặt phẳng z =0

Với B=4/3 C,chọn C=3, B=4 ⇒ phương trình mặt phẳng: 4y +3z =0

Bài 50: Trong không gian với hệ trục Oxyz, cho mặt phẳng (P) qua M(0;1;-3) song song với mặt phẳng (Q) có phương trình 2x -y +3z -5 =0 có phương trình là:

   A. - 2x + y - 3z - 10 = 0

   B. 2x - y + 3z - 10 = 0

   C. x - 2y + 3z + 1 = 0

   D. 2x + y - 3z - 10 = 0

Lời giải:

Đáp án : A

Giải thích :

Do mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) nên phương trình mặt phẳng (P) có dạng: 2x -y +3z +D =0(D ≠ -5)

Do mặt phẳng (P) đi qua M (0; 1; -3) nên ta có:

2 .0 -1 +3 .(-3) +D =0 ⇒ D=10

Phương trình mặt phẳng (P) là 2x -y +3z +10 =0

Hay: - 2x + y - 3z - 10 = 0

Bài giảng: Cách viết phương trình mặt phẳng nâng cao - Cô Nguyễn Phương Anh (Giáo viên VietJack)


phuong-phap-toa-do-trong-khong-gian.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học