Bài tập trắc nghiệm Luyện tập tả người (tả hoạt động) lớp 5 (có đáp án)
Với 10 bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Luyện tập tả người (tả hoạt động) lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Khi làm bài văn tả hoạt động của một người, cần phải chú ý điều gì?
A. Có thể tả ngoại hình rồi tả hoạt động.
B. Có thể kết hợp tả ngoại hình với tả hoạt động.
C. Tả hoạt động là nội dung chủ yếu của bài.
D. Cả A, B, C đều là những điều cần phải lưu ý
Câu 2: Khi miêu tả hoạt động của một em bé đang độ tuổi tập nói, tập đi, em có thể sử dụng chi tiết nào?
☐ Bi bô tập nói theo những gì bố mẹ dạy.
☐ Chập chững đi những bước đi đầu tiên.
☐ Phụ giúp mẹ rửa bát, nấu cơm.
☐ Khóc oa oa khi thức dậy mà không có mẹ bên cạnh.
☐ Mỗi lần đi học về là ngoan ngoãn ngồi vào bàn học làm bài tập về nhà mà không cần ai nhắc nhở.
☐ Đôi mắt long lanh, linh động nhìn theo cử chỉ, hành động của bố.
☐ Ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ.
Câu 3: Đâu là những chi tiết mà em có thể sử dụng khi tả về hoạt động của một người bạn học?
☐ Thường xuyên tới rủ em cùng đi học.
☐ Bận rộn với việc chăm sóc con cái trong gia đình.
☐ Cuối tuần chúng em thường rủ nhau đạp xe đi dạo công viên, hít thở không khí trong lành.
☐ Mỗi ngày đều dậy từ sớm bắt xe tới công ty làm việc, chiều lại bắt xe về nhà.
☐ Mỗi lần kể chuyện cười, từng cử chỉ, lời nói và hành động đều khiến em không nhịn cười nổi.
☐ Cặm cụi làm bài tập về nhà.
☐ Cùng bảo ban nhau tiến bộ trong học tập.
Câu 4: Đâu là những chi tiết con có thể sử dụng khi tả về một cô giáo?
☐ Miệt mài viết từng nét chữ trên bục giảng trong khi bụi phấn đang thi nhau rơi trên tóc cô và cả quần áo cô.
☐ Say sưa giảng giải cho chúng em nhiều bài học thú vị trong sách vở và cả trong cuộc sống.
☐ Mỗi ngày đều cặm cụi mặc đồ bảo hộ và ra đồng làm việc từ rất sớm.Ngồi ở phòng hội đồng cùng trao đổi với các giáo viên khác về chuyên môn.
☐ Thái độ nhã nhặn khi tiếp đón phụ huynh học sinh.
☐ Buổi sáng khi mặt trời còn chưa ló dạng, cô đã ra ngoài nhổ rau để đem ra chợ bán.
☐ Tỉ mỉ uốn nắn chúng em từ những lỗi chính tả nhỏ nhất cho tới tư thế khi ngồi viết bài.
Câu 5: Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi tả về một người mẹ?
☐ Cặm cụi trong bếp nấu những món ăn ngon cho bố con em.
☐ Kiên nhẫn giảng bài cho con gái vào mỗi tối.
☐ Nũng nịu đòi người lớn xúc cơm cho.
☐ Tắt đèn và đắp chăn cho chúng em khi đêm xuống.
☐ Đôi mắt linh động, bi bô tập nói.
☐ Nhắc nhở chúng em không được lãng phí đồ ăn.
Câu 6: Dưới đây là đoạn văn miêu tả ngoại hình của bà, con hãy bấm chọn các từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thiện đoạn văn:
Bà nội em năm nay đã gần 80 tuổi. Đôi mắt bà đã (sáng trưng/mờ đục), mái tóc đã (đen/bạc) và (mỏng/dày) đi nhiều. Mỗi lần chải tóc cho bà em đều cảm thấy (vui sướng/xót xa), cố gắng chải nhẹ nhàng nhất có thể. (Mái tóc/Làn da) của bà đã hằn in bao dấu vết của thời gian, nhăn nheo, chảy xệ và điểm cả những đốm (đồi mồi/đôi môi).
Câu 7: Dưới đây là đoạn văn miêu tả hoạt động của người bà, con hãy lựa chọn các từ in đậm trong ngoặc để hoàn thiện đoạn văn:
Tuy đã nhiều tuổi rồi nhưng bà vẫn rất thích làm việc nhà. Mới sáng sớm, khi em còn chìm đắm trong giấc ngủ bà đã thức dậy (chăm sóc/dọn dẹp) nhà cửa, chăm sóc vườn rau sau nhà. Vườn rau nhỏ xinh đầy những rau xanh như rau muống, rau cải, mướp, cải bắp, su hào,… đều do một tay bà và mẹ em (vun trồng/vun vén) và chăm sóc. Đối với mỗi công việc nhà, bà đều tỉ mỉ, (cần cù/cẩn thận) làm từng chút một. Những lúc không phải học bài em thường thích loanh quanh bên bà, phụ giúp bà những công việc nhà. Em rất thích ngồi hàng giờ trò chuyện với bà. Phần vì em biết người già rất thích có người bên cạnh trò chuyện cùng, phần vì em cũng rất thích lắng nghe bà nói. Bà hay kể cho em nghe những câu chuyện xa xưa, em ngoan ngoãn ngồi bên bà như chú mèo nhỏ. Mỗi lúc như thế đôi mắt (đục mờ/đục đẽo) của bà lại nhìn xa xăm vào khoảng không phía trước, có chút gì đó rưng rưng. Em có thể thấy được từ trong đôi mắt đó bao nhiêu cảm xúc đang ùa về. Nhưng mỗi lúc em kể cho bà nghe những câu chuyện ở lớp với thầy cô, bạn bè của em thì đôi mắt ấy lại sáng và linh động tới kì lạ. Đôi mắt chuyển động theo từng lời kể của em, lúc thì dãn ra, khi lại híp lại, thỉnh thoảng bà lại bật cười xoa đầu em. Em thấy được từ trong (đôi môi/đôi mắt) ấy bao nhiêu là yêu thương và trìu mến mà bà dành cho em.
Câu 8: Con hãy ghép mảnh ghép màu xanh với mảnh ghép màu nâu để được kết hợp đúng khi miêu tả ngoại hình của một em bé đang độ tuổi tập nói, tập đi:
1. Hình dáng |
a. Lơ thơ vài sợi tóc |
2. Nước da |
b. Bụ bẫm, đáng yêu |
3. Tóc |
c. Trắng hồng |
4. Mắt |
d. Mắt tròn to, linh động, đen láy |
Câu 9: Dưới đây là đoạn văn tả hoạt động của một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Con hãy bấm chọn vào những từ in đậm trong ngoặc để hoàn thiện đoạn văn.
“ba…ba…ba” vừa về đến nhà em đã nghe thấy giọng nói (lanh lợi/lanh lảnh) của Bống. Bống là em gái của em. Năm nay Bống mới 2 tuổi. Dáng người (bụ bẫm/bụi bặm), dễ thương. Chỉ cần nhìn thấy Bống là mộ người sẽ lập tức muốn ôm em ấy vào lòng. Đôi má phúng phính, trắng hồng, lúc cười lộ ra mấy cái (răng khôn/răng sữa) khiến ai nhìn cũng muốn nựng má. Đôi mắt đen to, (lung linh/linh động) nhìn đông ngó tây khiến ai cũng phải bật cười. Bống đang độ tuổi tập đi, mỗi bước đi (chập chững/chập chờn) của em khiến mọi người trong nhà đều phải dõi theo. Tối nào bé cũng thích đi vòng quanh nhà, có lẽ Bống biết mọi người trong nhà đều dõi theo bước đi của mình nên quyết tâm đi thật tốt. Đang đi mỏi chân quá, em ngồi bệt xuống đất quay ra nhìn cả nhà cười hì hì vô cùng (đáng quý/đáng yêu).
Câu 10: Dưới đây là đoạn văn tả hoạt động của một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Con hãy bấm chọn vào những từ in đậm trong ngoặc để hoàn thiện đoạn văn.
Như bao đứa trẻ nhỏ khác, Bống rất thích chơi (người máy/búp bê), em ấy có thể ngồi hàng giờ bên những con búp bê, nghiêm túc chơi, nghiêm túc bế và ru em búp bê ngủ như thể đó là em của mình. Bống rất ngoan, mẹ dặn Bống khi chơi xong thì phải xếp đồ chơi (ghọn ghẽ/gọn gàng) vào rổ đồ chơi, em đều nhớ và làm theo. Trong nhà, Bống quấn mẹ nhất, chỉ ở bên cạnh những người thân trong gia đình, em mới tỏ vẻ (nao núng/nũng nịu), phụng phịu đáng yêu. Khi ở cạnh những khác em cũng không hề khóc mà lại lộ ra vẻ (tự lập/tự do) hiếm có. Mỗi tối đi ngủ Bống đều phải có gấu bông nằm bên cạnh mới có thể ngủ ngon được. Em rất yêu Bống, lúc rảnh rỗi em chỉ muốn chơi và trông Bống để mẹ có thêm thời gian làm việc nhà.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 phần tập đọc
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 phần Chính tả
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 phần Luyện từ và câu
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 phần Tập làm văn
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 Ôn luyện tổng hợp
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem