Bài 7.50 trang 58 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Bài 7.50 trang 58 Toán 8 Tập 2: Cho hàm số bậc nhất y = (m + 2)x + 3.

a) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = –x.

b) Vẽ đồ thị hàm số với giá trị m tìm được ở câu a.

c) Tìm giao điểm A của đồ thị hàm số tìm được ở câu a và đồ thị của hàm số y = x + 1. Tính diện tích của tam giác OAB, trong đó B là giao điểm của đồ thị hàm số y = x + 1 với trục Ox.

Lời giải:

Hàm số y = (m + 2)x + 3 là hàm số bậc nhất khi m + 2 ≠ 0, hay m ≠ – 2.

Vậy ta có điều kiện m ≠ – 2.

a) Đồ thị hàm số đã cho song song với đường thẳng y = –x khi m + 2 = –1, tức là m = –3.

Giá trị này thỏa mãn điều kiện m ≠ – 2.

Vậy giá trị m cần tìm là m = –3.

b) Với m =  –3 ta có hàm số y = –x + 3.

Đồ thị hàm số y = –x + 3 là đường thẳng đi qua hai điểm (0; 3) và (3; 0).

Bài 7.50 trang 58 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

c) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số y = –x + 3 và y = x + 1 là

– x + 3 = x + 1.

Giải phương trình trên ta được x = 1.

Từ đó suy ra y = 1 + 1 = 2.

Vậy giao điểm của hai đồ thị hàm số cần tìm là A(1; 2).

Giao điểm của đồ thị hàm số y = x + 1 với trục hoành Ox là B(–1; 0). Do đó OB = 1.

Bài 7.50 trang 58 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống trục hoành. Khi đó AH là đường cao của tam giác OAB.

Ta thấy H(1; 0) và AH = |yA| = 2.

Diện tích tam giác OAB là SOAB = 12AH . OB = 12. 2 . 1 = 1 (đơn vị diện tích).

Lời giải bài tập Toán 8 Bài tập cuối chương 7 hay, chi tiết khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: