Giải Toán 7 trang 29 Tập 2 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 7 trang 29 Tập 2 trong Bài 25: Đa thức một biến Toán lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 29.

HĐ4 trang 29 Toán 7 Tập 2: Xét đa thức G(x) = x2 - 4. Giá trị của biểu thức G(x) tại x = 3 còn gọi là giá trị của đa thức G(x) tại x = 3 và được kí hiệu là G(3). Như vậy ta có G(3) = 32 - 4 = 5.

Tính các giá trị G(-2); G(-1); G(0); G(1); G(2).

Lời giải:

Với G(x) = x2 - 4, ta có:

G(-2) = (-2)2 - 4 = 4 - 4 = 0.

G(-1) = (-1)2 - 4 = 1 - 4 = -3.

G(0) = 02 - 4 = 0 - 4 = -4.

G(1) = 12 - 4 = 1 - 4 = -3.

G(2) = 22 - 4 = 4 - 4 = 0.

HĐ5 trang 29 Toán 7 Tập 2: Xét đa thức G(x) = x2 - 4. Giá trị của biểu thức G(x) tại x = 3 còn gọi là giá trị của đa thức G(x) tại x = 3 và được kí hiệu là G(3). Như vậy ta có G(3) = 32 - 4 = 5.

Với giá trị nào của x thì G(x) có giá trị bằng 0.

Lời giải:

Để G(x) = 0 thì x2 - 4 = 0.

x2 = 4

Trường hợp 1. x2 = 22

x = 2.

Trường hợp 2. x2 = (-2)2

x = -2.

Vậy x = 2 hoặc x = -2 thì G(x) bằng 0.

Luyện tập 6 trang 29 Toán 7 Tập 2:

1. Tính giá trị của đa thức F(x) = 2x2 - 3x - 2 tại x = -1; x = 0; x = 1; x = 2. Từ đó hãy tìm một nghiệm của đa thức F(x).

2. Tìm nghiệm của đa thức E(x) = x2 + x.

Lời giải:

Lời giải:

1. Tại x = -1 thì F(-1) = 2.(-1)2 - 3.(-1) - 2

F(-1) = 2.1 - (-3) - 2

F(-1) = 2 + 3 - 2

F(-1) = 3.

Tại x = 0 thì F(0) = 2.02 - 3.0 - 2

F(0) = 0 - 0 - 2

F(0) = -2.

Tại x = 1 thì F(1) = 2.12 - 3.1 - 2

F(1) = 2 - 3 - 2

F(1) = -3.

Tại x = 2 thì F(2) = 2.22 - 3.2 - 2

F(2) = 8 - 6 - 2

F(2) = 0.

F(x) = 0 tại x = 2 nên x = 2 là một nghiệm của đa thức F(x).

b) x = 0 và x = -1 là hai nghiệm của đa thức E(x) = x2 + x do

E(0) = 02 + 0 = 0; E(-1) = (-1)2 + (-1) = 1 + (-1) = 0.

Vận dụng trang 29 Toán 7 Tập 2: Trở lại bài toán mở đầu, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Xác định bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức H(x) = -5x2 + 15x.

b) Tại sao x = 0 là một nghiệm của đa thức H(x)? Kết quả đó nói lên điều gì?

c) Tính giá trị của H(x) khi x = 1; x = 2 và x = 3 để tìm nghiệm khác 0 của H(x). Nghiệm ấy có ý nghĩa gì? Từ đó hãy trả lời câu hỏi của bài toán.

Lời giải:

a) Trong đa thức H(x), hạng tử có bậc cao nhất là -5x2 nên bậc của đa thức H(x) bằng 2, hệ số cao nhất bằng -5.

Đa thức H(x) không có hạng tử có bậc 0 nên hệ số tự do của đa thức H(x) bằng 0.

b) Đa thức H(x) có hệ số tự do bằng 0 nên x = 0 là một nghiệm của đa thức H(x).

x là thời gian tính từ thời điểm ném vật nên tại x = 0 tức chưa ném vật thì vật vẫn nằm trên mặt đất.

c) Tại x = 1 thì H(1) = -5.12 + 15.1 = -5 + 15 = 10.

Tại x = 2 thì H(2) = -5.22 + 15.2 = -5.4 + 30 = 10.

Tại x = 3 thì H(3) = -5.32 + 15.3 = -5.9 + 45 = 0.

Đa thức H(x) = 0 tại x = 3 nên x = 3 là nghiệm của đa thức H(x).

Nghiệm ấy có ý nghĩa sau 3 giây kể từ ném vật thì vật sẽ rơi trở lại mặt đất.

Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 25: Đa thức một biến Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác