Tập đọc Cao Bằng lớp 5 (sách mới)



Cao Bằng Tiếng Việt lớp 5 chương trình sách mới Cánh diều đầy đủ lời giải sách giáo khoa, vở bài tập. Mời các bạn đón đọc:




Lưu trữ: Cao Bằng lớp 5 (sách cũ)

Bài giảng: Cao Bằng - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)

Cao Bằng

Sau khi qua Đèo Gió 

Ta lại vượt Đèo Giàng 

Lại vượt qua Cao Bắc 

Thì ta tới Cao Bằng. 


Cao Bằng, rõ thật cao! 

Rồi dần bằng bằng xuống 

Đầu tiên là mận ngọt 

Đón môi ta dịu dàng. 


Rồi đến chị rất thương 

Rồi đến em rất thảo 

Ông lành như hạt gạo 

Bà hiền như suối trong. 


Còn núi non Cao Bằng 

Đo làm sao cho hết 

Như lòng yêu đất nước 

Sâu sắc người Cao Bằng. 


Đã dâng đến tận cùng 

Hết tầm cao Tổ quốc 

Lại lặng thầm trong suốt 

Như suối khuất rì rào. 


Bạn ơi có thấy đâu 

Cao Bằng xa xa ấy 

Vì ta mà giữ lấy 

Một dải dài biên cương. 

TRÚC THÔNG

Cao Bằng lớp 5 (sách mới)

Nội dung chính Cao Bằng

Bài thơ nói về cảnh sắc và con người Cao Bằng. Phải vượt nhiều đèo cao mới tới được Cao Bằng, nơi rất cao và xa. Con người nơi đây hiền lành, thân thiện. Nơi đây là vùng biên cương của đất nước, nên trách nhiệm của con người nơi đây càng cao hơn.

Câu 1 (trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

Trả lời:

Đi lên được đến Cao Bằng phải leo qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc… những từ "sau khi… lại vượt… lại vượt…" nói lên địa thế hiểm trở, đồi núi trập tringf và xa xôi của Cao Bằng.

Câu 2 (trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

Trả lời:

Đến Cao Bằng ta sẽ được tiếp đãi ngay món mận – một thứ hoa quả đặc trưng của Cao Bằng, người dân thì rất thương, rất thảo, lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

Câu 3 (trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Trả lời:

"Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước

Sâu sắc người Cao Bằng

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào"

- Tình yêu đất nước của người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được. Tình yêu nước đó còn trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

Câu 4 (trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 22 khác:


Trắc nghiệm Tập đọc: Cao Bằng (có đáp án)

Câu 1: Địa thế của Cao Bằng có gì đặc biệt?

A. Địa thế thấp, trũng, thường xuyên xảy ra lũ lụt.

B. Địa thế bằng phẳng, thích hợp để trồng lúa nước.

C. Địa thế xa xôi, hiểm trở, muốn đi đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

D. Cao Bằng là vùng thấp, ở ngay phía dưới chân Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

Câu 2: Tác giả sử dụng từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?

☐ Cao Bằng, rõ thật cao! 

☐ Rồi dần bằng bằng xuống 

☐ Đầu tiên là mận ngọt / Đón môi ta dịu dàng. 

☐ Rồi đến chị rất thương 

☐ Rồi đến em rất thảo 

☐ Ông lành như hạt gạo 

☐ Bà hiền như suối trong. 

Câu 3: Thông qua khổ thơ thứ 2 và 3, Con có cảm nhận gì về con người Cao Bằng?

☐ Khách đến Cao Bằng sẽ được thưởng thức mận – thức quà đặc trưng của Cao Bằng, cảm nhận sự mến khách và ngọt ngào thông qua từng trái mận.

☐ Người Cao Bằng sẽ rèn cho chúng ta sự tự lập khi phải tự nhìn mình tìm cách hái mận để thưởng thức.

☐ Con người nơi đây vô cùng đôn hậu, tình nghĩa, hiền lành: Người trẻ thì “rất thương, rất thảo, người già thì hiền lành như con suối trong, hạt gạo trắng.

☐ Người Cao Bằng kiên trì cho chúng ta vượt qua những đèo cao, đường đi lại hiểm trở.

Câu 4: Thông qua khổ thơ 4 và 5, Con hiểu gì về tình yêu Tổ quốc của người dân Cao Bằng?

☐ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng sâu sắc và lớn lao giống như núi non, trường tồn vĩnh viễn, cao lớn chẳng thể đo được.

☐ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng chói chang như ánh nắng ban mai.

☐ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng cũng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

☐ Tình yêu Tổ quốc của người Cao Bằng mãnh liệt như con thác từ trên cao đổ xuống.

Câu 5: Qua khổ thơ cuối, tác giải muốn nói lên điều gì?

A. Cao Bằng là một vùng đất vừa cao cao lại vừa bằng bằng.

B. Cao Bằng là một vùng đất vô cùng quan trọng, người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy dải biên cương.

C. Cao Bằng là một nơi rất xa xôi, hẻo lánh, chúng ta nên thường xuyên lui tới để nơi đây phát triển sầm uất hơn.

D. Cao Bằng là nơi cần được phát triển du lịch.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem


vi-cuoc-song-thanh-binh-tuan-22.jsp


Giải bài tập lớp 5 sách mới các môn học