Trắc nghiệm Tin học 12 Chân trời sáng tạo Bài D2 (có đáp án): Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 12 Bài D2: Gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Tin 12 Tin học ứng dụng.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Tính nhân văn trong không gian mạng được thể hiện qua điều nào sau đây?

A. Bộc lộ sự tức giận và chê bai người khác.

B. Chia sẻ khó khăn và không phân biệt đối xử.

C. Tạo ra tin đồn thất thiệt về người khác.

D. Chỉ giao tiếp với những người có cùng quan điểm.

Câu 2: Một trong những vấn đề phát sinh về tính nhân văn trong không gian mạng là gì?

A. Tăng cường tính kết nối xã hội.

B. Sự phổ biến của các hành vi thiếu đạo đức.

C. Giảm thiểu sự hiểu biết về công nghệ.

D. Phát triển các giá trị văn hóa tích cực.

Câu 3: Các Key Opinion Leader (KOL) trong không gian mạng có thể gây ảnh hưởng gì?

A. Chỉ giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

B. Luôn lan tỏa thông tin tích cực.

C. Định hướng quan điểm của người theo dõi.

D. Không có tác động gì đến xã hội.

Câu 4: Sử dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong không gian mạng có thể dẫn đến vấn đề gì?

A. Cải thiện kỹ năng giao tiếp của người dùng.

B. Tăng cường bảo mật thông tin cá nhân.

C. Gây ra sự mất khả năng phân biệt thật – giả.

D. Không ảnh hưởng đến sự thật – giả trong thông tin.

Câu 5: Một trong những biện pháp gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng là gì?

A. Tăng cường sử dụng các từ ngữ tục tĩu.

B. Kiểm soát thông tin cá nhân.

C. Tránh hoàn toàn việc sử dụng mạng xã hội.

D. Tạo lập các nhóm riêng biệt chỉ cho những người có cùng quan điểm.

Câu 6: Việc gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng yêu cầu người dùng:

A. Chỉ đăng tải thông tin đã được kiểm chứng.

B. Chia sẻ mọi thông tin mà không cần kiểm chứng.

C. Sử dụng ngôn ngữ kích động và tục tĩu.

D. Tránh tương tác với các cộng đồng trực tuyến.

Câu 7: Những hành vi nào sau đây không phù hợp với tính nhân văn trong không gian mạng?

A. Viết bình luận tích cực.

B. Xuyên tạc và bôi nhọ danh dự của người khác.

C. Chia sẻ những hình ảnh tốt đẹp về cộng đồng.

D. Hỗ trợ các hoạt động tình nguyện.

Câu 8: Một cách để nâng cao ý thức và hành vi đạo đức trong không gian mạng là gì?

A. Thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với ý kiến của người khác.

B. Tự kiểm tra và đánh giá hành vi của bản thân.

C. Lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng.

D. Tăng cường việc sử dụng từ ngữ không phù hợp.

Câu 9: Vai trò của các cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lí nhà nước trong gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng là gì?

A. Không cần thiết và không có tác động.

B .Tăng cường kiểm duyệt nội dung và giám sát hành vi người dùng.

C. Chỉ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm.

D. Khuyến khích sự phát triển của các trào lưu tiêu cực.

Câu 10: Một trong những mục tiêu của việc gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng là gì?

A. Phát triển và lan truyền các hành vi tiêu cực.

B. Tôn trọng sự khác biệt và đa dạng.

C. Đẩy mạnh việc sử dụng ngôn ngữ thô tục.

D. Hạn chế sự đa dạng trong giao tiếp.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng Sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Về tính nhân văn trong không gian mạng, hãy xác định các phát biểu sau là đúng hay sai :

a) Tính nhân văn bao gồm việc giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn.

b) Tính nhân văn cho phép phân biệt đối xử theo chủng tộc và sắc tộc.

c) Tính nhân văn yêu cầu tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

d) Tính nhân văn không liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người khác.

Câu 2: Về các vấn đề phát sinh về tính nhân văn trong không gian mạng, hãy xác định các phát biểu sau là đúng hay sai :

a) Khả năng ẩn danh trên mạng có thể dẫn đến hành vi sống ảo và chạy theo trào lưu tiêu cực.

b) KOL (Key Opinion Leader) luôn tạo ra các thông tin tích cực và đúng đắn.

c) Trí tuệ nhân tạo trên mạng xã hội có thể khiến người dùng mất khả năng phân biệt thông tin thật và giả.

d) Các nền tảng mạng xã hội không cần kiểm duyệt nội dung vì người dùng có thể tự kiểm soát hành vi của mình.

PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3

Câu 1: Tính nhân văn trong không gian mạng được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Những vấn đề nào thường phát sinh về tính nhân văn trong không gian mạng?

Câu 3: Biện pháp gì giúp gìn giữ tính nhân văn trong không gian mạng?

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác