Trắc nghiệm Tin học 6 Kết nối tri thức Chủ đề 1 (có đáp án): Máy tính và cộng đồng
Với 45 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 6.
Bài 1: Thông tin và dữ liệu
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính.
B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao.
Trả lời: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Đáp án: C.
Câu 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là gì?
A. Thông tin máy tính.
B. Thông tin vào.
C. Thông tin ra.
D. Dữ liệu được lưu trữ.
Trả lời: Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là thông tin vào.
Đáp án: B.
Câu 3: Giả sử em là lớp trưởng của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thông tin cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số lượng bạn ăn bán trú.
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
C. Số bạn không mặc áo đồng phục.
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Trả lời: Thông tin không cần xử lí là “ Số lượng bạn ăn bán trú” vì thông tin này không liên quan đến việc xếp loại của các tổ trong lớp.
Đáp án: A.
Câu 4: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể nắng”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?
A. Mặc đồng phục.
B. Đi học mang theo áo mưa.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Đi học mang theo ô, mũ.
Trả lời: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể nắng”, em sẽ đi học mang theo ô, mũ.
Đáp án: D.
Câu 5: Thông tin dạng âm thanh là thông tin nào bên dưới đây?
A. Tiếng chim hót.
B. Đi học mang theo áo mưa.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
Trả lời: Thông tin dạng âm thanh là Tiếng chim hót.
Đáp án: A.
Câu 6: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?
A. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học.
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu.
C. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp.
D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
Trả lời: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin “Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu”.
Đáp án: B.
Câu 7: Trước khi sang đường theo em, con người phải xử lý những thông tin gì?
A. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được.
B. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không.
C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa.
Trả lời: Trước khi sang đường theo em, con người phải quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
Đáp án: C.
Câu 8: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy.
B. Thẻ nhớ.
C. Đĩa CD, DVD.
D. Xô, chậu.
Trả lời: Xô, chậu không phải là vật mang tin.
Đáp án: D.
Câu 9: Thông tin có thể giúp cho con người những gì?
A. Giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiểu quả.
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Trả lời: Thông tin có thể giúp cho con người:
- Giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiểu quả.
- Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
- Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
Đáp án: D.
Câu 10: Bạn Khoa vẽ biểu đồ trên giấy như sau:
Theo em tờ giấy của bạn Khoa đóng vai trò là gì?
A. Vật mang tin.
B. Thông tin.
C. Dữ liệu.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Vật mang tin để lưu trữ và truyền thông tin. Vậy giấy là vật mang tin.
Đáp án: A.
Câu 11: Phương án nào sau đây là thông tin?
A. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.
B. Phiếu điều tra dân số.
C. Kiến thức về phân bố dân cư.
D. Các con số thu thập được thông qua cuộc điều tra dân số.
Trả lời: Thông tin là kiến thức về phân bố dân cư.
Đáp án: C.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
A. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.
B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người.
D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
Trả lời: Lợi ích của thông tin là đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
Đáp án: B.
Câu 13: Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: “Hôm nay, trời có mưa”. Phát biểu nào sau đây đúng?
|
|
A. Bản tin thời tiết là thông tin, kết luận của Khoa là là dữ liệu.
B. Bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
C. Bản tin dự báo thời tiết và kết luận của Khoa đều là dữ liệu.
D. Những con số trong bản tin dự báo thời tiết là thông tin.
Trả lời: Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: “Hôm nay, trời có mưa”. Vậy bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
Đáp án: B.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.
B. Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.
C. Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết.
D. Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
Trả lời: Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị => Phát biểu này là sai.
Đáp án: B.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.
B. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
C. Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
D. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.
Trả lời: Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
Đáp án: C.
Bài 2: Xử lý thông tin
Câu 1: Xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và cho biết bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào? |
|
A. Thị giác.
B. Vị giác.
C. Cả 2 đáp án đều đúng.
D. Không có đáp án nào đúng.
Trả lời: Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan là: thị giác (mắt): mắt quan sát thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa bóng và khung thành.
Đáp án: A.
Câu 2: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?
A. Làm việc không mệt mỏi.
B. Khả năng tính toán nhanh, chính xác.
C. Khả năng lưu trữ lớn.
D. Tất cả các khả năng trên.
Trả lời: Các khả năng to lớn của máy tính:
- Khả năng tính toán nhanh
- Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng làm việc không mệt mỏi
- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.
Đáp án: D.
Câu 3: Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:
- Thu nhận.
- Xử lí.
- Lưu trữ.
- Truyền.
Khi nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được gọi là thu nhận thông tin.
Đáp án: A.
Câu 4: Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:
- Thu nhận.
- Xử lí.
- Lưu trữ.
- Truyền.
=> Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động XỬ LÍ thông tin.
Đáp án: C.
Câu 5: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Trả lời: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động TRUYỀN.
Đáp án: D.
Câu 6: Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
A. Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
B. Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.
C. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
D. Bạn An tóm tắt câu chuyện.
Trả lời:
- Thứ tự thu nhận: bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
- Lưu trữ: bạn An nhớ nội dung câu chuyện.
- Xử lí: Bạn An tóm tắt câu chuyện.
- Truyền thông tin: Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.
Đáp án: Ta sắp xếp lại như sau: C - B - D - A.
Câu 7: Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy tính?
A. Bộ nhớ.
B. Thiết bị lưu trữ.
C. Thiết bị vào.
D. Thiết bị ra.
Trả lời: Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị thiết bị vào.
Đáp án: C.
Câu 8: Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong bao lâu?
A. Một giây.
B. Một giờ.
C. Một phút.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Để thực hiện bằng tay phép nhân hai số có 100 chữ số, người bình thường phải mất hàng giờ. Nhưng máy tính chỉ trong chốc lát vì nó có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây.
Đáp án: A.
Câu 9: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính?
A. Micro.
B. Máy in.
C. Màn hình.
D. Loa.
Trả lời: Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin. Micro là thiết bị ra của máy tính.
Đáp án: A.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?
A. Thực hiện nhanh và chính xác.
B. Suy nghĩ sáng tạo.
C. Lưu trữ lớn.
D. Hoạt động bền bỉ.
Trả lời: Các khả năng to lớn của máy tính:
- Khả năng tính toán nhanh
-Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng làm việc không mệt mỏi
+ Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.
Đáp án: B.
Câu 11: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:
A. Đầu vào, đầu ra.
B. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền.
C. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận.
D. Mở bài, thân bài, kết luận.
Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:
- Thu nhận.
- Xử lí.
- Lưu trữ.
- Truyền.
Đáp án: B.
Câu 12: Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?
A. Thu nhận.
B. Lưu Trữ.
C. Xử lí.
D. Truyền.
Trả lời:
Đáp án: B.
Câu 13: Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào đâu?
A. Khả năng tính toán nhanh.
B. Giá thành ngày càng rẻ.
C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.
D. Khả năng lưu trữ lớn.
Trả lời: Máy tính có được sức mạnh như vậy đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Vì vậy nó phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của con người.
Đáp án: C.
Câu 14: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là gì?
A. Bàn phím.
B. CPU.
C. Chuột.
D. Màn hình.
Trả lời: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ… Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là màn hình.
Đáp án: D.
Câu 15: Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Trả lời: Các thành phần cơ bản của máy tính dùng xử lý thông tin
- CPU (Central Processing Unit) ...
- RAM (Random Access Memory) ...
- Ổ cứng (HDD hoặc SSD) ...
- Bộ nguồn (Power Supply hay PSU) ...
Đáp án: B.
Bài 3: Thông tin trong máy tính
Câu 1: Dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng:
A. Số thập phân.
B. Dãy bit.
C. Thông tin.
D. Các kí tự.
Trả lời: Dữ liệu trong máy tính được lưu dưới dạng dãy bít (bite) còn gọi là dạng nhị phân.
Đáp án: B.
Câu 2: Dữ liệu trong máy tính được mã hóa thành dãy bit vì:
A. Dãy bit chiếm ít dung lượng nhớ hơn.
B. Dãy bit được xử lí dễ dàng hơn.
C. Dãy bit đáng tin cậy hơn.
D. Máy tính chỉ làm việc với hai kí hiệu 0 và 1.
Trả lời: Máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên mà sử dụng ngôn ngữ riêng được gọi là ngôn ngữ máy tính nên dữ liệu để được xử lí cần phải mã hóa thành dãy bit.
Đáp án: D.
Câu 3: Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?
A. Digit.
B. Byte.
C. Kilobyte.
D. Bit.
Trả lời: Bit là viết tắt của Binary Digit, là đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin trong máy tính, tính dung lượng của bộ nhớ như: ổ cứng, USB, thẻ nhớ, RAM... Bit là thuật ngữ chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính có thể lưu trữ một trong hai trạng thái thông tin là 0 hoặc 1 (có thể hiểu là trạng thái bật hoặc tắt của bóng bán dẫn trong máy tính).
Đáp án: D.
Câu 4: Một bit được biểu diễn bằng:
A. Chữ số bất kì.
B. Một chữ cái.
C. Kí hiệu 0 hoặc 1.
D. Một kí hiệu đặc biệt.
Trả lời:
- Với dãy số dài thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy số kí hiệu 0 và 1.
- Mỗi dãy các kí hiệu 0 và 1 như vậy được gọi là dãy bit.
- Kí hiệu là một bit.
Đáp án: C.
Câu 5: Bao nhiêu “bit” tạo thành một “byte”?
A. 36.
B. 32.
C. 9.
D. 8.
Trả lời:
Đáp án: D.
Câu 6: Bao nhiêu “byte” tạo thành một “kilobyte”?
A. 64.
B. 8.
C. 1 024.
D. 2 028.
Trả lời:
Đáp án: C.
Câu 7: Đơn vị đo dữ liệu nào sau đây lớn nhất?
A. Bit.
B. Kilobyte.
C. Megabyte.
D. Gigabyte.
Trả lời:
Đáp án: D.
Câu 8: Một gigabyte xấp xỉ bằng:
A. Một nghìn byte.
B. Một triệu byte.
C. Một tỉ byte.
D. Một nghìn tỉ byte.
Trả lời:
Đáp án: C.
Câu 9: Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ được gọi là gì?
A. Thể tích nhớ.
B. Năng lực nhớ.
C. Dung lượng nhớ.
D. Khối lượng nhớ.
Trả lời: Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ được gọi là dung lượng nhớ.
Đáp án: C.
Câu 10: Một thẻ nhớ 4 GB lưu trữ được bao nhiêu ảnh 512 KB?
A. 2 nghìn ảnh.
B. 4 nghìn ảnh.
C. 8 triệu ảnh.
D. 8 nghìn ảnh.
Trả lời: Đổi 4 GB = 4*1024*1024 KB → Một thẻ nhớ 4 GB có thể chứa được: 4*1024*1024 : 512 = 8 000 bức ảnh.
Đáp án: D.
Câu 11: Hình 5 là thuộc tính của tệp IMG_0123.jpg lưu trữ trong máy tính.
Hình 5. Tệp ảnh lưu trên máy tính |
Tệp ảnh IMG_0123.jpg có dung lượng bao nhiêu?
A. 44 byte.
B. 44 kilobit.
C. 44 kilobyte.
D. 0,44 megabyte.
Trả lời: Quan sát hình 5 ta thấy dung lượng của bức hình là 44 KB.
Đáp án: C.
Câu 12: Một ổ cứng di động 2 TB có dung lượng nhớ tương đương bao nhiêu?
A. 2 048 KB.
B. 1 024 MB.
C. 2 048 MB.
D. 2 048 GB.
Trả lời:
Đáp án: D.
Câu 13: Một thẻ nhớ 2 GB chứa được khoảng bao nhiêu bản nhạc? Biết rằng mỗi bản nhạc có dung lượng khoảng 4 MB.
A. 12.
B. 120.
C. 512.
D. 5120.
Trả lời: 2 GB = 2014 MB = 4*512 MB → Thẻ nhớ chứa được 512 bản nhạc.
Đáp án: C.
Câu 14: Thẻ nhớ sau có dung lượng là bao nhiêu?
A. 32 B.
B. 32 MB.
C. 32 KB.
D. 32 GB.
Trả lời: Quan sát hình ta thấy thẻ nhớ có dung lượng 32 GB.
Đáp án: D.
Câu 15: Dãy bit là gì?
A. Là âm thanh phát ra từ máy tính.
B. Là dãy những chữ số từ 0 đến 9.
C. Là một dãy chỉ gồm chữ số 2.
D. Là dãy những kí hiệu 0 và 1.
Trả lời: Dãy bit là dãy những kí hiệu 0 và 1.
Đáp án: D.
....................................
....................................
....................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Trắc nghiệm Tin học 6 Chủ đề 6: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tin học 6 Kết nối tri thức
- Giải SBT Tin học 6 Kết nối tri thức
- Giải lớp 6 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 6 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 6 Cánh diều (các môn học)
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT