Em làm được những gì? lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Em làm được những gì? lớp 3.
Nhắc lại kiến thức
1. Số
* Cách đọc và viết các số trong phạm vi 1000
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 1 nghìn
- Đọc các số tự nhiên theo thứ tự các hàng từ trái qua phải
Lưu ý khi đọc các số 0, 1, 4, 5: Dùng các từ “linh, mươi, mười, một, mốt, bốn, tư, năm, lă”" để đọc
Ví dụ:
Số 205: 5 thuộc hàng đơn vị
0 thuộc hàng chục → đọc là linh
2 thuộc hàng trăm
Đọc theo thứ tự từ phải qua trái: Hai trăm linh năm
- Từ cách đọc số, viết các chữ số tương ứng với các hàng rồi ghép lại để được số có ba chữ số
Ví dụ: Số 468 có số 4 thuộc hàng trăm, số 6 thuộc hàng chục, số 8 thuộc hàng đơn vị; Đọc là: Bốn trăm sáu mươi tám
- Viết số thành tổng các trăm chục, đơn vị và ngược lại
Ví dụ 1: Số 642 gồm 6 trăm, 4 chục, 2 đơn vị
642 = 600 + 40 + 2
Ví dụ 2: Số gồm 9 trăm, 5 chục, 3 đơn vị được viết là:
900 + 50 + 3 = 953
* Tìm số liền trước, số liền sau của một số
- Số liền trước của số a là số có giá trị bé hơn a một đơn vị
Ví dụ: Số liền trước của số 123 là số 122
- Số liền sau của số a là số có giá trị lớn hơn a một đơn vị
Ví dụ: Số liền sau của số 210 là số 211
* So sánh các số trong phạm vi 1000
- Trong hai số, số nào có số chữ số lớn hơn thì số đó lớn hơn
Ví dụ: 99 < 999; 20 < 560; 70 < 800
- Khi so sánh các số có số các chữ số bằng nhau, ta sẽ lần lượt so sánh các chữ số ở các hàng với nhau
Ví dụ: So sánh 534 và 420
Số 534 có số 5 thuộc hàng trăm; Số 420 có số 4 thuộc hàng trăm.
Do 5 > 4 nên 534 > 420
* Thứ tự các số
- So sánh các số
- Sắp xếp theo thứ tự các số theo chiều tăng dần hoặc giảm dần trong phạm vi 1000
Ví dụ: Sắp xếp các số 312; 213; 415; 409 theo thứ tự từ lớn đến bé, ta được: 415; 409; 312; 213
2. Ôn tập phép cộng và phép trừ
a) Tính nhẩm
* Cộng nhẩm
- Các số tròn trăm, tròn chục khi cộng thì chỉ cần nhẩm tính với các số hàng trăm, hàng chục và giữa nguyên các chữ số 0 ở các hàng còn lại
Ví dụ: 100 + 300 = ?
1 trăm + 3 trăm = 4 trăm
Vậy 100 + 300 = 400
- Với các số không tròn chục
* Cộng số có hai chữ số với số có 1 chữ số:
+ Tách số có hai chữ số thành hàng chục cộng với hàng đơn vị
+ Thực hiện phép tính cộng chữ số hàng đơn vị với số có 1 chữ số
+ Tính kết quả
Ví dụ: Tính nhẩm 34 + 5
34 + 5 = 30 + 4 + 5 = 30 + 9 = 39
* Cộng hai hay nhiều số có hai chữ số (trong đó có 1 số tròn chục)
+ Tách số có hai chữ số thành tổng chục cộng đơn vị
+ Thực hiện phép tính cộng giữa các số tròn chục với nhau
+ Tính kết quả
Ví dụ: 80 + 15 = 80 + 10 + 5 = 90 + 5 = 95
* Trừ nhẩm
- Các số tròn trăm, tròn chục khi trừ thì chỉ cần nhẩm tính với các số hàng trăm, hàng chục và giữa nguyên các chữ số 0 ở các hàng còn lại
Ví dụ: 800 – 100 = ?
8 trăm – 1 trăm = 7 trăm
800 – 100 = 700
- Với các số không tròn chục
* Trừ số có hai chữ số với số có 1 chữ số:
+ Tách số có hai chữ số thành hàng chục cộng với hàng đơn vị
+ Thực hiện phép tính trừ giữa chữ số hàng đơn vị với số có 1 chữ số
+ Tính kết quả
Ví dụ: Tính nhẩm 58 - 4
Ví dụ: 69 – 6 = 60 + 9 – 6 = 60 + 3 = 63
18 – 5 = 10 + 8 – 5 = 10 + 3 = 13
* Từ hai hay nhiều số có hai chữ số (số trừ là số tròn chục)
+ Tách số có hai chữ số thành tổng chục cộng đơn vị
+ Thực hiện phép tính trừ giữa các số tròn chục với nhau
+ Tính kết quả
Ví dụ: 37 – 10 = 30 + 7 – 10 = 20 + 7 = 27
* Cộng/trừ hai hay nhiều số có hai chữ số (trong đó có 1 số tròn chục)
+ Tách số có hai chữ số thành tổng chục cộng đơn vị
+ Thực hiện phép tính cộng/trừ giữa các số tròn chục với nhau
+ Tính kết quả
b) Đặt tính rồi tính
+ Muốn cộng hoặc trừ các số có hai (hoặc ba) chữ số ta làm như sau:
Đặt tính: Đặt các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Tính: Thực hiện phép cộng (trừ) từ phải sang trái. Với phép cộng, nếu các hàng có tổng bằng hoặc lớn hơn 10 thì ta chỉ viết chữ số hàng đơn vị rồi thêm 1 đơn vị vào hàng liền ngay phía trước; Với phép trừ, hàng nào không trừ được thì ta mượn một đơn vị ở hàng bên cạnh.
Ví dụ: Thực hiện phép tính 61 + 829
+ 9 cộng 1 bằng 10, viết 0 nhớ 1 + 2 cộng 6 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9 + 2 cộng 6 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9 |
|
Vậy 829 + 61 = 890 |
3. Tìm số chưa biết?
- Muốn tìm số hạng chưa thấy, ta lấy tổng trừ đi số hạng còn lại
Ví dụ: Đào và Mai có tất cả 10 cái bút chì, trong đó, Đào có 4 cái bút chì. Hỏi Mai có mấy cái bút chì?
Giải
Mai có số bút chì là:
10 – 4 = 6 (cái)
Đáp số; 6 cái bút chì
- Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng số trừ
Ví dụ: Tìm y, biết: y – 50 = 60
Giải
y – 50 = 60
y = 60 + 50
y = 110
Vậy y = 110
- Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Ví dụ: Tìm y, biết: 240 – y = 60
Giải
Ta có: 240 – y = 60
y = 240 – 60
y = 180
Vậy y = 180
4. Bảng nhân 2, 5; Bảng chia 2, 5
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải vbt Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)