Giải Toán 10 trang 7 Tập 1 Cánh diều

Với Giải Toán 10 trang 7 Tập 1 trong Bài 1: Mệnh đề toán học Toán lớp 10 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 10 trang 7.

Hoạt động 4 trang 7 Toán lớp 10 Tập 1: Hai bạn Kiên và Cường đang tranh luận với nhau.

Kiên nói: “Số 23 là số nguyên tố”.

Cường nói: “Số 23 không là số nguyên tố”.

Em có nhận xét gì về hai câu phát biểu của Kiên và Cường? 

Lời giải:

Hai câu phát biểu của Kiên và Cường đều là các mệnh đề toán học và hai câu này có ý nghĩa trái ngược nhau.

Số 23 là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ước là 1 và 23 nên đây là số nguyên tố, do đó phát biểu của Kiên là mệnh đề đúng và phát biểu của Cường là mệnh đề sai. 

Luyện tập 4 trang 7 Toán lớp 10 Tập 1: Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và nhận xét tính đúng sai của mệnh đề phủ định đó.

P: “5,15 là một số hữu tỉ”;

Q: “ 2 023 là số chẵn”.

Lời giải:

+ P: “5,15 là một số hữu tỉ”

Mệnh đề phủ định của P là P¯: “5,15 không phải là một số hữu tỉ” hay P¯: “5,15 là số vô tỉ”.

Ta có: 5,15 = 515100 (trong đó 515; 100 ∈ ℤ , 100 ≠ 0) nên 5,15 là số hữu tỉ. Do đó P là mệnh đề đúng nên P là mệnh đề sai.

+ Q: “ 2 023 là số chẵn”

Mệnh đề phủ định của Q là Q¯: “2 023 không phải là số chẵn” hay Q¯: “2 023 là số lẻ”.

Do các số chẵn là các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 và các số lẻ là các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 nên 2 023 là số lẻ, do đó mệnh đề Q sai nên Q¯ đúng.

Hoạt động 5 trang 7 Toán lớp 10 Tập 1: Cho n là số tự nhiên. Xét hai mệnh đề:

P: “Số tự nhiên n chia hết cho 6”; Q: “Số tự nhiên n chia hết cho 3”. 

Xét mệnh đề R: “Nếu số tự nhiên n chia hết cho 6 thì số tự nhiên n chia hết cho 3”. 

Mệnh đề R có dạng phát biểu như thế nào?

Lời giải:

Mệnh đề R: “Nếu số tự nhiên n chia hết cho 6 thì số tự nhiên n chia hết cho 3”.

Ta thấy mệnh đề R có dạng: “Nếu P thì Q”. 

Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Mệnh đề toán học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác