Giải Toán 7 trang 65 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 7 trang 65 Tập 1 trong Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác Toán 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 65.

Luyện tập 1 trang 65 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.13). Biết rằng BC = 4 cm, ABC^=40°, ACB^=60°.

 Hãy tính độ dài đoạn thẳng EF và số đo góc EDF.

Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF (H.4.13). Biết rằng BC = 4 cm

Lời giải:

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

Do đó A^=180°B^C^=180°60°40°=80°.

Do tam giác ABC bằng tam giác DEF nên EF = BC (2 cạnh tương ứng) và EDF^=BAC^ (2 góc tương ứng).

Do đó EF = 4 cm và EDF^=80°.

Vậy EF = 4 cm và EDF^=80°.

HĐ2 trang 65 Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau:

- Dùng thước thẳng có vạch chia vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm.

- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5 cm và cung tròn tâm C bán kính 4 cm sao cho hai cung tròn cắt nhau tại điểm A (H.4.14).

- Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau

Lời giải:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng BC = 6 cm.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau

Bước 2. Vẽ cung tròn tâm B bán kính 5 cm và cung tròn tâm C bán kính 4 cm sao cho hai cung tròn cắt nhau tại điểm A.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau

Bước 3. Vẽ các đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.

Vẽ tam giác ABC có AB = 5 cm, AC = 4 cm, BC = 6 cm theo các bước sau

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác