10 Bài tập trắc nghiệm Trí dũng song toàn lớp 5 (có đáp án)



Với 10 bài tập trắc nghiệm Trí dũng song toàn lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Giang Văn Minh đỗ tới cấp nào trong kì thi tuyển chọn người tài?

A. Tiến sĩ

B. Thám hoa

C. Bảng nhãn

D. Trạng nguyên

Câu 2:Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông giao cho trọng trách gì?

A. Cải trang vi hành, tìm hiểu đời sống nhân dân.

B. Viết cho ông một cuốn sách nói về những phong tục trong dân gian.

C. Cử đi sứ Trung Quốc.

D. Đấu trí với sử thần nhà Trung Quốc đang có mặt ở nước ta.

Câu 3:Con hãy sắp xếp những câu sau để thành một đoạn hội thoại hoàn chỉnh?

- Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! – Vua Minh phán.

- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa – Vua Minh phải nói dù biết đã mắc mưu.

- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! – thám hoa vừa khóc vừa than.

- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? – Giang Văn Minh bèn tâu.

Câu 4: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệnh “góp giỗ Liễu Thăng”?

A. Vờ than khóc vì không có mặt ở nhà giỗ cụ tổ năm đời, để vua Minh mắc mưu nói rằng không ai lại đi giỗ cụ tổ năm đời. Sau đó ông mới nhắc chuyện phải góp giỗ Liễu Thăng dù đã mấy trăm năm trôi qua để vua Minh dù biết bị mắc mưu vẫn phải hạ lệnh bãi bỏ.

B. Đưa ra hàng loạt các chứng cứ cho thấy nhân dân nước ta đã tốn không biết bao nhiêu tiền vào việc góp giỗ Liễu Thăng để vua Minh xét tình xét lí mà bãi bỏ.

C. Vờ than khóc rằng không về nhà chuẩn bị đồ lễ góp giỗ Liễu Thăng được, vua Minh bực mình vì ông làm ồn quá nên quyết định bãi bỏ lệnh góp giỗ hàng năm.

D. Đưa ra hàng loạt những lí lẽ và dẫn chứng cho thấy Liễu Thăng là tên tương quân độc ác, hèn hạ, không xứng đáng được góp giỗ đời đời như thế.

Câu 5: Vế đối “Trụ đồng đến giờ rêu vẫn mọc” của đại thần nhà Minh là muốn ám chỉ sự kiện gì?

A. Hai Bà Trưng khởi nghĩa, đánh đuổi thái thú Tô Định phải ôm cột đồng trở về nước.

B. Quân dân nhà Minh dựng cột đồng ở nhiều khu vực sầm uất trên đất nước ta thời bấy giờ.

C. Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, cột đồng là do Mã Viện dựng ở biên giới sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa thành công.

D. Quân dân Đại Việt đánh đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi đất nước, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới về nước được.

Câu 6: Vế đối lại “Bạch Đằng thuở ấy máu còn loang” của Giang Văn Minh đối lại vế đối của sứ thần nhà Minh thâm sâu ở chỗ nào?

A. Sông Bạch Đằng ở bên Trung Quốc hiện tại đã thành một con song đỏ lòm, tanh mùi máu. Đó là tội ác ngàn đời không rửa sạch của bọn Trung Quốc.

B. Sông Bạch Đằng ở nước ta hiện tại đã thành một con song đỏ lòm, tanh mùi máu. Đó là tội ác ngàn đời không rửa sạch của bọn Trung Quốc vì đã sát hại không biết bao nhiêu người dân vô tội trên đất nước ta.

C. Câu chuyện Bạch Đằng chỉ là quá khứ, chúng ta nên quên đi và sống hòa bình.

D. Gợi nhắc chuyện quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên của Trung Quốc đều thảm bại trên sông Bạch Đằng.

Câu 7: Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại Giang Văn Minh?

☐ Vì vua nhà Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệnh góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông.

☐ Vì Giang Văn Minh không chịu ở lại làm quan trong triều nhà Minh.

☐ Vì Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần nhà Minh, còn dám lấy chuyện quân đội cả ba triều Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại khiến vua Minh rất giận.

☐ Vì Giang Văn Minh trong lần đi sứ vừa rồi đã biết rất nhiều bí mật của nhà Minh nên cần phải giết để diệt hậu họa về sau.

Câu 8: Trong điếu văn của vua Lê dành cho Giang Văn Minh, có ghi lại những câu gì?   

"Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương"

A. Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống.

B. Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.

C. Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hung thiên cổ.

D. Sự thông minh, tài trí, lòng dung cảm quên mình vì nước của sứ thần sẽ còn lại mãi với con cháu hậu thế.

Câu 9: ó thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì ông đỗ thám hoa nghĩa là người có trí, có học thức. Ông lại còn giỏi săn bắn nên có dũng. Vậy nên mới có thể nói ông là người trí dũng song toàn. Theo con, nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Trí dũng song toàn?

A. Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

B. Nêu quá trình để một người có thể tự hoàn thiện bản thân mình để hội tụ đầy đủ cả hai mặt trí và dũng.

C. Cho thấy trí dung là điều kiện tiên quyết để được làm quan trong triều đình phong kiến thời xưa.

D. Chỉ có trí dung mới khiến con người ta trở thành một người hoàn chỉnh.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem