Giải Toán 8 trang 17, 18 Tập 1 Kết nối tri thức
Với Giải Toán 8 trang 17, 18 Tập 1 trong Luyện tập chung Toán 8 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 17, 18.
Bài 1.18 trang 17, 18 Toán 8 Tập 1: Cho các biểu thức:
.
a) Trong các biểu thức đã cho, biểu thức nào là đơn thức? Biểu thức nào không là đơn thức?
b) Hãy chỉ ra hệ số và phần biến của mỗi đơn thức đã cho.
c) Viết tổng tất cả các đơn thức trên để được một đa thức. Xác định bậc của đa thức đó.
Lời giải:
a) Các biểu thức là đơn thức.
Các biểu thức không là đơn thức.
b) • Đơn thức có hệ số là và phần biến là x;
• Đơn thức có hệ số là và phần biến là xy;
• Đơn thức −3xy2 có hệ số là −3 và phần biến là xy2;
• Đơn thức có hệ số là và phần biến là x2y;
• Đơn thức có hệ số là và phần biến là x2y.
c) Tổng tất cả các đơn thức trên là:
Đa thức có bậc là 3.
Bài 1.19 trang 18 Toán 8 Tập 1: Trong một khách sạn có hai bể bơi dạng hình hộp chữ nhật. Bể thứ nhất có chiều sâu là 1,2 m, đáy là hình chữ nhật có chiều dài x mét, chiều rộng y mét. Bể thứ hai có chiều sâu 1,5 m, hai kích thước đáy gấp 5 lần hai kích thước đáy của bể thứ nhất.
a) Hãy tìm đơn thức (hai biến x và y) biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi.
b) Tính lượng nước bơm đầy bể nếu x = 5 m, y = 3 m.
Lời giải:
a) Bể thứ hai có đáy là hình chữ nhật có chiều dài 5x mét và chiều rộng là 5y mét.
Số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi là thể tích nước chứa được ở hai bể bơi.
Biểu thức biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy bể thứ nhất là: 1,2xy (m3).
Biểu thức biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy bể thứ hai là:
1,5 . 5x . 5y = 37,5xy (m3).
Do đó, biểu thức biểu thị số mét khối nước cần có để bơm đầy cả hai bể bơi là:
1,2xy + 37,5xy = 38,7xy (m3).
b) Khi x = 5 m, y = 3 m, lượng nước cần có để bơm đầy hai bể là”
V = 38,7 . 5 . 3 = 580,5 (m3).
Bài 1.20 trang 18 Toán 8 Tập 1: Tìm bậc của mỗi đa thức sau rồi tính giá trị của chúng tại x = 1; y = −2.
P = 5x4 – 3x3y + 2xy3 – x3y + 2y4 – 7x2y2 – 2xy3;
Q = x3 + x2y + xy2 – x2y – xy2 – x3.
Lời giải:
• Ta có P = 5x4 – 3x3y + 2xy3 – x3y + 2y4 – 7x2y2 – 2xy3
= 5x4 – (3x3y + x3y) + (2xy3 – 2xy3) + 2y4 – 7x2y2
= 5x4 – 4x3y + 2y4 – 7x2y2.
Đa thức P có bậc là 4.
Thay x = 1; y = −2 vào biểu thức P, ta được:
P = 5 . 14 – 4 . 13 . (−2) + 2. (−2)4 – 7 . 12 . (−2)2
= 5 – 4 . (−2) + 2 . 16 – 7 . 4
= 5 + 8 + 32 – 28 = 13 + 4 = 17.
• Ta có Q = x3 + x2y + xy2 – x2y – xy2 – x3
= (x3 – x3) + (x2y – x2y) + (xy2 – xy2) = 0.
Đa thức Q là đa thức không nên không có bậc.
Bài 1.21 trang 18 Toán 8 Tập 1: Cho hai đa thức:
A = 7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1; B = 7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2.
a) Tìm đa thức C sao cho A – C = B;
b) Tìm đa thức D sao cho A + D = B;
c) Tìm đa thức E sao cho E – A = B.
Lời giải:
a) Ta có A – C = B
Suy ra C = A – B = (7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1) – (7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2)
= 7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1 – 7x2yz + 5xy2z – 3xyz2 + 2
= (7xyz2 – 3xyz2) + (5xy2z – 5xy2z) + (3x2yz – 7x2yz) – xyz + (1 + 2)
= 4xyz2 – 4x2yz – xyz + 3.
Vậy C = 4xyz2 – 4x2yz – xyz + 3.
b) Ta có A + D = B
Suy ra D = B – A = –(A – B) = –(4xyz2 – 4x2yz – xyz + 3)
= –4xyz2 + 4x2yz + xyz – 3.
Vậy D = –4xyz2 + 4x2yz + xyz – 3.
c) Ta có E – A = B.
Suy ra E = A + B = (7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1) + (7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2)
= 7xyz2 – 5xy2z + 3x2yz – xyz + 1 + 7x2yz – 5xy2z + 3xyz2 – 2
= (7xyz2 + 3xyz2) – (5xy2z + 5xy2z) + (7x2yz + 3x2yz) – xyz + (1 – 2)
= 10x2yz – 10xy2z + 10xyz2 – xyz – 1.
Vậy E = 10x2yz – 10xy2z + 10xyz2 – xyz – 1.
Bài 1.22 trang 18 Toán 8 Tập 1: Từ một miếng bìa, người ta cắt ra hai hình tròn có bán kính x centimét và y centimét. Tìm biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của miếng bìa, nếu biết miếng bìa có hình dạng gồm hai hình vuông ghép lại và có kích thước (centimét) như Hình 1.2. Biểu thức đó có phải là một đa thức không? Nếu phải thì đó là đa thức bậc mấy?
Lời giải:
Trong Hình 1.2 có:
• Diện tích hình vuông nhỏ là: (2x)2 = 4x2 (cm2).
Diện tích hình vuông lớn là: (2,5y)2 = 6,25y2 (cm2).
Tổng diện tích hai hình vuông là: 4x2 + 6,25y2 (cm2).
• Hình tròn nhỏ có bán kính là x (cm)
Diện tích hình tròn nhỏ là: πx2 (cm2).
• Hình tròn lớn có bán kính là y (cm)
Diện tích hình tròn lớn là: πy2 (cm2).
Do đó, biểu thức biểu thị diện tích phần còn lại của miếng bìa là:
(4x2 + 6,25y2) – (πx2 + πy2)
= 4x2 + 6,25y2 – πx2 – πy2
= (4x2 – πx2) + (6,25y2 – πy2)
= (4 – π)x2 + (6,25 – π)y2
Biểu thức (4 – π)x2 + (6,25 – π)y2 là một đa thức bậc 2.
Bài 1.23 trang 18 Toán 8 Tập 1: Cho ba đa thức:
M = 3x3 – 4x2y + 3x – y; N = 5xy – 3x + 2; P = 3x3 + 2x2y + 7x – 1.
Tính M + N – P và M – N – P.
Lời giải:
Ta có:
• M + N – P = (3x3 – 4x2y + 3x – y) + (5xy – 3x + 2) – (3x3 + 2x2y + 7x – 1)
= 3x3 – 4x2y + 3x – y + 5xy – 3x + 2 – 3x3 – 2x2y – 7x + 1
= (3x3 – 3x3) – (4x2y + 2x2y) + 5xy + (3x – 3x – 7x) – y + (2 + 1)
= – 6x2y + 5xy – 7x – y + 3.
• M – N – P = (3x3 – 4x2y + 3x – y) – (5xy – 3x + 2) – (3x3 + 2x2y + 7x – 1)
= 3x3 – 4x2y + 3x – y – 5xy + 3x – 2 – 3x3 – 2x2y – 7x + 1
= (3x3 – 3x3) – (4x2y + 2x2y) – 5xy + (3x + 3x – 7x) – y + (1 – 2)
= – 6x2y – 5xy – x – y – 1.
Vậy M + N – P = – 6x2y + 5xy – 7x – y + 3; M – N – P = – 6x2y – 5xy – x – y – 1.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Giải sgk Toán 8 Kết nối tri thức
- Giải SBT Toán 8 Kết nối tri thức
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT