Tập đọc Những con sếu bằng giấy lớp 5 | Giải Tiếng Việt lớp 5 Tập 1
Những con sếu bằng giấy - Tiếng Việt lớp 5
- Video bài giảng Những con sếu bằng giấy
- Bài đọc: Những con sếu bằng giấy
- Nội dung chính Những con sếu bằng giấy
- Bố cục Những con sếu bằng giấy
- Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Câu 1
- Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Câu 2
- Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Câu 3
- Tiếng Việt lớp 5 trang 37 Câu 4
- Trắc nghiệm Những con sếu bằng giấy
Lời giải bài tập Tập đọc: Những con sếu bằng giấy trang 37 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.
Bài giảng: Những con sếu bằng giấy - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)
Những con sếu bằng giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bom nguyên tử: bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
Phóng xạ nguyên tử: chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ
Truyền thuyết: loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử nhưng mang nhiều yếu tố thần kì.
Nội dung chính Những con sếu bằng giấy
Mĩ ném bom trừng phạt hai thành phố của Nhật. Cô bé Xa-xa-ki bị nhiễm phóng xạ. Em khao khát sống nên đã tin rằng gấp 1000 con hạc giấy sẽ khỏi bệnh. Em chết đi nhưng học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân chết do bom nguyên tử, với ước nguyện về thế giới hòa bình.
Bố cục bài Những con sếu bằng giấy
Co thể chia bài làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến mới chế tạo xuống Nhật Bản
(Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản)
Đoạn 2: Từ Hai quả bom ném xuống đến phóng xạ nguyên tử
(Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra)
Đoạn 3: Từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom đến gấp được 644 con
(Khát vọng sống của Xa-xa-ki)
Đoạn 4: Phần còn lại
(Ước vọng hòa bình của học sinh thành phố Hi-rô-si-ma)
Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
Trả lời:
Xa – đa – cô bị ô nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ cho ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi – rô – xi – ma và Na – ga – a – ki.
Câu 2 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng những cách nào?
Trả lời:
Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng , nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì em sẽ khỏi bệnh.
Câu 3 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Các bạn nhỏ đã làm gì:
a. Để tỏ tình đoàn kết với Xa – đa – cô?
b. Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Trả lời:
Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi đến cho Xa – đa – cô hàng ngàn con sếu.
Khi Xa – đa – cô mất, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Câu 4 (trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Nếu được đứng trước tượng đài , em sẽ nói gì với Xa – đa – cô?
Trả lời:
Học sinh có thể tự nói lên suy nghĩ của mình.
* Gợi ý: Tôi căm ghét chiến tranh./ Cái chết của bạn làm cho chúng tôi hiểu rõ về sự tàn bạo của chiến tranh./ Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất…
Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 4 khác:
Trắc nghiệm Tập đọc: Những con sếu bằng giấy (có đáp án)
Câu 1: Bài văn tả cảnh thường gồm có mấy phần?
A. Hai phần là mở bài và thân bài
B. Ba phần là mở bài, thân bài và lời cảm ơn.
C. Ba phần là mở bài, thân bài, kết bài.
D. Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút.
Câu 2: Con hãy ghép mảnh ghép màu xanh vào với mảnh ghép màu nâu để được tên các phần và nhiệm vụ tương ứng của từng phần trong một bài văn tả cảnh:
Câu 3: Bấm chọn vào phần thân bài trong bài văn Hoàng hôn trên sông Hương sau đây:
Hoàng hôn trên sông Hương
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.
Mùa thu, gió thổi mây về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng, nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít ngươi, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mảnh cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộn hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Câu 4: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Hoàng hôn trên sông Hương:
Câu 5: Sắp xếp những nội dung sau để được thứ tự miêu tả trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều