20 Bài tập trắc nghiệm Ôn tập về từ loại lớp 5 (có đáp án)



Với 22 bài tập trắc nghiệm Ôn tập về từ loại lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ chung trong đoạn văn.

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé!

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Câu 2:  Đọc đoạn văn sau. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn:

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – ChịChị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má:

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi!

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới những đại từ xưng hô trong bài:

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi:

- Cháu tên gì?

- Cháu là Gioan.

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:

- Đừng đánh rơi nhé!

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh yêu quý.

Câu 4:  Nêu quy tắc viết danh từ riêng?

☐ Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

☐ Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm                 nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

☐ Với mỗi tên riêng, chỉ cần viết hoa tiếng đầu tiên của tên riêng đó.

☐ Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Câu 5:Danh từ riêng nào được viết đúng theo quy tắc viết hoa tên riêng?

A. Vích-To-Huy-Go

B. Bắc kinh

C. To-ky-Ô

D. Hà Nội

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và sắp xếp các từ bên dưới vào nhóm thích hợp:       

"Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi!"

trả lời


nhìn


vịn


xa vời vợi








Qua


hắt


thấy


lăn








trào


đón


với


Câu 7: Đọc đoạn văn sau và xếp các từ cho phía dưới vào các nhóm tương ứng:

"Thời tiết nóng nực nhất là vào những ngày tháng sáu. Nước như có ai nấu sôi. Những chú cá cờ chết nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Những con cua vốn chui trong các hang, trong bùn đất không chịu được cái nóng ngột ngạt cũng phải ngoi lên bờ. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt như thế mẹ lại bước xuống ruộng cấy. Ánh mặt trời chói chang chiếu xuống tấm áo bạc, tấm lưng gầy của mẹ, giọt mồ hôi nóng hổi của mẹ rơi từng giọt trên thửa ruộng, đó là hình ảnh mà cả đời này em cũng không thể nào quên được."

khắc nghiệt


chết


nổi






chui


ngoi


cấy






nóng nực


lềnh phềnh


nấu

Câu 8: Con đọc đoạn văn sau và tìm danh từ riêng có trong đoạn văn:

- Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé! 

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: 

- Chị sẽ là chị của em mãi mãi! 

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

A. Chị

B. Tôi

C. Nguyên

D. Xuân

Câu 9: Đọc đoạn văn sau và xác định các danh từ riêng có trong đoạn văn:

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi: 

- Cháu tên gì? 

- Cháu là Gioan. 

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ: 

- Đừng đánh rơi nhé! 

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người yêu quý.

☐ Loan

☐Gioan

☐;Pi-e

☐ Pi-tơ

☐ Tôi

Câu 10:  Xác định các danh từ chung có trong đoạn văn sau:

Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa hỏi: 

- Cháu tên gì? 

- Cháu là Gioan. 

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ: 

- Đừng đánh rơi nhé! 

Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người yêu quý.

Câu 11: Xác định các quan hệ từ có trong đoạn văn sau:

"Thời tiết nóng nực nhất là vào những ngày tháng sáu. Nước như có ai nấu sôi. Những chú cá cờ chết nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Những con cua vốn chui trong các hang, trong bùn đất không chịu được cái nóng ngột ngạt cũng phải ngoi lên bờ. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt như thế mẹ lại bước xuống ruộng cấy. Ánh mặt trời chói chang chiếu xuống tấm áo bạc, tấm lưng gầy của mẹ, giọt mồ hôi nóng hổi của mẹ rơi từng giọt trên thửa ruộng, đó là hình ảnh mà cả đời này em cũng không thể nào quên được."

Câu 12: Trong các từ in đậm sau đây, từ nào là quan hệ từ:

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi!

"Thời tiết nóng nực nhất là vào những ngày tháng sáu. Nước như có ai nấu sôi. Những chú cá cờ chết nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Những con cua vốn chui trong các hang, trong bùn đất không chịu được cái nóng ngột ngạt cũng phải ngoi lên bờ. Trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt như thế mẹ lại bước xuống ruộng cấy. Ánh mặt trời chói chang chiếu xuống tấm áo bạc, tấm lưng gầy của mẹ, giọt mồ hôi nóng hổi của mẹ rơi từng giọt trên thửa ruộng, đó là hình ảnh mà cả đời này em cũng không thể nào quên được."

Câu 13: Đâu không phải quy tắc viết danh từ riêng?

A. Với mỗi tên riêng, chỉ cần viết hoa tiếng đầu tiên của tên riêng đó.

B. Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

C. Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

D. Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Câu 14: Danh từ riêng nào được viết đúng theo quy tắc viết hoa tên riêng?

A. To-ky-Ô

B. Việt Nam

C. Thượng hải

D. triều tiên

Câu 15: Danh từ là gì?

A. Danh từ là những từ chỉ sự vật(người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)

B. Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng

C. Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm hoặc đơn vị

D. Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm

Câu 16: Động từ là gì?

A. Những từ chỉ tính cách con người

B. Những từ chỉ hành động của sự vật

C. Những từ chỉ biểu cảm của sự vật

D. Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

Câu 17: Tính từ là gì?

A. Những động từ miêu tả tính chất đặc thù của vật

B. Những động từ miêu tả đặc điểm, tính chất của vật, hoạt động, trạng thái

C. Những động từ miêu tả đặc điểm chỉ vật mới có

D. Những động từ miêu tả màu sắc, hình dáng của vật

Câu 18: Tìm danh từ chung trong đoạn văn sau?

Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân.

A. Phía, ánh đèn, tiếng hát

B. Phía, ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát

C. Ánh đèn, tiếng đàn, tiếng hát

D. Tiếng đàn, tiếng hát

Câu 19: Tìm các danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ (nếu có) trong đoạn thơ sau:

a.

“Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi con khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay."

(Trích “Nói với em”– Vũ Quần Phương)

 

 

b.

“Mình về với Bác đường xuôi

Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ Người."

(Trích “Việt Bắc” — Tố Hữu)

Câu 20: Xác định từ loại của các từ được gạch dưới trong những câu sau:

a. “Đến ngã ba sông, hai con sông hợp (………………………) lại một dòng.”

b. “Chị Huệ mặc chiếc áo rất hợp (………………………) với dáng người.”

c. “Trời mưa (………………………) tầm tã, cơn mưa (………………………) kéo dài suốt đêm.”

d. “Chiếc đồng hồ này chạy (………………………) rất chính xác."

e. “Tôi quyết định (………………………) đi công tác một tháng.”

f. “Ngày mai, tôi đến nhận tờ quyết định (………………………).”

Câu 21. Gạch dưới các danh từ trong đoạn văn sau:

“Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đồ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.”

Câu 22. Xếp những từ sau vào bảng thích hợp: xanh biếc, mập mạp, lỏng lẻo, mềm oặt, tròn xoe, xám xịt, vàng hoe, cao lớn, kiên cường, đen kịt, thật thà, tí, xíu, bền chặt.

Chỉ màu sắc

Chỉ hình dáng

Chỉ tính chất, phẩm chất

 

 

 

 

 

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem