20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 (có đáp án)



Với 20 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1: Tìm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 có đáp án

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép,

chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, bạo gan, quả cảm.

Câu 2: Xếp các từ đã cho sau đây vào hai nhóm "đứng trước từ dũng cảm" và "đứng sau từ dũng cảm"

Tinh thần     hành động    xông lên    người chiến sĩ   nữ du kích   em bé liên lạc

nhận khuyết điểm   chống lại cường quyền    trước kẻ thù    nói lên sự thật

cứu bạn

Những từ có thể đứng trước từ dũng cảm

Những từ có thể đứng sau từ dũng cảm

Câu 3: Hoàn chỉnh đoạn văn sau:

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 có đáp án

can đảm    người liên lạc   hiểm nghèo    tấm gương    mặt trận

Anh Kim Đồng là một___rất____. Tuy không chiến đấu ở_____, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức_____. Anh đã hi sinh nhưng_____sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Câu 4: Trong các từ sau đây từ nào cùng nghĩa với từ dũng cảm?

o Gan dạ

o Can trường

o Nhát gan

o Anh hùng

Câu 5: Trong các từ sau đây từ nào trái nghĩa với từ dũng cảm?

o Hèn nhát

o Nhu nhược

o Quả cảm

o Nhút nhát

Câu 6: Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống:

anh dũng    dũng cảm     dũng mãnh

- ______bênh vực lẽ phải

- khí thế______

- hi sinh_______

Câu 7: Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm:

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ dũng cảm lớp 4 có đáp án

1. Ba chìm bảy nổi

2. Vào sinh ra tử

3. Cày sâu cuốc bẫm

4. Gan vàng dạ sắt

5. Nhường cơm sẻ áo

6. Chân lấm tay bùn

Câu 8: Tìm từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B

1. gan dạ



a. (chống chọi) kiên cường, không lùi bước


2. gan góc



b. gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì


3. gan lì



c. không sợ nguy hiểm


Câu 9: Con hãy nối các thành ngữ ở cột bên trái với phần lí giải tương ứng ở cột bên phải:

1. Ba chìm bảy nổi



a. Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.


2. Vào sinh ra tử



b. Làm ăn cần cù, chăm chỉ (trong nghề nông).


3. Cày sâu cuốc bẫm



c. Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều khổ sở, vất vả.


Câu 10: Con hãy nối các thành ngữ ở cột bên trái với phần lí giải tương ứng ở cột bên phải:

1. Gan vàng dạ sắt



a. Chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc (ở nông thôn)


2. Nhường cơm sẻ áo



b. Đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn, san sẻ cho nhau.


3. Chân lấm tay bùn



c.gan dạ, dũng cảm, không nao núng trong nguy hiểm


Câu 11: Câu nào dưới đây nói lên lòng dũng cảm hi sinh bảo vệ tổ quốc.

A. Ga-li-lê dũng cảm viết sách theo quan điểm của Cô-péc-ních để khẳng định chân lí khoa học.

B. Anh hùng Phan Đình Giót đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

C. “Chú lính nhỏ” đã dũng cảm nhận lỗi.

D. Trương Xuân Thức đã dũng cảm ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.

Câu 12: Câu nào dưới đây phù hợp với từ “quả cảm”?

A. Anh có một trái tim quả cảm, ông Sandin.

B. Sự quả cảm đáng được kính trọng.

C. Những người lính phá bom họ đều quả cảm và can đảm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Câu nào sau đây đối lập với dũng cảm?

A. Anh ta thật là nhút nhát khi không dám cưỡi lên lưng ngựa.

B. Người dũng cảm là người có bản lĩnh, ý chí, dám nghĩ dám làm bảo vệ cái thiện.

C. Dũng cảm là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?

A. Ba chìm bảy nổi.

B. Cày sâu quốc bẫm.

C. Gan vàng dạ sắt.

D. Chân lấm tay bùn.

Câu 15: Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây không nói về lòng dũng cảm?

A. Gan vàng dạ sắt.

B. Vào sinh ra tử.

C. Nhường cơm sẻ áo.

D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 16: Gạch dưới các từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”:

nhút nhát, nhát, nhát gan, cẩn thận, hèn nhát, hèn mạt, hèn hạ, ngăn nắp, hiếu thảo, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược, hòa nhã, trung hậu

Câu 17: Chọn từ thích hợp trong các từ: “gan góc”, “gan dạ”, “gan lì”, “bạo gan” để điền vào chỗ trống:

a. Anh ấy rất ………………….. hỏi thế nào cũng không nói.

b. Cậu ta thật ………………….. không biết sợ hiểm nguy hiểm.

c. Chiến sĩ ta ………………….. chống chọi lại với kẻ thù.

d. Cậu …………………..  thật đấy, dám tranh luận với sếp của mình.

Câu 18: Đặt câu với mỗi từ sau:

- “gan dạ”

- “gan lì”.

Câu 19: “Dũng khí là từ chỉ sức mạnh tinh thần trên hắn mức bình thường, dám đương đầu với mọi kẻ thù, mọi khó khăn, nguy hiểm.”

- Đặt câu với từ “dũng khí”.

Câu 20: Kể tên một số tấm gương anh hùng “gan dạ”, “dũng cảm” mà em biết.

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học