Nhân với số có một chữ số (không nhớ) lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Nhân với số có một chữ số (không nhớ) lớp 3.

I. Lý thuyết

Muốn nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, ta làm như sau:

- Đặt tính rồi tính: Thừa số thứ hai là số có 1 chữ số, đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất

- Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái

- Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị

Ví dụ:

 

×11304                   2     22608

+ 2 nhân 4 bằng 8, viết 8

+ 2 nhân 0 bằng 0, viết 0

+ 2 nhân 3 bằng 6, viết 6

+ 2 nhân 1 bằng 2, viết 2

+ 2 nhân 1 bằng 2, viết 2

Vậy 11 304 × 2 = 22 608

II. Các dạng bài tập

Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính

- Đặt tính rồi tính: Thừa số thứ hai là số có 1 chữ số, đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất

- Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái

Ví dụ:

 

×10310                   3   30930

+ 3 nhân 0 bằng 0, viết 0

+ 3 nhân 1 bằng 3, viết 3

+ 3 nhân 3 bằng 9, viết 9

+ 3 nhân 0 bằng 0, viết 0

+ 3 nhân 1 bằng 3, viết 3

Vậy 10 310 × 3 = 30 930

Dạng 2: Toán có lời văn

- Đọc và phân tích kĩ đề bài, chú ý từ khóa như “mỗi” ,“một” …, yêu cầu của bài toán.

- Khi bài toán cho giá trị một nhóm và yêu cầu tìm giá trị của nhiều nhóm tương tự thì ta thường sử dụng phép nhân.

- Trình bày bài

Ví dụ: Mỗi quả xoài cân nặng 300 g. Hỏi 8 quả xoài như thế cân nặng bao nhiêu gam?

Lời giải

8 quả xoài như thế cân nặng là:

300 × 8 = 2 400 (g)

Đáp số: 2 400 gam

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác