20 Bài tập trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy) lớp 5 (có đáp án)
Với 25 bài tập trắc nghiệm Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy) lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Câu 1: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
Bày tỏ sự yêu thích của con trước cái áo mà bạn con đang mặc
A.Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy?
B.Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy.
C.Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy!
D.Bạn mặc chiếc áo này đẹp đấy
Câu 2: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
Bày tỏ sự tò mò, thắc mắc trước một vấn đề mà con còn chưa được rõ
A.Cậu là Minh có phải không?
B.Cậu là Minh có phải không!
C.Cậu là Minh có phải không.
D.Cậu là Minh có phải không:
Câu 3: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
Thể hiện yêu cầu, nguyện vọng mong muốn bạn mình thực hiện.
A.Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với.
B.Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với?
C.Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với!
D.Trời nóng quá, mở cửa giúp tớ với:
Câu 4: Khi chép lại mẩu chuyện vui dưới đây, bạn Hùng đã bỏ quên một số dấu câu. Con hãy giúp bạn điền thêm các dấu câu vào chỗ trống:
Tỉ số chưa được mở
Nam: - Hùng này, hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán hôm qua, cậu được mấy điểm?
Hùng: - Vẫn chưa mở được tỉ số.
Nam: - Nghĩa là sao?
Hùng: - Vẫn đang hòa không – không.
Nam: ?!
Câu 5: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau đây:
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép
“Mặc dù tên cướp rất hung hăng gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8 ”
Rồi cô hỏi
- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu
Hùng nhanh nhảu
- Thưa cô chủ ngữ đang nằm trong nhà giam ạ
Câu 6: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
Nhờ em (hoặc anh, chị) lấy hộ quyển sách.
A.Anh lấy giúp em quyển sách ở trên bàn kia với?
B.Anh lấy giúp em quyển sách ở trên bàn kia với.
C.Anh lấy giúp em quyển sách ở trên bàn kia với!
D.Anh lấy giúp em quyển sách ở trên bàn kia với,
Câu 7: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi thăm ông bà.
A.Bố ơi mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
B.Bố ơi mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà.
C.Bố ơi mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà!
D.Bố ơi mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà,
Câu 8: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
Thể hiện sự thán phục trước thành tích của bạn.
A.Bài văn của cậu hay thật đấy.
B.Bài văn của cậu hay thật đấy?
C.Bài văn của cậu hay thật đấy!
D.Bài văn của cậu hay thật đấy,
Câu 9: Với nội dung sau đây, con hãy đặt một dấu câu phù hợp:
"Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà con ao ước từ lâu".
A.Ôi, cái váy hồng đẹp quá mẹ ạ.
B.Ôi, cái váy hồng đẹp quá mẹ ạ,
C.Ôi, cái váy hồng đẹp quá mẹ ạ!
D.Ôi, cái váy hồng đẹp quá mẹ ạ?
Câu 10: Tìm vào những dấu phẩy bị dùng sai trong các câu dưới đây:
a.Lớp 5B, phụ trách văn nghệ, lớp 5C phụ trách đón tiếp đại biểu.
b. Trên mặt nước, phẳng lặng như gương, những con chim đang bay lượn.
Câu 11: Tìm vào những dấu phẩy đã bị đặt sai vị trí trong những câu sau:
a. Trong lớp, các bạn, học sinh đang chăm chú nghe cô giáo giảng.
b. Lan là, một học sinh chăm ngoan, học giỏi.
Câu 12: Câu sau đây thuộc kiểu câu nào:
Bạn có phải là học sinh trường này không?
A.Câu hỏi
B.Câu kể
C.Câu cầu khiến
D.Câu cảm thán
Câu 13: Câu sau đây thuộc kiểu câu nào?
"Chiều nay, cậu tới sớm 10 phút nhé!"
A.Câu hỏi
B.Câu kể
C.Câu cầu khiến
Câu cảm thán
Câu 14: Con hãy ghép công dụng của dấu câu ở cột phải với dấu câu tương ứng ở cột trái:
Câu 15: Con hãy nối những câu ở cột phải với tác dụng tương ứng của dấu phẩy có trong câu đó ở cột trái:
Câu 16: Những dấu câu nào sau đây được sử dụng thường xuyên?
A. Dấu chấm
B. Dấu chấm hỏi
C. Dấu chấm than
D. Tất cả các ý trên
Câu 17: Dấu nào sau đây được dùng để nêu ra một thắc mắc cần được giải đáp?
A. Dấu phẩy
B. Dấu chấm
C. Dấu chấm hỏi
D. Dấu chấm than
Câu 18: Dấu nào được dùng trong câu cảm thán hoặc cầu khiến?
A. Dấu chấm
B. Dấu chấm hỏi
C. Dấu chấm than
D. Dấu phẩy
Câu 19: Trong những câu sau, câu nào cần sử dụng dấu chấm than?
A. Thôi, đừng cố tỏ ra đáng thương nữa
B. Hôm nay là một ngày buồn tẻ
C. Con có muốn đi chơi cùng mẹ không
D. Con có nhận ra ai không
Câu 20: Câu “Bao giờ cho tới tháng ba” nên đặt dấu nào cuối câu?
A. Dấu hỏi chấm
B. Dấu chấm than
C. Dấu chấm
D. Dấu chấm than hoặc dấu hỏi chấm đều được
Câu 21: Câu văn "Ngày trước, khi còn học ở trường này, ông ấy luôn luôn là người học giỏi toán nhất" mắc lỗi gì?
A. Lẫn lộn công dụng các dấu câu.
B. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu.
C. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
D. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
Câu 22: Có bạn viết vội nên đã quên không dùng dấu câu. Hãy giúp bạn điền các dấu câu cho thích hợp:
a. “Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi”
b. “Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ”
c. “Thành phố mình đẹp quá ”
d. “Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào biết cháu tôi chưa con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng ”
Câu 23: Đoạn trích sau (trong bài “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng) gồm 5 câu nhưng đã bị xóa các dấu câu. Khôi phục lại các dấu câu và viết hoa đầu câu.
“gió tây lướt thướt bay qua rừng quyền hương thảo quả đi rải theo triền núi đưa hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng vào những thôn xóm Chin San gió thơm cây cỏ thơm đất trời thơm người đi từ rừng thảo quả về hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo nếp khăn”
Câu 24: Điền dấu câu thích hợp vào (…) trong các câu sau:
a. “Ôi chao (…) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao (…)”
b. “Chúng mình là đồng nghiệp đấy (…) đồng chí Thủy ạ (…)”
c. “Dế Choắt (…) hãy giương mắt ra xem tạo trêu con mụ Cốc đây này (…)”
d. “Rét thì mặc rét cháu ơi (…) / Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm (…)”
Câu 25: Điền dấu cầu thích hợp vào (…) trong đoạn trích dưới đây:
“Yết Kiêu đục thủng thuyền giặc (…) chẳng may bị giặc bắt (…)
Tướng giặc: Mi là ai (…)
Yết Kiêu: Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt (…)
Tướng giặc: Mi đục thuyền chiến của ta phải không (…)
Yết Kiêu: Phải (…)
Tướng giặc: Phải là thế nào (…)
Yết Kiêu: Phải là phải thể (…)”
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: nam và nữ
- Bài tập trắc nghiệm Lớp trưởng lớp tôi
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh
- Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật
- bài tập trắc nghiệm Út vịnh
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem