Tóm tắt Lý thuyết Toán lớp 6 Chương 1: Số tự nhiên | Chân trời sáng tạo
Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Chương 1: Số tự nhiên hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.
Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Lý thuyết Toán 6 Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Lý thuyết Toán 6 Bài 6: Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Lý thuyết Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp
A. Lý thuyết
1. Tập hợp, phần tử
Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.
Mối quan hệ giữa tập hợp và phần tử: Tập hợp chứa phần tử (nếu có) và phần tử nằm trong tập hợp.
Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
Ví dụ:
a) Tập hợp các bạn nữ trong lớp 6A bao gồm tất cả các bạn nữ của lớp 6A.
Đối tượng của tập hợp này là các bạn nữ của lớp 6A. Mỗi một bạn là một phần tử.
b) Tập hợp các số nhỏ hơn gồm tất cả các số nhỏ hơn 6, đó là 0; 1; 2; 3; 4; 5.
Mỗi một số trong 6 số này là một phần tử của tập hợp, chẳng hạn số 0 là một phần tử, số 1 cũng là một phần tử.
2. Các kí hiệu tập hợp
- Người ta thường đặt tên cho tập hợp bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D, ... và sử dụng các chữ cái thường a, b, c, ... để kí hiệu cho phần tử.
- Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy dấu “;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là x A, đọc là “x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y A, đọc là “y không thuộc A”.
Ví dụ: Tập hợp M gồm tất cả các số nhỏ hơn 5
Kí hiệu: M = {0; 1; 2; 3; 4} = {2; 1; 0; 3; 4}.
Mỗi số 0; 1; 2; 3; 4 đều là một phần tử của tập hợp M.
Số 6 không là phần tử của M (8 không thuộc M).
Ta viết: 0 ∈ M; 1 ∈ M; 2 ∈ M; 3 ∈ M; 4 ∈ M và 8 ∉ M.
3. Các cách cho một tập hợp
Nhận xét. Để cho một tập hợp, thường có hai cách:
• Liệt kê các phần tử của tập hợp.
• Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Ngoài 2 cách cho tập hợp như trên, người ta còn minh họa bằng hình vẽ (Sơ đồ Venn).
Ví dụ: Tập hợp A gồm tất cả các số tự nhiên nhỏ hơn 6.
- Liệt kê: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng: B = {x | x < 6}.
- Sơ đồ Venn:
4. Tập rỗng
Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu .
Ví dụ: Giả sử các học sinh lớp 6A không có bạn nào trên 55kg. Nên tập hợp các bạn trên 55kg của lớp 6A là tập rỗng.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho E là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 24 vừa nhỏ hơn 30. Điền kí hiệu ∈, ∉ thích hợp vào ô trống dưới đây.
25 ☐ E 5 ☐ E
30 ☐ E 28 ☐ E
Hướng dẫn giải
Các số tự nhiên vừa lớn hơn 24 vừa nhỏ hơn 30 là: 25; 26; 27; 28; 29.
Vì 25 thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 25 E.
Vì 5 không thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 5 E.
Vì 30 không thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 30 E.
Vì 28 thuộc tập hợp E nên ta kí hiệu 28 E.
Vậy ta điền kí hiệu vào ô trống như sau:
Bài 2. Tập hợp M gồm tất cả các tháng (dương lịch) có 30 ngày. Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp.
Hướng dẫn giải
Các tháng dương lịch có 30 ngày gồm: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Vậy tập hợp M được viết bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp là:
M = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.
Bài 3. Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 4 nhưng không quá 10. Hãy viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó.
Hướng dẫn giải
Các phần tử của tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 4 nhưng không quá 10.
Hay tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 10.
Tập hợp B gồm các phần tử là: 5; 6; 7; 8; 9; 10.
Vậy tập hợp B viết dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng:
.
Lý thuyết Toán 6 Bài 2: Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
A. Lý thuyết
1. Tập hợp và
Các số 0; 1; 2; 3; 4; ... là các số tự nhiên.
Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là , tức là = {0; 1; 2; 3; ...}.
Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là , tức là = {1; 2; 3; ...}
Tập hợp bỏ đi số 0 thì được .
Khi cho một số tự nhiên x ∈ thì ta hiểu x là số tự nhiên khác 0.
Ví dụ: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
.
Hướng dẫn giải
Vì a nên a là các số tự nhiên: 1; 2; 3; 4; 5; 6; ...
Tuy nhiên thêm điều kiện a < 4 nên a là các số 1; 2; 3.
Vậy tập hợp A được viết bằng cách liệt kê các phần tử A = {1; 2; 3}.
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
a) Biểu diễn các số tự nhiên trên tia số:
Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số bởi các điểm cách đều như sau:
- Tia số có mũi tên sang phải biểu thị chiều tăng dần của các số tự nhiên.
- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bằng một điểm trên tia số; điểm biểu diễn số tự nhiên n được gọi là điểm n.
- Điểm 0 được gọi là gốc.
b) So sánh hai số tự nhiên
- Trong hai số tự nhiên khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia, ta viết a < b (đọc là a nhỏ hơn b) hoặc b > a (đọc là b lớn hơn a).
- Khi biểu diễn trên tia số nằm ngang có chiều từ trái sang phải, nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b.
Ngoài ra ta cũng viết a ≥ b để chỉ a > b hoặc a = b.
+ Nếu a < b và b < c thì a < c (Tính chất bắc cầu).
+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất và một số liền trước duy nhất.
+ Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
Ví dụ:
- Số 3 và số 4 là hai số tự nhiên liên tiếp.
- Số liền sau của 89 là 90.
- Số liền trước của 16 là 15.
3. Ghi số tự nhiên
a) Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân
Để ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, người ta dùng mười chữ số là 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
Người ta lấy các chữ số trong 10 chữ số này rồi viết liền nhau thành một dãy, vị trí của các chữ số đó trong dãy gọi là hàng.
Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng thì làm thành 1 đơn vị của hàng liền trước đó.
Ví dụ:
+ 10 chục thì bằng 1 trăm;
+ 10 trăm thì bằng 1 nghìn.
Chú ý: Khi viết các số tự nhiên, ta quy ước:
- Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên bên trái khác 0.
- Đối với các số có 4 chữ số khác 0 trở lên, ta viết tách riêng từng lớp. Mỗi lớp là một nhóm 3 chữ só từ phải sang trái.
- Với những số tự nhiên có nhiều chữ số, mỗi chữ số ở các vị trí (hàng) khác nhau thì có giá trị khác nhau.
b) Hệ thập phân
Ta đã biết cấu tạo thập phân của một số:
- Kí hiệu chỉ số tự nhiên có hai chữ số, chữ số hàng chục là a (a ≠ 0) và chữ số hàng đơn vị là b.
Ta có: = a × 10 + b.
- Kí hiệu chỉ số tự nhiên có ba chữ số, chữ số hàng trăm là a (a ≠ 0), chữ số hàng chục là b, chữ số hàng đơn vị là c.
Ta có: = a × 100 + b × 10 + c.
- Với các số cụ thể thì không viết dấu gạch ngang ở trên.
Ví dụ:
= a × 100 + 5 × 10 + b (a ≠ 0).
425 = 4 ×100 + 2 × 10 + 5.
c) Hệ La Mã
Cách ghi số La Mã như sau:
Chữ số |
I |
V |
X |
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân |
1 |
5 |
10 |
Ghép các chữ số I, V, X với nhau ta có thể được số mới. Dưới đây là bảng chuyển đổi La Mã sang số trong hệ thập phân tương ứng (từ 1 đến 10):
Số La Mã |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Các số La Mã biểu diễn các số từ 11 đến 20: Thêm X vào bên trái mỗi số từ I đến X
XI |
XII |
XIII |
XIV |
XV |
XVI |
XVII |
XVIII |
XIX |
XX |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Các số La Mã biểu diễn các số từ 21 đến 30: Thêm XX vào bên trái mỗi số từ I đến X
Chú ý:
- Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị của các thành phần tạo nên số đó.
- Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.
Ví dụ:
a) Số XIII có 4 thành phần là X, I, I, I tương ứng với các giá trị 10; 1; 1; 1.
Ta có 10 + 1 + 1 + 1 = 13.
Do đó số XIII biểu diễn số 13.
b) Viết số 17 thành số La Mã như sau:
Số 7 được viết là VII.
Số 17 = 7 + 10, tức là số 7 thêm 10 đơn vị nên ta thêm X trước VII được XVII.
Do đó số 17 được viết thành số La Mã là XVII.
....................................
....................................
....................................
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST