Giải Toán 7 trang 45 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 7 trang 45 Tập 1 trong Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc Toán 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 45.

Vận dụng trang 45 Toán 7 Tập 1: Quan sát hình vẽ bên.

Quan sát hình vẽ bên. Quả cân ở đĩa cân bên trái nặng bao nhiêu kilôgam

Quả cân ở đĩa cân bên trái nặng bao nhiêu kilôgam để cân thăng bằng, tức là kim trên mặt đồng hồ của cân là tia phân giác của góc AOB?

Lời giải:

Đổi 500 g = 0,5 kg.

Khi đó đĩa cân bên phải nặng 3,5 + 0,5 = 4 kg.

Để cân thăng bằng, tức kim trên mặt đồng hồ của cân là tia phân giác của góc AOB thì quả cân ở đĩa cân bên trái nặng: 4 – 1 = 3 kg.

Vậy quả cân nặng 3 kg.

Bài 3.1 trang 45 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.13, hãy kể tên các cặp góc kề bù.

Cho Hình 3.13, hãy kể tên các cặp góc kề bù

Lời giải:

Các cặp góc kề bù trong hình a) là góc mOx và góc xOn.

Các cặp góc kề bù trong hình b) là góc AMB và góc BMC.

Bài 3.2 trang 45 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.14, hãy kể tên các cặp góc đối đỉnh.

Cho Hình 3.14, hãy kể tên các cặp góc đối đỉnh

Lời giải:

Các cặp góc đối đỉnh trong hình a) là cặp góc xHy – mHt; cặp góc yHm – xHt.

Các cặp góc đối đỉnh trong hình b) là cặp góc AOD – BOC; cặp góc AOB – COD.

Bài 3.3 trang 45 Toán 7 Tập 1: Vẽ góc xOy có số đo bằng 60o. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox.

a) Viết tên hai góc kề bù có trong hình vừa vẽ.

b) Tính số đo góc yOm.

c) Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc tOy và tOm.

Lời giải:

Ta có hình vẽ sau:

Vẽ góc xOy có số đo bằng 60 độ. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox

a) Hai góc kề bù trong hình là góc xOy và góc yOm.

b) Do góc xOy và góc yOm là hai góc kề bù nên xOy^+yOm^=180°.

hay 60°+yOm^=180°.

Do đó yOm^=180°60°=120°.

Vậy yOm^=120°.

c)

Vẽ góc xOy có số đo bằng 60 độ. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox

Do Ot là tia phân giác của góc xOy nên tOy^=xOt^=12xOy^=12.60°=30°.

Do Om là tia đối của tia Ox nên xOm^=180°.

Do Ot là tia phân giác của góc xOy nên Ot nằm giữa Ox và Om.

Ta có xOt^+tOm^=xOm^.

Do đó tOm^=xOm^xOt^=180°30°=150°.

Vậy tOy^=30°;tOm^=150°.

Bài 3.4 trang 45 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.15a, biết DMA^=45°. Tính số đo góc DMB.

Cho Hình 3.15a, biết góc DMA = 45 độ. Tính số đo góc DMB

Lời giải:

Góc DMA và góc DMB là hai góc kề bù nên DMA^+DMB^=180°.

Hay 45°+DMB^=180°.

Do đó DMB^=180°45°=135°.

Vậy DMB^=135°.

Bài 3.5 trang 45 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 3.15b, biết xBm^=36°. Tính số đo các góc còn lại trong hình vẽ.

Cho Hình 3.15b, biết góc xBm = 36 độ. Tính số đo các góc còn lại trong hình vẽ

Lời giải:

Do góc xBm và góc xBn là hai góc kề bù nên xBm^+xBn^=180°

Hay 36°+xBn^=180°

Do đó xBn^=180°36°=144°

Góc xBm và góc yBn là hai góc đối đỉnh nên yBn^=xBm^=36°

Góc yBm và góc xBn là hai góc đối đỉnh nên yBm^=xBn^=144°

Vậy yBn^=xBm^=36°;yBm^=xBn^=144°.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác