Giải Toán 7 trang 49 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán 7 trang 49 Tập 1 trong Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương Toán 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 7 dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 49.

Thực hành 3 trang 49 Toán 7 Tập 1: Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5 cm (Hình 8).

- Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.

- Nêu các góc ở đỉnh C.

- Nêu các đường chéo chưa được vẽ.

Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5 cm (Hình 8)

Lời giải:

- Ta có: ABCD.A’B’C’D’ là hình lập phương. Khi đó:

+ ABCD là hình vuông nên BC = AB = 5 cm.

+ BCC’B’ là hình vuông nên BC = CC’ = 5 cm.

Do đó, BC = 5 cm; CC’ = 5 cm.

- Các góc ở đỉnh C là BCC'^;  BCD^;  C'CD^.

- Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’, CA’.

Vận dụng trang 49 Toán 7 Tập 1: Trong tấm bìa ở Hình 9, tấm bìa nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?

Trong tấm bìa ở Hình 9, tấm bìa nào gấp được hình hộp chữ nhật

Lời giải:

Hình 9a) tấm bìa gồm các hình vuông, khi gấp lại sẽ tạo thành hình lập phương.

Hình 9b) tấm bìa gồm các hình chữ nhật, khi gấp lại sẽ tạo thành hình hộp chữ nhật.

Bài 1 trang 49 Toán 7 Tập 1: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).

Quan sát hình hộp chữ nhật Bài 1 trang 49 Toán lớp 7 Tập 1

a) Nêu các cạnh và đường chéo.

b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.

c) Kể tên những cạnh bằng nhau.

Lời giải:

Hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có:

a) Các cạnh là: AB, BC, CD, DA, AE, BF, CG, DH, EF, FG, GH, HE.

 Các đường chéo là: AG, BH, CE, DF.

b) Các góc ở đỉnh B là: ABC^;  ABF^;  CBF^.

Các góc đỉnh C là: BCD^;  DCG^;  BCG^.

c) Ta có ABCD.EFGH là hình hộp chữ nhật. Khi đó:

+ ABCD là hình hộp chữ nhật nên AB = CD; BC = AD.

+ ABFE là hình hộp chữ nhật nên AB = EF; AE = BF.

+ BCGF là hình hộp chữ nhật nên BC = GF; BF = CG.

+ ADHE là hình hộp chữ nhật nên AD = EH; AE = DH.

+ CDHG là hình hộp chữ nhật nên CD = GH; DH = CG.

Vậy những cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = GH; BC = AD = GF = EH;

AE = BF = CG = DH.

Bài 2 trang 49 Toán 7 Tập 1: Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).

a) Biết MN = 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?

b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương.

Quan sát hình lập phương Bài 2 trang 49 Toán lớp 7 Tập 1

Lời giải:

a) Ta có EFGH.MNPQ là hình lập phương.

Khi đó, MNFE là hình vuông nên EF = NF = MN = 3 cm.

Vậy độ dài EF = NF = 3 cm.

b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP, FQ, GM, HN.

Lời giải bài tập Toán 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác