Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 1 Luyện từ và câu lớp 5 (có đáp án)



Với 19 bài tập trắc nghiệm tenbaidaydu lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Con hãy điền một cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống sau đây: 

"……………. mẹ bị ốm ………… buổi chiều Thu không muốn đi chơi với các bạn nữa."

A. Tuy… nhưng…

B. Vì… nên…

C. Nếu… thì…

D. Không những… mà còn…

Câu 2: Tìm các cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau:

a. Mặc dù trời đổ mưa nhưng chúng em vẫn quyết định không hủy cuộc hẹn này.

b Nhờ có sự nhanh trí và dũng cảm mà bạn nhỏ đã góp phần giúp các chú công an bắt được bọn trộm gỗ.

Câu 3: Con hãy điền từ còn thiếu để hoàn thành các câu sau, biết rằng các từ cần điền vào chỗ trống trái nghĩa với những từ in đậm trong câu:

a. Lá lành đùm lá rách

b. Chết vinh còn hơn sống nhục

c. Bán anh em xa, mua láng giềng gần

Câu 4: Các từ bầm, u, bu, má, mẹ thuộc loại từ gì?

A. Từ đồng nghĩa

B. Từ nhiều nghĩa

C. Từ trái nghĩa

D. Từ đồng âm

Câu 5: Tìm trong đoạn thơ từ đồng nghĩa với từ biên cương?

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta – ngọn núi

Như đất trời biên cương.

Câu 6: Đọc thật kĩ khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Trong khổ thơ này, các từ đầungọn được dùng với nghĩa gốc, đúng hay sai? 

Chiều biên giới em ơi

Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta – ngọn núi

Như đất trời biên cương.

A. Đúng

B. Sai

Câu 7: Trong bài thơ Chiều biên giới hình ảnh lúa lượn bậc thang mây gợi ra điều gì?

A. Lúa bay lượn trong mây.

B. Lúa và mây cùng bay lượn qua những bậc thang.

C. Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô, uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Đọc lại bài thơ Chiều biên giới (SGK Tiếng Việt 5 tập một, trang 175) và cho biết có những đại từ xưng hô nào xuất hiện trong bài thơ?

☐ Ta

☐ mình

☐ em 

☐ Chúng ta

Câu 9: Con hãy nối các sự vật ở cột phải với môi trường sống tương ứng của nó ở cột trái:

1. Sinh quyển (môi trường động, thực vật)


a. Rừng, con người, hổ, trâu, bò, cò, vạc, bồ nông, cam quýt, mít, rau cải, rau muống, cỏ.

2. Thủy quyển (môi trường nước)

b. Bầu trời, vũ trụ, mây, ánh sáng, âm thanh, khí hậu.

3. Khí quyển (môi trường không khí)

c. Sông, suối, hồ, ao, biển, đại dương, kênh, mương, thác.

Câu 10: Con hãy ghép các môi trường sau với hành động bảo vệ môi trường tương ứng khi ở trong môi trường đó:

1. Sinh quyển (môi trường động, thực vật)


a. lọc khối công nghiệp, xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí.

2. Thủy quyển (môi trường nước)

b. giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp.

3. Khí quyển (môi trường không khí)

c. Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn hoặc bằng điện, chống săn bắn thú rừng.

Câu 11: Tìm các danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ sau?

Vườn cây sống thật vui

Nắng mưa cùng chia sẻ

Đêm đêm rủ nhau ngủ

Bình minh lại xôn xao…

A. Nắng, mưa.

B. Nắng, mưa, bình minh.

C. Đêm đêm, bình minh.

D. Nắng, mưa, đêm đêm, bình minh

Câu 12: Tìm trong đoạn thơ sau các sự vật được nhân hóa?

Gió đi qua gật gù

Chim tới khen rối rít

Mây che qua vòm mát

Đất màu dành tốt tươi

A. Gió, chim.

B. Mây, đất màu.

C. Gió, chim, mây, đất màu.

D. Gió, chim, đất màu.

Câu 13: Cách viết tên riêng của các cơ quan, tổ chức nào dưới đây là đúng?

A. Trường mầm non Bạch Long Vĩ.

B. Trung tâm văn hóa – Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ.

C. Trường Trung học cơ sở Bạch Long Vĩ.

D. Ủy ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.

Câu 14: Câu dưới đây có những danh từ chung nào?

Nguyễn Tuân sinh ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

A. Nguyễn Tuân, quê, thôn, xã, phường.

B. Thượng Đình, Hà Nội, quê, thôn, xã, quận.

C. Thôn, xã, phường, quận.

D. Phố, quê, thôn, xã, làng, phường, quận.

Câu 15: Tìm động từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây?

Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.

A. Đi.

B. Đi cấy.

C. Sấm chớp.

D. Liên hồi.

Câu 16: Dưới đây đâu là tính từ chỉ đặc điểm của tiếng suối, tiếng thác?

A. Rực rỡ.

B. Ào ào.

C. Thẳng tắp.

D. Nôn nóng.

Câu 17: Điền từ thích hợp vào ô trống để hoàn thiện đoạn trích dưới đây:

Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây (………………..……) chống lại cái lạnh của mùa đông đã (…………….………) những lộc biếc đầu tiên.

A. Khỏe mạnh – nhú.

B. Khẳng khiu – nở.

C. Khẳng khiu – nhú.

D. Khỏe mạnh – nở.

Câu 18: Tìm các từ đồng nghĩa với từ “ăn” và đặt câu với các từ em tìm được

Câu 19: Chỉ ra mối quan hệ giữa các từ (hoặc tiếng) được gạch dưới trong mỗi nhóm sau:

a. ầm ĩ, ồn ào, ríu rít, ồn ã

b. quả cam, quả chanh, quả bóng, quả cầu

c. yên tĩnh, yên lặng, lặng yên, tĩnh lặng.

d. vạt áo, vạt nương, vạt rừng, vạt cỏ.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem