Giải Toán 9 trang 71 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 9 trang 71 Tập 2 trong Bài 27: Góc nội tiếp Toán 9 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 9 trang 71.

Bài 9.2 trang 71 Toán 9 Tập 2: Cho các điểm như Hình 9.7. Tính số đo các góc của tam giác ABC, biết rằng AOB^=120°, BOC^=80°.

Bài 9.2 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Xét đường tròn (O) có:

BAC^, BOC^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung nhỏ BC, nên BAC^=12BOC^=1280°=40°;

ACB^, AOB^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung nhỏ AB, nên ACB^=12AOB^=12120°=60°.

Xét ∆ABC có: ABC^+BAC^+ACB^=180° (định lí tổng các góc của một tam giác)

Suy ra ABC^=180°ACB^BAC^=180°60°40°=80°.

Vậy ABC^=80°, BAC^=40°; ACB^=60°.

Bài 9.3 trang 71 Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (O) và hai dây cung AC, BD cắt nhau tại X (H.9.8). Tính số đo góc AXB biết rằng ADB^=30°DBC^=50°.

Bài 9.3 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Xét đường tròn (O) có ADB^, ACB^ là hai góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ AB nên ACB^=ADB^=30°.

AXB^ là góc ngoài của ∆BXC tại đỉnh X nên ta có:

AXB^=XCB^+XBC^=30°+50°=80°.

Vậy AXB^=80°.

Bài 9.4 trang 71 Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (O) và hai dây cung AB, CD cắt nhau tại điểm I nằm trong (O) (H.9.9).

Bài 9.4 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

a) Biết rằng AOC^=60°, BOD^=80°. Tính số đo của góc AID.

b) Chứng minh rằng IA . IB = IC . ID.

Lời giải:

a) Xét đường tròn (O) có:

BAD^, BOD^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung nhỏ BD, nên BAD^=12BOD^=1280°=40°.

⦁ Vì ADC^, AOC^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung nhỏ AC, nên ADC^=12AOC^=1260°=30°.

Xét ∆AID có: AID^+DAI^+ADI^=180° (định lí tổng các góc của một tam giác)

Suy ra AID^=180°DAI^ADI^=180°40°30°=110°.

Vậy AID^=110°.

b) Xét đường tròn (O) có ADC^ABC^ là hai góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ AC nên ADC^=ABC^ hay ADI^=CBI^.

Xét ∆AID và ∆CIB có:

AID^=CIB^ (hai góc đối đỉnh);

ADI^=CBI^ (chứng minh trên).

Do đó ∆AID ᔕ ∆CIB (g.g).

Suy ra IAIC=IDIB (tỉ số các cạnh tương ứng) hay IA . IB = IC . ID.

Bài 9.5 trang 71 Toán 9 Tập 2: Cho đường tròn (O), đường kính AB và điểm S nằm ngoài (O). Cho hai đường thẳng SA, SB lần lượt cắt (O) tại M (khác A) và N (khác B). Gọi P là giao điểm của BM và AN (H.9.10). Chứng minh rằng SP vuông góc với AB.

Bài 9.5 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Xét đường tròn (O) có: AMB^ANB^ đều là góc nội tiếp cùng chắn nửa đường tròn nên AMB^=90°ANB^=90°.

Suy ra BM ⊥ AM và AN ⊥ BN

Hay BM ⊥ AS và AN ⊥ BS.

Xét ∆ABS có AN, BM là hai đường cao (BM ⊥ AS và AN ⊥ BS) cắt nhau tại P nên P là trực tâm của ∆ABS, suy ra SP ⊥ AB.

Vậy SP ⊥ AB.

Bài 9.6 trang 71 Toán 9 Tập 2: Trên sân bóng, khi quả bóng được đặt tại điểm phạt đền thì có góc sút bằng 36° và quả bóng cách mỗi cọc gôn 11,6 m (H.9.11). Hỏi khi quả bóng đặt ở vị trí cách điểm phạt đến 11,6 m thì góc sút bằng bao nhiêu?

Bài 9.6 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Lời giải:

Hình vẽ dưới đây minh họa cho bài toán trên với A, B lần lượt là các cọc gôn, C là vị trí đặt bóng và O là vị trí điểm phạt đền.

Bài 9.6 trang 71 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 2 | Giải Toán 9

Vì OA = OB = OC = 11,6 m nên A, B, C cùng thuộc đường tròn (O; 11,6 m).

Xét đường tròn (O; 11,6 m) có ACB^, AOB^ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung nhỏ AB nên ACB^=12AOB^=1236°=18°.

Vậy khi quả bóng đặt ở vị trí cách điểm phạt đến 11,6 m thì góc sút bằng 18°.

Lời giải bài tập Toán 9 Bài 27: Góc nội tiếp hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


1
Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác