Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1: Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các góc lượng giác có số đo có dạng là:

a) π2+kπk;

b) kπ4k.

Lời giải:

a) Với k = 0 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2, được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 1 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2+π=3π2, được biểu diễn bởi điểm N;

Với k = 2 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2+2π nên cũng được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 3 thì có góc lượng giác có số đo góc là π2+3π=3π2+2π nên cũng được biểu diễn bởi điểm N.

Vậy với k chẵn thì các góc lượng giác có số đo dạng π2+kπk được biểu diễn bởi điểm M, với k lẻ thì các góc lượng giác có số đo dạng π2+kπk được biểu diễn bởi điểm N khi đó ta có hình vẽ sau:

Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

b) Với k = 0 thì có góc lượng giác có số đo góc là 0, được biểu diễn bởi điểm A;

Với k = 1 thì có góc lượng giác có số đo góc là π4, được biểu diễn bởi điểm M;

Với k = 2 thì có góc lượng giác có số đo góc là 2π4=π2 được biểu diễn bởi điểm B;

Với k = 3 thì có góc lượng giác có số đo góc là 3π4 được biểu diễn bởi điểm N;

Với k = 4 thì có góc lượng giác có số đo góc là 4π4=π được biểu diễn bởi điểm A’;

Với k = 5 thì có góc lượng giác có số đo góc là 5π4 được biểu diễn bởi điểm M’;

Với k = 6 thì có góc lượng giác có số đo góc là 6π4=3π2 được biểu diễn bởi điểm B’;

Với k = 7 thì có góc lượng giác có số đo góc là 7π4 được biểu diễn bởi điểm N’;

Với k = 8 thì có góc lượng giác có số đo góc là 8π4=2π+0 nên được biểu diễn bởi điểm A;

Vậy các góc lượng giác có số đo dạng π2+kπk được biểu diễn bởi các điểm A, M, B, N, A’, M’, B’, N’. Khi đó ta có hình vẽ sau:

Bài 7 trang 13 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải bài tập Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác hay, chi tiết khác:

Các bài học để học tốt Toán 11 Bài 1: Góc lượng giác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Chân trời sáng tạo khác