Giải Toán 8 trang 13 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 8 trang 13 Tập 1 trong Bài 2: Các phép toán với đa thức nhiều biến Toán 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 13.

Thực hành 1 trang 13 Toán 8 Tập 1:

Cho hai đa thức M = 1 + 3xy – 2x2y2 và N = x – xy + 2x2y2.

Tính M + N và M – N.

Lời giải:

M + N = 1 + 3xy – 2x2y2 + x – xy + 2x2y2

           = 1 + x + (3xy – xy) + (–2x2y2 + 2x2y2)

           = 1 + x + 2xy.

M – N = 1 + 3xy – 2x2y2 – (x – xy + 2x2y2)

           = 1 + 3xy – 2x2y2 – x + xy – 2x2y2)

           = 1 – x + (3xy + xy) + (–2x2y2 – 2x2y2)

           = = 1 – x + 4xy – 4x2y2.

Vậy M + N = 1 + x + 2xy; M – N = 1 – x + 4xy – 4x2y2.

Khám phá 2 trang 13 Toán 8 Tập 1: Hình hộp chữ nhật A có chiều rộng 2x, chiều dài và chiều cao đều gấp k lần chiều rộng (Hình 2)

Khám phá 2 trang 13 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Tính diện tích đáy của A.

b) Tính thể tích của A.

Lời giải:

a) Chiều dài của hình hộp chữ nhật A là: k.2x = 2kx.

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật A là:

Sđáy = (2x).(2kx) = (2.2).k.(x.x) = 4kx2 (đơn vị diện tích).

Vậy diện tích đáy của hình hộp chữ nhật A là 4kx2 (đơn vị diện tích).

b) Chiều cao của hình hộp chữ nhật A là: k.2x = 2kx.

Thể tích của hình hộp chữ nhật A là:

V = Sđáy.h = (4kx2).(2kx) = (4.2).(k.k).(x2.x) = 8k2x3 (đơn vị thể tích).

Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật A là 8k2x3 (đơn vị thể tích).

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 2: Các phép toán với đa thức nhiều biến Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác