Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Thế nào là văn miêu tả? - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 (có đáp án)



Với 11 bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Thế nào là văn miêu tả? - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Con hãy lựa chọn từ còn thiếu để hoàn thành khái niệm sau:

Miêu tả là vẽ lại bằng lời những ................ của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.

A. tên gọi đặc biệt

B. thói quen đặc biệt

C. đặc điểm nổi bật

D. nét vẽ nổi bật

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết có những sự vật nào được miêu tả trong đoạn văn?

          Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

1. Cây sồi

2. Cơn gió

3. Chiếc lá đỏ

4. Cây cơm nguội

5. Gốc cây ẩm

6. Lạch nước

Câu 3: Đọc đoạn văn sau rồi kéo thả những chi tiết sau vào đúng ô có sự vật được miêu tả bằng chi tiết đó: 

Xem đoạn văn           

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. TRẦN HOÀI DƯƠNG

Róc rách (chảy)                    lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng          trườn lên mấy tảng đá                   luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục             lá vàng rực rỡ

Cây cơm nguội

Lạch nước

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và cho biết để miêu tả những sự vật đó tác giả đã sử dụng những giác quan nào?   

Xem bài viết               

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. TRẦN HOÀI DƯƠNG

1. Thị giác (Bằng mắt)

2. Khứu giác (Bằng mũi)

3. Thính giác (Bằng tai)

4. Xúc giác (Bằng tay)

Câu 5: Con hãy đọc lại truyện Chú Đất Nung và tìm những câu văn miêu tả có trong truyện: 

Xem bài đọc 

Chú đất nungChú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu. Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa: 

- Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.    Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh. Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại. Ông Hòn Rấm cười bảo: 

- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại: 

- Nung ấy ạ? - Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích. Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo: 

- Nào, nung thì nung! Từ đấy, chú thành Đất Nung. (còn nữa) Theo Nguyễn Kiên Chú thích: - Kị sĩ: lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa. 

- Tía: tím đỏ như màu mận chín. 

- Son: đỏ tươi. 

- Đoảng: vụng về, chẳng được việc gì. 

- Chái bếp: gian nhỏ lợp một mái, thêm vào đầu hồi nhà để làm bếp. - Đống rấm: đống trấu hoặc mùn ủ giữ lửa trong bếp. - Hòn rấm: hòn đất nặn phơi khô để đè lên đống rấm cho lửa chỉ cháy âm ỉ.   

Xem bài đọc 

Chú đất nung (tiếp theo)

 Hai người bột trong lọ buồn tênh. Bỗng một đêm, có con chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa chạy vọt ra, chạy đến miệng cống. Một con chuột già phục sẵn. Nó bảo chàng để ngựa lại, xuống thuyền vào cống tìm công chúa. Gặp công chúa trong cái hang tối, chàng hỏi: - Kẻ nào đã bắt nàng tới đây? - Chuột. - Lầu son của nàng đâu? - Chuột ăn rồi!    Chàng kị sĩ hoảng hốt, biết mình bị lừa, vội dìu công chúa chạy trốn. Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay. Lúc ấy, Đất Nung đang đi dọc bờ con ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại. Hai người bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên: - Ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Sao trông anh khác thế? - Có gì đâu, tại tớ nung trong lửa. Bây giờ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người. Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ: - Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra. Đất Nung đánh một câu cộc tuếch: - Vì các đằng ấy đựng trong lọ thủy tinh mà. (Theo NGUYỄN KIÊN) 

Chú thích: 

- Buồn tênh: buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó. 

- Hoảng hốt: đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ. 

- Nhũn: quá mềm, gần như bị nhão ra. 

- Se: không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi. 

- Cộc tuếch: ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè.  

Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Thế nào là văn miêu tả? - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 có đáp án

A. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá.

B. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

C. Bỗng một đêm, có con chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất.

D. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Câu 6: Con hãy kéo thả những từ gợi ý vào chỗ trống phù hợp để được những nhận xét chung về cấu tạo của bài văn miêu tả:

bao quát               thân bài                 bộ phận               mở rộng            trực tiếp

- Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là mở bài,___________và kết bài.

- Có thể mở bài theo kiểu________hay gián tiếp và kết bài theo kiểu________hoặc không mở rộng.

- Trong phần thân bài, trước hết, nên tả_________toàn bộ đồ vật, rồi tả những______có đặc điểm nổi bật.

Câu 7: Đọc đoạn văn tả cái trống trường sau và cho biết đâu là câu văn tả bao quát cái trống: 

Xem đoạn văn             

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.                

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng!" đều đặn. Khi anh ta"xả hơi" một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau một buổi học.  

Bài tập trắc nghiệm Tập làm văn: Thế nào là văn miêu tả? - Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 có đáp án

A. Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

B. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu.

C. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng.

D. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng

Câu 8: Đọc đoạn văn tả cái trống và cho biết những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? 

Xem đoạn văn             

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.              

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng!" đều đặn. Khi anh ta"xả hơi" một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau một buổi học.  

1. Mình trống

2. Ngang lưng trống

3. Dùi trống

4. Hai đầu trống

Câu 9: Cho những chi tiết miêu tả sau, con hãy sắp xếp chúng vào hai nhóm là miêu tả hình dáng cái trống và miêu tả âm thanh của cái trống: 

Xem đoạn văn             

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại hai đầu. Ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.              

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng ồm ồm giục giã "Tùng! Tùng! Tùng!" là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại "cầm càng" cho chúng tôi theo nhịp "Cắc, tùng! Cắc, tùng!" đều đặn. Khi anh ta"xả hơi" một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được "xả hơi" sau một buổi học.  

tròn như cái chum               tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng! – giục trẻ rảo bước tới trường             ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng              trống “cầm càng” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để học sinh tập thể dục               mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chẵn, nó ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu                hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng               “trống “xả hơi” một hồi dài lúc học sinh được nghỉ

Miêu tả hình dáng cái trống

Miêu tả âm thanh cái trống

Câu 10: Dưới đây là hai cách mở bài cho bài văn miêu tả cái trống, con hãy đọc thật kĩ rồi xác định xem đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp?

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài gián tiếp

a. Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường.

b. Kỉ niệm của những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà mỗi người không bao giờ quên.Kỉ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.

Câu 11: Dưới đây là hai cách kết bài cho bài văn miêu tả cái trống.Con hãy đọc và xác định xem đâu là kết bài mở rộng, đâu là kết bài không mở rộng?

1. Kết bài mở rộng

2. Kết bài không mở rộng

a. Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.

b. Rồi đây, tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của cái trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc và rộn ràng của nó.

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học