20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi lớp 4 (có đáp án)



Với 22 bài tập trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học Tiếng Việt lớp 4.

Câu 1:Con hãy nối tên đồ chơi – trò chơi ở mảnh ghép màu xanh tương ứng với bức tranh ở mảnh ghép màu nâu:

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi lớp 4 có đáp án

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi lớp 4 có đáp án

-  Trò chơi: Thả diều

- Đồ chơi: diều

– Trò chơi: Múa sư tử, rước đèn ông sao

- Đồ chơi: đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao

Câu 2: Con quan sát kĩ bức tranh sau và lựa chọn  xem có những trò chơi – đồ chơi tương ứng nào xuất hiện:

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi lớp 4 có đáp án

1. Nhảy dây -  dây  thừng

2. Kéo co – dây thừng

3. Chơi búp bê – búp bê

4. Bịt mắt bắt dê – Dây bịt mắt

5. Xếp hình  nhà cửa – Bộ xếp hình nhà cửa

6. Thổi cơm – Bộ đồ chơi nấu bếp

Câu 3: Quan sát bức tranh sau và xét xem có những trò chơi và đồ chơi tương ứng nào xuất hiện?

20 Bài tập trắc nghiệm Mở rộng vốn từ: đồ chơi – trò chơi lớp 4 có đáp án

1. Trò chơi điện tử - máy tính

2. Xếp hình – Bộ xếp hình

3. Ô ăn quan – gạch, sỏi

4. Kéo co – dây thừng

5. Chơi cầu trượt – cầu trượt

6. Bắn súng cao su – súng cao su

7. Bịt mắt bắt dê – khăn bịt mắt

Câu 4: Con hãy ghép đồ chơi ở mảnh ghép màu xanh tương ứng với tên trò chơi ở mảnh ghép màu nâu:

1. Đá bóng

2. Đu quay

3. Kéo co

4. Xếp hình

5. Chơi cờ

a. Bàn cờ, quân cờ

b. Dây thừng

c. Vòng đu quay

d.  Quả bóng

e. Bộ xếp hình

Câu 5: Dưới đây là tên một số đồ chơi – trò chơi tương ứng, con hãy kéo chúng vào nhóm thích hợp dưới đây:

Kéo co – dây thừng                  Bịt mắt bắt dê – khăn bịt mắt            Bắn súng cao su -  súng cao su              Chơi điện tử - máy tính               Thả diều – diều                Bắn súng phun nước – súng phun nước             Đu quay – vòng đu quay

Trò chơi - Đồ chơi có ích

Đồ chơi - Trò chơi có hại

Câu 6: Cho một số từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi sau đây, con hãy kéo thả các từ ấy vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

yêu thích                  hào hứng

- Nghĩ tới cuối tuần được bố dẫn đi công viên chơi đu quay, Hùng vô cùng_________.

- Lan rất________trò chơi xếp hình, em có thể bỏ hàng giờ để xếp được một sản phẩm ưng ý.

Câu 7: Cho một số trò chơi sau đây, con hãy sắp xếp vào nhóm thích hợp:

nhảy dây               kéo co              lò cò                vật             đá cầu

Trò chơi rèn luyện sức mạnh

Trò chơi rèn luyện sự khéo léo

Câu 8: Theo con, ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình có thể được xếp vào nhóm trò chơi gì?

A. Trò chơi rèn luyện sức mạnh

B. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo

C. Trò chơi rèn luyện sự trí tuệ

D. Trò chơi vô ích, không có tác dụng

Câu 9: Con hãy ghép mỗi câu thành ngữ, tục ngữ sau với ý nghĩa tương ứng của nó:

1. Chơi với lửa

2. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

3. Chơi diều đứt dây

4. Chơi dao có ngày đứt tay

a. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

b. Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ

c. Mất trắng tay

d. Làm một việc nguy hiểm

Câu 10: Đặt trường hợp nếu như bạn em chơi với một số người bạn hư nên học kém hẳn đi, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn?

A. Chơi với lửa

B. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

C. Chơi diều đứt dây

D. Chơi dao có ngày đứt tay

Câu 11: Đặt trong trường hợp nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn?

1. Chơi với lửa

2. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

3. Chơi diều đứt dây

4. Chơi dao có ngày đứt tay

Câu 12: Xếp các từ ngữ dưới đây vào hai nhóm:

quả cầu, quân cờ, đá cầu, đá bóng, đấu vật, que chuyển, viên bi, chơi chuyền, chơi bi, kéo co, búp bê, thả diều, đèn ông sao, múa sư tử, diều, rước đèn, chong chóng, trống ếch, ngựa gỗ, nhảy dây

a. Từ ngữ chỉ đồ chơi

b. Từ ngữ chỉ trò chơi

Câu 13: Đặt câu với mỗi từ ngữ sau:

- “đá cầu”:

- “nhảy dây”:

Câu 14: Câu đố dưới đây nói về đồ chơi, trò chơi nào?

“Qủa gì không ở cây nào

Không chân không cánh bay cao, chạy dài?”

A. Quân cờ.

B. Cái trống

C. Quả bóng

D. Tò he.

Câu 15: Câu đố dưới đây nói về đồ chơi, trò chơi nào?

 “Mọi đêm quen ở trên trời

Vui Trung thu bạn rước tôi đi cùng.”

A. Quân cờ.

B. Cái trống

C. Quả bóng

D. Đèn lồng, đèn ông sao.

Câu 16: Câu đố dưới đây nói về đồ chơi, trò chơi nào?

“Khi thế thủ, khi tấn công

Có sông, có nước mà không có đồ

Ngựa xe đi lại tự do

Đôi voi thì chỉ quanh co giữ nhà .”

A. Bóng bàn

B. Cái trống

C. Quả bóng

D. Bàn cờ tướng

Câu 17: Điền các từ ngữ cho dưới đây vào chỗ thích hợp:

nhiệt tình, ham thích, nhanh mắt, nhanh tay, say mê, thích, khỏe mạnh, khéo tay, say sưa, giữ gìn đồ chơi, nắm luật chơi, biết nhường nhịn, hăng hái, yêu thích

- Từ ngữ nói về tình cảm, thái độ đối với đồ chơi, trò chơi, bạn cùng chơi.

- Từ ngữ nói về những kĩ năng, năng lực cần có khi chơi.

Câu 18: Kể tên các trò chơi và lễ hội mà em biết

a. Tên các trò chơi:

b. Tên các lễ hội:

Câu 19: Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về niềm vui và ước mơ của các bạn nhỏ khi chơi thả diều?

Câu 21: Kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết

Câu 22: Trình bày ngắn gọn cách chơi trò “Ô ăn quan”.

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:




Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học