Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3.

1. Nhân với số có một chữ số và chia cho số có một chữ số

a) Phép nhân

- Đặt tính theo cột dọc, thừa số thứ nhất là số có hai (hoặc) ba chữ số, thừa số thứ hai là số có một chữ số; các chữ số cùng một hàng đặt thẳng với nhau.

- Thực hiện phép tính nhân bằng cách lấy số có một chữ số nhân với từng chữ số của số có hai (hoặc) ba chữ số theo thứ tự từ phải sang trái.

Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 32 × 3

Bài giải

Đặt tính:

×32   3      96

+) 3 nhân 3 bẳng 6, viết 6.

+) 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.

Vậy  32 × 3 = 96.

b) Phép chia

- Đặt tính theo cột dọc, đặt số đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.

- Thực hiện phép chia.

Ví dụ 1: Kết quả của phép chia 84 : 3 bằng bao nhiêu?

Lời giải

Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập) (ảnh 1)

8 chia 3 được 2, viết 2.

2 nhân 3 bằng 6; 8 trừ 6 bằng 2.

Hạ 4 được 24; 24 chia 3 được 8, viết 8.

8 nhân 3 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 0.

Vậy 84 : 3 = 28.

Ví dụ 2: Đặt tính và tính 97 : 7.

Bài giải

Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

9 chia 7 được 1, viết 1.

1 nhân 7 bằng 7; 9 trừ 7 bằng 2.

Hạ 7, được 27; 27 chia 7 được 3, viết 3.

3 nhân 7 bằng 21; 27 trừ 21 bằng 6.

Vậy 93 : 7 = 13 (dư 6).

2. Tính giá trị của biểu thức

- Quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

+ Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ ta thực hiện các phép tính theo thứ từ từ trái sang phải

+ Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải

+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau

+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc

Ví dụ: 25 – 15 : 5 = 25 – 3 = 22

             101 x (16 – 7) = 101 x 9 = 909

             48 : (8 : 2) = 48 : 4 = 12

3. Mi – li – lít

- Mi-li-lít là đơn vị đo dung tích

- Mi-li-lít viết tắt là ml

- Đổi đơn vị:

1 l = 1000 ml;        1000 ml = 1 l

4. Góc vuông, góc không vuông

Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Góc vuông

Góc không vuông

Góc không vuông

- Cách kiểm tra góc vuông/ góc không vuông bằng ê -ke

+ Tìm góc vuông của ê – ke

+ Đặt 1 cạnh của góc vu =ông trong ê – ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra

+ Nếu cạnh còn lại của ê-ke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc đó là góc vuông. còn nếu không trùng thì góc này là góc không vuông

Em ôn lại những gì đã học trang 113 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

5. Chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật

- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó

- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2

- Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4

Ví dụ: Tính chu vi tấm gỗ hình vuông có cạnh 2 dm.

Bài giải

Chu vi tấm gỗ là:

2 x 4 = 8 (dm)

Đáp số: 8 dm

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác